Đề tài Tổ chức công tác kế toán Nguyên Vật Liệu tại công ty Da - Giầy Hà Nội

Do kế toán ở đây sử dụng phương pháp thẻ song song nên việc ghi chép hạch toán giữa thủ kho và kế toán là trùng lắp nhiều về chỉ tiêu và số lượng, không cần thiết và tốn nhiều thời gian công sức. Hơn nữa tại công ty luôn diễn ra nghiệp vụ nhập - xuất nguyên vật liệu thường xuyên, đội ngũ kế toán có năng lực trình độ nên việc sử dụng phương pháp hạch toán song song là không phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty.

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp ghi thẻ song song theo em có thể thay thế bằng phương pháp sổ số dư. Tuy để thay đổi phương pháp hạch toán chi tiết là khó khăn đối với công ty nhưng phương pháp này rất phù hợp với quy mô của công ty Da - Giày Hà Nội. Nó có ưu đIểm là tránh ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt được khối lượng ghi chép, công việc được tiến hành đều trong tháng. Cụ thể được minh hoạ như sau:

Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho như cũ nhưng không cần tính ngay số tồn kho, cuối tháng ghi vào thẻ kho. Sau khi sử dụng chứng từ để ghi thẻ, thủ kho sắp xếp phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển cho phòng kế toán. Cuối tháng thủ kho ghi số tồn kho của tổng loại nguyên vật liệu từ kho vào sổ số dư theo chỉ tiêu số lượng. Sau đó chuyển sổ số dư cho kế toán nguyên vật liệu theo dõi chỉ tiêu giá trị.

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán Nguyên Vật Liệu tại công ty Da - Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mã, mối quan hệ giữa các mẫu sổ kế toán, trình tự ghi sổ, cách kiểm tra tính chính xác của các chứng từ kế toán để lập được các báo cáo kế toán định kỳ. Có nhiều hình thức kế toán khác nhau, tùy theo từng hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sổ kế toán sử dụng cho nghiệp vụ kế toán NVL là khác nhau. * Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung (NKC) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán NKC là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, trọng tâm là sổ NKC theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các Nhật ký để ghi sổ cái TK liên quan. Trong trường hợp doanh nghiệp mở sổ Nhật ký chuyên dụng (Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng) thì định kỳ hoặc cuối tháng tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký chuyên dụng lấy số liệu để ghi vào TK phù hợp trên sổ cái. Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng Chứng từ gốc: - Phiếu nhập, xuất - Hóa đơn - Biên bản kiểm kê Nhật ký chung Sổ quỹ Sổ chi tiết vật tư Thẻ kho Sổ nhật ký chuyên dụng Sổ cái các TK Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sơ đồ: Trình tự hạch toán NVL theo hình thức sổ NKC * Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên báo cáo kế toán dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công. Căn cứ vào chứng từ kế toán về nhập kho NVL kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ cái các TK. Căn cứ vào chứng từ xuất kho NVL kế toán phản ánh trị giá thực tế NVL xuất kho cho từng đối tượng trên bảng phân bổ số 2. Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái các TK liên quan. Chứng từ gốc: - Phiếu nhập, xuất - Hóa đơn - Biên bản kiểm kê Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Thẻ kho Sổ đăng ký CTGS Sổ cái các TK Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Bảng cân đối phát sinh Sổ chi tiết vật tư Báo cáo kế toán Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức CTGS Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng * Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký - Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi 1 dòng vào Nhật ký - Sổ cái. Cuối tháng, cộng số phát sinh trên Nhật ký - Sổ cái, lấy số liệu để vào bảng cân đối số phát sinh và vào Báo cáo kế toán. Chứng từ gốc: - Phiếu nhập, xuất - Hóa đơn - Biên bản kiểm kê Sổ quỹ Sổ chi tiết vật tư Thẻ kho Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng * Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình độ thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng TK, chỉ tiêu quản lý kinh tế TC và lập Báo cáo kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ quỹ cho nghiệp vụ thu, chi quỹ, vào bảng phân bổ số 2, vào thẻ kho, sổ chi tiết vật tư (theo yêu cầu quản lý của đơn vị). Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 2, sổ chi tiết vật tư bảng kê số 3, kế toán vào sổ Nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào thẻ, sổ chi tiết vật tư để vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Bảng này được đối chiếu với các sổ cái liên quan. Cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chứng từ kế toán vào sổ các TK liên quan. Sổ này được mở theo năm và mỗi TK trên sổ cái được mở trên 1 trang sổ. Cuối tháng căn cứ vào bảng kê số 3, Nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kế toán vào các báo cáo TC. Chứng từ gốc: - Phiếu nhập, xuất - Hóa đơn - Biên bản kiểm kê Bảng phân bổ số 2 Sổ quỹ Sổ chi tiết vật tư Thẻ kho Bảng kê số 3 Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Sổ cái các TK Báo cáo kế toán Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo sổ Nhật ký chứng từ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng phần II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Da - Giày Hà Nội I. Giới thiệu chung về Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Da - Giầy Hà Nội là một thành viên của Tổng Công ty Da - Giầy Việt Nam, được thành lập vào năm 1993 theo quyết định số 389/CNN-TC ( ngày 24-4-1993 ) của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Tên của công ty: Công ty Da - Giầy Hà Nội. Tên Giao dịch quốc tế: HANSHOES (Hà Nội Leather and Shoes Company) Trụ sở giao dịch: Số 409 đường Nguyễn Tam Trinh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Telex: 04 8626889 1.1.1.Giai đoạn 1912 – 1954. Năm 1912, một nhà tư sản Pháp bỏ vốn thành lập Công ty, hồi đó lấy tên là “ Công ty thuộc da Đông Dương”. Mục tiêu chính là khai thác các điều kiện về tài nguyên và lao động Việt Nam, sản phẩm phục vụ quân đội là chính. Đến năm 1954, nhà máy bị đóng cửa để giải quyết các vấn đề về kinh tế và chuyển nhượng lại cho phía Việt Nam. Đến năm 1958 Công ty lại tiếp tục hoạt động. 1.1.2. Giai đoạn 1958 –1970. Năm 1958 Công ty hoạt động dưới hình thức “ Công ty hợp doanh”. Lấy tên là Nhà Máy Da Thuỵ Khê Hà Nội, với số vốn góp của nhà nước và tư sản Việt Nam. Cơ sở sản xuất kinh doanh thời kỳ này là theo cơ chế “bao cấp cũ” nên sản lượng tăng gấp hai lần so với kỳ trước. 1.1.3. Giai đoạn 1989 – 1993. Từ cuối năm 1989 khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ Công ty mất đi thị trường quốc tế. Các sản phẩm của Công ty chỉ phục vụ thị trường trong nước mà thôi, trong khi vẫn phải nhập hầu hết các hoá chất cho công nghiệp thuộc da từ Pháp, Nhật cũng như máy móc thiết bị đồng thời ngành dệt là khách hàng truyền thống của công ty. Trong những năm qua, gặp nhiều khó khăn nên các mặt hàng phụ tùng phi kim loại của ngành dệt giảm hẳn. Công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng các kế hoạch đặt ra không hoàn thành. Năm 1992 doanh thu chỉ còn 1,4 tỷ đồng. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế mô hình liên hiệp hội không còn hiệu quả, nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tách ra hoạt động độc lập. Tháng 12 năm 1992 Nhà máy da Thuỵ Khuê được đổi tên thành Công ty Da Giầy Thuỵ Khuê Hà Nội theo QĐ số 1316/CNN – TCLĐ ngày 17 tháng12 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ kèm theo điều lệ của công ty. Công ty đặt ra nhiệm vụ mới là tìm nguồn hoá chất để phục vụ công nghiệp da giầy bên cạnh nhiệm vụ sản xuất da thuộc. 1.1.4. Giai đoạn 1993 đến nay. Từ tháng 6 năm 1996 Công ty trở thành thành viên của tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Thực hiện sản xuất kinh doanh theo điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty. Công ty Da Giầy Việt Nam có đăng ký kinh doanh số 108463 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 15/5/1993. Về ngành thuộc da ở nước ta Công ty Da Giầy Hà Nội vẫn là một đơn vị có bề dầy truyền thống lâu đời. Những năm 1989 trở về trước là giai đoạn phát triển nhất của công ty. Số doanh nghiệp thuộc da thời kỳ này chỉ có 2 đơn vị là nhà máy da Thuỵ Khuê và nhà máy da Sài Gòn. Giá đầu vào và giá đầu ra khá ưu đãi do công ty xây dựng thông qua cấp trên. Công ty không lo việc thị trường có chấp nhận hay không. Do đó trong giai đoạn này công ty thu được lợi nhuận khá cao, số lượng công nhân lúc này lên tới 610 người, sản lượng tăng vọt, doanh thu từ 4,7 tỷ đồng năm 1986 lên tới 7 tỷ đồng năm 1988. Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Từ năm 1989 đến năm 1992 công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng do nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Mặt khác công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các công ty như Công ty Da Sài Gòn, Da Vinh,. Nhu cầu tiêu thụ giảm do khối lượng hạn chế các khách hàng truyền thống hầu hết chuyển sang hình thức gia công bằng nguyên vật liệu nước ngoài hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được. Sản xuất phải cầm chừng và thua lỗ triền miên. Hơn nữa, trang thiết bị máy móc của công ty hầu hết được trang bị từ thời pháp thuộc vào những năm 1960, tới nay đã quá cũ khấu hao máy móc đã hết nhưng vẫn đưa vào sử dụng để sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất năm 1991 công ty đã đưa một dây truyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt. Trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới cho mình. Luôn nhận thức được điều đó nên ngoài lĩnh vực da thuộc năm 1998 công ty đã đưa hai dây truyền sản xuất giầy vải của Đài Loan vào lắp đặt để phục vụ xuất khẩu. Công ty đã không ngừng đổi mới và chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay công ty đã có hàng chục khách hàng truyền thống, có hàng chục đại lý trên toàn quốc. Ngoài ra, công ty còn tổ chức bán buôn, bán lẻ cho mọi đối tượng tại quầy giới thiệu sản phẩm tại công ty. Từ năm 1996 trở lại đây, công ty tự hào được nhà nước thưởng huân chương lao động hạng ba. Các sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao trên thị trường được người tiêu dùng ưu chuộng đã liên tục được tặng thưởng huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tổ chức tại Hà Nội. ISO 9002 luôn là kim chỉ nam cho nhiều chiến lược chất lượng của công ty. Với sự cố gắng trong nhiều năm công ty đẫ đạt được kết quả như sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 1 Giá trị tổng sản lượng Tỷ 18,3 22,8 24,56 2 Doanh thu Tỷ 24,28 50,037 97,8 3 Nộp ngân sách Triệu 850 1100 1350 4 Lợi nhận thực hiện Tỷ 5,35 5,573 6,2 5 Vốn kinh doanh Tỷ 52,818 65,3 83,5 6 Thu nhập BQCNV 1000đ 500 550 600 Hiện nay, Công ty Da - Giầy Hà Nội vừa có chức năng sản xuất vùa có chức năng thương mại trong và ngoài nước. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước: da trâu, da bò trroi nổi trên thị trường từ các hộ nông dân, cá thể hay từ các tổ hợp tác xã thu mua trên nhiều địa phương chế thành da và các sản phẩm về da. -Sản xuất các loại da và thiết bị ngành da phục vụ trong nước và xuất khẩu. -Sản xuất da công nghiệp phục vụ các ngành công nghiệp khác. -Sản xuất giầy vải tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. -Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư thiết bị ngành da.. Mặc dù công ty có nhiều cố gắng nhưng do thích nghi và hoà nhập với cơ chế mới chưa tốt nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Nếu được sự đầu tư một cách hợp lý từ phía chính phủ có thể sẽ năng cao dược vị thế của công ty trên. 1.2. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 1.2.1.chức năng và nhiệm vụ. Công ty Da – Giầy Hà Nội là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các loại giầy dép, các sản phẩm chế biến từ da và giả da, các loại vật tư máy móc, thiết bị, các hoá chất phục vụ ngành da giầy và một số ngành khác theo giấy phếp kinh doanh. Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản và các quỹ tập trung được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại theo quy định của nhà nước. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty. Qua mười năm hoạt động, công ty đã nỗ lực phấn đấu phát triển sản xuất – kinh doanh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tổng công ty và của toàn nền kinh tế Quốc dân. Trong cơ cấu tổ chức hiện nay, ngoài các bộ phận quản lý, Công ty có năm đơn vị sản xuất: Xí nghiệp Giầy vải, Xí nghiệp Cao su, Xí nghiệp Giầy da, Liên doanh Hoa – Việt Tung Shing, Xưởng cơ điện. Để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề với quy mô sản xuất – kinh doanh được mở rộng và trình độ công nghệ ngày càng được năng cao, việc phân cấp rõ ràng giữa Công ty và các xí nghiệp trực thuộc là yêu cầu khách quan 2.1.2.2.Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Da – Giầy Hà Nội: HANSHOES. Giám đốc Trợ lý giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh tế Phòng kế hoạch Văn phòng Phòng tổ chức Phòng kinh doanh Phòng xnk Phòng ISO Trung tâm kỹ thuật mẫu Phòng tài chính – kế toán Xí nghiệp giầy vải Xí nghiệp cao su Xí nghiệp giầy da Xưởng cơ điện Liên doanh Hà việt- tungshing Nhìn chung việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất – kinh doanh của Công ty đã thể hiện sự phân công, phân cấp phù hợp với năng lực cán bộ và các điều kiện đặc thù của công ty hiện nay và các năm tới. Khi các điều kiện thay đổi thì cơ cấu có thể điều chỉnh cho phù hợp. 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình công nghệ thuộc da là một quy trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục nhưng không phân bước rõ ràng, sản phẩm da là kết quả chế biến của nhiều công đoạn. Thời gian từ khi thu mua nguyên vật liệu da tươi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ít nhất là 3 ngày, dài nhất là 15 ngày đến 1 tháng. Ngoài ra còn sử dụng vật liệu khác, đặc biệt là cá loại hoá chất như axitsufuric, natriclo, máy móc thiết bị (máy xẻ, máy bào, giàn sấy...). Da tươi Rửa, ướp muối Hồi tươi Tẩy lòng, cắt riềm Ngâm vôi Xẻ Tẩy vôi làm mềm ép nước, bào, thuộc lại Thuộc crôm Hồi ẩm, vò, xén, đánh bóng Kiểm nghiệm Nhập kho Rửa Nghiền đông Cô đặc Nấu Trung hoà Thuộc ta min Da thuộc ép Gelatin CN Ăn dầu Sơ đồ: Quy trình công nghệ thuộc da Quy trình công nghệ sản xuất giày (giày da, giày vải) thì đơn giản hơn, nguyên vật liệu chính để sản xuất giày vải là vải, đế, mút...Nguyên vật liệu để sản xuất giày da là da mềm đã thuộc, đế ...Thời gian đưa nguyên vật liệu vào sản xuất nhanh hơn, có thể nhập kho hàng ngày. Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất giày Vải, da thuộc May Cao su Chuẩn bị gò Cán luyện Gò ráp Hấp Cắt riềm, dán kín, sỏ dây Hoàn tất sản phẩm Sản phẩm giầy Chặt mảnh Kiểm nghiệm Nhập kho 1.4.Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Da – Giầy Hà Nội. 1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò của kế toán nói chung và khả năng của từng kế toán nói riêng. +Hình thức kế toán là hình thức nửa tập trung, nủa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc Công ty, do phòng kế toán ở các bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán công ty lập báo cáo tài chính. +Các bộ phận trực thuộc công ty đều có phòng kế toán riêng nhưng theo rõi những phần hành kế toán chủ chốt ở các bộ phận trực thuộc cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi về phòngkế toán công ty. Theo biên chế phòng Kế toán – Tài chính có 7 người, một trưởng phòng, một phó phòng và năm nhân viên kế toán thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Kế toán trưởng Sơ đồ bộ máy kế toán công ty da – giầy hà nội Kế toán tổng hợp (phó phòng) Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả Thủ quỹ Kế toán thành phẩm Kế toán thanh toán Các phòng kinh tế ở bộ phận trực thuộc Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành Kế TOán TSCĐ NVL CCDC *Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ chính sách, hướng dẫn chỉ đạo, hoạt động của các nhân viên kế toán ở rưới đơn vị trực thuộc cũng như công ty. *Kế toán tổng hợp (phó phòng): thực hiện công tác kế toán tổng hợp (ghi sổ cái) theo rõi mảng kế toán tài chính, lập báo cáo kế toán. *Nhân viên kế toán TSCĐ, NVL, CCDC: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (gồm hai nhân viên). *Nhân viên kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Theo dõi việc gửi tiền hoạc rút tiền ở ngân hàng đồng thời kiêm kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. *Nhân viên kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. *Nhân viên kế toán thành phẩm và phụ trách vấn đề tiêu thụ thành phẩm: theo dõi thu nhập và tính kết quả. Tuy nhiên, do khối lượng công việc thay đổi nên trong quá trình tổ chức các thành phần kế toán có sự thay đổi nhân viên. có lúc phần hành này phải cần hai nhân viên, có phần hành chỉ có một nhân viên. Vì vậy số nhân viên kế toán thực hiện các phần hành là số cơ động. 1.4.2.Hình thức ghi sổ kế toán Công ty tổ chức ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, đây là hình thức sổ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều ưu điểm trong việc ghi phản ánh thông tin, tránh được việc ghi chép trùng lặp... nhưng rất khó cho việc cơ giới hoá thông tin. Tuy nhiên hiện nay công ty đã sử dụng kế toán máy, vì vậy mà đã thực hiện được hầu như tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, kịp thời... Với hệ thống sổ chủ yếu bao gồm NKCT số 1,2,3,4,5,8,9,10, bảng kê 1,2,3,11, bảng phân bổ 1,2,3 và các sổ cái tài khoản. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá vật tư hàng hoá theo phương pháp bình quân gia quyền. Hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo TC Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng Điều đặc biệt trong công tác kế toán ở Công ty là kế toán quản trị ở đây đang được hình thành một cách rõ nét, hỗ trợ một cách đắc lực cho công tác quản lý điều hành với hệ thống báo cáo nội bộ sau: Tên báo cáo Nơi lập Nơi nhận Báo cáo ngày - Báo cáo quỹ tiền mặt PKT BGĐ - Báo cáo tiêu thụ trong ngày PKD BGĐ, PKH, - Báo cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm PKD BGĐ, QLK, KTT Báo cáo định kỳ (10 ngày) - Báo cáo tình hình tiêu thụ PKD BGĐ - Báo cáo tình hình công nợ TC PKT BGĐ Báo cáo tháng - Kết quả sản xuất và phân tích kết quả sản xuất của từng phân xưởng PKH BGĐ, KTT, QĐPX - Bảng sử dụng vật tư từng PX PKT BGĐ, KTT, QĐPX - Tình hình thu chi TC PKT BGĐ - Tình hình cung cấp và bảo quản vật tư QLK BGĐ, KTT Báo cáo quý - Tiêu thụ sản phẩm chi tiết cho từng chủng loại PKD BGĐ, KTT - Biểu tính thưởng, chiết khấu PKD BGĐ, KTT 2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Da - Giày Hà Nội 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình tổ chức quản lý, sử dụng nguyên vật liệu Da - Giày là ngành công nghệ gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được của tiêu dùng xã hội, là một bộ phận may mặc thời trang. Giá trị giày dép phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu. Sản phẩm giày có đặc trưng là mặt hàng tiêu dùng phải đảm bảo bền đẹp, chắc chắn, tiện lợi trong sinh hoạt lại còn đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, điều kiện tài chính...của khách hàng. Do vậy sản phẩm giày rất đa dạng về chủng loại, kích thước cũng có nghĩa là nguyên vật liệu để sản xuất giày của Công ty Da - Giày Hà Nội cũng phải đa dạng và phong phú mới đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. ở Việt Nam, chưa hình thành các Công ty chuyên cung ứng tổng hợp các nguyên phụ liệu cho ngành da giày, các nguyên vật liệu chính quan trọng có ảnh hưởng lớn tới giá thành đôi giày đều do nước ngoài cung cấp. Việc nguyên phụ liệu phải nhập nhiều, chưa có một thị trường phong phú đa dạng có chất lượng ổn định để cung cấp đồng bộ, ổn định theo yêu cầu của khách hàng, đã tạo bất lợi cho sự tiếp nhận và triển khai sản xuất. Và đương nhiên Công ty Da - Giày cũng không ngoài lề khi nhập ngoại nguyên vật liệu phải chịu thuế nhập khẩu do đó giá nhập thường cao. Bên cạnh đó với chủng loại sản phẩm đa dạng đối với vật tư dự trữ cũng phải đồng bộ nên nhu cầu vốn dự trữ rất lớn. Mặt khác các nguyên vật liệu như hoá chất, nước xử lý, nước phun đế...có thể chưa đưa vào sản xuất ngay nên phải bảo quản tốt, chi phí bảo quản cao. Công tác quản lý nguyên vật liệu là hết sức quan trọng, để tạo điều kiện cho việc bảo quản, hợp lý và sử dụng tiết kiệm đạt hiệu quả tối đa, đặc biệt là nguyên vật liệu chính. Công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng dự trữ nguyên vật liệu hợp lý gần các phân xưởng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và cung ứng cho sản xuất một cách nhanh nhất. Hiện nay, Công ty tổ chức quy hoạch hệ thống kho tàng một cách rất khoa học: kho nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Ngoài ra còn có kho hoá chất để chứa hoá chất, nhiên liệu với đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm bảo tốt các loại hoá chất. Kho tàng của Công ty được xây dựng khang trang, thoáng mát và được trang bị phương tiện cân, đong, đo, đếm, nhân lực đầy đủ giúp cho việc tiến hành chính xác các nghiệp vụ quản lý, bảo quản hạch toán chặt chẽ dữ liệu cũng như đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất thông suốt không bị gián đoạn vì thiếu nguyên vật liệu hay vì nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. 2.2.2. Nguồn nhập nguyên vật liệu Vì ở nước ta chưa có một thị trường phong phú và đa dạng để cung cấp đồng bộ nguyên vật liệu cho ngành da giày do đó nguyên vật liệu mà Công ty Da - Giày nhập chủ yếu theo hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Nguồn trong nước, Công ty nhập các nguyên vật liệu chính như: vải, da tươi, cao su, chỉ...của các doanh nghiệp trong nước. Còn các nguyên phụ liệu Công ty chủ yếu phải nhập từ nước ngoài như các loại hoá chất (nước phun đế, nước xử lý, nước đông cứng...) và các loại keo, khoá...Ngoài ra có một số nguyên vật liệu Công ty tự gia công chế biến như da thuộc ... 2.2.3. Phân loại nguyên vật liệu Với khối lượng vật liệu lớn chủng loại rất phong phú và đa dạng, mỗi loại vật liệu lại có nội dung kinh tế, chức năng, tính năng lý hoá khác nhau, do đó để tiến hành quản lý và hạch toán chính xác công việc không tốn nhiều công sức thì phải phân loại một cách khoa học. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo rõi tình hình biến động của từng thứ, loại nguyên vật liệu do đó có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý. Căn cứ vào công dụng Công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành: Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của Công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở chủ yếu hình thành lên thực thể sản phẩm bao gồm: các loại vải, da, mút, bạt, đế giày... Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng làm tăng chất lượng sản phẩm, giúp hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh gồm các loại chỉ, dây giày, khoá, ôzê, dây viền, guy băng, hạt chống ẩm... Nhiên liệu: là loại vật liệu có tác dụng đảm bảo cho máy móc hoạt động như xăng, dầu máy, dầu nhờn... Phụ tùng thay thế: là chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ cho việc thay thế, sửa chữa thiết bị như kìm, chân vịt cho máy may, dao chặt, dao cắt viền Phế liệu thu hồi: các loại da vụn, mếch, giày hỏng...được thu gom bán gây quỹ. Việc phân loại nguyên vật liệu của Công ty nói chung là phù hợp với vai trò đặc điểm, tác dụng của từng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. 2.2.4. Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là sự xác định giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu chân thực, đúng đắn. Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó giá cả thu mua, chi phí thu mua từng thứ nguyên vật liệu cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là TSLĐ do đó phải đánh giá theo giá thực tế song để thuận lợi cho công tác kế toán, nguyên vật liệu còn có thể đánh giá theo giá hạch toán. Trên thực tế thì Công ty chỉ sử dụng giá thực tế để hạch toán. 2.2.4.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho * Nguyên vật liệu mua ngoài từ các nguồn trong nước: Đối với nguyên vật liệu được cung ứng ngay tại kho thường là các vật liệu phụ, thì giá nhập kho là giá trị ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT, không bao gồm chi phí thu mua. Đối với nguyên vật liệu mua xa thì giá thực tế nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGTcộng với chi phí thực tế liên quan đến nguyên vật liệu thu mua. * Nguyên vật liệu nhập ngoại: Đối với nguyên vật liệu mua của nước ngoài: giá nhập kho là trị giá thực tế tính theo tiền Việt Nam (tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng Nhà nước công bố ngày nhập hàng) kể cả thuế nhập khẩu cộng với chi phí li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3379.doc
Tài liệu liên quan