LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5
I. Bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xây lắp.5
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 6
2. Giá thành sản phẩm xây lắp. 8
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm 9
4. Nhiệm vụ và ý nghĩa tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kinh doanh xây lắp: 10
II. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 11
1. Đối tợng và phơng pháp kế toán tập hợp CPSX trong DN xây lắp. 11
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 13
3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 15
4. Đối tợng và các phơng pháp tính giá thành sản phẩm. 16
Phần II. thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP XLĐ 20
I. Đặc đIểm chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty CPXLĐ .20
1/ Chức năng nhiệm vụ của Công ty 20
2/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 21
3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 23
II. Tổ chức hệ thống kế toán và bộ máy kế toán tại công ty .27
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. 27
2. Phơng pháp kế toán tại công ty CP XLĐ 28
3. Phơng thức công tác kế toán tại công ty CP XLĐ 28
III. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP XLĐ 31
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31
2. Kế toán phí nhân công trực tiếp ( NCTT) 32
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 34
4. Kế toán chi phí sản xuất chung 36
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP XLĐ 40
6. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty CP XLĐ 41
7. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty CP XLĐ 41
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ DỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CPXLĐ 43
I. đánh giá chung .43
1. Những u điểm 43
2. Một số hạn chế 44
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty .46
1.Công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .46
2. Đối với công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp .47
3. Về công tác đối chiếu giữa thủ kho với kế toán. 48
4: Về việc áp dụng công nghệ thông tin 49
3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp 59
LỜI KẾT 52
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần XLĐ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc và Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm kiểm soát.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị gồm 1 chủ tịch và các uỷ viên. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên. Sau khi đại hội đồng cổ đông được thành lập, ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập Công ty.
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch kinh doanh. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành Công ty. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc, các cán bộ quản lý và các phòng ban trong Công ty.
Các Phó giám đốc (gồm 2 Phó giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những trách nhiệm được giao, đồng thời có thể thay mặt Giám đốc giải quyết một số việc và ký kết một số văn bản.
Kế toán trưởng: là người giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông tin kinh tế trong toàn Công ty theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước và những qui định của Công ty và là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán tại Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác liên quan đến việc quản lý và sắp xếp nhân sự, tiền lương, quản lý hồ sơ nhân sự, cùng với ban giám đốc quyết định xét duyệt, tuyển chọn nhân công, quản lý con dấu của Công ty, chiu trách nhiệm về văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của toàn Công ty và tiếp nhận công văn giấy tờ khác.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý kỹ thuật công trình thi công. Ngoài ra còn theo dõi về giá, các định mức về giá, cập nhật, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các sáng tiến cải tiến kỹ thuật; phổ biến các văn bản của Nhà nước, làm hồ sơ đấu thầu các công trình thuộc chuyên môn của Công ty. Tổ chức công tác marketing; dự báo, lập và báo cáo kế hoạch. Thiết kế, tổ chức và quản lý thi công; nghiên cứu đưa ra các giải pháp công nghệ mới, chịu trách nhiệm quản lý qui trình, qui phạm, đảm báo chất lượng, tiến độ công trình, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Phòng tài chính - kế toán: Cung cấp thông tin giúp lãnh đạo quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn và các quỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật và có hiệu quả. Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trung thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các hoạt động kinh tế của Công ty. Tổ chức quản lý, tạo nguồn va sử dụng các nguôn vón có hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc các khoản thu nộp đối với ngân sách nhà nước, các công nợ, cũng như việc lập báo cáo tài chính theo qui định.
Phòng kinh doanh bất động sản là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực khác. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp thị thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh và giải quyết các thủ tục pháp lý về đất đai thực hiện dự án kinh doanh.
Ban quản lý dự án: Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các công trình của Công ty, các hồ sơ hoàn thành, nghiệm thu công trình, lập hồ sơ đấu thầu các công trình trong nước và liên doanh với nước ngoài.
Ban vật tư thiết bị: Thực hiện chức năng quản lý nguyên vật liệu, công cụ sản xuất, máy móc thiết bị thi công phục vụ kịp thời cho sản xuất thi công các công trình đạt hiệu quả cao.
Như vậy, mỗi phòng, ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và Giám đốc. Hơn hết, họ, đội ngũ quản lý Công ty đều chung một mục đích vươn lên sự tồn tại và sự phát triển cạnh tranh Công ty với các doanh nghiệp khác để khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường.
Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý ở Công ty
Hội đồng
quản trị
Ban
kiểm soát
Giám đốc
.....
.....
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Ban quản lý
dự án
Công trình xây dựng số 2
Công trình xây dựng số 1
Đội thi công cơ giới
Xưởng sản xuất bê tông
Đội điện nước
Đội xây dựng số 2
Đội xây dựng số 1
Phòng kinh doanh bất động sản
Ban
Vật tư thiết bị
Phòng
kế hoạch - kỹ thuật
(tổng hợp)
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Tài chính
- kế toán
Kế toán trưởng
Phó giám đốc Kỹ thuật
thi công
Phó giám đốc Kinh doanh bất động sản
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đại hội đồng
cổ đông
II. Tổ chức hệ thống kế toán và bộ máy kế toán tại công ty
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống báo cáo kế toán.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán công ty hiện nay có 4 người.
+ Trưởng phòng kế toán: Là người phụ trách chung trong việc quản lý điều hành kiểm soát hoạt động kinh tế giúp Ban giám đốc có hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó phòng kế toán ( Kiêm kế toán tổng hợp ): Phụ trách tổng hợp tất cả các số liệu, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo Tài chính
+ Kế toán viên: Thu, chi tiền mặt, tiền gửi xử lý kế toán các chứng từ
+ Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP XLĐ
Trưởng phòng ( kế toán trưởng)
Phó phòng ( kế toán tổng hợp )
Thủ quỹ
Kế toán viên
* Hệ thống báo cáo tài chính
Bao gồm: Bảng cân đối tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
* Mô hình công tác kế toán
Công ty CP XLĐ có quy mô tương đối lớn, địa bàn tập trung nên công ty đã sử dụng mô hình kế toán tập trung tại phòng tài chính kế toán của công ty. Còn tại các tổ sản xuất, các nhóm thi công công trình đều phân công người làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu để định kỳ gửi lên Phòng Tài chính - Kế toán của công ty.
Với sự lựa chọn mô hình tổ chức, công tác kế toán tập trung phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Đồng thời tạo điều kiện cho kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự lãnh đạo của công ty.
2. Phương pháp kế toán tại công ty CP XLĐ
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty CP XLĐ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp tính thuế GTGT: công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
3. Hình thức công tác kế toán tại công ty CP XLĐ
+ Hệ thống chứng từ
Hầu hết các chứng từ kế toán công ty áp dụng đều tuân thủ theo quy định của BTC ban hành
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp động lao động.
+ Chỉ tiêu tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị tạm ứng.
+ Chỉ tiêu tài sản cố định: Bảng trích khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Chỉ tiêu vật tư: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
+ Hệ thống tài khoản
+ Hình thức sổ kế toán mà xí nghiệp đang áp dung là "Nhật ký chung"
+ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng : Với hình thức, tổ chức kế toán là "Nhật ký chung " sổ sách kế toán áp dụng bao gồm:
Sổ kế toán tổng hợp : Sổ nhật ký chung.
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiển tra được dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiếp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ,ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng,tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái. Sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên số cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
Sơ đồ 1.5: Hỡnh thức sổ kế toỏn: NKC
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ cái
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chỳ: Ghi hàng ngày
Ghi cuối thỏng
Kiểm tra đối chiếu
Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, sổ TSCĐ, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, ngân sách nhà nước, thanh toán nội bộ.
+ Hệ thống báo cáo tài chính
Hiện nay công ty sử dụng các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn, công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
III. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP XLĐ.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT )
Chi phí NVLTT của công tybao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp xuất dùng cho thi công xây lắp như:
-Nguyên vật liệu chính: Cát, sỏi, đá, sắt
- Nguyên vật liệu phụ: Xà, gỗ, cốt pha, vôi, dầu bôi trơn máy móc, giấy dầu
- Chứng từ kế toán sử dụng
Hoá đơn GTGT, hợp đồng, bảng kê, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển và các giấy tờ liên quan khác
-Tài khoản kế toán sử dụng
TK 621 " chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại công ty tài khoản này được mở riêng cho từng công trình và các tài khoản liên quan như TK111,112,141,152,331
- Phương pháp kế toán chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp, là khoản mục chi phí chính trong sản phẩm xây lắp, nên ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy kế toán chi phí nguyên vật liệu là khâu rất quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Vật liệu xuất dùng cho công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế vật liệu dùng cho công trình ở đây công ty mua xuất thẳng tới công trình không qua kho của công ty, không có hàng tồn kho nên phương pháp tính giá vật liệu xuất kho là phương pháp giá đích danh không bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ (giá thực tế vật tư dùng bằng giá mua vật tư )
VD: theo phiếu xuất kho 116 ngày 16/12/2007 tại công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang (phụ lục 06)
Căn cứ vào phiếu nhập kho số 116 ngày 16/12/2007 và hoá đơn kế toán định khoản và ghi vào nhật ký chung
Nợ TK 152 :44.415.000
Nợ TK1331 :4.441500
Có TK111 :48856500
Mở riêng cho từng công trình
Nợ TK 621 :44.415.000( công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang
Có TK 152 : 44415000( công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang
2. Kế toán phí nhân công trực tiếp ( NCTT)
- Nội dung chi phí NCTT
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả công nhân sản xuất xây lắp thuộc biên chế công ty và công nhân thuê ngoài
- Chứng từ kế toán sử dụng
+ Bảng chấm công
+ Bảng thành toán lương
+ Hợp động giao khoán
+ Biên bản nghiệm thu khôi lượng công việc được
+ Biên bản thanh lý giao khoán
- Tài khoản kế toán sử dung
TK622 " chi phí nhân công trực tiếp " mở chi tiết cho từng công trình và các tài khoản liên quan khác như TK 111,112,141, TK3341 " phải trả công nhân công ty, TK 3342 " phải trả công nhân thuê ngoài
- Phương pháp kế toán chi phí NCTT
+ Đối với công nhân thuộc biên chế của công ty trực tiếp tham gia xây lắp công trình thì công ty áp dụng hình thức hợp đồng lao động không xác định thời hạn và trả lương theo hình thức khoán
+ Phòng kinh tế và phòng kế toán lập hợp đồng giao khoán cho các đội. Đội trưởng là người chịu trách nhiệm nhận khoán, giao khoán công việc cho từng tổ công nhân và theo dõi tình hình lao động của tổ minh thông qua bảng chấm công và hợp đồng làm khoán
+ Từ bảng chấm công, kế toán đội lập các bảng thanh toán lương, đồng thời theo dõi khối lương thực hiện được làm căn cứ bảng giá trị lương dể tính lương cho mỗi đội công trình cuối tháng khi hợp đồng hoàn thành vì tiến hành lập biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và lập bảng tổng giá trị lương để từ đó thanh toán với công nhân
+ Theo phương thức khoán, tiền lương của một công nhân sản xuất được tính như sau:
VD: tính lương tháng 12/2007cho ông Vũ Văn Khiêm - Đội trưởng đội xây dựng, công nhân thuộc biên chế của công ty CP XLĐ
Căn cứ vào bảng chấm công ( Phụ lục 07 ) thì ông Vũ Văn Khiêm được hưởng 30 công, tổng số công là 99 công và căn cứ vào bảng giá trị lương ( phụ lục 08) thì tổng số tiền khoán 4.000.000 nhưng công ty thuê ông Nguyễn Trung Thành ( công nhân thuê ngoài ) mà tổng số tiền thuê ngoài là 1.550.000 đ và số công của ông Thành là 20 công nên:
Tổng số công của cả tổ là 99-20 =79 công
Tổng số tiền giao khoán cả đội là : 4000.000-1550.000=2.450.000
Do đó:
= x 30 = 930.370đ
Căn cứ bảng tính lương của đội xây dựng, kế toán ghi vào nhật ký chung
Nợ 622 : 2.450.000
Có TK 3341 : 2.450.000
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
- Nội dung chi phí máy thi công
Máy thi công ở công ty CP XLĐ có nhiều loại như: Máy trộn, máy dầm đá, xe bơm bê tông, thiết bị trượt còn đối với những loại máy khác nếu công ty không có hoặc không có đủ để sử dụng thì sẽ đi thuê ngoài
Chi phí máy thi công tại công ty gồm : Chi phí nhân viên điều khiển máy, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí phục vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
- Chứng từ kế toán sử dụng
+ Hoá đơn GTGT
+ Hợp đồng thuê máy ( nếu đi thuê)
+ Chứng từ về nhiên liệu
- Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 623 " Chi phí sử dụng máy thi công " mở chi tiết cho từng công trình và các TK liên quan khác như Tk334,111,112,152,154,
- Phương pháp kế toán chi phí sử dụng máy thi công
+ Đối với chi phí nhân viên điều khiển máy, chi phí nhiên liệu máy thi công chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, thi kế toán tiến hành tập hợp chung sau đo phân bổ cho từng công trình theo tiên thức chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí nhân viên điều khiển máy hàng tháng căn cứ vào lệnh điều khiển xe, máy và ca xe phục vụ để tính lương cho tổ lái xe khoản nay được tập hợp bên nợ TK 623 và cuối tháng được chuyển sang TK 154
+ Chi phí vật liệu máy thi công: Căn cứ vào các chứng từ về nhiên liệu (xăng, dầu ) sử dụng cho xe, máy do tổ lái xe chuyển lên, kế toán vào nhật ký chung và sổ cái TK 623
VD: Tại công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang căn cứ vào hoá đơn GTGT của xe 29L-0608 (phụ lục 09) về tiền mua dầu Diezel kế toán định khoản như sau
Nợ TK623 :135000
Nợ TK1331 : 135.00
Có TK111 : 148.500
+ Chi phí khấu hao máy thi công
- Trường hợp máy thi công sử dụng cho một công trình khi đội có nhu cầu sử dụng máy thi công, công ty sẽ giao máy cho đội sử dụng. Đội trưởng sẽ theo dõi thời gian sử dụng qua nhật trình sử dụng máy và tính khấu hao theo quy định
- Trường hợp máy thi công sử dụng cho nhiều công trình
Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí khấu hao cho các công trình theo phương pháp tuyến tính, việc trích khấu hao được thực hiện theo quý. Kế toán tính và hạch toán vào TK623 sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức chi phí NCTT theo công thức
VD: từ bảng đăng ký khấu hao cơ bản TSCĐ quý IV/2007(phụ lục 11) kế toán tính ra được số khấu hao máy thi công phân bổ cho công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang như sau:
x 250.369.040 = 2.200.817 đ
Kế toán ghi
Nợ TK 623 : 2200817
Có TK 214 : 2200817
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí như thuê ngoài sửa xe, tiền thuê máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ
Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng thuê máy công ty thanh toán tiền thuê máy tiện bê tông cho công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang
Nợ TK 6237
Có TK 111
Cuối kỳ sau khi tập hợp xong các khoản chi phí máy thi công cho công trình, kiểm toán tiến hành tập hợp và kết chuyển để tính giá thành cho chương trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang
Nợ TK 154 (CT lô 792 Bắc Mê - Hà Giang)
Có TK 623 (CT lô 792 Bắc Mê - Hà Giang)
4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền lương bộ phận quản lý đội và các công trình, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định % của công nhân xây lắp trong biên chế, nhân viên quản lý đội, công trình.
+ Chi phí vật liệu dùng trong quản lý, chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong quản lý.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại.
+ Các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ xây lắp: tiền thuê nhà, tiền tiếp khách
Tài khoản kế toán sử dụng;
Kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung" . Mở chi tiết cho từng công trình
TK này mở thành 6 TK cấp 2
+ TK 6271: chi phí nhân viên quản lý đội
+ TK 6272: chi phí vật liệu dùng cho quản lý đội
+ TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: chi phí bằng tiền khác và các TK liên quan khác như: TK 334,338 (2,3,4), 111, 141,154.
- Chứng từ kế toán sử dụng.
+ Bảng kê trích khấu hao TSCĐ
+ Bảng chấm công bộ phận quản lý
..
- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty CP XLĐ thì những khoản chi phí có tính chất chung liên quan đến nhiều công trình hoặc công ty như tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền khấu hao tài sản cố định không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình mà tiến hành tập chung. Cuối kỳ dựa vào tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp để phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình.
Còn đối với những khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sau khi đã bóc tách ra được những chi phí liên quan trực tiếp đến từng hạng mục công trình thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
+ Chi phí nhân viên quản lý: TK 6271
Chi phí này bao gồm tiền lương của Ban quản lý đội và công trình, các khoản trích trên lương thực tế phải trả (BHXT, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ quy định (19%) của công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội, công trình thuộc biên chế của công ty. Đối với công nhân trực tiếp thi công và nhân viên quản lý công trình thuê ngoài công ty không tính các khoản này.
Hình thức trả lương áp dụng theo thời gian, tiền lương theo thời gian phải trả cho bộ phận này được tính căn cứ vào số ngày công thực tế và đơn giá 1 ngày công. Đơn giá 1 ngày công phụ thuộc vào hệ số cấp bậc tiền lương phải trả trong tháng được tính theo công thức sau:
= x
VD: Tại bộ phận hành chính - công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang tính lương tháng 12/2007 cho ông Nguyễn Đình Phương - Phụ trách công trình, biết tỷ lệ trích nộp bảo hiểm XH, BH ytế, khấu trừ vào lương tương ứng là 5%; 1%.
Số công 30, đơn giá 52.000 đồng/ngày
Vậy số tiền lương thời gian cơ bản tháng 12/2007 phải trả trong tháng của ông Nguyễn Đình Phương là:
30 x 52.000 = 1.560.000 đ
Các khoản BHXH, BHYT mà ông Nguyễn Đình Phương phải nộp theo quy định là:
BHXH = 5% x 1.560.000 = 78.000
BHYT = 1% x 1.560.000 = 15.600
Vậy tiền lương của ông Nguyễn Đình Phương tháng 12/2007 là
1.560.000 - (78.000 + 15.600) = 1.466.400 đ
Kế toán ghi vào nhật ký chung và sổ cái TK 627
Nợ TK 6721
Có TK 3341
Có TK 33412
Kế toán tính các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội thuộc diện biên chế của công ty theo chế độ hiện hành vào chi phí sản xuất theo định khoản:
Nợ TK 6271
Có TK 338
+ Chi phí vật liệu (TK 6272) công cụ dụng cụ quản lý (6273)
Chi phí này bao gồm các khoản vật liệu phục vụ cho quản lý văn phòng phẩm, mực in Chi phí công cụ dụng cụ văn phòng quản lý đội và quản lý công ty như tiền công cụ, mua ngoài phục vụ cho sản xuất, văn phòng Căn cứ vào chứng từ ban đầu về vật liệu do kế toán công ty tập hợp lúc cuối quý, kế toán lập bảng tập hợp vật liệu. Chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán riêng cho công trình đó.
VD: Tại công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang xuất vật liệu cho văn phòng quản lý công ty.
Nợ TK 6272
Có TK 152
+ Chi phí khấu hao TSCĐ (khấu hao tài sản cố định)
TK 6274 được dùng để kế toán toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận văn phòng công ty và đội xây lắp. Hàng quý kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ để hình thành vốn và quỹ sửa chữa TSCĐ. Phương pháp tính khấu hao là phương pháp bình quân gia quyền. Tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí khấu hao phân bổ cho công trình A
=
Tổng số KHTSCĐ dùng cho quản lý
Tổng chi phí NCTT của các công trình
x
chi phí nhân công trực tiếp của công trình A
VD: Từ bảng đăng ký khấu hao cơ bản TSCĐ bộ phận sản xuất chung quý IV 2007công ty CP XLĐ (Phụ lục 10) kế toán tính ra được số khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình lô792 Bắc Mê - Hà Giang
Chi phí khấu hao phân bổ cho công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang
=
9.627.213
1.021.791.628
x
250.369.040
=2.358.950
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277) và các chi phí bằng tiền khác (TK6278)
Chi phí này bao gồm các khoản chi phí như chi phí thuê ngoài, chi phí vận chuyển, bốc xếp vật tư, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê nhà, chi phí trực tiếp khác, giao dịch, chi phí thanh toán tiền về tàu, phà, xe của nhân viên chi phí phát sinh cho công trình tập hợp cho công trình đó. Các chứng từ là các hoá đơn thanh toán.
VD: Tại công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang, căn cứ vào hoá đơn số 108 ngày 15/12/07 khoản chi tiếp khách
Nợ TK 6278
Có TK 111
Cuối kỳ toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh của công trình lô 792 Bắc Mê - Hà Giang được tập hợp kết chuyển sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành công trình theo định khoản
Nợ TK 154
Có TK 627
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP XLĐ
- TK kế toán sử dụng
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - mở chi tiết cho từng công trình
- Trình tự kế toán
Cuối quý, kế toán tập hợp các chi phí phát sinh từng công trình và lập các bút toán kết chuyển từ TK loại 6 sang tài khoản 154. Sau đó ghi vào nhật ký chung, sổ cái TK 154 và các sổ chi tiết TK 154 theo định khoản
Nợ TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)
Có TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Có TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)
Có TK 623 (Chi phí sử dụng máy thi công)
Có TK 627 (Chi phí sản xuất chung)
6. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty CP XLĐ
Sản phẩm xây lắp dở dang của công ty được tiến hành kiểm kê vào cuối mỗi quý. Tại công ty, sản phẩm dở dang được coi là sản phẩm chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Công ty thường quy định thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý nên sản phẩm dở khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã được quy định và được tính theo chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn.Vào thời điểm cuối mỗi quý, giám đốc, phòng kỹ thuật, đội trưởng cùng các bên có liên quan khác thực hiện kiểm kê đánh giá giá trị các công trình xây lắp còn dở dang và tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang (KLXLDD) cuối kỳ theo công thức
x
7. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty CP XLĐ
- Đối tượng tính giá thành
Như đã trình bày ở trên, việc tập hợp chi phí phát sinh được tiến hành theo nguyên tắc chi phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp cho công trình đó. Đối với tập hợp chi phí sản xuất là các công trình và hạng mục công trình, do vậy đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cũng là các công trình, hạng mục công trình đã được lập dự toán riêng.
- Kỳ tính giá thành
Với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như trên, công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng quý phù hợp với báo cáo kế toán
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành của sản phẩm xây lắp là từng quý vào thời điểm cuối mỗi quý. Sau khi tính toán xác định các số liệu tập hợp về chi phí xây lắp, chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ ghi ngay trên sổ cái TK 154 ta có thể xác định được giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ cho các công trình, hạng mục công trình.
Tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình từ khởi công đến khi hoàn thành bàn giao trong kỳ
VD: công trình 792 Bắc Mê - Hà Giang
Khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ 23.441.797 đ
Chi phí thực tế của khối lượn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3374.doc