Đề tài Tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế Đường bộ Nghệ An

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp 3

1. 1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 3

1. 1. 1. Vai trò, ý nghĩa và yêu cầu quản lý lao động: 3

1.1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương: 5

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 5

1.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương: 6

1.2.1. Các hình thức trả lương: 6

1. 2. 1. 1. Trả lương theo thời gian: 7

1. 2. 1. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 9

1.2.1.3. Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp áp dụng tại doanh nghiệp: 13

1. 2. 2. Quỹ tiền lương: 16

1. 2. 3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: 17

1. 3. Thanh toán lao động tiền lương, tính lương và các khoản phải trả cho người lao động: 19

1. 3. 1. Phân loại lao động: 19

1.3.2. Hạch toán lao động: 20

1.3.3. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động: 22

1.4. Kế toán tiền lương và các khoán trích theo lương 23

1.4.1. Chứng từ sử dụng: 23

1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng 25

1.4.3. Phương pháp kế toán 27

1.4.4. .Hệ thống sổ sách sử dụng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp: 30

Chương II:Thực trạng tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP XD &TVTK Đường bộ Nghệ An 33

I- Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần XD&TVTK Đường bộ Nghệ An: 33

1- Chức năng Công ty cổ phần XD&TVTK đường Bộ Nghệ An có các chức năng sau: 33

2- Quá trình hình thành: 33

3- Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh. 34

4- Tình hình tài chính của công ty khi thành lập: 34

II- Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 35

1. Tổ chức bộ máy quản lý: 35

2: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần XD&TVTK đường bộn Nghệ An. 37

3: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 38

4: Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống kế toán 39

5: Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 42

III Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty CPXD & TVTK Đường bộ NA 42

1. Công tác quản lí lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 42

1.1. Các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương. 42

1.2.Quy chế quản lí, sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương 43

2. Hạch toán lao động. 44

3. Cách tính lương và các khoản trích theo lương 44

3.1 Phương thức tính lương 44

Bảng danh sách đóng BHXH, BHYT 48

3.2 Cách tính BHXH,BHYT,KPCĐ: 51

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty CPXD & TVTK Đường Bộ Nghệ An 58

I. Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty CPXD & TVTK Đường Bộ Nghệ An: 58

1. Ưu điểm: 58

2. Nhược điểm: 59

II, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty CPXD & TVTK Đường Bộ Nghệ An: 60

Kết Luận 63

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế Đường bộ Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động. * Hạch toán thời gian lao động: Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ, phòng ban trong doanh nghiệp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là “Bảng chấm công” theo Mẫu số 01-LĐ - TL. Bảng này được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động và mỗi tháng được lập một tờ theo dõi từng ngày làm việc. Bảng chấm công được dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt của công nhân viên trong tổ đội theo từng nguyên nhân. Trong bảng chấm công ghi rõ ngày được nghỉ theo quy định những ngày lễ, tết, chủ nhật. Mọi sự vắng mặt của người lao động được ghi rõ ràng. Cuối tháng, tổ trưởng (trưởng phòng) tổng hợp tình hình sử dụng lao động số có mặt, số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó cung cấp cho phòng kế toán phân xưởng. Nhân viên kế toán phân xưởng kiểm tra, xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công, sau đó tập hợp báo cáo cho phòng lao động tiền lương. Cuối tháng, bảng này chuyển cho phòng kế toán để tính tiền lương. Hạch toán thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc phiếu nghỉ, con ốm do bệnh viên, bác sĩ cấp và xác nhận. Sau đó chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ để ghi vào bảng chấm công. * Hạch toán kết quả lao động: Hạch toán kết quả lao động là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên chức, biểu hiện bằng số lượng công việc, khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Tuy khác nhau về mẫu, nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung: tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu và chất lượng công việc hoàn thành … Đó chính là các báo cáo về kết quả sản xuất như: “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Bảng khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Bảng kê năng suất tổ”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”… Các chứng từ này đều phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo bộ phận duyệt y, sau đó được chuyển cho nhân viên hạch toán đội sản xuất để tổng hợp kết quả lao động toàn đội rồi chuyển về phòng tiền lương xác nhận. Cuối cùng, các chứng từ đó chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Tại mỗi đội thi công, nhân viên hạch toán đội phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động, ghi kết quả cho từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung cho toàn doanh nghiệp. 1.3.3. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động: Mỗi doanh nghiệp dựa vào điều kiện đơn vị, về đặc điểm sản xuất kinh doanh, về đặc điểm lao động để áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp với đơn vị mình. Mỗi hình thức trả lương trong đơn vị đều có mục đích tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo làm sao cho người lao động hăng hái tham gia làm việc vời ý thức cao nhất. Vì vậy việc áp dụng hình thức tiền lương nào, cách tính tiền lương ra sao để đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động là yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý lao động và tiền lương trong mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp từ lãnh đạo đến công nhân phải tìm mọi cách để tăng thu nhập của mình cũng như của toàn doanh nghiệp sao cho mức lương họ nhận được từ doanh nghiệp đảm bảo cho họ có thể sống và hoà nhập với xã hội. Từ những quyết định của Nhà nước,hàng tháng trên cơ sở về tài liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động, chính sách xã hội về lao động tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả cho người lao động. Tuỳ theo hình thức lao động mà áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp. Tiền lương được tính toán và tổng hợp riêng cho từng người lao động và tổng hợp theo từng bộ phận lao động được phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương”lập cho từng bộ phận đó. “Bảng thanh toán tiền lương”của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để thanh toán, chi trả lương cho người lao động, đồng thời cũng là cơ sở để tổng hợp và phân bổ tiền lương và tính trích BHXH (lập bảng phân bổ tiền lương. BPB số 1). Trường hợp áp dụng tiền thưởng cho người lao động cần tính toán và lập “Bảng thanh toán tiền thưởng”để theo dõi và chi trả theo đúng quy định. - Bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH được cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, doanh nghiệp có trách nhiệm trích và thu bảo hiểm xã hội rồi nộp lên cấp trên. Việc thanh toán bảo hiểm, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán với người lao động dựa trên các chứng từ hợp lệ như phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy chứng nhân thương tật...rồi sau đó lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội để quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên. Cụ thể, đối với khoản BHXH trả thay lương trong tháng mà người lao động được hưởng, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành tính số tiền BHXH phải trả cho ngựời lao động theo công thức: Số tiền BHXH phải trả = Số ngày nghỉ tính BHXH x Lương cấp bậc bình quân/ngày x Tỷ lệ % tính BHXH Số tiền BHXH phải trả cho từng người, theo từng nguyên nhân (ốm, con ốm, sinh đẻ...) được phản ánh trong bảng thanh toán BHXH. Bảng này là căn cứ để tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH thay lương cho người lao động và là căn cứ để ghi sổ kế toán cũng như để lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH. Tuỳ thuộc vào số lượng người được hưởng trợ cấp BHXH thay lương mà kế toán phải lập bảng này cho từng bộ phận hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp. - Bảo hiểm y tế: Với khoản bảo hiểm y tế, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm nộp lên cấp trên, người lao động sẽ trực tiếp hưởng các chế độ thông qua cơ quan y tế nơi người lao động đến khám chữa bệnh. - Kinh phí công đoàn: Với khoản KPCĐ, doanh nghiệp phải nộp 50% trong tổng số KPCĐ đã trích cho cơ quan công đoàn cấp trên. Số còn lại dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn đơn vị và không được chi tiêu vượt quá số này. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tìên lương và các chứng từ gốc liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động liên quan. Việc tính toán phân bổ chi phi nhân công cho các đối tượng sử dụng có thể được thực hiện bằng trực tiếp hay bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Kết quả tính toán, phân bổ được phản ánh trong: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4. Kế toán tiền lương và các khoán trích theo lương 1.4.1. Chứng từ sử dụng: Hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH, thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH như: Bảng chấm cụng 01a-LĐTL Bảng chấm cụng làm thờm giờ 01b-LĐTL Bảng thanh toỏn tiền lương 02-LĐTL Bảng thanh toỏn tiền thưởng 03-LĐTL Giấy đi đường 04-LĐTL Phiếu xỏc nhận sản phẩm hoặc cụng việc hoàn thành 05-LĐTL Bảng thanh toỏn tiền làm thờm giờ 06-LĐTL Bảng thanh toỏn tiền thuờ ngoài 07-LĐTL Hợp đồng giao khoỏn 08-LĐTL Biờn bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoỏn 09-LĐTL Bảng kờ trớch nộp cỏc khoản theo lương 10-LĐTL Bảng phõn bổ tiền lương và bảo hiểm xó hội 11-LĐTL Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Trên cơ sở “Bảng chấm công”, “Phiếu giao việc”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, kết quả tính lương cho từng người lao động được hoàn thành. Căn cứ vào đây, kế toán tiền lương lập “Bảng thanh toán lương”cho từng tổ, đội và các phong ban, trong đó ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp,trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền lương mà người lao động được lĩnh. Mỗi công nhân viên ghi trên một dòng (có ghi kèm cả cấp bậc lương). Đồng thời, kế toán tiền lương cũng tổng hợp, phân bổ và lập nên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”cho các tổ đội này. Sau đó kế toán tiền lương sẽ lập ra “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH”tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Việc thanh toán BHXH cho các công nhân viên được hưởng khoản trợ cấp này trong tháng phải căn cứ vào các chứng từ liên quan như: phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động, giấy chứng nhận khám bệnh được hưởng trợ cấp BHXH…để lập “Bảng thanh toán BHXH”. Nếu áp dụng tiền thưởng cho công nhân viên, kế toán tiền lương cần tính toán và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền thưởng”để theo dõi và chi trả cho người lao động. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt, “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH”sẽ được dùng làm căn cứ để viết phiếu chi và thanh toàn tiền lương cho người lao động trong từng bộ phận. Việc thanh toán lương được thực hiện làm 2 kỳ trong tháng: kỳ một được gọi là tạm ứng, kỳ hai thanh toán nốt phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ (theo chế độ quy định) hoặc những khoản nợ của công nhân được cơ quan pháp lý quyết định khấu trừ vào lương. Tiền lương phải trả tân tay cho người lao động hoặc người đại diện tập thể. Thủ quỹ phát lương và người nhận phải ký vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận mình. Trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, đối tượng tính giá thành thường là những công trình, hạng mục công trình lớn,thời gianthi công và kỳ tính giá thành dài,đối tượng tính giá thành đơn chiếc. Do vậy doanh nghiệp xây dựng thường không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà thực tế phát sinh vào thời điểm nào thì tính luôn vào chi phí sản xuất của thời kỳ đó. 1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng Để tính toán và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK334 - “phải trả công nhân viên”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu: TK 334 Bên nợ: Bên có: - Các khoản tiền lương và tiền phụ - Phản ánh tiền lương và các cấp đã trả cho CNV khoản phụ cấp khác phải trả cho CNV trong kì - Các khoản khấu trừ vào lương và nhập của CNV - Các khoản tiền lương và thu nhập CNV chưa lĩnh trong kì chuyển sang thu nhập khác Số dư nợ(nếu có) : Số tiền trả thừa Số dư có: Tiền lương và các cho CNV khoản còn phải trả cho CNV Tài khoản 334 có 2 TK cấp 2: + TK3341: phải trả công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả công nhân viên thuộc biên chế của doanh nghiệp. + TK3342: phải trả người lao động khác: phản ánh các khoản phải trả cho lao đông thuê ngoài không thuộc biên chế của doanh nghiệp xây lắp. TK338 - “phải trả phải nộp khác”: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết toán của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời … Kết Cấu : TK 338(2,3,4) Bên nợ: Bên có: -Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý - Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính vào chi phí kinh doanh(19%),khấu trừ vào lương CNV(6%) -Khoản BHXH phải trả cho CNV -Các khoản đã chi về KPCĐ -Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã nộp, trả, đã nộp khác - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải trả được cấp bù, các khoản phải trả khác Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa Dư có: Số tiền còn phải trả phải nộp Tài khoản 338 được chi tiết thành 8 tài khoản cấp 2: + TK3381: Tài sản thừa chờ giải quyết + TK3382: Kinh phí công đoàn + TK3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế + TK 3385: Phải trả về cổ phần hoá + TK3386: Nhận ký qũy,ký cược ngắn hạn + TK3387: Doanh thu chưa thực hiện + TK3388: Phải trả phải nộp khác - Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK622, TK111, TK112, TK138, TK622, TK627, TK641, TK642... 1.4.3. Phương pháp kế toán Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về kế toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: TK 334 TK 111,112 TK 622 2 1 TK 335 13 3b 3a TK 138,141 7 627,641,642 TK 512 9 4 TK 333 TK 431 8 5 TK 338(2,3,4) TK 338(8) 12b 14 6a 10 11 6b 1- Tạm ứng lương cho CNV Nợ TK 334: "Phải trả công nhân viên" Có TK 111: “Tiền mặt” 2- Tính tiền lương và phụ cấp phải trả cho CN sản xuất Nợ TK 622 : "Chi phí nhân công trực tiếp" Có TK 334: "Phải trả công nhân viên" 3a- Trích trước tiền lương nghỉ phép cua CN trực tiếp sản xuất(căn cứ vào kế hoạch trích trước của CNNP & CNTTSX) Nợ TK 622: "Chi phí nhân công trực tiếp" Có TK 335 - "Chi phí phải trả" 3b- Phải trả lương cho công nhân TTSX nghỉ phép trong kỳ Nợ TK 335- "Chi phí phải trả" Có TK 334: "Phải trả công nhân viên" 4- Tính tiền lương phải trả cho công nhân QLPX, NVBH,NVQLDN Nợ TK 627,641,642 Có TK 334: "Phải trả công nhân viên" 5- Tính tiền thưởng phải trả cho CNV Nợ TK: 431(1) “Quỹ khen thưởng” Có TK 334 : "Phải trả công nhân viên" 6a- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của CNV trong DN(19% tính vào chi phí) Nợ TK :622,627,641,642 Có TK :338(2,3,4) 6b- Các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, KPCĐ vào thu nhập của người lao động Nợ TK 334 "Phải trả công nhân viên" Có TK :338(2,3,4) 7- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động: tiền tạm ứng Nợ TK : 334 "Phải trả công nhân viên" Có TK :1388,141"Phải thu khác. tạm ứng" 8- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nợ TK :334 "Phải trả công nhân viên" Có TK :3335 “ Thuế TNCN phải nộp” 9- Trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hoá Nợ TK :334"Phải trả công nhân viên" Có TK :512 “Doanh thu nội bộ” Có TK : 3331 “Thuế GTGT phải nộp” 10- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ Nợ TK : 338(2,3,4)” KPCĐ, BHXH, BHYT” Có TK :111,112” Tiền mặt, TGNH” 11- Chi KPCĐ tại doanh nghiệp Nợ TK: 3382 “KPCĐ” Có TK : 111”Tiền mặt” 12a- Chi trợ cấp BHXH Nợ TK: 1388 “Phải thu khác” Có TK:111”Tiền mặt” 12b- Phải trả BHXH có tính chất như lương Nợ TK 338 “BHXH” Có TK 334 "Phải trả công nhân viên" 13- Thanh toán lương kỳ 2 cho CNV Nợ TK:334 "Phải trả công nhân viên" Có TK :111,112 “Tiền mặt, TGNH” 14- Tiền lương của CNV vắng mặt trong kỳ trả lương Nợ TK: 334 "Phải trả công nhân viên" Có TK:3388 “Phải trả khác” *Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì doanh nghiệp phải xác định được tỷ lẹ trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX. Sau đó trích mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX theo kế hoạch. *Đối với doanh nghiệp xây lắp thì các khoản trích theo lương của CNTT xay lắp. CN điều khiển máy thi công, thì không được hạch toán vào tài khoản 622,623 mà hạch toán vào tài khoản 627. 1.4.4. .Hệ thống sổ sách sử dụng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp: Để phản ánh các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống sổ kế toán sau: Một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Sổ cái là sổ ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quan hệ đối ứng tài khoản. Các sổ hoạch toán chi tiết: là sổ phản ánh chi tiết cụ thể về từng đối tượng kế toán, gồm có các sổ chi tiết như TK 334, TK 338, TK 111, TK 112, TK 641, TK642... *Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung: Tất cả cỏc nghiệp vụ kinh tế, tài chớnh phỏt sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tõm là sổ Nhật ký chung, theo trỡnh tự thời gian phỏt sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toỏn) của nghiệp vụ đú. Sau đú lấy số liệu trờn cỏc sổ Nhật ký để ghi Sổ Cỏi theo từng nghiệp vụ phỏt sinh. Hỡnh thức kế toỏn Nhật ký chung gồm cỏc loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt; - Sổ Cỏi TK 334,338 Cỏc sổ, thẻ kế toỏn chi tiết. * Đối với doanh ngiệp áp dụng hỡnh thức kế toỏn Nhật ký - Sổ Cỏi Cỏc nghiệp vụ kinh tế, tài chớnh phỏt sinh được kết hợp ghi chộp theo trỡnh tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toỏn) trờn cựng một quyển sổ kế toỏn tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cỏi. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cỏi là cỏc chứng từ kế toỏn hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toỏn cựng loại. Hỡnh thức kế toỏn Nhật ký - Sổ Cỏi gồm cú cỏc loại sổ kế toỏn sau: - Nhật ký - Sổ Cỏi; - Cỏc Sổ, Thẻ kế toỏn chi tiết. *Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toỏn tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toỏn tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trỡnh tự thời gian trờn Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trờn Sổ Cỏi. Chứng từ ghi sổ do kế toỏn lập trờn cơ sở từng chứng từ kế toỏn hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toỏn cựng loại, cú cựng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đỏnh số hiệu liờn tục trong từng thỏng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và cú chứng từ kế toỏn đớnh kốm, phải được kế toỏn trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toỏn. Hỡnh thức kế toỏn Chứng từ ghi sổ gồm cú cỏc loại sổ kế toỏn sau: - Chứng từ ghi sổ; - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; - Sổ Cỏi; - Cỏc Sổ, Thẻ kế toỏn chi tiết. *Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hoỏ cỏc nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh theo bờn Cú của cỏc tài khoản kết hợp với việc phõn tớch cỏc nghiệp vụ kinh tế đú theo cỏc tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chộp cỏc nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh theo trỡnh tự thời gian với việc hệ thống hoỏ cỏc nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rói việc hạch toỏn tổng hợp với hạch toỏn chi tiết trờn cựng một sổ kế toỏn và trong cựng một quỏ trỡnh ghi chộp. - Sử dụng cỏc mẫu sổ in sẵn cỏc quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiờu quản lý kinh tế, tài chớnh và lập bỏo cỏo tài chớnh. Hỡnh thức kế toỏn Nhật ký – Chứng từ gồm cú cỏc loại sổ kế toỏn sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kờ; - Sổ Cỏi; - Sổ hoặc thẻ kế toỏn chi tiết. Chương II:Thực trạng tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP XD &TVTK Đường bộ Nghệ An I- Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần XD&TVTK Đường bộ Nghệ An: Công ty cổ phần XD&TVTK Đường Bộ Nghệ An là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật lao động, luật công ty cổ phần, pháp lệnh thống kê kế toán, nghị định 50, 59 của Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp quy khác của nước Việt Nam. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần XD&TVTK đường Bộ Nghệ An được tóm lược như sau: 1- Chức năng Công ty cổ phần XD&TVTK đường Bộ Nghệ An có các chức năng sau: - Xây dựng đường bộ các cấp, cầu cống, công trình thuỷ lơi, sân bay, bến cảng. - Tư vấn thiết kế các công trình giao thông. - Sản xuất đá các loại, sản xuất cấu kiện bê tông như cọc tiêu biểnbáo. - Cho thuê các loại xe máy, thiết bị phục vụ thi công công trình giao thông như - Dịch vụ du lịch. Địa chỉ và trụ sở chính của Công ty CPXD & TVTK Đường bộ Nghệ An: 217B - Đường Lê lợi - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An. 2- Quá trình hình thành: - Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) được Quố hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994. - Căn cứ vào nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà Nước thành công ty cổ phần. - Xét công văn số 512/ĐMDN ngày 10 tháng 5 năm 2001 của Sở giao thông vận tải; Tờ trình số 18/TT - BĐM ngày 14 tháng 4 năm 2001 kèm theo phương án cổ phần hoá của công ty XD Đường bộ Nghệ An và đề nghị của thường trực ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Tỉnh Nghệ An. - Công ty cổ phần XD&TVTKĐường bộ được thành lập lại theo quyết định số 1499/ QĐUB ngày 15 tháng 5 năm 2001. Từ Công ty xây dựng đường Bộ Nghệ An thành công ty cổ phầnXD&TVTK Đường Bộ Nghệ An. Công ty gồm có một số xí nghiệp trực thuộc đó là: 1 xí nghiệp sản xuất các loại phục vụ thi công, 1 xí nghiệp bê tông nhựa, 1 nhà nghỉ mát, 1 trường mầm non và 7 xí nghiệp thi công công trình. Các xí nghiệp đều bình đẳng ngang nhau trước pháp luật, hạch toán theo phương thức báo sổ, Giám đốc và Kế toán xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản Trị và Người lao động về pháp luật và chất lượng, hiệu qủa kinh tế trong phần được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 3- Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh. Công ty cổ phần đường Bộ Nghệ An là một đơn vị trong sản xuất kinh doanh có lãi, có uy tín trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực nên đã trúng thầu nhiều công trình: - Công trình đường Hồ Chí Minh. - Công trình Đường Thanh Thuỷ về quê Bác. - Công trình đường trung tâm Thị Xã Cữa Lò. - Công trình đường giao thông vùng Sắn. - Công trình đường giao thông vùng Dứa. - Công trình đường Quốc lộ 48. - Công trình đường Quốc lộ 7. Với sản lượng hàng năm đạt từ 40 á 60 tỷ đồng. Công ty xây dựng chiến lược và định hướng sản xuất kinh doanh của công ty trước mắt và những năm tới như sau: Đầu tư thêm 2 dây chuyền nhựa bê tông nóng có công suất lớn, dây chuyền sản xuất vật liệu trang bị máy móc thiết bị hiện đại, thi công nền, mặt đường hoàn chỉnh, phấn đấu đạt giá trị sản lượng hàng năm tăng từ 20 á 30% để nâng cao thu nhập, có tích luỹ và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước 100% trở lên. 4- Tình hình tài chính của công ty khi thành lập: - Tại khởi điểm cổ phần hoá: Cơ cấu vốn điều lệ là 6.385.000 .000đồng. Trong đó tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm 66% vốn điều lệ, thành tiền là 4.242.000.000đồng, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động và người ngoài doanh nghiệp 34% vốn điều lệ thành tiền là 2.143.000.000đồng. - Giá trị doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá: Giá trị thực tế của doanh nghiệp Nhà nước 4.242.000 .000đồng. - Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 15.923 cổ phần; giá trị ưu đãi 477.690.000 đồng. II- Quá trình hình thành và phát triển của công ty: - Tổng số cổ phần theo giá ưu đãi cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp trả dần 214 cổ phần; giá trị trả dần 14.980.000 đồng. 1. Tổ chức bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự thành bại của cuông ty. Vì vậy bố trí bộ máy quản lý năng động sáng tạo, tận tâm vì tập thể và có hiệu quả cao là yêu cầu cần thiết nhất. Bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần XD&TVTK đường Bộ nghệ An được bố trí như sau: - Hội đồng quản trị gồm: 1 Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành sản xuất, 2 Phó giám đốc. Giám đốc là người điều hành sản xuất cao nhất Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và các cơ quan cấp trên nghĩa là người có quyền quản lý và sử dụng vốn, lao động, tài sản của công ty để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh phát triển và bảo toàn vốn. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty cổ phầnXD&TV thiết kế đường bộ Nghệ An: *. Phòng nhân chính: Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý cán bộ lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty. *. Phòng Kế toán Kế toán trưởng đồng thời là trưởng phòng có nhiệm vụ hướng dẫn, phân công nhiệm vụ kế toán từng phần hành cho các nhân viên trong phòng. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc các nhân viên làm tốt công tác hạch toán nhằm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn. Phân bổ và trích lập các quy định theo chế độ Nhà nước hiện hành. Trích nộp thuế, chế độ BHXH đầy đủ và kịp thời. *. Phòng kinh doanh: Là phòng được Giám đốc giao trách nhiệm làm tốt công tác đối ngoại, tiếp thị, nhằm tạo tối đa việc làm. Chủ yếu đi sâu vào nghề truyền thống đó là công trình giao thông, mở rộng mối liên doanh liên kết với các doanh nghiệp bạn nhằm đa dạng các nghành nghề khác. Luôn tạo được lòng tin và sự mến mộ của các chủ dự án, tạo mọi điều kiện sử dụng hết lực lượng lao động và thiết bị, cùng đội ngũ cán bộ quản lý - kỹ thuật của Công ty. *. Phòng kỹ thuật: Trưởng phòng kỹ thuật giúp giám đốc triển khai công tác thi công cho các đợn vị, xí nghiệp. Cử cán bộ kỹ thuật của phòng chỉ đạo và phối hợp với các đơn vi, xí nghiệp điều động xe, máy, nhân lực phục vụ thi công trên công trường, làm việc với tư vấn giám sát và chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng công trình. *. Phòng tư vấn thiết kế và thí nghiệm : Khảo sát , thiết kế công trình có chất lượng hiệu quả, phục vụ kịp thời cho xây lắp và hoàn công các công trình của Công ty Khảo sát , thiết kế các công trình theo hợp đồng của Công ty với các th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36647.doc
Tài liệu liên quan