Lời mở đầu 1
Phần I 2
Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp kinh doanh vận tải 2
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp kinh doanh vận tải 2
1. Đặc diểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tảo và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất. 3
II. chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp. 3
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3
1.2 Phân loại chi phí sản xuất 5
2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm. 9
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 9
2.2 Các loại giá thành sản phẩm 9
2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính gía thành 9
2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: 10
3. Mối quan hệ giữa CPSX và tính GTSP: 11
4. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 11
4.1 Đối tượng tập hợp CPSX 12
4.2 Đối tượng tính giá thành 13
4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 14
5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15
5.1 Phương pháp tập hợp chi phí vận tải. 15
5.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp . 15
5.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 15
5.2 Phương pháp giá thành vận tải. 16
5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp tính giá thành trực tiếp). 16
5.2.2 Phương pháp tính giá thành định mức 17
5.2.3Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng 18
5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18
Iii. tổ chức kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ vận tải 19
1. Tổ chức công tác ké toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên. 19
1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 21
1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 23
1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 26
1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 28
1.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 29
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 30
2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 30
1.2.4. Các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. 31
PHẦN II 33
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 33
KINH DOANH VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM 33
TẠI CÔNG TY VẬN Ô TÔ SỐ 3 33
giới thiệu khái quát chung về công ty. 33
I/. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
2.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 34
3. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính của Công ty. 34
Sơ đồ bộ máy kế toán 39
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ trung thực, kịp thời.
Tuỳ từng đặc đIểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một kỳ tính giá thành khác nhau:
Doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ntgắn xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mỗi tháng.
Doanh nghiệp tổ choc đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối mỗi tháng.
Các loại sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất dàI cho nên kỳ tính giá thành là hàng năm.
Như vậy xác định đúng kỳ tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp với tong loại hình doanh nghiệp giúp cho việc tính giá thành được chính xác, hợp lý hơn.
4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ thật chặt chẽ vơí nhau, điều đó thể hiện số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo đối tượng là cơ sở và là căn cứ để tính giá thành sản phẩm cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan.
Chúng giống nhau ở bản chất chung vì đều là phạm vị giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí và giá thành . Song giữa chúng có những đIểm khác nhau.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi, nơI phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ( như phân xưởng, công việc.).
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định nơI gánh chịu chi phí tức là có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất ( như sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.).
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngựơc lại một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
5.1 Phương pháp tập hợp chi phí vận tải.
Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã lựa chọn. Nội dung chủ yếu của phương pháp tập hợp chi phí vận tải là căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để mở các sổ hoặc thẻ chi tiết phản ánh các khoản chi phí vận tải phát sinh đã được phân loại tổng hợp theo từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào nội dung chi phí vận tải, kế toán xác định phương pháp tập hợp chi phí gồm:
5.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp .
Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào kế toán phải căn cứ vào chứng từ chứng minh cụ thể từng khoản chi phí để hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ kế toán chi tiết.
5.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, cần phải tập hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý. Ngoài ra, chi phí sản xuất chung không đơn thuần là chi phí quản lý, phục vụ mà đó là những chi phí cấu thành nên giá thành dịch vụ.
Theo phương pháp này, hàng ngày khi kế toán nhận được các chứng từ về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, phải tập hợp số liệu vào sổ kế toán chi phí chung, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp. Tức là:
Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo tổng số và có phân tích theo từng nội dung chi phí.
Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và phân bổ từng nội dung chi phí.
Dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất sản phẩm để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp. Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu vận tải.
Tính toán phân bổ chi phí chung theo công thức sau:
Chi phí chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
x
Tiêu chuẩn phân bổ từng đối tượng
5.2 Phương pháp giá thành vận tải.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất, dịch vụ đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp cho từng đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh vận tải thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp tính giá thành trực tiếp).
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vận tải thủy đường không. Cuối cùng, trên cơ sở số liệu về chi phí vận tải đã được tính trong kỳ và trị giá nhiên liệu còn ở phượng tiện vận tải đầu và cuối kỳ để tính giá thành theo công thức:
Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện đầu kỳ
Chi chí vận tải phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm
=
+
-
Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ
Tổng giá thành
Khối lượng vận tải hoàn thành
Giá thành đơn vị
=
Trường hợp nhiên liệu hao khoán cho lái xe, cuối kỳ không xác định trị giá nhiên liệu còn ở phượng tiện giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí vận tải tập hợp được trong kỳ.
5.2.2 Phương pháp tính giá thành định mức
Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp đã có các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nền nếp trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu.
Nội dung cơ bản của phương pháp tính giá thành định mức bao gồm:
+ Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành của hoạt động vận tải.
+ Tổ chức hạch toán một cách riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát ly định mức để có biện pháp khắc phục.
+ Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chệnh lệch do thoát ly định mức.
Công thức xác định giá thành định mức là:
Giá thành thực tế của vận tải
Giá thành định mức
Chênh lệch do thay đổi
Chênh lệch thoát ly
=
+
-
+
-
5.2.3Phương pháp giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp vận tải hàng hóa và vận tải hành khách trong trường hợp nhận vận tải chọn lô hàng theo hợp đồng của khách hàng hoặc vận chuyển khách du lịch.
Nội dung cơ bản của phương pháp này:
+ Căn cứ vào đối tượng tính giá thành là dịch vụ vận tải theo từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng của khách hàng.
+ Kỳ tính giá thành phù hợ với kỳ cung cấp dịch vụ
+ Khi nào thực hiện dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng đặt hàng hoặc hàng loạt hợp đồng kế toán mới tính giá thành từng hợp đồng hoặc hàng loạt hợp đồng đó. Khi có khách hàng hợp đồng đặt hàng, kế toán phải trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đặt hàng đó.
+ Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng kế toán tính toán, tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.
5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang sản xuất chế biến hoặc nằm trên dây chuyền quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành chưa bàn giao tính vào khối lượng bàn giao thanh toán.
Để xác định giá thành một cách chính xác thì một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ, việc đánh giá này thực chất là việc tính toán phân phối sản xuất trong kỳ cho sản phẩm làm dở cuối kỳ. Trước hết phải kiểm kê sản phẩm dở dàn cuối kỳ, xác định rõ khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành của chúng. Công việc này hết sức phức tạp nên kế toán phải kết hợp với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao động để xác định định mức hoàn thành cho chính xác.
Khi đã có số liệu kiểm kê sản phẩm dở dang tập hợp thì kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc đánh giá sản phẩm cuối kỳ ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, tỷ trọng và mức độ thời gian của các chi phí vào quá trình sản xuất, tùy thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho thích hợp.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở :
+ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
+ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
Trong cơ doanh nghiệp vận tải do đặc điểm đặc thù của ngành là các đơn vị sản xuất vật chất đặc biệt, nó khác với các ngành sản xuất vật chất ở chỗ sản xuất kinh doanh vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội nhưng làm giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điểm đặc biệt nữa là trong các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động trong quá trình vận tải nó không làm thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học để tạo thành sản phẩm do vậy trong ngành vận tải không có nguyên vật liệu chính làm cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm và đối tượng lao động không tính là một yếu tố chi phí cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải chúng luôn luôn gắn liền không tách rời nhau. Với các đặc thù đó mà trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Iii. tổ chức kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ vận tải
Tổ chức công tác ké toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)là các chi phí về NVL chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông , vận tải, bưu chính viễn thông...
-TK sử dụng :TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tao sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Kết cấu:
Bên nợ: Giá thưc tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
Bên có: - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho
- Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phẩn bổ chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm
TK 621 cuối kỳ không có số dư và TK này có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX để phục vụ cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành
Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
+ Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1) Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất trong kỳ, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu- dụng cụ kế toán ghi
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Giá mua chưa có thuế GTGT).
Có TK152- Nguyên liệu, vật liệu- NVL
2) Trường hợp mua vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, không nhập kho, căn cứ các chứng từ liên quan( Chứng từ thành toán, hợp đồng kiêm phiế xuất kho của người bán , bảng kê tạm ứng...) kế toán ghi
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - CPNVLTT ( Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112( Tổng giá thanh toán )
Hoặc
Có TK 141
Có TK 331
+Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào CPNVLTT là tổng giá thanh toán.
3) Cuối tháng, nếu có NVL sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ các phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 152 –NVL
Có TK 621- CPNVLTT
4) Cuối tháng, kết chuyển (Hoặc phân bổ) CPNVLTT cho các đối tượng chịu chi phí , kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621- CP NVLTT
Ta có thể khái quát bằng sơ đồ hạch toán sau:
TK152
TK 111,112,141, 331
TK 133
TK621
TK152
TK154
1
3
4
2
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả chi công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất
-TK sử dụng : TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành( Bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất ).
Tài khoản này cũng có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành của từng đối tượng tính
-Phương pháp kế toán cụ thể:
1) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT)
Có TK334 – Phảỉ trả công nhân viên.
2) Trường hợp doanh nghiệp thực hiên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ tiền lương trích trước hàng tháng, kế toán ghi :
Nợ TK622
Có TK335
3) Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định tính vào CPNCTT:
Nợ TK 622 - CPNCTT
Có TK 338( 338.2; 338.3; 338.4)
4) Cuối kỳ tính toán kết chuyển ( hoặc phân bổ ) CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – CPSXKDDD
Có TK 622- CPNCTT
Sơ đồ kế toán:
TK 334
TK335
TK338( 338.2; 338.3; 338.4)
TK622
TK154
1
2
3
4
1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
-TK sử dụng: TK627: Chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng phân xưởng, từng bộ phận ..
Tk 627 được mở thành 6 TK cấp 2 để theo dõi phản ánh từng nội dung chi phí
TK 627.1: chi phí nhân viên phân xưởng
TK627.2 : Chi phí vật liệu
TK 627.3: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
TK 627.4: Chi phí khâú hao tài sản cố định
TK 627.5: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627.8 : Chi phí khác bằng tiền Trường hợp mỗi đơn vị , bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm ,một loại công việc hay lao vụ , CPSXC của bộ phận ,đơn vị đó là trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho loại sản phẩm ,công việc lao vụ đó .
Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, CPSXC của từng bộ phận đơn vị được phân bổ cho đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. có thể phân bổ theo tổng chi phí sản xuất phát sinh, cũng có thể phân bổ theo từng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trên các tài khoản cấp 2 của tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung
Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ CPSXC có thể là:
-Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Tổng chi phí sản xuất cơ bản( Bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Dự toán ( hoặc định mức chi phí sản xuất chung)
Công thức phân bổ:
Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí SXC cần phân bổ
x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ
Các nghiệp vụ kế toán tập hợp và kết chuyển CPSXC:
1) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, kế toán phản ánh chi phí nhân công thuộc CPSXC
Nợ TK627(627.1)- CPSXC
Có TK 334 – PhảI trả công nhân viên
Có TK338 ( 338.2; 338.3; 338.4 )
2) Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi chi phí vật liệu :
Nợ TK 627(627.2) -CPSXC
Có TK152- NVL
3) Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi:
Nợ TK 627(627.3) - CPSXC
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Hoặc có TK 142 ( Trường hợp ccdc phân bổ nhiều lần)
4) Căn cứ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, ghi khấu hao TSCĐ ở các phân xưởng, đội trại sản xuất và vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK627(627.4) - CPSXC
Có TK 214 –Hao mòn tàI sản cố định
Đồng thời ghi Nợ TK 009.
5) Căn cứ các chứng từ gốc liên quan đến mua dịch vụ sử dụng
Nợ TK627(627.5) ( Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có )
Có TK 111, 112, 141, 331...
6) Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến tổ chức , quản lý sản xuất trong các phân xưởng, đội trại sản xuất, ghi:
Nợ TK 627(627.8)
Có TK 111,112,141
7) Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ:
Nợ TK 627
Có TK 335
Có TK 142
8) Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK liên quan
Có TK 627
9) Cuối tháng, toàn bộ CPSXC đã tập hợp được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí:
Nợ TK154
Có TK 627
Sơ đồ hạch toán :
TK111,112,141,331
TK153 (142)
TK214
(5) và (6) CP dịch vụ
(3) CP dụng cụ
(4) CP khâú hao
(9)K/c (phân bổ)
CPSXC
TK154
TK627
CP nhân viên
(1)
(8) Các khoản giảm chi phí
TK334,338
TK152
(2) CP vật liệu
(7) Các chi phí dự toán
Mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
TK 142,335
TK111,112,152
1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tực tiếp và chi phí sản xuất chung, cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng tài khoản 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp.
TK154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế ( Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...)
TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận sản phẩm hoặc từng đơn vị đặt hàng.
Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp có thể mở chi tiết theo từng ngành trồng trọt, chăn nuôi, từng đội sản xuất, từng loại cây trồng, vật nuôi
Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất xây dựng cơ bản có thể mở chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trường xây dựng, từng công trình hoặc từng hạng mục công trình.
Trình tự kế toán được thể hiên qua sơ đồ sau:
TK138,152,821
TK154
TK155
TK157
TK632
Trị giá SP hỏng bắt bồi thường, phế liệu thu hồi do SP hỏng
GT thực tế sản phẩm nhập kho
Giá thành thực tế sản phẩm
gửi bán không qua kho
hoàn thành bán ngay
Giá thành thực tế SP
TK621
TK622
TK627
Cuối tháng k/c CPNLVLTT
K/C CPNCTT
Kết chuyển CPSXC
1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang làm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Để xác định được giá thành phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trong là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong những phương pháp sau:
1.5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.. ) tính cả cho giá thành thành phẩm chịu
Dck =
STP + Sd
D đk + Cvl
Công thức tính toán như sau:
Trong đó :
Dck và D đk: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ
STP: Sản lượng thành phẩm
Sd: Sản lượng sảm phẩm dở dang cuối kỳ
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trứơc đó chuyển sang.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Tuy nhiên, phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trong lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ.
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ta khói lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
-Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức(1)
-Đối với các chi phí bổ dần trong quá trình sản xuất, chế biến(như chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
x S'd
Dck =
D đk + C
STP + S’d
Trong đó : - C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ
S'd: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(% HT):
S'd= Sd x%HT
Phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chỉ tiêu "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " và "thành phẩm" trên bảng cân đối kế toán, cũng như chỉ tiêu "giá vốn hàng bán" trên báo cáo kết quả khi sản phẩm được bán ra trong kỳ. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều hơn, hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức - một hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành linh hoạt hơn. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Theo phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.
2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Theo phương pháp này, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất" để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
TK 611,138,821
TK632
TK631
TK 621
TK611
TK154
TK 622
TK 627
(1)Kết chuyển chi phí
SXDD đầu kỳ
(2) Chi phí NVL TT
(3) CPNCTT
(4) CPSXC
(6) Phản ánh CP
SXDD cuối kỳ
(5)Phế liệu SP hỏng thu hồi
Trị giá SP hỏng bắt bồi thường , tính vào CP bất thường
(7)Giá thành thực tế
SP hoàn thành SX trong kỳ
(
1.2.4. Các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toná khác nhau thì các loại sổ kế toán sử dụng trong tập hợp chi phí và tính giá thành cũng khác nhau.
* Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”
Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái TK 621,622,627,111,112,154,155,335,142.
Sổ Nhật ký chung
* Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622,627
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0600.doc