PHẦN I: 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 2
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2
2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 4
2.1: Hoạt động sản xuất và kinh doanh: 4
2.1.1 Công nghệ sản xuất pin hồ điện: 4
2.1.2. Công nghệ sản xuất pin giấy tẩm hồ: 6
2.2: Hoạt động khác: 7
2.3: Hoạt động tài chính: 8
3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 8
4.1 Đại hội đồng cổ đông: 10
4.2. Hội đồng quản trị: 10
4.3 Ban kiểm soát: 10
4.4 Ban điều hành: 10
4.5 Phòng tổ chức, hành chính và phục vụ: 11
4.6 Phòng kế hoạch – vật tư. 11
4.7 Phòng KTCN – Mội trường – KCS: 12
4.8 Phòng kỹ thuật cơ điện: 12
4.9 Phòng thị trường tiêu thụ: 12
4.10 Phòng kế toán – tài chính: 12
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 1 SỐ NĂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 12
4.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 13
4.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM VỪA QUA: 15
4.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN 18
PHẦN II: 20
TỎ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 20
1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 20
1.1: KẾ TOÁN TRƯỞNG 21
1.2: KẾ TOÁN TỔNG HỢP – 1 người 22
1.3: BỘ PHẬN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – 1 người 22
1.4: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG – 1 người 22
1.5: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG – 1 người 23
1.6: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KIÊM THỦ QUỸ - 1 người 23
1.7: BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM – 1 người 24
2. HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHẦN HÀNH CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CỦA TỪNG BỘ PHẬN 24
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Theo dõi, tập hợp số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty theo từng kỳ tài chính. Xác lập hiệu quả của hệ thống tài chính Công ty.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 1 SỐ NĂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
Vốn điều lệ của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là: 14.000.000.000 đồng
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty Pin Hà Nội theo Quyết định số 207/2003/QĐ-BCN ngày 03/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Số cổ phần 1.400.000 cổ phần.
Loại cổ phần: 1.400.000 cổ phần phổ thông.
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Việt Nam.
Và sau đây là 1 số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua và xu hướng phát triển cho 1 số năm tới
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
Xem xét tình hình kinh doanh trong 3 năm vừa qua của Công ty cổ phần Pin Hà Nội, ta khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm, các chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Loại Pin
Đơn vị tính
2006
2007
2008
2009 (kế hoạch)
Pin R20C
chiếc
51.271.187
49.133.895
46.172.897
48.000.000
Pin R6
chiếc
89.116.232
82.098.987
83.838.475
80.000.000
Pin R14
chiếc
316.129
302.357
210.299
200.000
Pin R40
chiếc
283.874
210.955
190.398
210.000
Sau đây là biểu đồ cho thấy tình hình tiêu thụ loại Pin chính R20C của công ty
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy sản lượng tiêu thụ Pin của Công ty qua những năm vừa qua có giảm nhẹ. Kết quả này là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm dùng pin nói chung là giảm. Ngoài ra còn do sự cạnh tranh của các sản phẩm pin nổi tiếng nước ngoài Toshiba, Sonyvới cường độ dòng điện lớn hơn, độ bền so với sản phẩm cùng loại và sử dụng cho các sản phẩm điện tử chuyên dụng như máy ảnh, kim từ điển Vì vậy Công ty cần đặt ra các mục tiêu trong tương lai:
Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phần thị
trường, tăng cường xuất khẩu và kinh doanh tổng hợp.
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, và khả năng cạnh tranh với các loại pin ngoại.
Tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu mới có chất lượng và giá cả hợp lý giúp giảm giá thành sản xuất và chủ động nguồn cung ứng nguyên vật liệu tránh những biến động do thiếu nguyên vật liệu trong năm 2008.
Trong tương lai Công ty dự định khó có thể tăng sản lượng pin tiêu thụ 1 cách đột biến mà hướng tập trung vào cắt giảm chi phí thừa tại các bộ phận sản xuất cũng như quản lý. Một trong những chiến lược trong tương lai của công ty đó là đầu tư cho chi phí nghiên cứu và phát triển R&D tạo ra những sản phẩm mới đột phá cạnh tranh với các sản phẩm pin ngoại. Đây có lẽ cũng là hướng đi hợp lý khi công ty đang bỏ ngỏ 1 thị phần tiêu thụ Pin phát triển như Pin dùng cho các sản phẩm điện tử công nghệ cao.
Kế hoạch tiêu thụ trong năm 2009 đưa ra không phải là cao nếu như Công ty đưa ra các kế hoạch quảng cáo và chiết khấu cho các đại lý đi cùng với thiết kế mẫu mã mới hấp dẫn cho sản phẩm Pin con thỏ.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM VỪA QUA:
Chỉ tiêu
Đ/v tính
Năm
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu
1000đ
121,316,253
98,532,107
102,001,349
105,000,000
Tổng chi phí
1000đ
112,203,716
91,141,315
97,518,712
99,000,000
Lợi nhuận trước thuế
1000đ
9,112,537
7,390,792
4,482,637
6,000,000
LNTT/DT
%
7.51
7.50
4.39
5.71
Tài sản
bình quân
1000đ
36,641,154
41,798,540
43,725,192
42,761,866
LNTT/TSBQ
%
24.87
17.68
10.25
14.03
VCSH
bình quân
1000đ
19,311,959
20,861,352
22,694,533
21,777,943
LNTT/VCSHBQ
%
47.19
35.43
19.75
27.55
Tổng lao động
người
513
496
455
460
Tổng quỹ tiền lương/năm
1000đ
10,984,320
13,443,600
12,177,240
12,500,000
Thu nhập bình quân/ năm
1000đ
21,412
27,104
26,763
27,174
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng chi phí cũng tăng lên do quý I năm 2008 Công ty gặp phải khó khăn trong việc cung cấp nguyên vật liệu ở mỏ Mn – Cao Bằng, vì giảm sản lượng khai thác.Tỉ suất LNTT/DT giảm dần qua các năm, do tình hình kinh tế khó khăn nói chung và chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2009, Doanh nghiệp đang cố giảm đến mức tối đa các chi phí để tăng tỷ suất này lên.
Các tỷ suất Lợi nhuận/ Tài sản bình quân và Lợi nhuận/ VCSH cũng vì thế mà giảm theo. Cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của Doanh nghiệp không còn cao. Đây cũng là kết quả của nhiều Doanh nghiệp đang lâm vào khi phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa và mâu thuẫn trong vòng luẩn quẩn môi trường quản lý cũ và mới. Như vậy trong tương lai Công ty Cổ phần Pin Hà Nội cần có những cải cách rõ ràng về sản xuất và quản lý để bắt kịp với nhịp phát triển của thời đại và giữ vững sự tồn tại, hoạt động liên tục của Công ty.
Tình hình sản xuất kinh doanh có thể đánh giá khái quát qua biểu đồ sau:
năm
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự hy vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, với xu hướng giảm chi phí để tăng lợi nhuận và các tỷ suất phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự tăng nhẹ sản lượng tiêu thụ làm tăng doanh thu nhưng sẽ tăng chậm hơn chi phí. Doanh nghiệp tăng cường khâu quản lý đầu vào để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Điều này đòi hỏi 1 hệ thống kiểm soát có năng lực và nhiệt huyết cũng như hiểu biết sâu về quản lý tài chính, đặt ra các định mức và kế hoạch sản xuất hợp lý nhất.
CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Để thấy được sự phát triển của Công ty ta xem xét đặc điểm nguồn vốn và tài sản của Công ty qua các năm:
Đặc điểm về nguồn vốn : Tổng số vốn điều lệ của Công ty ( Legal Capital ) là 14 tỉ đồng quy định trong quyết định thành lập Công ty Cổ phần Pin Hà Nội của Bộ Tài chính, Nhà nước chiếm 51% cổ phẩn. Đến cuối năm 2005, Nhà nước chỉ còn chiếm 30% cổ phần. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi khá hợp lý theo tình hình kinh tế. Trước đây khi cần mở rộng sản xuất Doanh nghiệp giữ 1 nguồn vốn từ vay dài hạn lớn. Và hiện tại khi nền kinh tế khó khăn, Doanh nghiệp đã giảm nguồn này và tăng Vốn Chủ sở hữu. Ta có bảng sau về cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
( đơn vị: triệu đồng)
2006
2008
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy năm 2008 Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao hơn. 51.8% vốn của Doanh nghiệp là từ Vốn chủ sở hữu, có thể Doanh nghiệp muốn giảm rủi ro vay nợ vì tình hình tài chính khó khăn và tỷ suất sinh lời ko còn cao như năm 2006 và 2007. Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng cho thấy khả năng hoạt động 1 cách an toàn và bền vững của Doanh nghiệp trong tương lai.
Trong năm 2009 cơ cấu vốn của Công ty sẽ có ít thay đổi để đảm bảo khả năng hoạt động an toàn và chủ động trong tài chính, tránh gặp phải rủi ro từ nền kinh tế đang khủng hoảng.
Đây là 1 cơ cấu vốn có thể duy trì trong nhiều năm tới. Tuy nhiên để tăng vốn cho hoạt động nghiên cứu phát triển, Doanh nghiệp có thể vay vốn dài hạn vì lãi suất hiện tại đã xuống rất thấp và bảo đảm rủi ro thấp.
**********************************************************
PHẦN II:
TỎ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Toàn bộ công tác kế toán của công ty chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và kế toán trưởng, có nhiệm vụ lập và thực hiện kế hoạch tài chính, ghi chép chính xác nguồn vốn, vật tư, tài sản cố định.
Bộ máy kế toán được tổ chức dưới hình thức tập trung tại phòng kế toán, không phân chia xuống các phân xưởng. Tại các phân xưởng có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ tập hợp số liệu về tiền lương và nguyên vật liệu để gửi lên xử lý tại phòng kế toán.
Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần Pin Hà Nội.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KT GIÁ THÀNH VÀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ
KT TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG
KT QUỸ VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
KT VẬT LIỆU VÀ TIỀN LƯƠNG
Gửi số liệu lên phòng kế toán để tổng hợp
Nhân viên thống kê vật tư và lương tại các phânxưởng.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 6 người và mỗi người nắm giữ 1 phần hành riêng biệt. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Pin Hà Nội là khá đồng đều và có chuyên môn cao. Các bác và các anh chị đều tốt nghiệp đại học chính quy từ Học viện tài chính, Đại học kinh tế quốc dân và Đại học Thương mại.
1.1: KẾ TOÁN TRƯỞNG
-Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về các hoạt động liên quan đến tình hình tài chính, tiền tệ, thuế của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và hội đồng quản trị cũng như pháp luật về kết quả công việc trong thẩm quyền của mình. Là người phụ trách chung phòng Tài chính-Kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tổng hợp các thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty.
1.2: KẾ TOÁN TỔNG HỢP – 1 người
-Là người có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán, lên bảng quyết toán năm, kết xuất ra bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh.Ngoài ra công việc quan trọng hơn của 1 kế toán tổng hợp là lập ra các báo cáo kế toán quản trị, phân tích tài chính, thuế, bảo quản lưu trữ hồ sơ.
1.3: BỘ PHẬN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – 1 người
Phần hành khá phức tạp đối với 1 công ty sản xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí giá thành sản xuất. Đây là 1 phần hành trọng yếu trong hạch toán giá thành sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán phần hành này bao gồm:
Tập hợp số lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại có thể xảy ra.
Ngoài ra kế toán nguyên vật liệu còn theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp và tìm ra những nguồn cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng và giá cả hợp lý.
1.4: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG – 1 người
Mỗi phân xưởng có 1 nhân viên thống kê, chuyên theo dõi, quản lý và lập bảng tính lương. Sau đó sẽ gửi lên phòng kế toán duyệt và qua phòng Phó Giám Đốc duyệt lần cuối. Sau đó gửi lại về phân xưởng để trả lương cho nhân viên bằng quỹ lương riêng cấp cho từng phân xưởng. Cụ thể công việc của kế toán tiền lương là như sau:
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
Lập báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
1.5: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG – 1 người
Phản ánh tình hình tăng giảm của tiền mặt và tiền gửi trong quá trình thanh toán với các bên hữu quan. Giám sát việc chấp hành chế độ tài chính của công ty trong quá trình thu chi. Tập hợp đủ chứng từ chứng minh chi phí là hợp lý, hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán và cơ quan thuế làm việc.
Dùng các phiếu thu, chi viết tay hoặc in từ phần mềm để theo dõi các khoản tiền ra vào hàng ngày. Sau đó thường xuyên đối chiếu số dư tiền mặt thật với số dư sổ sách để kịp thời điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra.
Thực hiện giao dịch với ngân hàng: vay tiền, thanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu chi, mở L/CTheo dõi số dư tiền gửi ngân hàng, lấy sổ phụ ngân hàng đối chiếu, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài và giữ uy tín trong việc hoàn lại đúng hạn vốn vay cho ngân hàng.
1.6: BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KIÊM THỦ QUỸ - 1 người
Kế toán TSCĐ: Có trách nhiệm ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ của Doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu. Hàng ngày phản ánh số tiền thực thu, thực chi vào sổ quỹ theo đúng chế độ hiện hành.
1.7: BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM – 1 người
Kế toán giá thành: Có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, phân loại chi phí trong kỳ từ các phần hành kế toán vật tư, tiền lương, tài sản cố định, chi phí mua ngoài, chi phí sản xuất chung. Từ đó tính ra chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Đồng thời theo dõi, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất và toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm.
Kế toán tiêu thụ: Có trách nhiệm xác định doanh thu bán hàng, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra kế toán tiêu thụ còn theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và tình hình thanh toán công nợ của khách hàng.
Bộ phận Kế toán là 1 bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mỗi Doanh nghiệp. Từ những thông tin mà kế toán tập hợp , các nhà quản trị, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng.mới có thông tin thích hợp để ra quyết định kinh doanh, đầu tư
Và cũng nhờ sự hợp tác của các bộ phận, các phòng ban mà kế toán mới có đủ thông tin để ghi sổ, hạch toán, phản ánh đúng thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp.
HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHẦN HÀNH CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CỦA TỪNG BỘ PHẬN
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội hiện đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà Nước ban hành. Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
Báo cáo tài chính của công ty gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1. Hình thức ghi sổ
Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là 1 đơn vị sản xuất có quy mô lớn, khối
lượng nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và nhiều. Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu tập trung nên cho đến năm 2006 công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: NHẬT KÝ CHUNG và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chu trình ghi sổ cụ thể như sau:
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ Nhật ký đặc biệt
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sau đó với sự phát triển của các phần mềm kế toán Doanh nghiệp và kê khai thuế. Từ năm 2007, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán FoxPro trong công tác kế toán, hình thức kế toán hiện nay công ty đang áp dụng là nhật ký chung với hệ thống kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ trong máy. Đây là hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán, với sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản lý của Công ty.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công lao động trong bộ máy toán, ghi chép kế toán rõ rang, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu.
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống sổ sử dụng trong quá trình hạch toán bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ kế toán chi tiết.
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Vào máy
Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối phát sinh
Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm toán
ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CỦA TỪNG PHẦN HÀNH
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
Đặc điểm kế toán Nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Nguyên vật liệu của Công ty được chia làm 2 loại:
Vật tư trong mức
Vật tư ngoài mức
Vật tư trong mức:
Gồm có các loại vật liệu sau:
Vật liệu chính giúp tạo ra sản phẩm hoàn thiện gồm có hoá chất: Mn, Zn, chất điện ly ( sự chênh lệch dòng điện giữa Mn và Zn trong chất dung dịch điện ly tạo nên dòng điện có hiệu điện thế 1,5V và cường độ dòng điện thay đỏi tùy thuộc vào kích cỡ của Pin).
Vật liệu phụ như: giấy, mác, bao bì tạo nên nhãn hiệu cho sản phẩm. Bao bì sản phẩm, bao bên ngoài cục than của Pin như: Vỏ kẽm mỏng, nhãn hiệu Pin Con thỏ.
Vật tư trong mức được xác định giá thánh kế hoạch xây dựng từ đầu năm tài chính, lấy giá bình quân của kỳ gốc ( tức kỳ kế hoạch) từ đó tạo nên các phiếu định mức quy định 1 sản phẩm sẽ sử dụng bao nhiêu vật liệu chính, bao nhiêu vật liệu phụ được sử dụng để sản xuất sản phẩm theo công thức phối trộn.
Khi cấp phát vật tư theo định mức, phải phụ thuộc vào tác nghiệp sản xuất và kế hoạch sản xuất sau đó lĩnh vật tư tại kho va là thủ tục đối chiếu giữa kho và phân xưởng được lĩnh nguyên vật liệu.
Hết mỗi quý, phòng kế toán sẽ tính lại giá trị nguyên vật liệu đã xuất theo giá bình quân thực tế và điều chỉnh lại chi phí tạm tính trong bảng kê số 3.
Vật tư ngoài mức:
Gồm có công cụ dụng cụ, nhiên liệu, bảo hộ lao động tuy không cấu thành nên sản phẩm nhưng là giúp sản xuất, tác động nên nguyên vật liệu chính để tạo thành Pin và sửa chữa các tài sản cố định như: Bút thử điện, lưỡi cưa, vòng bi, thanh gia nhiệt.
Vật liệu ngoài mức như công cụ dụng cụ, nhiên liệu được đặt mua theo yêu cầu của từng phân xưởng. Đơn vị có nhu sử dụng phải được phê duyệt từ các phòng chức năng và phòng kế toán. Vật liệu được mua và xuất thẳng theo giá FIFO, nhập qua kho chỉ là thủ tục.
Hệ thống chứng từ sổ sách sử dụng:
CHỨNG TỪ SỬ DỤNG:
Mua, Nhập kho nguyên vật liệu, CCDC mua trong nước:
Đơn đặt hàng (phòng vật tư gửi đi)
Hợp đồng kinh tế
Hóa đơn
Vận đơn
Biên bản thanh lý hợp đồng.
Phiếu chi, hoặc ủy nhiệm chi (khi thanh toán)
Phiếu nhập kho
Mua, nhập kho nguyên vật liệu, CCDC nhập khẩu:
Purchase order (Đơn đặt hàng)
Sales contract (Hợp đồng kinh tế)
Bộ chứng từ mở L/C của Ngân hàng
Commercial invoice (Hóa đơn thương mại)
Packing list
Bill of lading (Vận đơn)
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
-Phiếu nhập kho (có chữ ký của thủ kho và kế toán trưởng)
Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC:
Đề nghị cung ứng vật tư của các tổ sản xuất (Quản đốc và Kế toán trưởng duyệt à Phòng vật tư)
Phiếu xuất kho (có ký duyệt của thủ kho, kế toán trưởng và người nhận)
Phiếu xuất vật tư theo định mức
Thẻ kho (cho từng NVL)
Phiếu bàn giao NVL (tại phân xưởng)
Nhập xuất thẳng CCDC:
CCDC chuyên dùng cho tổ sản xuất, khi hỏng hoặc cần mua thêm để gia tăng sản xuất phải có duyệt của Phòng tổng hợp, Phòng kinh doanh và Kế toán trưởng. Sau đó phòng vật tư sẽ được mua dùng đủ và lập phiếu Nhập xuất thẳng. CCDC không qua kho mà được chuyển thẳng đến bộ phận yêu cầu.
Mua CCDC
Đề nghị cung cấp vật tư
Phiếu nhập xuất thẳng
Nhập kho do xuất thừa NVL
Phiếu nhập kho (ghi kèm số phiếu xuất tương ứng)
Có chữ ký của trưởng bộ phận sản xuất, quản đốc, thủ kho và người giao hàng.
Cuối các tháng, thủ kho và các phòng có liên quan phải chứng kiến kiểm kê kho và lập Biên bản kiểm kê vật tư cho từng loại vật tư và có ký tá đấy đủ các bên.
Sau đó đối chiếu với Bảng Nhập-Xuất-Tồn hàng tháng để kịp thời điều chỉnh các sai sót.
SỔ SÁCH SỬ DỤNG
Sổ kho để tại mỗi kho
Thẻ kho cho mỗi loại vật tư lưu trữ tại nơi để vật tư đó.
Báo cáo tồn kho hàng tháng.
Bảng phân bổ Nguyên vật liệu cho các tổ sản xuất của từng phân xưởng.
Sổ cái TK152,153,156.
Tài khoản chi tiết
152
Nguyên vật liệu
15201
Nguyên vật liệu chính
15202
Nguyên vật liệu phụ
15203
Nguyên liệu
15204
Vật liệu
15205
Vật liệu xây dựng
15207
Phế liệu thu hồi
TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6211
Chi phí vật liệu phân xưởng pin số 1
6212
Chi phí vật liệu phân xưởng pin số 2
6213
Chi phí vật liệu phân xưởng phụ kiện
6214
Chi phí vật liệu ngành Điện Hơi Nước
62141
Chi phí vật liệu điện nội bộ
62142
Chi phí vật liệu điện mua ngoài
62143
Chi phí vật liệu Hơi nước
6215
Chi phí vật liệu cơ khí
6216
Chi phí phân xưởng
6217
Chi phí vật liệu bảo hộ lao động
6218
Chi phí lưu kho vật liệu
6219
Chi phí vật liệu nhà ăn
Luân chuyển chứng từ
Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc như phiếu nhập, xuất kho vật liệu, hóa đơn, phiếu nhập xuất thẳng, phiếu xuất vật tư theo định mức, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ CCDC à sổ chi tiết vật tư, CCDC, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp à cho từng kho, từng phân xưởng sản xuất, từng bộ phận quản lý à bẳng tổng hợp chi tiết.
Đồng thời à nhật ký chung à sổ cái TK 152,153,621,627,641,642.
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Đặc điểm Kế toán Tiền lương tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
Hệ thống tiền lương tại Công ty Cổ phần Pin Hà Nội hiện dang duy trì 2 hệ thống lương song song: Lương theo Doanh nghiệp Nhà nước với mức lương tối thiểu 540.000Đ và 22 ngày đi làm đối với cán bộ quản lý à Nợ TK 642 và Lương theo Doanh nghiệp cổ phần tính lương cho công nhân và các cấp quản lý theo định mức sản phẩm sản xuất ra à 622, 627, 641, 642 do nhân viên thống kê phân xưởng theo dõi và tính cho từng người.
Chứng từ và sổ sách sử dụng
CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
Bảng chấm công
Bảng tính lương
Bảng đơn giá định mức cho sản phẩm (Được ban giám đốc và phòng kế toán lập quyết đinh đầu mỗi năm)
Bảng thanh toán tạm ứng lương
Bảng thanh toán lương
Bảng tính thuế Thu nhập cá nhân phải nộp hộ.
Hợp đồng lao động
Hợp đồng khoán
Bảng theo dõi làm thêm giờ và thưởng hoàn thành vượt mức sản lượng.
Thông báo nộp BHXH, BHYT
SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Sổ theo dõi lương của từng tổ sản xuất do nhân viên thống kê phân xưởng lập.
Sổ theo dõi sản lượng.
Tài khoản chi tiết
TK622
6221
Chi phí nhân công px Pin số 1
62211
Chi phí tiền lương px Pin số 1
62212
Chi phí BHXH px Pin số 1
62213
Chi phí KPCĐ px Pin số 1
6222
Chi phí nhân công px Pin số 2
62221
Chi phí tiền lương px Pin số 2
62222
Chi phí BHXH px Pin số 2
6223
Chi phí nhân công px phụ kiện
62231
Tiền lương
62232
BHXH
62233
Chi phí PX phụ kiện
6224
Chi phí nhân công PX
62241
Chi phí lương
62242
Chi phí BHX
6225
Chi phí nhân công cơ khí
62251
Lương
62252
BHXH
6226
Chi phí nhân công PX
62261
Lương
62262
BHXH
6227
Chi phí nhân công
62271
Lương
62272
Chi phí khác (ăn ca, ăn trưa)
6228
Chi phí nhân công Điện Hơi Nước
6229
Chi phí nhân công Nhà ăn
62291
Lương
62292
BHXH
Luân chuyển chứng từ
Căn cứ bảng chấm công, sổ theo dõi sản lượng, bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ à Sổ chi tiết TK334, 338 (3382,3383,3384) à lập bảng tổng hợp chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đồng thời à nhật ký chung à sổ cái Tk334, 338 (3382,3383,3384)
TIỀN MẶT VÀ NGÂN HÀNG
Chứng từ và sổ sách sử dụng
CHỨNG TỪ SỬ DỤNG
Phiếu thu
Phiếu chi
Phiếu thu ngoại tệ
Phiếu chi ngoại tệ
Ủy nhiệm thu, chi
Giấy báo có, giấy báo nợ
Lệch chuyển tiền
Sổ phụ Bank Statement
Sao kê chi tiết
Đề nghị thanh toán
Đề nghị tạm ứng
Đề nghị thanh toán tạm ứng
Chứng từ hoàn ứng
Biên bản kiểm kê quỹ.
Thủ tục vay tiền.
Doanh nghiệp phải lập ra phương án kinh doanh và được các cán bộ tín dụng thẩm định khả năng thành công của phương án đó. Sau đó, ngân hàng sẽ lập ra 3 bản hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp giữ 1 bản ngân hàng giữ 1 bản và lưu tại hội sở chính 1 bản kèm theo giấy đề nghị vay vốn và bảng kê đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Pin Hà Nội là một doanh nghiệp có uy tín trong tín dụng. Doanh nghiệp luôn trả lãi vay đúng kỳ và trả gốc trước hạn. Muốn vay được vốn lớn Doanh nghiệp cần có tài sản thế chấp như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị .
Thủ tục mở L/C tại ngần hàng ANZ
Khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc hoặc Thái Lan, doạnh nghiệp thông qua ngân hàng quốc tế ANZ để vay ngoại tệ thanh toán cho lô hàng trước khi hàng rời khỏi cảng theo giá CIF. Hồ sơ L/C gồm có commercial invoice, packing list, bill of lading, sales contract, trucking fee để ký quỹ tại ANZ. Sau khi hàng cập cảng, làm thủ tục hải quan và được chở về bằng Container, doanh nghiệp sẽ thanh toán nốt phần còn lại cho ngân hàng.
SỔ SÁCH KẾ TOÁN
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết TK 111
Tài khoản chi tiết:
112
Tiền gửi ngân hàng
1121
Tiền gửi ngân hàng tiền Việt Nam
1121110
Tiền gửi tại ngân hàng ANZ
1121120
Tiền ký quỹ bằng tiền mặt
1121130
Tiền gửi tại ngân hàng VCB
1121140
Tiền ký quỹ tại VCB
1121150
Tiền gửi tại ngân hàng Agribank
1121170
Tiền gửi tại ngân hàng BIDV
1122
1122110
Tiền gửi USD tại ANZ
1122130
Tiền ký quỹ bằng USD tại ANZ
Luân chuyển chứng từ
Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5828.doc