MỞ ĐẦU 1
Chương1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU 2
1.1 Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán kế toán nguyên vật liệu 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 2
1.1.3 Vị trí và vai trò nguyên vật liệu 2
1.1.4 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 3
1.1.5 Nhiệm vụ hạch toán kế toán nguyên vật liệu 3
1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 4
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 4
1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu 5
1.3 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu 8
1.3.1 Chứng từ sử dụng 8
1.3.2 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu 9
1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 12
1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 13
1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê
định kỳ 15
1.5 Hệ thống sổ kế toán 16
1.5.1 Sổ kế toán chi tiết 16
1.5.2 Sổ kế toán tổng hợp 16
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VẠN XUÂN 17
2.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty CP xây dựng Vạn Xuân 17
2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 17
2.2.1 Chức năng 18
2.2.2 Nhiệm vụ 18
2.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 18
2.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20
2.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 22
2.4.1 Cơ cấu phòng tài chính kế toán 22
2.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 23
2.5 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 23
2.5.1 Đặc điểm nguyên vật liệu 23
2.5.2 Phân loại nguyên vật liệu 23
2.5.3 Đánh giá nguyên vật liệu 24
2.5.3.1 Xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho 24
2.5.3.2 Xác định giá thực tế nguyên vật xuất kho 24
2.5.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 25
2.5.4.1 Chứng từ sử dụng 25
2.5.4.2 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu 25
2.5.4.3 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu 26
2.5.4.4 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu 26
2.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 27
2.6.1 Tài khoản sử dụng 27
2.6.2 Hệ thống sổ kế toán nguyên vật liệu 27
2.6.3 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu 27
2.6.4 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu 29
2.6.5 Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty 30
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.
- Niên độ kế toán : Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 4)
- Phương pháp khấu hao: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá mua trên hoá đơn và các chi phí trực tiếp khác có liên quan như chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử, thuế trước bạ (nếu có). Giá trị hao mòn tài sản tỷ lệ phí hay tỷ lệ hao mòn quy định tại quyết định số 206 và quyết định số 1062-TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của BTC.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
2.5 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
2.5.1 Đặc điểm vật liệu
Công tác tổ chức thi công các công trình, hạng mục công trình luôn gắn liền với công tác tổ chức mua sắm các loại vật tư cần thiết cho quá trình thi công. Là doanh nghiệp xây dựng nên các loại vật liệu mà công ty cổ phân xây dựng Van Xuân sử dụng rất đa dạng, nhiều chủng loại với nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào thiết kế của từng công trình, hạng mục công trình.Do vậy việc phân loại nguyên vật liệu rất cần thiết.
2.5.2 Phân loại nguyên vật liệu
Mỗi công trình xây dựng công ty cần sử dụng một khối lượng lớn các loại vật liệu khác nhau, do đó để quản lý chặt chẽ hạch toán chính xác nguyên vật liệu, căn cứ theo vai trò và tác dụng của vật liệu công ty đã phân loại như sau:
-Nguyên vật liệu chính: Xi măng, sắt, thép, cát, đá…
-Vật liệu phụ: Ve, đinh, gỗ, cộc tre, que hàn…
-Vật liệu khác.
2.5.3 Đánh giá nguyên vật liệu
2.5.3.1 Xác định giá thực tế vật liệu nhập kho
Nguyên liệu công ty dùng cho sản xuất sản phẩm chủ yếu do mua ngoài. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì chi phí vận chuyển, bốc dỡ được tính vào giá thực tế vật liệu nhập kho. Nếu công ty mua vật liệu mà chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì giá thực tế vật liệu nhập kho chính là giá ghi trên hoá đơn GTGT (giá mua chưa thuế). Nếu chi phí vận chuyển, bốc dỡ do công ty chịu thì được cộng vào giá thực tế nhập kho.
Ta có công thức sau:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = Giá thực tế ghi trên hoá đơn( chưa có thuế GTGT)+ chi phí vận chuyển bốc dỡ (nếu có)
Ví dụ1: Trích phiếu nhập kho số 112 ngày 2/6/2007, ông Lê văn Thành mua Thép của Công ty THHH TM Hoàng Chung với số lượng là 20.000kg, đơn giá là 6.400đồng/kg (Chi phí vận chuyển do bên bán chịu)
Giá thực tế thép nhập kho : 20000 x 6400 = 128.000.000 đ
Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh phòng kế toán tổng hợp lập phiếu nhập kho và kèm theo phiếu nhập kho là hoá đơn GTGT ( phụ lục 1, phụ lục 2)
2.5.3.2 Xác định giá nguyên vật liệu xuất kho
Do đặc thù của công ty là công ty xây dựng, kế toán áp dụng cách tính giá thực tế đích danh khi xuất vật liệu dùng cho sản xuất. ở công ty Cổ phần xây dựng Vạn Xuân khi có kế hoạch sản xuất thì cán bộ công ty hoặc các đội xin ứng tiền mua vật liệu, có thể nói quá trình nhập xuất kho diễn ra gần như đồng thời. Khi xuất kho vật liệu kế toán căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế (giá không thuế GTGT) lô hàng đó để tính giá xuất kho.
Ta có công thức sau
Trị giá vốn nguyên = Số nguyên vật liệu x Đơn giá thực tế NVL
vật liệu xuất kho xuất kho nhập kho theo từng lần nhập
Ví dụ 2: Trích phiếu xuất kho số 102 ngày 7/6/2007 xuất 25000 kg Xi măng đơn giá 1200 đồng/ kg xuất cho anh Đinh Quang Thuận thi công tại công trình trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn.
Ta có:
Giá thực tế xi măng xuất kho = 25000 x 1200 = 30.000.000 đồng
Kế toán lập phiếu xuất kho ( Xem phụ lục 9 )
2.5.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán, kế toán NVL. Để kế toán chi tiết NVL tại kho và tại phòng kế toán, công ty đã áp dụng phương pháp thẻ song song và có một số điều chỉnh cho phù hợp với chương trình quản lý vật tư trên máy vi tính.
2.5.4.1 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu nhập kho nguyên vật liệu
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
- Số thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
- Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu
2.5.4.2 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Khi nhận được hoá đơn của người bán hoặc nhân viên cung ứng mang về thì kế toán đội sẽ kiểm tra tính hợp pháp của hoá đơn, đối chiếu với các chỉ tiêu chủng loại, quy cách vật liệu, số lượng, phẩm chất ghi trên hoá đơn với thực tế để quyết định có nhập hàng hay không. Sau khi kiểm tra, nếu đồng ý thì kế toán đội cho nhập kho số vật liệu đó và lập phiếu nhập kho. Khi nhập kho thủ kho phải tiến hành kiểm tra một lần nữa nếu đồng ý thì cho nhập kho và ghi nhận số thực nhập vào phiếu nhập kho, phiếu nhập kho lập thành 3 liên, phải đưa cho người giao hàng ký xác nhận vào 3 liên đó:
+ Một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho
+ Một liên kẹp cùng hoá đơn GTGT gửi lên phòng kế toán
+ Một liên giao cho đội giữ để đối chiếu
Ví dụ 3: Trích phiếu nhập kho số 115 hoá đơn số 021126 ngày 10/6/2007 của Công ty xăng dầu quân đội, công ty nhập Dầu máy số lượng 1000 lít, đơn giá 9.200 đồng/ 1 lít và thanh toán bằng tiền mặt.
Khi nhập vật liệu về kho căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT (phụ lục3)hợp lệ với yêu cầu hợp đồng thì lập phiếu nhập kho số hàng thực nhập (phụlục 4)
2.5.4.3 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu
Căn cứ vào nhiệm vụ xây dựng được giao và định mức tiêu hao vật liệu cho từng công trình, các đội viết giấy tạm ứng vật liệu. Phiếu xuất vật tư chia làm 3 liên:
+ Một liên chuyển về phòng kế toán
+ Một liên giao cho đơn vị đầu tư
+ Một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho
Ví dụ 2:Ngày13/6/2007 Công ty xuất cho công trình trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn
- Đá dăm : số lượng 12000 kg đơn giá xuất kho là 832 đồng/ kg,
- Gạch xây : Số lượng 20.000 viên , đơn giá 314 đồng/viên
- Cát vàng : Số lượng 130 m3 , đơn giá 512.500 đồng/ m3
Căn cứ vào số lượng xuất kế toán đội lập phiếu xuất kho số 105 (phụ lục 10)
2.5.4.4 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết vật liệu là công việc kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán với nhiệm vụ phản ảnh chính xác, đầy đủ, kịp thời sự biến động về số lượng, về giá trị làm cơ sở để ghi sổ kế toán theo dõi vật liệu.
Công ty Cổ phần xây dựng Vạn Xuân hiện đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song trong công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Phương pháp này được hạch toán như sau:
-Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số luợng. Mỗi loại vật liệu được ghi trên một thẻ sau đó thủ kho sắp xếp thẻ kho theo từng loại, nhóm vật liệu để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong ghi chép, kiểm tra, đối chiếu và quản lý.
VD: Trong tháng 6 năm 2007 thủ kho tại kho công trình Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn đã lập Thẻ kho loại vật tư Xi măng như sau: (phụ lục 14)
-Tại phòng kế toán : Mở sổ chi tiết cho từng loại vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị
VD: Trong tháng 6 năm 2007 với các chứng từ có được từ công trình Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn, kế toán sẽ có sổ chi tiết Xi măng đen ( phụ lục 15)
Cuối tháng tổng hợp các phiếu xuất kho, nhập kho kế toán ghi vào Bảng kê nhập (phụ lục 16), Bảng kê xuất nguyên vật liệu (phụ lục 17) để lên Bảng tổng hợp Nhập - Xuất – Tồn của mỗi công trình ( phụ lục 18) để có số liệu đối chiếu với phòng kế toán
2.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.6.1 Tài khoản sử dụng
Tk 152- Nguyên vật liệu
Tk 152.1 Nguyên vật liệu chính
TK 152.2 Nguyên vật liệu phụ
TK 152.8 Vật liệu khác
2.6.2 Hệ thống sổ kế toán nguyên vật liệu
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ và dùng các loại sổ sau để hạch toán nguyên vật liệu:
Sổ chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
2.6.3 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán lập phiếu nhập kho sau đó lập phiếu chi,uỷ nhiệm chi (đối với thanh toán bằng chuyển khoản). Hàng ngày căn cứ vào chứng nhập do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ và phân loại các chứng từ gốc cùng loại, từ các chứng từ gốc cùng loại kế toán lập bảng Tổng hợp chứng từ gốc cùng loại sau đó cuối tháng lập chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và vào Sổ cái tài khoản
-Trường hợp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0006289 ngày 2/6/2007 (phụ lục1) kế toán lập phiếu nhập kho ( phụ lục 2). Kế toán lập uỷ nhiệm chi để ngân hàng nơi công ty mở TK gián tiếp thanh toán cho khách hàng của công ty, kế toán ghi:
Nợ TK 152.1 ( Nhập NVL chính) : 128.000.000
Nợ TK 1331 ( Thuế GTGT được khấu trừ ): 6.400.000
Có TK 112 ( Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng) 134.400.000
Vào cuối tháng từ các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đối với trường hợp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (phụ lục 19) rồi kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 101 (phụ lục 24) sau đó ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 29) đồng thời vào sổ cái TK 152.1 (phụ lục 30)
-Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt
VD: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 021126 ngày 10/6/2007 (phụ lục 3) kế toán lập phiếu nhập kho (phụ lục 4). Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi:
Nợ TK 152.2 (Nhập vật liệu phụ) : 9.200.000
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ ): 920.000
Có TK 111 (Chi trả bằng tiền mặt) : 10.120.000
Vào cuối tháng từ các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đối với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt (phụ lục 20) rồi kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 73 (phụ lục 25) sau đó ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 29) đồng thời vào sổ cái TK 152.2 (phụ lục 31)
- Trường hợp mua ngoài chưa thanh toán
VD: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0045949 ngày 3/6/2007 (phụ lục 5) kế toán lập phiếu nhập kho (phụ lục 6)
Nợ Tk 152.1 (Nhập NVL chính ) : 18.000.000
Nợ TK 1331 (Thuế GTGT được khấu trừ ) : 1.800.000
Có 331 ( Chi tiết XN Hoàng Dương) : 19.800.000
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT 0064285 ngày 13/6/2007 (phụ lục 7) kế toán lập phiếu nhập kho (phụ lục 8)
Nợ Tk 152.1 ( Nhập NVL chính) : 22.000.000
Nợ Tk 133.1 ( Thuế GTGT được khấu trừ ): 2.200.000
Có TK 331 (Chi tiết Công ty TNHH Giang Sơn) : 24.200.000
Vào cuối tháng từ các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đối với trường hợp mua ngoài chưa thanh toán (phụ lục 21) rồi kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 131(phụ lục 26) sau đó ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 29) đồng thời vào sổ cái TK 152.1(phụ lục 30), và sổ cái tài khoản TK 331(Phụ lục 32)
2.6.4 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu
Khi nguyên vật liệu xuất dùng cho thi công công trình, thủ kho căn cứ vào số lượng NVL thực tế xuất tại kho. Thủ kho lập phiếu xuất kho (hoặc giấy giao nhận hàng). Trình tự hạch toán cũng tương tự như tổng hợp nhập nguyên vật liệu.
- Xuất vật liệu chính phục vụ cho xây dựng thi công
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 102 ngày 7/6/2007 (phụ lục 9) xuất Xi măng cho anh Thuận để đổ móng cho công trình Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn, kế toán ghi:
Nợ Tk 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp): 30.000.000
Có 152.1 (Nguyên vật liệu chính) 30.000.000
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 105 ngày12/6/2007 (phụ lục 10)xuất Đá dăm, Gạch xây, Cát vàng (tồn đầu tháng) xuất cho CT Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp): 73.009.000
Có TK 152.1 (Nguyên vật liệu chính) : 73.009.000
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 107 ngày 22/6/2007 (phụ lục 11) xuất Xi măng cho anh Tùng đổ giằng cho công trình trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn
Nợ Tk 621(Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp): 22.000.000
Có 152.1 ( Nguyên liệu chính) : 22.000.000
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 121 ngày 27/6/2007 (phụ lục 12) xuất Thép cho CT Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp): 128.000.000
Có TK 152.1 (Nguyên vật liệu chính) : 128.000.000
Vào cuối tháng từ các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đối với trường hợp xuất vật liệu chính cho công trình (phụ lục 22) rồi kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 118 (phụ lục 27) sau đó ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 29) đồng thời vào sổ cái TK 152.1 (phụ lục 30), và sổ cái tài khoản TK 621(phụ lục 33)
- Xuất vật liệu phụ để sử dụng máy thi công
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 117 ngày 15/6/2007 (phụ lục 13) xuất Dầu máy cho đoàn xe số 5 phục vụ máy thi công thuộc công trình Trường trẻ em khuyết tật Sóc Sơn, kế toán ghi:
Nợ TK 623 ( chi phí sử dụng máy thi công): 9.200.000
Có TK 152.2 ( vật liệu phụ) : 9.200.000
Vào cuối tháng từ các chứng từ gốc, kế toán lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại đối với trường hợp xuất vật liệu phụ cho sử dụng máy thi công của công trình (phụ lục 23) rồi kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ số 289 (phụ lục 28) sau đó ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục 29) đồng thời vào sổ cái TK152.2(phụ lục 31), và sổ cái tài khoản TK 623 (phụ luc 34)
2.6.5 Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty
Định kỳ mỗi năm một lần, công ty tổ chức kiểm kê và đánh giá lại kho để kiểm tra tình hình tồn kho nguyên vật liệu, kịp thời phát hiện và xử lý chênh lệch giữa số liệu tồn kho trên thực tế và trên sổ sách, cũng như các vật liệu kém chất lượng. Khi có lệnh, phòng kế hoạch- kỹ thuật kết hợp với phòng kế toán tổng hợp lập ban kiểm kê gồm: Một trưởng ban và các uỷ viên, lập Ban kiểm kê để làm cơ sở hạch toán. Căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư, kế toán lập báo cáo kiểm kê và nôp cho ban lãnh đạo. ( phụ lục 35)
+Đối với nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
BT1: Nợ TK 152.1 – Nguyên vật liệu
Có TK 338.1 – Phải trả phải nộp khác
- Khi có quyết định của giám đốc xử lý vật liệu thừa, kế toán ghi:
BT2: Nợ TK 338.1 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 711 –Thu nhập khác
+Đối với nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
BT1 Nợ TK 138.1 –Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 152.1 –Nguyên vật liệu chính
- Sau khi tìm nguyên nhân, giám đốc quyết định bắt thủ kho phải bồi thường,
kế toán ghi:
BT2 Nợ TK 138.8 –Phải thu khác( Phải thu của người phạm lỗi)
Có TK 138.1 –Phải thu khác
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện
công tác kế toán nguyên vật liệu tại ct cp xây dựng Vạn Xuân
3.1 Đánh giá tổng quát công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
cổ phần xây dựng Vạn Xuân
Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân là một công ty trẻ. Kể từ khi thành lập công ty đã từng bước lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay công ty đã thành lập đươc 6 năm với những bước thăng trầm khi chuyển sang cơ chế thị trường cạnh trạnh gay gắt. Công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng với sự quyết tâm của toàn bộ công nhân viên trong công ty phát triển vững mạnh và làm ăn có hiệu quả, tạo chữ tín trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm, tính mỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm năng động, được đào tạo có hệ thống từ các trường đại học có danh tiếng trong nước như Đại học xây dựng, giao thông vận tải, tài chính kế toán, học viện ngân hàng…đã và đang cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự phát triển chung của toàn công ty.
Đội ngũ công nhân xây dựng có tay nghề tinh thần trách nhiệm cao, đã từng thi công các công trình có tầm cỡ quốc gia và các nước trong khu vực Đông Nam á có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu công việc.
Công tác kế toán tại công ty được tổ chức tốt, có kế hoạch, được sắp xếp từ trên xuống dưới. Việc tổ chức kế toán được tập trung ở phòng kế toán nên đảm bảo sự tập trung thống nhất, kiểm tra, xử lý thông tin kế toán chặt chẽ giúp lãnh đạo công ty nắm bắt các thông tin kế toán ở các đội để kiểm tra, chỉ đạo sát sao với các hoạt động ở công ty. Công tác kế toán phù hợp với chuyên môn của nhân viên cán bộ kế toán- tài vụ, luôn thực hiện tốt công việc được giao góp phần đem lại hiệu quả cho bộ máy quản lý và hiệu quả kinh tế của công ty.
Hệ thống tài khoản được áp dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính. Các chứng từ sử dụng trong hạch toán ban đầu phù hợp với nội dung kinh tế và tính chất pháp lý của nghiệp vụ phát sinh, đúng với mẫu biểu của Bộ tài chính ban hành.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân, được tiếp xúc với cán bộ nhân viên kế toán cũng như các phần hành mà họ đảm nhiệm, em thấy việc hạch toán ở công ty có những điểm nổi bật sau đây:
3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp lãnh đạo công ty trong thời gian giám sát thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện hiện nay. Phòng kế toán của công ty được bố trí hợp lý, phân công công việc cụ thể. Bộ máy kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả chế độ kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình hiện nay. Về cơ bản hệ thống sổ sách kế toán của công ty được lập đầy đủ theo quy định với ưu điểm là sổ sách được lập đầy đủ in vào cuối tháng, nếu trong tháng phát hiện sai sót thì vẫn có thể sửa chữa dễ dàng. Ngoài ra việc các sổ sách kế toán đều được ghi thường xuyên thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp vật liệu: Việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là phù hợp, phương pháp này đã giúp cho công ty theo dõi thường xuyên sự biến động của nguyên vật liệu, có được số liệu chính xác và giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn ở bất kỳ thời điểm nào.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Đây là công việc kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán với nhiệm vụ phản ánh, đầy đủ, kịp thời sự biến động về số lượng, giá trị làm cơ sở để ghi sổ kế toán và theo dõi vật liệu. Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân hiện đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song trong công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu là rất phù hợp.
Về công tác hạch toán vật liệu: Kế toán công ty đã tổ chức hạch toán nguyên vật liệu theo từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng, từng quý rõ ràng, hạch toán một cách đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý vật liệu
Việc lập chứng từ phiếu nhập, phiếu xuất rõ ràng, mạch lạc chứng từ được luân chuyển một cách hợp lý.
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Giá thực tế xuất kho tính theo giá thực tế đích danh. Do áp dụng phương pháp này là phù hợp với đặc điểm nhập xuất kho của công ty nên kế toán rất dễ dàng trong việc theo dõi, giám sát, quản lý vật liệu.
3.1.2 Một số hạn chế và tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại công ty có một số tồn tại sau:
-Về việc áp dụng kế toán máy
Hiện nay công ty vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán máy. Do đó vào cuối kỳ kinh doanh công việc rất bận rộn, đôi khi đội ngũ kế toán không thể đáp ứng được các yêu cầu của Bộ, ban, ngành liên quan
-Hình thức vận dụng chế độ kế toán
Theo yêu cầu về công tác quản lý vận dụng chế độ kế toán do doanh nghiệp lựa chọn thì hiện nay công ty đang vận dụng phương pháp chứng từ ghi sổ, theo phương pháp này phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ chuyên môn của kế toán nhưng việc lập báo cáo cung cấp số liệu thường dồn vào ngày cuối tháng do vậy việc lập kế hoạch cung ứng vật liệu cũng như tính toán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ sau chưa bảo đảm chính xác
-Về hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty
Về lập sổ danh điểm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu do công ty sử dụng có nhiều chủng loại, phức tạp, có giá trị mà công ty không lập sổ danh điểm để mã hoá phân giải thành từng nhóm và phân chia một cách chi tiết, khoa học hợp lý hơn theo đúng quy cách và phẩm chất của nguyên vật liệu. Điều này đã khiến cho công tác quản lý nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn.
Về lập bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Hiện nay công ty vẫn chưa lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nên gây khó khăn cho công tác kế toán.
-Về việc lập biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá
Hiện nay, công tác kiểm nghiệm vật tư hàng hoá tại công ty chưa chặt chẽ và khi hàng hoá mua về nhập kho không có biên bản kiểm nghiệm xác nhận là hàng hoá đúng, đủ về số lượng và chất lượng hay không. Do vậy dễ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thiếu về số lượng.
-Về hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ
Công ty chưa thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nên khi hàng tồn kho bị giảm giá rất có thể công ty sẽ gặp vấn đề về vốn.
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Vạn Xuân, trên cơ sở lý luận đã được học, kết hợp với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật tại công ty:
3.2.1 Về phía ban lãnh đạo công ty
Trong xu thế hội nhập kinh tế và trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay công ty phải luôn khẳng định chỗ đứng của mình bằng những việc quảng bá, tiếp cận mở rộng với các đối tác làm ăn cũng như địa bàn hoạt động, nhận thầu các công trình có tầm cỡ quốc gia…để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.
Tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, vui vẻ, khuyến khích công nhân nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề qua việc tham dự các lớp học, thường xuyên tạo điều kiện cho công nhân tiếp cận để có những hiểu biết về máy thiết bị hiện đại, công nghệ thi công mới cũng là vấn đề cần được quan tâm để nâng cao năng suất lao động bên cạnh những kích thích vật chất (tiền lương , tiền thưởng hợp lý ) công ty cần phải quan tâm đúng mức đến đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ công nhân viên . Điều này sẽ tạo ra tâm lý phấn khởi trong lao động của công nhân từ đó công nhân làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn.
Công ty phải tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu nội địa, mở rộng mối quan hệ làm ăn với nhiều nhà cung cấp nước ngoài để tăng tính khả năng chọn lựa. Ngoài ra công ty nên đầu tư nghiên cứu và tìm kiếm các nguyên vật liệu mới, có thể khai thác hoặc thay thế. Thường xuyên cập nhật giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Để thực hiện tốt nội dung này công ty cần thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp ổn định, thường xuyên đảm bảo đủ vật tư . . .
3.2.2 Về việc áp dụng kế toán máy
Công ty hiện nay đã trang bị cho phòng kế toán hệ thống máy tính tốt song công ty nên sử dụng phần mềm kế toán máy. Khi đã đưa kế toán máy vào sử dụng thì khối lượng công việc sẽ được giảm bớt.Từ đó dẫn tới hiệu quả trong công tác kế toán được nâng cao trên nhiều phương diện như quản lý hành chính, việc tính toán, lập ra các bảng biểu, sổ sách được phần mềm kế toán làm thay.
3.2.3 Về việc quản lý vật tư ở công ty
Việc quản lý vật tư hiện nay ở công ty là tương đối chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập xuất vật liệu, tuy nhiên qua thực tế ở các đội, ta nhận thấy quản lý còn một vài thiếu sót, gây lãng phí vật tư nhất là các loại vật tư mua được chuyển thẳng tới chân công trình như: Cát, sỏi, vôi đá…để thuận tiện cho việc xuất dùng sử dụng. Chỗ để vật liệu thường xuyên chuyển đổi, việc giao nhận các loại vật tư này thường không được cân đo đong đếm kỹ lưỡng nên dẫn đến thất thoát một lượng vật tư tương đối lớn. Vì vậy ở công trường cần chuẩn bị đủ nhà kho để chứa vật liệu, chuẩn bị chỗ để vật tư để bảo vệ thuận tiện cho quá trình thi công, xây dựng công trình và việc tính toán cũng phải tiến hành chặt chẽ hơn làm giảm bớt việc thất thoát một cách cố ý không ai chịu trách nhiệm. Trong công tác thu mua vật liệu, các đội nên ký hợp đồng mua tại chân công trình, đây cũng là một cách tốt làm giảm bớt lượng công việc của cán bộ làm công tác tiếp liệu
3.2.4 Về hệ thống sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu
* Việc lập sổ danh điểm nguyên vật liệu
Muốn quản lý vật liệu chính xác và thuận lợi thì vật liệu phải được phân loại một cách khoa học và hợp lý. Công ty cần hoàn thiện việc phân loại vật liệu và dựa vào vai trò của vật liệu trong quá trình xây dựng. Tất cả vật liệu
đều chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Trong mỗi loại vật liệu, căn cứ vào tính chất lý hoá của từng thứ vật liệu để xếp thành các nhóm cho phù hợp, đồng thời để phục vụ công tác quản lý tốt hơn, chính xác, thuận lợi hơn và giảm thời gian khi có công tác kiểm tra và tạo điều thuận lợi cho vi tính hoá công tác kế toán, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng kịp thời phục vụ nhu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất.Vì vậy công ty nên mở rộng danh điểm nguyên vật liệu để phục vụ chung cho công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty theo mẫu sau
Sổ danh điểm nguyên vật liệu
Ký hiệu
Tên vật tư
Đơn
vị
tính
Đơn giá
Ghi chú
Nhóm
Danh điểm
Vật liệu
152.1
NVL chính
152.1.01
Thép tròn
kg
6.400
152.1.02
Xi măng
kg
1.200
152.1.03
Gạch xây
Viên
314
………..
……………
……
152.2
Vật liệu phụ
152.2.01
Que hàn
kg
152.2.02
ống cống
mét
………..
……………
…….
152.3
Nhiên liệu
152.3.01
Dầu D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0137.doc