Đề tài Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu, kết hợp với những kiến thức thu được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến tới hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu – Sơn la.

- Về công tác kế toán máy tại Công ty hiện nay đang áp dụng phần mềm kế toán MiSa 7.5. Phần mềm này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty cần nghiên cứu và áp dụng phần mềm kế toán khác hoàn thiện hơn hoặc tiếp tục nâng cấp phần mềm MISA 7.9. Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo để bổ xung cho kế toán công nợ hộ phần mềm riêng, hiện nay số hộ chăn nuôi của Công ty ngày càng lớn, sản lượng sữa của hộ sản xuất ra nhiều, vả lại các hộ cũng mua nợ rất nhiều vật tư của Công ty như: Thức ăn gia súc, rỉ mật, thuốc thú y, phân bón.nên kế tón công nợ vẫn phải làm thủ công không đáp ứng được yêu cầu quản lý.

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện ở trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Đến ngày 28 tháng 9 năm 2004 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có quyết định số: 3306 QĐ/TCCB quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống bò sữa Mộc Châu thành Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Với mục đích không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông, sản xuất sản phẩm có chất lượng. Tăng tích luỹ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước + Vốn điều lệ của Công ty: 17.100.700.000 đồng + Trong đó Nhà nước chiếm 51%: 8.721.000.000 đồng + Vốn cổ đông khác chiếm 1,45%: 247.900.000 đồng + Vốn cổ đông người lao động chiếm 47,55%: 8.131.800.000 đồng Nằm trên cao nguyên Mộc châu có độ cao 1050 m so với mực nước biển, do vậy Công ty có những khó khăn nhất định, nhưng nhìn vào những giải thưởng qua các đợt: Quả cầu bạc, giải thưởng chất lượng cao Việt Nam 2001, giải sao vàng đất Việt năm 2003 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp, giải cúp sen vàng, và cùng nhiều huy chương vàng, bạc và giấy khen các loạiĐã thấy rõ được những thành tựu đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng và phát triển cao nguyên Mộc Châu ngày càng phồn thịnh. Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đang được Nhà nước đầu tư thành trung tâm giống bò sữa của cả nước. 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Việc điều hành, quản lý Công ty được tiến hành theo chế độ trực thuộc Tổng Công ty trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên chức. Với nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn nuôi, mục đích của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đó là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trên toàn quốc. Hàng năm Công ty đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho dân cư địa phương và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. 2.2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ Nhìn chung, quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, từ việc thu mua sữa tươi từ các hộ gia đình về trạm thu mua ở 10 khu vực, cuối buổi được vận chuyển về nhập vào nhà máy để đưa vào sản xuất chế biến. Công ty có quy trình công nghệ khép kín từ khâu đưa các nguyên liệu đầu vào: sữa tươi, đường, cho đến khâu đóng gói, rót chai, nhập kho thành phẩm. Hiện nay Công ty có 1 nhà máy chế biến sữa gồm 2 xưởng chế biến sữa, 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc và 10 khu vực chăn nuôi với trên 600 hộ chăn nuôi bò sữa. Nhà máy chế biến sữa gồm có: Dây chuyền chế biến sữa thanh trùng, dây chuyền chế biến sữa tiệt trùng và các máy móc thiết bị phụ trợ khác, ngoài ra 1 tổ lái xe chuyên vận chuyển sữa đi tiêu thụ. Các sản phẩm sữa Mộc Châu được chế biến từ 100% sữa bò tươi nguyên chất, trên dây chuyền chế biến sữa hiện đại theo công nghệ tiên tiến của tập đoàn Tetrapak Thuỵ Điển, được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 và HACCP Code 2003. Trên cùng 1 dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau (như sản xuất sữa túi và sữa chai), nhưng cũng có thể chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm (sản xuất bơ). Do chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sản xuất ra là sữa nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang. 2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty Trải qua thời gian hoạt động lâu dài cùng sự thay đổi của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý và yêu cầu sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy cũng có nhiều thay đổi theo sự phát triển của Công ty. Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng GĐ, Phó TGĐ, các phòng ban, trưởng chi nhánh để hoạt động KD có hiệu quả. S¬ ®å 2.1: tæ chøc bé m¸y qu¶n lý T¹i C«ng ty Cæ phÇn Gièng bß s÷a Méc ch©u Tæng c«ng ty ch¨n nu«i Héi ®ång QT Ban kiÓm so¸t Tæng gi¸m ®èc Phã Tæng gi¸m ®èc Kü thuËt Phã Tæng Gi¸m ®èc kinh doanh Phßng KD-TT Phßng kÕ to¸n Phßng SXKD P. tæ chøc lao ®éng Nhµ ph©n phèi, ®¹i lý Hé nhËn kho¸n ch¨n nu«i Nhµ m¸y CB thøc ¨n gia sóc sóc Nhµ m¸y chÕ biÕn s÷a Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy của Công ty đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ công tác giữa các phòng ban, các khu vực sản xuất từ đó đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin một cách chính xác và có quyết định kịp thời, xử lý những thông tin đó tạo ra sự thông suốt trong công việc. - Hội đồng quản trị: Gồm có bốn người là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tài chính của Công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tài chính của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác. - Ban kiểm soát: Gồm có ba thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tính trung thực và hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo kế toán, thẩm tra tính trung thực và chính xác bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty. - Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty , có năng lực tổ chức chỉ đạo và được sự tín nhiệm của các cổ đông trong Công ty. Tổng giám đốc phụ trách chung và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty về các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý năm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường và của Công ty. Các quy chế, quy định của Công ty về quản lý nghiệp vụ, kỹ thuật chất lượng, nội quy kỹ thuật lao động, đào tạo và tuyển dụng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trưởng. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác quản lý, tổ chức công tác tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh, Tổng giám đốc là người ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và mời chuyên gia cố vấn cho Công ty (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty. - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, nhà máy sản xuất có liên quan trong việc thực hiện mua sắm sửa chữa và bảo quản lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng và các loại nguyên vật liệu vận dụng khác (gọi chung là vật tư phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác bán các sản phẩm Công ty kinh doanh. Tổ chức thực hiện việc bán hàng. Thực hiện một số công việc khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. - Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo điều hành các phòng ban, khu vực chăn nuôi bò sữa, nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ngày càng tằng về số lượng và ổn định về chất lượng, giải quyết các hợp đồng sản xuất trong Công ty, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất chung của Công ty hàng tháng, quý, năm và dài hạnThực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Báo cáo Tổng giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. Tóm lại: Các phó Tổng giám đốc phụ giúp và thay mặt Tổng giám đốc trực tiếp quản lý các vấn đề ơ chi nhánh, các phòng ban, nhà máy chế biến, các khu vực sản xuất và báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Tổng giám đốc khi cần thiết. Các phó Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các vấn đề mà mình phụ trách, đồng thời cũng là người quyết định các công việc trong Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng nếu được uỷ quyền của Tổng giám đốc. - Phòng tổ chức lao động: Quản lý về nhân sự tại Công ty, xây dựng kế hoạch và tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, theo dõi nguồn lao động nhận khoán, soạn thảo các công văn giấy tờ, các quyết định của Tổng giám đốc yêu cầu, lưu trữ, gửi, tiếp nhận các công văn đi, đến, các chế độ BHXH đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Phòng sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý, năm. Lập kế hoạch dài hạn của 5 năm, 10 năm sản xuất kinh doanh của Công ty và các hộ chăn nuôi. Phòng sản xuất kinh doanh còn nghiên cứu thị trường để lập ra kế hoạch tổ chức có hiệu quả, đúng pháp luật quy định và phù hợp với chủ trương kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của Công ty. Khi có những mặt hàng mà khách hàng yêu cầu phòng sản xuất kinh doanh phải bố trí cho nhà máy sản xuất đáp ứng kịp thời cho khách hàng, lập thành kế hoạch và có kế hoạch thực hiện. Các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư, phòng còn có chức năng quản lý đất đai, số lượng bò trong từng hộ gia đình. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ tài sản và vốn do Nhà nước giao, các cổ đông góp vốn, bảo toàn phát triển và sử dụng các loại vốn có hiệu quả. Lập kế hoạch tài chính (Ngắn hạn, dài hạn, trung hạn) tổ chức theo dõi hạch toán các nhiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm cho Công ty, lập các báo cáo theo quy định của pháp luật một cách nhanh gọn và chính xác. Có kế hoạch soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các hợp đồng và hàng tháng thanh toán sản phẩm cho các hộ, làm tròn nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thống kê. - Phòng kỹ thuật: Nắm vững các thông tin kinh tê, kế hoạch sản xuất sữa, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý kỹ thuật sản xuất, thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp. Quản lý đàn gia súc của các hộ trong toàn Công ty và dịch vụ kỹ thuật (Phòng bệnh, chữa bệnh) cho đàn gia súc trong từng hộ gia đình. - Nhà máy chế biến sữa: Hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc nhà máy, nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm. Sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa. - Xưởng chế biến thức ăn gia súc: Sản xuất và bán các loại thức ăn phục vụ cho chăn nuôi bò sữa, phân vi sinh bón cho đồng cỏ, ngô câycung cấp thức ăn xanh cho đàn bò. - Hộ nhận khoán: Ký kết hợp đồng kinh tế, cung cấp sữa cho Công ty, chịu sự quản lý của Công ty về kỹ thuật, chịu sự điều phối của Công ty về đầu con và đất đai. - Chi nhánh, đại lý: Là một bộ phận quan trọng của Công ty, đại diện cho Công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm sữa, mở rộng thị trường và cung ứng vật tư cho chế biến. * Tình hình cơ bản của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (trong 3 năm gần đây) - Tình hình lao động và sử dụng lao động Bảng: Bảng phân tích trình độ lao động Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2006-2005 Chênh lệch năm 2007-2006 Người % Người % 1. Hệ Đại học 33 35 37 2 9.5 2 5.7 2. Hệ Cao đẳng 12 14 14 2 16.7 - - 3. Hệ trung cấp 62 71 80 9 14.5 9 12.6 4. Hệ công nhân kỹ thuật 37 65 68 28 75.6 3 8.2 Tổng 132 171 185 39 29.5 14 8.2 Công ty đã tập trung và chú trọng vào trình độ tay nghề của công nhân bởi đó là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Công ty. Qua bảng phân tích trình độ lao động trên ta thấy Năm 2006 hệ Đại học đã tăng thêm 2 người, ứng với 9.5% so với năm 2005. Ở năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 cũng là 2 người tương ứng 5.7%, từ đó chứng tỏ Công ty ngày càng chú trọng tuyển thêm cán bộ công nhân có tay nghề trình độ cao. Hệ Cao đẳng: Năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 2 người, tương ứng với 16.7% và giữ nguyên tỷ lệ này cho đến hết năm 2007. Hệ trung cấp: Có mức tăng dần qua các năm, năm 2005 thấp hơn so với năm 2006 là 9 người, tương ứng với 14.5%. Năm 2007 cao hơn so với năm 2006 cũng là 7 người tương ứng với 12.6%. Hệ công nhân kỹ thuật: Đây là đội ngũ khá đông đảo trong Công ty, là đội ngũ lao động tạo ra của cải vật chất cho Công ty. Năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 là 28 người, tương ứng với 75.6%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng ít hơn, với tỷ lệ 4.6% tương ứng với 3 người. Qua những số liệu trên ta thấy, số lượng lao động của Công ty cũng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Trong khi đó quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nguồn nhân lực có trình độ để đảm bảo kỹ năng phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Về cơ cấu lao động Bảng: Bảng cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Người % Người % Người % Lao động gián tiếp 28 21.2 32 18.7 35 18.9 Lao động trực tiếp 104 78.8 139 81.3 150 81.1 Tổng 132 100 171 100 185 100 Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số người lao động gián tiếp tăng lên nhưng không đáng kể. Tuy vậy tỷ lệ % trong tổng số lao động lại có xu hướng giảm đi. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2.5%. Và năm 2007 lại tăng so với năm 2005 là 0.2%. Xét về lao động trực tiếp thì số lao động tăng dần trong các năm. Năm 2006 nhiều hơn so với năm 2005 là 35 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.5%. Tới năm 2007 tỷ lệ này lại giảm so với năm 2006 là 0.3% nhưng số lao động lại tăng lên 11 người. - Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang hoạt động với 51% vốn của nhà nước, 49% số vốn do cổ đông và người lao động đóng góp. Bảng cho thấy vốn bằng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Trong Công ty hàng tồn kho chủ yếu là các loại thành phẩm tồn kho và bao bì. Nếu ta so sánh giữa năm 2006 và năm 2007 hay nói cách khác so sánh giữa số đầu kỳ và cuối kỳ thì tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên, tính đến thời điểm cuối năm 2007 tài sản ngắn hạn đạt 54,751 (triệu đồng) tăng hơn 22 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 67.35%. Sở dĩ tài sản ngắn hạn tăng lên phần lớn là do hàng tồn kho tăng 17,629 (triệu đồng) tương ứng với 181.93% (chủ yếu là do Công ty tăng lượng bao bì dự trữ). Tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng 8,484 (triệu đồng) tương ứng với tốc độc tăng 312.72%. Nếu các điều kiện khác không đổi thì điều này chứng tỏ số vòng quay vốn lưu động giảm, làm tăng tình trang ứ đọng tiền mặt là biểu hiện không tốt. Tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên tài sản dài hạn khác năm 2007 thì lại tăng lên 527 (triệu đồng) tương ứng với 1,817.24% là do Công ty đã trích trước chi phí trả trước dài hạn và đầu tư dài hạn khác. Nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng lên chứng tỏ Công tu có khả năng tài chính tương đối ổn định. Tính đến cuối năm 2007, nguồn vốn đạt 98,174 (triệu đồng) tăng so với cuối năm 2006 là 18,881 (triệu đồng) ứng với 23.81%. Trong hai năm 2006, 2007 thì nợ phải trả có xu hướng giảm trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hơn 4 lần, từ 7,898 (triệu đồng) lên 31,435 (triệu đồng). Tuy vậy nợ phải trả vẫn chiếm tới 67.98% điều này cho thấy Công ty đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác nhưng vẫn luôn chủ động về mặt tài chính. Nợ phải trả có xu hướng giảm trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên cũng cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có lãi đã trả bớt được nợ và tăng cường thêm nguồn vốn chủ sở hữu. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (ĐVT: tr.đ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2006 – 2007 Giá trị (tr.đ) CC(%) Giá trị (tr.đ) CC(%) Mức (tr.đ) % TÀI SẢN A. TSNH 32,699 41.24 54,751 55.77 22,052 67.44 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2,713 8.30 11,197 20.45 8,484 312.72 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 19,455 59.50 16,235 29.65 (3,220) -16.55 IV. Hàng tồn kho 9,690 29.63 27,319 49.90 17,629 181.93 V. TSNH khác 841 2.57 - - (841) -100.00 B. TSDH 46,594 58.76 43,423 44.23 (3,171) -6.81 II. TSCĐ 46,530 99.86 42,830 98.63 (3,700) -7.95 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 35 0.08 37 0.09 2 5.71 V. TSDH khác 29 0.06 556 1.28 527 1817.24 Tổng TS 79,293 100 98,174 100 18,881 23.81 NGUỒN VỐN A. Nợ phải thu 71,395 90.04 66,739 67.98 (4,656) -6.52 I. Nợ ngắn hạn 46,518 65.16 50,652 75.90 4,134 8.89 II. Nợ dài hạn 24,877 34.84 16,087 24.10 (8,790) -35.33 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7,898 9.96 31,435 32.02 23,537 298.01 I. Vốn chủ sở hữu 7.940 100.53 29,848 94.95 21,908 275.92 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (42) (0.53) 1,587 5.05 1,629 3878.57 Tổng NV 79,293 100 98,174 100 18,881 23.81 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu ) - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2005-2007) Là doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hoá từ năm 2005 nên từ đó tới năm 2007 và cho tới hết năm nay doanh nghiệp được miễn hoàn toàn thuế TNDN. Đồng thời còn được miễn giảm vào những năm tiếp theo. Trong những năm qua doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện. KẾT QUẢ HOAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM GẦN ĐÂY ( 2006-2007) ĐVT: Đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Doanh thu 92.384.378.099 223.296.054.363 Chi phí 91.432.399.825 210.669.493.474 Lợi nhuận 951.978.274 12.626.560.889 Nguồn vốn chủ sở hữu 7.938.438.367 29.843.812.069 Thu nhập BQ (đ/người/tháng) 1.800.000 2.200.000 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 về mọi chỉ tiêu đều tăng hơn so với năm 2006 và 2005. Điều này chứng tỏ những nỗ lực hết sức đáng khen ngợi của toàn thể Công ty nhất là trong điều kiện những năm đầu cổ phần hoá còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể đi sâu phân tích ta thấy rõ: - Doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng cụ thể: Doanh thu năm 2006 là 92,386 (tr.đ) cao hơn năm 2005 là 25,773 (tr.đ) tương ứng với 38.69%. Đặc biệt năm 2007 doanh thu của Công ty là 223,305 (tr.đ) tăng lên so với năm 2006 là trên 130 tỷ đồng. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng tăng lên là do Công ty thực hiện chính sách thưởng cho đại lý bán được nhiều hàng và thực hiện mua nhiều giảm giá, khuyến mãi - Tỷ lệ giá vốn trên tổng doanh thu giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất. - Chi phí hoạt động tài chính của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 651 (tr.đ) tương ứng 18.63% chủ yếu là do giảm lãi vay là nhờ Công ty đã giảm bớt các khoản nợ phải trả. - Doanh thu tăng 58.63% năm 2007 đáng lẽ ta chi phi quản lý cũng chỉ tăng tương ứng 58.63% nhưng trên thực tế CPQL tăng 77.17%. Điều này chưa tốt Công ty nên xem xét lại. Tỷ lệ CPBH và CPQL trên tổng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 6,27% mà nguyên nhân chính là do CPQL tăng mạnh. - Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt năm 2007 được xem có tính chất đột phá, lợi nhuận Công ty đạt trên 12 tỷ đồng mà trước đó năm 2006 chỉ đạt 942 (tr.đ). Làm cho tỷ lệ lợi nhuận chiếm trong tổng doanh thu tăng từ 1.18% lên tới 5.27%. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (ĐVT: tr.đ) S T T Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2006-2005 Chênh lệch năm 2007-2006 Mức % Mức % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 66,613 92,386 223,305 25,773 38.69 130,919 58.63 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 901 2,040 4,665 1,139 126.42 2,625 56.27 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 65,712 90,346 218,640 24,634 37.49 128,294 58.68 4 Giá vồn hàng bán 55,060 69,975 165,780 14,915 27.09 95,805 57.79 5 Lợi nhuân gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,652 20,371 52,860 9,719 91.24 32,489 61.46 6 Doanh thu hoạt động tài chính 488 602 824 114 23.36 222 26.94 7 Chi phí tài chính 185 4,145 3,494 3,960 2140.54 (651) -18.63 8 Trong đó: Chi phí lãi vay 185 4,145 3,404 3,960 2140.54 (741) -21.77 9 Chi phí bán hàng 7,526 13,276 27,610 5,750 76.40 14,334 51.92 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,801 2,466 10,802 (335) -11.96 8,336 77.17 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 628 1,086 11,778 458 72.93 10,692 90.78 12 Thu nhập khác 226 218 2,252 (8) -3.54 2,034 90.32 13 Chi phí khác 285 362 1,398 77 27.02 1,036 74.11 14 Lợi nhuận khác (59) (144) 854 (85) 144.07 998 116.86 15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 569 942 12,632 373 65.55 11,690 92.54 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - - - - - - 17 Lợi nhuận sau thuế thuế thu nhập doanh nghiệp 569 942 12,632 373 65.55 11,690 92.54 18 Giá vốn/Tổng doanh thu(%)(18=4/1) 82.66 75.74 74.24 19 Lợi nhuận gộp/Tổng doanh thu(%)(19=5/1) 15.99 22.05 23.67 20 (CPBH+CPQL)/Tổng doanh thu(%)(20=(9+10)/1) 5.15 3.84 10.11 21 Lợi nhuận thuần/Tổng doanh thu(%)(21=11/1) 0.94 1.18 5.27 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu ) 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu 2.1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty. Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu riêng và có quyền quyết định về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và trong quản lý nền kinh tế nói riêng. Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu rất chú trọng đến khâu tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, khoa học. Đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa phân tán, vừa tập trung. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra tất cả các công tác kế toán trong phạm vi của Công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý sử dụng nguồn vốn và dự án của Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, hạch toán chế độ tài chính. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung sớm nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo chuyên môn hoá lao động của các cán bộ kế toán không chỉ phục vụ Hội đồng quản trị mà còn phải báo cáo lên Tổng Công ty và một số đối tượng khác, chính vì vậy khối lượng công tác ở đây là khá lớn với nhu cầu quản lý và tổ chức công tác kế toán của Công ty, phòng kế toán đòi hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong công tác kế toán, cộng với lòng nhiệt tình, chính vì vậy mà phòng kế toán luôn luôn hoàn thành tốt các yêu cầu của công việc. Sơ đồ tổ chức kế toán trên máy vi tính của Công ty theo hính thức “ Chứng từ ghi sổ” Phòng kế toán Công ty có 7 người (1 kế toán trưởng và 6 kế toán viên) được tổ chức tại văn phòng và có 2 kế toán tại nhà máy, phân xưởng, 1 kế toán chi nhánh. Do vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, nửa phân tán, nửa tập trung (do Công ty có phòng kế toán tại chi nhánh, tại các nhà máy, nhà xưởng, các kế toán viên này hoạt động dưới hình thức ghi chép, báo sổ, xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển toàn bộ chứng từ, số liệu về phòng kế toán đặt tại trụ sở Công ty). S¬ ®å 03: tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n cña C«ng ty Cæ phÇn Gièng bß s÷a Méc Ch©u KÕ to¸n c«ng nî KT TSC§ XDCB KÕ to¸n tæng hîp Thñ quü KÕ to¸n chi nh¸nh KÕ to¸n t¹i nhµ m¸y CB S÷a KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n thanh to¸n KÕ to¸n vËt t­ tiÒn l­¬ng *Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng kế toán - Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng kế toán): Là người đứng đầu của bộ máy kế toán giúp Tổng Giám đốc Công ty điều hành giám sát tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ các công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tại Công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập, ký duyệt và gửi các tài liệu chứng từ có liên quan đến công tác kế toán, có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán công tác phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, kế toán trưởng phải có mối quan hệ với Chi cục thuế, Ngân hàng, Tài chính, Tổng Công ty để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán trưởng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước các cơ quan cấp trên và pháp luật về công việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình. Kế toán trưởng còn tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác có liên quan tới tài chính và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đồng thời có nhiệm vụ giám sát nghiệp vụ của các nhân viên trong phòng. Kế toán viên thực hiện các công việc kế toán của Công ty, báo cáo trực tiếp kế toán trưởng. - Kế toán vật tư, tiền lương: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán về nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và vào sổ thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi tiết từng loại vật tư cuối tháng, tổng hợp số liệu, rút số dư, đối chiếu các bộ phận chức năng liên quan. Theo dõi phản ánh kịp thời mọi phát sinh làm thay đổi số lượng, chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6312.doc
Tài liệu liên quan