Để tiến hành SXKD đòi hỏi phải có nguồn lực của các yếu tố đầu vào. Trong đó lao động đóng vai trò quyết định trong quá trình SXKD. Việc sử dụng đầy đủ và hợp lý lao động sẽ tiết kiệm được chi phí và nâng cao năng suất lao động, từ đó có điều kiện để cạnh tranh về giá với các DN khác.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, nhìn chung lao động của công ty qua 3 năm đều tăng lên và năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Tổng số lao động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 15 người tương ứng với 44,12%, năm 2010 tăng 20 người tương ứng với 40,82% so với năm 2009. Trong đó chủ yếu là tăng lên ở số lao động trực tiếp. Hàng năm, do nhu cầu về sản phẩm nhôm kính của thị trường tăng lên nên công ty cũng đã mở rộng sản xuất và đồng thời phải tuyển thêm công nhân, vì vậy số lao động trực tiếp đều tăng lên. Số công nhân khi được tuyển chọn vào công ty, làm việc tại các phân xưởng đều được qua lớp đào tạo sơ cấp do công ty mở nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Đặc biệt, đối với công nhân kỹ thuật quan trọng nhất đòi hỏi phải có tay nghề cao và khéo léo trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Lao động gián tiếp năm 2009 so với năm 2008 tăng 4 người tương ứng với 30,77%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5 người tương ứng với 29,41%. Chủ yếu là cán bộ có trình độ trung cấp tăng lên để bổ xung cho việc quản lý các phân xưởng. Bên cạnh đó thì số người có trình độ đại học và trên đại học cũng tăng lên.
Như vậy ta thấy rằng, số lượng lao động của công ty tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, phân bố nhân lực tương đối hợp lý giữa các bộ phận, đảm bảo được cân đối về nhân sự.
58 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường theo yêu cầu của công tác quản lý.
Yêu cầu của công tác kiểm kê NVL:
- Cán bộ kiểm kê phải trực tiếp xuống cơ sở để kiểm kê.
- Trước khi đi kiểm kê phải có đầy đủ số liệu của kế toán.
- Sau khi kiểm kê thì phải đối chiếu với sổ sách để lập biên bản.
- Ngoài kiểm kê về số lượng thì còn kiểm kê về hiện trạng, chất lượng, tình hình bảo quản NVL để có thông tin kiến nghị với ban lãnh đạo để kịp thời xử lý. Biên bản sau khi lập được coi là tài liệu để so sánh với sổ kế toán.
Việc phản ánh và xử lý chênh lệch số liệu kiểm kê làm cho số liệu kế toán chính xác, trung thực và đó là cơ sở để lập báo cáo tài chính của DN.
2.1.3.5 Tổ chức trích lập dự phòng
Dự phòng và nguyên tắc trích lập dự phòng
Trong hoạt động SXKD của DN luôn chứa đựng những biến cố và rủi ro có thể xảy ra, gây thiệt hại cho DN. Một trong những rủi ro thường gặp là sự biến động của giá cả, những nguyên nhân khách quan làm giảm giá trị tài sản của DN. Chính vì vậy, DN cần phải thực hiện chính sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ kế toán để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ kế toán sau. Với NVL, việc lập dự phòng sẽ giúp DN phản ánh chính xác giá trị NVL cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán.
Theo chế độ kế toán, DN chỉ được lập dự phòng cho những NVL thuộc quyền sở hữu của DN. Việc xác định đối tượng cần dự phòng cũng như mức dự phòng cần lập, hoàn nhập được thực hiện một lần vào cuối niên độ kế toán trên cơ sở kết quả kiểm kê NVL và đối chiếu giá gốc với giá thị trường.
Mức dự phòng cần lập cho một niên độ kế toán được tính như sau:
Mức dự phòng cần lập năm tới cho NVL i
=
Số lượng NVL i cuối niên độ kế toán
x
Mức giảm giá của NVL i
Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng
Để theo dõi tình hình trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá HTK, kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
- Kết cấu:
+ Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
+ Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá HTK ghi vào giá vốn hàng bán.
Cuối niên độ kế toán năm sau, trích bổ sung dự phòng giảm giá HTK (nếu số phải trích lập dự phòng giảm giá
HTK năm sau lớn hơn số đã trích lập dự phòng năm trước hay số phải trích lập năm trước)
Cuối niên độ kế toán, tính và trích lập dự phòng
giảm giá HTK
TK 632
TK 159
Cuối niên độ kế toán năm sau, ghi giảm chi phí số trích thừa (nếu số phải trích lập dự phòng năm sau nhỏ hơn số
đã trích lập dự phòng năm trước)
+ Dư có: Dự phòng giảm giá HTK hiện có cuối kỳ.
Sơ đồ 2.6: Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của đơn vị nghiên cứu
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103023378 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/04/2008. Tuy mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2008 nhưng đến nay đã tạo được uy tín trên thị trường. Cho đến nay công ty vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quy trình sản xuất sản phẩm.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa
- Trụ sở: Số 51, ngõ 62, đường Ngọc Hà, phường Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại: 047332282
- Fax: 046888099
- Mã số thuế: 0102703435
Công ty sản xuất và thương mại Vy Hoa đã được khách hàng biết đến từ năm 2008 với những sản phẩm bằng nhôm, kính dùng trong xây dựng và trang trí nội thất như cửa đi, cửa sổ, vách ngăn, tủ bếp, kính các loại. Dây chuyền sản xuất sử dụng các máy móc hiện đại, công ty đã đầu tư đầy đủ thiết bị, khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, quản lý chất lượng nghiêm ngặt, luôn luôn nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, uy tín đến từng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt khi nền kinh tế ngày một phát triển như hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao: yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thẩm mỹ, nhiều ứng dụng công nghệ mới và vật liệu mới đã được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biệt là những công trình trọng điểm quốc gia, các khu đô thị mới, nhà văn phòng, khách sạn, nhà cao tầng, nội thất, mỹ thuật. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm của thị trường trong nước và theo xu hướng ngày càng phát triển nhu cầu của khách hàng công ty đã mở thêm phân xưởng để thành lập xưởng sản xuất kính hộp cách âm, kính cách nhiệt công nghệ Mỹ và Thailand đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến hành công nghệ tự động hóa trong các khâu của dây chuyền sản xuất. Công ty đặt sự tâm huyết của mình trên từng sản phẩm khách hàng sử dụng. Với phương châm: "Chất lượng tới từng sản phẩm" sẽ là một thông điệp đầy đủ để mong muốn khách hàng gần xa cùng tiếp tục hợp tác, cùng đoàn kết để thương hiệu của công ty vững bền phát triển. Hiện nay, công ty đang phát triển để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm bằng Nhôm và Kính hàng đầu tại Việt Nam, với chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ không ngừng được nâng cao, gắn lợi ích của DN với lợi ích chung của xã hội và góp phần bảo vệ môi trường. Sản phẩm chất lượng tốt, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đó là các yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu Vy Hoa.
2.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa là một trong những nhà cung cấp nhôm kính và các sản phẩm đồ nội thất uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay. Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, công ty luôn có nhiều mẫu mã và chủng loại sản phẩm cho khách hàng lựa chọn. Hiện nay, Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa là DN chuyên thiết kế, sản xuất, mua bán, lắp ráp các sản phẩm chuyên về nhôm kính bao gồm:
- Nhận đặt các loại cửa đi, cửa sổ, cửa bếp, kệ bếp, vách ngăn, cửa bản lề sàn, các loại tủ nhôm, cửa nhôm kính.
- Các công trình kính như: Cầu thang, lan can, mặt dựng kính, cửa bản lề kẹp, phòng tắm kính cường lực, kính ghép an toàn.
- Thi công lắp đặt cửa tự động.
- Ngoài ra, còn sản xuất các loại sản phẩm khác chuyên về kính như kính bàn, kính tủ… và các sản phẩm khác về gương.
Các sản phẩm do Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa cung cấp được thiết kế và sản xuất từ đội ngũ thiết kế giỏi, công nhân lành nghề về kỹ thuật cơ khí, có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế, lắp đặt các công trình lớn nên đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, do nguồn vật liệu được cung cấp từ các nhà sản xuất uy tín trong nước với công nghệ xử lý hiện đại nên sản phẩm nhôm kính của công ty có khả năng chống xước, chịu mài mòn, chống ẩm, không bị ố, hoen gỉ…bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ cho các công trình xây dựng. Vy Hoa luôn có nhiều mẫu mã mới, phong phú và đa dạng. Đến với Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa khách hàng sẽ lựa chọn cho mình những sản phẩm cửa nhôm kính, cửa cuốn, cửa kéo, lan can, cầu thang, kính các loại… với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối mang đến cho khách hàng thật sự uy tín. Công ty luôn phấn đấu với mục tiêu chất lượng và uy tín lên hàng đầu nhằm cung cấp đến khách hàng những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, về thẩm mỹ với giá cả hợp lý.
2.2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa là một DN độc lập về mọi mặt. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu chế độ một thủ trưởng và các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất.
v Giám đốc: Là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, quyết định và chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, là người quản lý chung, trực tiếp quản lý các phòng ban.
v Phó giám đốc: Là người được giám đốc giao trọng trách quán xuyến, giám sát, đốc thúc kiểm tra mọi hoạt động của phòng ban, cũng như mọi hoạt động sản xuất.
v Phòng hành chính: Có trách nhiệm điều hành cơ cấu tổ chức lao động. Bố trí công nhân viên trong công ty ở những vị trí công việc một cách hợp lý.
v Phòng kế toán: Giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán - tài chính của DN, thống kê và thông tin kinh tế nội bộ DN.
Phòng kinh doanh: Giúp giám đốc nắm bắt được thông tin biến động về giá cả, kịp thời đề xuất biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động. Chức năng chủ yếu là xây dựng các kế hoặch SXKD, tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung ứng, dữ trữ và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, sử dụng NVL sản xuất, định mức tiêu hao NVL và cung ứng kịp thời cho tiến độ sản xuất. Cuối tháng tổng hợp nhập, xuất, tồn và phân tích hiệu quả sử dụng vật tư cho giám đốc.
Phòng sản xuất
Phòng vật tư
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng hành chính
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng sản xuất: Theo dõi tiến độ sản xuất và kiểm tra sản phẩm.
Sơ đồ 2.7: Bộ máy quản lý của công ty
2.2.4 Tình hình cơ bản của công ty
2.2.4.1 Tình hình lao động của công ty
Để tiến hành SXKD đòi hỏi phải có nguồn lực của các yếu tố đầu vào. Trong đó lao động đóng vai trò quyết định trong quá trình SXKD. Việc sử dụng đầy đủ và hợp lý lao động sẽ tiết kiệm được chi phí và nâng cao năng suất lao động, từ đó có điều kiện để cạnh tranh về giá với các DN khác.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, nhìn chung lao động của công ty qua 3 năm đều tăng lên và năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Tổng số lao động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 15 người tương ứng với 44,12%, năm 2010 tăng 20 người tương ứng với 40,82% so với năm 2009. Trong đó chủ yếu là tăng lên ở số lao động trực tiếp. Hàng năm, do nhu cầu về sản phẩm nhôm kính của thị trường tăng lên nên công ty cũng đã mở rộng sản xuất và đồng thời phải tuyển thêm công nhân, vì vậy số lao động trực tiếp đều tăng lên. Số công nhân khi được tuyển chọn vào công ty, làm việc tại các phân xưởng đều được qua lớp đào tạo sơ cấp do công ty mở nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Đặc biệt, đối với công nhân kỹ thuật quan trọng nhất đòi hỏi phải có tay nghề cao và khéo léo trong quy trình sản xuất sản phẩm.
Lao động gián tiếp năm 2009 so với năm 2008 tăng 4 người tương ứng với 30,77%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5 người tương ứng với 29,41%. Chủ yếu là cán bộ có trình độ trung cấp tăng lên để bổ xung cho việc quản lý các phân xưởng. Bên cạnh đó thì số người có trình độ đại học và trên đại học cũng tăng lên.
Như vậy ta thấy rằng, số lượng lao động của công ty tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, phân bố nhân lực tương đối hợp lý giữa các bộ phận, đảm bảo được cân đối về nhân sự.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010
Chi tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 09/08
So sánh 10/09
SL
(Người)
Cơ cấu
(%)
SL
(Người)
Cơ cấu
(%)
SL
(Người)
Cơ cấu
(%)
%
%
Tổng số lao động
34
100
49
100
69
100
144,12
15
140,82
20
1. Phân theo tính chất
34
100
49
100
69
100
144,12
15
140,82
20
- Lao động trực tiếp
21
61,76
32
65,31
47
68,12
152,38
11
146,88
15
- Lao động gián tiếp
13
38,23
17
34,69
22
31,88
130,77
4
129,41
5
2. Phân theo giới tính
34
100
49
100
69
100
144,12
15
140,82
20
- Lao động nam
28
82,35
40
81,63
57
82,61
142,86
12
142,5
17
- Lao động nữ
6
17,64
9
18,37
12
17,65
150
3
133,33
3
3. Phân theo trình độ
34
100
49
100
69
100
144,12
15
140,82
20
- Đại học và trên đại học
10
29,41
11
22,45
13
18,84
110
1
118,18
2
- Trung cấp
3
8,82
6
12,24
9
13,04
200
3
300
3
- Công nhân
21
61,76
32
65,31
47
68,12
152,38
11
146,88
15
( Nguồn: Phòng hành chính)
2.2.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Cũng như lao động, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình SXKD của bất kỳ DN nào. Duy trì được cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo cho công ty phản ứng nhanh nhạy được các biến động thị trường về mặt tài chính và giá cả. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp DN tồn tại, đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, tài sản của công ty là tương đối lớn và liên tục tăng trong 3 năm. Vì là DN SXKD nên các khoản phải thu và HTK chiếm một lượng lớn trong cơ cấu tài sản. Cơ cấu lượng HTK có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2008 HTK chiếm 42,70% tổng tài sản, năm 2009 là 43,67% và năm 2010 là 42,47%. Do năm 2011 công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng nên công ty đã dự trữ NVL, do đó HTK cuối năm 2010 chiếm tương đối lớn. Bên cạnh đó, do công ty luôn chú trọng đầu tư công nghệ mới, trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nên TSCĐ của công ty cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản và có xu hướng tăng lên trong 3 năm. Cụ thể, năm 2008 TSCĐ chiếm 28,84% tổng tài sản, năm 2009 là 35,42% và năm 2010 là 39,25%.
Để hiểu hơn về tình hình tài chính của DN chúng ta có thể phân tích một số chỉ tiêu tài chính. Hệ số vốn tự có của DN (vốn CSH/ tổng tài sản) là không cao. Vốn CSH trong năm 2008 chiếm 38,42% tổng nguồn vốn, năm 2009 là 40,37% và năm 2010 là 42,47%, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của DN là 23,16% trong năm 2008, 19,26% năm 2009 và 15,06% năm 2010, điều này khiến mức độ tự chủ về vốn của DN là thấp. Nhưng đây cũng là tỷ lệ thường gặp ở rất nhiều công ty. Các công ty phát triển bằng cách chiếm dụng vốn từ các tổ chức tài chính khác. Đó cũng là lí do khiến các khoản nợ phải trả, đặc biệt là nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này qua 3 năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 41,08%; 44,47% và 48,59%. Mặc dù tỷ lệ nợ cao hơn so với vốn tự có nhưng hệ số thanh toán hiện thời (tổng số tài sản/ tổng số nợ phải trả) vẫn lớn hơn 1. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của DN vẫn được coi là lành mạnh và với việc tận dụng tốt mọi nguồn vốn DN sẽ không phải đối mặt với nguy cơ xấu về tài chính.
Như vậy, qua phân tích cho thấy quy mô SXKD của công ty được mở rộng qua các năm, tích luỹ dần về vốn.
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 - 2010
Đơn vị tính: NVĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 09/08
So sánh 10/09
Giá trị
CC (%)
Giá trị
CC (%)
Giá trị
CC (%)
%
%
Tổng tài sản
10.598.733.683
100
14.321.647.397
100
16.581.467.660
100
135,13
3.722.913.714
115,78
2.259.820.263
I. TSNH
7.541.813.103
71,16
9.248.285.520
64,58
10.073.313.370
60,75
122,63
1.706.472.417
108,92
825.027.850
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
985.261.482
9,30
856.245.616
5,98
805.718.700
4,86
86,91
-129.015.866
94,10
-50.526.916
2. Các khoản phải thu
2.013.725.810
19,0
2.115.068.710
14,77
2.200.125.890
13,27
105,03
101.342.900
104,02
85.057.180
3. Hàng tồn kho
4.525.302.128
42,70
6.253.826.500
43,67
7.042.188.120
42,47
138,20
1.728.524.372
112,61
788.361.620
4. TSNH khác
17.523.683
0,17
23.144.694
0,16
25.280.660
0,15
132,08
5.621.011
109,23
2.135.966
II. TSDH
3.056.920.580
28,84
5.073.361.877
35,42
6.508.154.290
39,25
165,96
2.016.441.297
128,28
1.434.792.413
- TSCĐ
3.056.920.580
28,84
5.073.361.877
35,42
6.508.154.290
39,25
165,96
2.016.441.297
128,28
1.434.792.413
Tổng nguồn vốn
10.598.733.683
100
14.321.647.397
100
16.581.467.660
100
135,13
3.722.913.714
115,78
2.259.820.263
I. Nợ phải trả
6.526.332.100
61,58
8.540.139.820
59,63
9.538.624.700
57,53
130,86
2.013.807.720
111,69
998.484.880
1. Nợ ngắn hạn
4.354.368.777
41,08
6.368.176.497
44,47
8.057.042.550
48,59
146,25
2.013.807.720
126,52
1.688.866.053
2. Nợ dài hạn
2.171.963.323
20,49
2.171.963.323
15.17
1.481.582.150
8,94
100
0
68,21
-690.381.173
II. Nguồn vốn CSH
4.072.401.583
38,42
5.781.507.577
40,37
7.042.842.960
42,47
141,97
1.709.105.994
121,82
1.261.335.383
1. Vốn đầu tư CSH
4.072.401.583
38,42
5.734.776.852
40,04
6.982.273.237
42,11
140,82
1.662.375.269
121,75
1.247.496.385
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
0
-
46.730.725
0,33
60.569.723
0,37
-
46.703.725
129,61
13.838.998
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.2.4.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động SXKD là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công ty, đánh giá quy mô của công ty. Kết quả SXKD càng cao thì khả năng tái đầu tư mở rộng sản xuất càng lớn, thu nhập của người lao động tăng lên. Ngược lại, kết quả SXKD thấp chứng tỏ DN làm ăn không có hiệu quả và có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản. Kết quả hoạt động SXKD của công ty được thể hiện qua bảng 2.3.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, doanh thu bán hàng của công ty tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Mặc dù công ty mới thành lập năm 2008 mà lợi nhuận trước thuế đạt 219.686.248 đồng và lợi nhuận sau thuế là 158.174.099 đồng, đó cũng là một dấu hiệu tốt của công ty. Do sản phẩm nhôm kính ngày càng được thịnh hành, thị trường tiêu thụ của công ty trong nước ngày càng được mở rộng, các mặt hàng sản xuất rất đa dạng, tuy nhiên thị trường sản phẩm này có sự cạnh tranh rất lớn nên công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, giá vốn hàng bán cũng tăng lên qua 3 năm. Đặc biệt, năm 2009 do ảnh hưởng của lạm phát làm cho giá vốn hàng bán tăng mạnh tăng 5.128.119.394 đồng tương đương với 51,13% so với năm 2008. Mặc dù giá vốn tăng mạnh nhưng lợi nhuận gộp vẫn không giảm, tăng 25.369.665 đồng tương đương với 1,87% so với năm 2008. Đến năm 2010, mức tăng giá vốn hàng bán đã chậm hơn so với mức tăng doanh thu là 0,92%, đó là dấu hiệu tốt trong cắt giảm chi phí và hạ GTSP, làm cho lợi nhuận trước thuế tăng hơn hẳn so với năm 2009 tăng 338.612.601 đồng tương đương với 71,26%.
Tóm lại, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên trong 3 năm. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty là 610.329.651 đồng tăng 253.959.451 đồng tương đương với 71,26% so với năm 2009, con số này cho thấy hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả và thị trường của công ty ngày càng được mở rộng.
Như vậy, trước những biến động về giá cả và đứng trước môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường mà DN không những đảm bảo được cuộc sống của cán bộ công nhân viên mà còn thu được một khoản lãi là 813.772.868 đồng. Con số này chứng tỏ công ty có thể đứng vững và phát triển trong thị trường hiện nay. Đây là điều đáng khích lệ, song DN cũng cần phải phân tích và đánh giá thực chất kết quả trên để đề ra được mục tiêu cho các năm tiếp theo.
Bảng 2.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008 - 2010
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
So sánh 09/08
So sánh 10/09
%
%
1. Doanh thu bán hàng và CCDV
11.384.163.389
16.537.652.448
19.714.535.483
145,27
5.153.489.059
119,21
3.176.883.035
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
-
-
-
-
3. Doanh thu thuần về BH&CCDV
11.384.163.389
16.537.652.448
19.714.535.483
145,27
5.153.489.059
119,21
3.176.883.035
4. Giá vốn hàng bán
10.029.633.032
15.157.752.426
17.930.105.345
151,13
5.128.119.394
118,29
2.772.352.919
5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV
1.354.530.357
1.379.900.022
1.784.430.138
101,87
25.369.665
129,32
404.530.116
6. Doanh thu hoạt động tài chính
0
5.402.000
8.510.220
-
5.402.000
157,54
3.108.220
7. Chi phí tài chính
53.233.756
57.630.925
62.395.425
108,26
4.397.169
108,27
4.764.500
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.083.025.175
858.564.420
925.572.800
79,27
-224.460.755
107,80
67.008.380
9. LN thuần từ hoạt động kinh doanh
218.271.426
469.106.677
804.972.133
214,92
250.835.251
171,60
335.865.456
10. Thu nhập khác
5.047.023
8.563.710
12.400.735
169,68
3.516.687
144,81
3.837.025
11.Chi phí khác
3.632.201
2.510.120
3.600.000
69,11
-1.122.081
143,42
1.089.880
12. Lợi nhuận khác
1.414.822
6.053.590
8.800.735
427,87
4.638.768
145,38
2.747.145
13. Tổng LN kế toán trước thuế
219.686.248
475.160.267
813.772.868
216,29
255.474.019
171,26
338.612.601
14. Chi phí thuế thu nhập DN
61.512.149
118.790.067
203.443.217
193,12
57.277.918
171,26
84.653.150
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN
158.174.099
356.370.200
610.329.651
255,30
198.196.101
171,26
253.959.451
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.3 Kết quả nghiên cứu
2.3.1 Tổ chức công tác kế toán NVL tại công ty
Công tác quản lý và sử dụng NVL đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn theo từng loại, từng nhóm vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng, để đáp ứng yêu cầu đó công ty đã tổ chức hạch toán NVL.
Sổ kế toán sử dụng: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung gồm sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, tổng hợp...Trong quá trình hạch toán công ty có sử dụng một số chứng từ:
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản kiểm nghiệm
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm kê và một số chứng từ khác có liên quan
2.3.1.1 Quy trình mua NVL tại công ty
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty chủ yếu theo đơn đặt hàng, vì vậy chủng loại sản phẩm rất phong phú kéo theo đó là sự phong phú, đa dạng của NVL. Vì công ty sản xuất chỉ tiêu thụ trong nước và sản phẩm cung cấp chủ yếu cho các công trình xây dựng nên yêu cầu về chất lượng, chủng loại khá khắt khe. Sau khi có đơn đặt hàng, phía đối tác gửi mẫu cho phía công ty, yêu cầu sản xuất đúng mẫu mã, chủng loại, chất lượng và sử dụng đúng các NVL phía đối tác yêu cầu, công ty bắt đầu khai thác, tìm kiếm NVL ngoài thị trường. Nguồn NVL được công ty tiến hành thu mua chủ yếu của các tổ chức kinh tế, các DN có thương hiệu trong nước chứ không mua hàng trôi nổi trên thị trường vì không đảm bảo chất lượng. Công ty thường đặt mua hàng của một số DN quen thuộc như: Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Hồng Phát, Công ty TNHH nhôm Đông Á…
Để đảm bảo đáp ứng được các đơn đặt hàng thì ngay từ khâu tìm kiếm, thu mua cần được quan tâm và vai trò của công tác hạch toán NVL tại công ty càng được thể hiện rõ.
2.3.1.2 Phân loại và mã hóa NVL
Phân loại
Để quá trình hoạt động SXKD được diễn ra liên tục, đảm bảo đúng tiến độ thì công ty phải có một lượng NVL đủ lớn bao gồm nhiều loại. Đồng thời đòi hỏi công tác quản lý NVL phải được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả. Để thực hiện được điều đó thì trước khi nhập kho kế toán vật tư của công ty tiến hành phân loại NVL. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, công ty chia vật liệu như sau:
- Vật liệu: Bao gồm tất cả các loại kính, nhôm và gương.
- Phụ liệu: Là các loại đi kèm như: Khóa, ốc vít, bản lề…
- Phế liệu: Những vật liệu, phụ liệu thừa trong quá trình sản xuất.
Công ty hiện có hai kho bảo quản vật liệu và phụ liệu, do vậy sau khi tiến hành phân loại, kiểm tra thì làm thủ tục nhập kho. Do công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên nhu cầu sử dụng các loại vật liệu và phụ liệu thường đi kèm. Chính vì vậy công ty đã bố trí hai kho này ở cạnh nhau và gần xưởng sản xuất để tiện cho việc quản lý, bảo quản và sử dụng.
Mã hoá
Để đảm bảo cho công tác quản lý NVL được chặt chẽ, thống nhất, sự đối chiếu kiểm tra được dễ dàng và kế toán dễ phát hiện sai sót, tránh được sự nhầm lẫn giữa các vật tư và đặc biệt giúp cho việc cơ giới hoá toàn bộ công tác tính toán vào máy tính, giảm bớt khối lượng ghi chép, công ty đã lập bảng danh mục vật liệu rất chi tiết thống nhất cho toàn công ty.
Căn cứ vào từng loại NVL mà công ty có ký hiệu mã hoá riêng. Cụ thể, nhóm NVL chính là 1521, trong nhóm NVL chính có từng nhóm danh điểm NVL riêng như 1521.01, 1521.02, …trong từng nhóm danh điểm NVL riêng có từng loại NVL được mã hoá theo NVL đó. Ví dụ như kính cường lực 5 ly được mã hóa là K5CL, kính trắng không màu 4 ly được mã hóa là K4,…Tương tự đối với nhóm NVL phụ 1522 cũng được mã hoá như NVL chính.
Bảng 2.4: Bảng mã danh điểm vật liệu
STT
Kí hiệu
Tên, nhãn hiệu, quy cách NVL
ĐVT
Nhóm
Danh điểm NVL
1
1521.01
Kính cường lực
2
K5CL
Kính cường lực 5 ly
m2
3
K10CL
Kính cường lực 10 ly
m2
4
K12CL
Kính cường lực 12 ly
m2
5
1521.02
Kính trắng không màu
6
K4
Kính trắng không màu 4 ly
m2
7
K5
Kính trắng không màu 5 ly
m2
8
…
…
9
K6.38
Kính trắng 6 ly 38
m2
10
K10.38
Kính trắng 10 ly 38
m2
11
…
…
12
1521.03
Kính màu trà
13
M4
Kính màu trà 4 ly
m2
14
M9
Kính màu trà 9 ly
m2
15
…
…
16
1521.04
Kl
Kính lụa ôly
m2
17
1521.05
p/q
Kính phản quang
m2
18
1521.06
h/đ
Kính hải đường
m2
19
…
…
…
20
1521.07
Nhôm
21
N/vg
Nhôm vân gỗ
kg
22
N/ts
Nhôm trắng sứ
kg
23
N/mg
Nhôm màu ghi
kg
24
N/nb
Nhôm nâu bóng
kg
25
N/nt
Nhôm nâu thường
kg
26
…
…
27
1521.08
Gương
28
G4
Gương 4 ly
m2
29
G5
Gương 5y
m2
30
1522.01
KĐ
Khoá đấm
Cái
31
1522.02
BL
Bản lề
Cái
32
1522.03
DCS
Doăng cao su
Cuộn
33
1522.04
ÔV
Ốc vít
Hộp
34
1522.05
K
Keo
Hộp
35
…
…
…
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.3.1.3 Quy định về tính giá NVL tại công ty
Giá nhập kho
Nguyên vật liệu của công ty nhập kho do mua ngoài. Theo đó, giá thực tế của NVL nhập kho được tính:
Giá nhập kho = Giá mua + chi phí (nếu có)
Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT ngày 01/02/2011 hóa đơn số 0085718
- Giá 1 m2 kính cường lực 12 ly là 477.000 đồng.
- Số lượng nhập là 25 tấm có tổng số lượng 287,56 m2.
- Giá trị: 287,56 x 477.000 = 137.166.120 đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.doc