Đề tài Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần NTACO

Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, ở đơn vị kế toán cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức kế toán riêng. Đơn vị nào được tổ chức kế toán riêng thì được thành lập phòng kế toán để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình để định kỳ lập báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm; còn đơn vị kế toán cấp cơ sở không tổ chức kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Hình thức tổ chức công tác kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế khác nhau, quy mô và trình độ cán bộ quản lý khác nhau, địa bàn hoạt động rộng, vừa tập trung vừa phân tán.

Trường hợp này, nhiệm vụ của phòng kế toán trung tâm như sau:

 Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp;

 Thực hiện các phàn hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở không có tổ chức kế toán riêng;

 Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán ở tất cả các đơn vị kế toán cấp cơ sở gửi lên cùng với báo cáo tài chính phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp.

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần NTACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc tổng hợp và kiểm tra, kiểm soát. Các nội dung cơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao gồm: Loại tài khoản, Tên gọi tài khoản, Số lượng tài khoản. công dụng và nội dung phản ánh vào từng tài khoản, một số quan hệ đối xứng chủ yếu giữa các tài khoản có liên quan. Hệ thống tài khoản kế toán được quy định chung cho nhiều loại hình Doanh nghiệp khác nhau nên Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu và khả năng quản lý để lựa chọn các tài khoản phù hợp và sử dụng chúng đúng theo các quyết định về ghi chép trong từng tài khoản. Việc xác định các tài khoản phải sử dụng là cơ sở để tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết nhằm xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp bao gồm 10 loại tài khoản trong đó có các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 thực hiện theo phương pháp ghi kép,còn tài khoản loại 0 thực hiện theo phương pháp ghi đơn. Loại 1, 2 : Nhóm tài khoản Tài sản Loại 3, 4 : Nhóm Tài khoản Nguồn vốn Loại 5, 6, 7, 8, 9: Nhóm Tài khoản trung gian Loại 0 : Có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng Cân đối kế toán 2.1.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán Tổ chức hoàn thành sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập các Báo cáo tài chính và Quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát, từng loại tài sản, từng loại nghiệp vụ cũng như từng quá trình hoạt động của Doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của kế toán. Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau,trong đó có những loại sổ được mở theo yêu cầu và đặc điểm quản lý của Doanh nghiệp. Để tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp cần phải căn cứ vào quy mô của Doanh nghiệp,đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý, tính chất của quá trình sản xuất và đặc điểm về đối tượng kế toán của Doanh nghiệp. Theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính thì Doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toán theo 1 trong 4 mô hình khác nhau (gọi là hình thức sổ kế toán). Hình thức kế toán: Nhật ký – Sổ cái Hình thức kế toán: Nhật ký chung Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán: Nhật ký – chứng từ Việc sử dụng hệ thống kế toán nào là do Doanh nghiệp tự quyết định dựa trên những căn cứ đã nêu và phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán. Tuy nhiên, trong các hình thức kế toán trên thì Nhật ký chung là hình thức kế toán có ưu điểm là rất dễ áp dụng, vận dụng phù hợp cho mọi loại hình Doanh nghiệp và rất dễ dàng trong ứng dụng tin học vào kế toán. 2.1.2.4 Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo kế toán Báo cáo kế toán là két quả của công tác kế toán trong Doanh nghiệp, là nguồn thông tin cho các nhà quản trị của Doanh nghiệp cũng như cho tất cả các Doanh nghiệp khác bên ngoài Doanh nghiệp trong đó có các chức năng của nhà nước. Báo cáo kế toán gồm 2 phân hệ : Hệ thống Báo cáo tài chính và hệ thống Báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng Cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không bắt buộc phải công khai. Hệ thống báo cáo tài chính gồm : báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Ý nghĩa và nguyên tắc của việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp: 2.2.1 Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế nhằm phản ánh và giám đốc toàn diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp. Trong kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép đầy đủ, liên tục, có hệ thống trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Chính điều này đã làm tăng ý nghĩa kiểm tra, giám sát của kế toán. Nhiệm vụ của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán giúp đơn vị, người quản lý, điều hành đơn vị; cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường….. Tóm lại, việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hóa thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặp chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. Nguyên tắc của việc tổ chức công tác kế toán: Đảm bảo thu nhận và hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính ở doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; Phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp; Phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp và khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép của doanh nghiệp; Phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Các hình thức tổ chức công tác kế toán: Ý nghĩa và căn cứ của việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán: Trên thực tế có nhiều hình thức tổ chức công tác kế toán khác nhau. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và xu thế sau này, với biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của cán bộ kế toán hiện có, khả năng thuê dịch vụ kế toán, phù hợp với yêu cầu hoạt động và khả năng tài chính và với mức độ trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, sử dụng cho công tác kế toán, với chất lượng phần mềm kế toán đang sử dụng hoặc khả năng xây dựng phần mềm kế toán. Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán thích hợp nhằm thu nhận, xử lý hệ thống hóa và cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông về hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh, tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,… Điều đó có ý nghĩa quan trọng và tác động quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán, giúp cho việc tổ chức công tác kế toán thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán qua đó phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Các hình thức tổ chức Bộ máy kế toán: (*) Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong tổ chức công tác kế toán ở Doanh nghiệp, bởi suy cho cùng thì chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý của các nhân viên trong Bộ máy kế toán. Tổ chức Bộ máy kế toán là tổ chức vế nhân sự để thực hiện việc thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Về cơ bản việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp có thể theo một trong ba hình thức sau đây: Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung: Là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công ciệc xử lý thông tin trong toàn Doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán trung tâm, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu nhập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lý và tổng hơp thông tin. (gọi chung là đơn vị báo số). Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp. Tại các đơn vị phụ thuộc (xí nghiệp, của hàng, tổ, đội…), phòng kế toán trung tâm bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Ở đơn vị phụ thuộc hoạt động có quy mô lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh nhiều, phòng kế toán trung tâm có thể bố trí nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc gửi về phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm thực hiện cả kế toán tài chính, cả kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh ở doanh nghiệp. Mô hình tổ chức kế toán tập trung có ưu điểm là công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy. Tuy nhiên, những ưu điểm này chỉ có thể phát huy được trong điều kiện Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất và quản lý mang tính tập trung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc xử lý thông tin được trang bị hiện đại, đầy đủ, đồng bộ. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thường phù hợp với những đơn vị kế toán có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp. 2.3.2.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán: Là mô hình tổ chức có đặc điểm công việc kế toán được phân công cho các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện một phần hoặc toàn bộ những nội dung phát sinh tại bộ phận và đơn vị mình. (cũng có thể có những bộ phận chỉ thực hiện công viêc kế toán ) kết hợp với báo cáo kế toán do các đơn vị trực thuộc gửi lên để tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn Doanh nghiệp theo quy định. Theo hình thức này, doanh nghiệp thành lập phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cấp trên); còn ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở đều có tổ chức kế toán riêng (đơn vị kế toán cấp cơ sở). Doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán này thường là những doanh nghiệp đã phân cấp quản lý kinh tế, tài chính cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở ở mức độ cao hơn, tức là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ, lãi riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kế toán cấp cơ sở này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này, toàn bộ công việc kế toán của doanh nghiệp được phân công như sau: Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ: Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp; Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở; Thu nhận, kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị cơ sở gửi lên và cùng với báo cáo tài chính phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp. Ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở, tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình để lập được các báo cáo tài chính định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm. Từng đơn vị kế toán cấp cơ sở phải căn cứ vào khối lượng công việc kế toán ở đơn vị mình để xây dựng bộ máy kế toán ở đơn vị cho phù hợp. Tại các đơn vị kế toán phụ thuộc, các bộ phận kế toán cũng thực hiện chức trách, nhiệm vụ như các bộ phận kế toán tương ứng ở phòng kế toán trung tâm, chỉ khác là chỉ phản ánh hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị kế toán cấp cơ sở. Mô hình tổ chức kế toán phân tán có ưu điểm là đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ cho quản lý nội bộ ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc nhưng nếu không khéo tổ chức thì bộ máy kế toán sẽ trở nên cồng kềnh, tốn kém và chồng chéo trong công việc chuyên môn . Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thường phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc có trụ sở đóng ở nhiều địa phương khác nhau, địa bàn hoạt động rộng, hoạt động kinh doanh mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực. Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán: Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, ở đơn vị kế toán cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức kế toán riêng. Đơn vị nào được tổ chức kế toán riêng thì được thành lập phòng kế toán để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình để định kỳ lập báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm; còn đơn vị kế toán cấp cơ sở không tổ chức kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Hình thức tổ chức công tác kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp lớn có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế khác nhau, quy mô và trình độ cán bộ quản lý khác nhau, địa bàn hoạt động rộng, vừa tập trung vừa phân tán. Trường hợp này, nhiệm vụ của phòng kế toán trung tâm như sau: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp; Thực hiện các phàn hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở không có tổ chức kế toán riêng; Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán ở tất cả các đơn vị kế toán cấp cơ sở gửi lên cùng với báo cáo tài chính phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp. (*) Nguồn : Tài liệu.vn. Đề tài: Tổ chức công tác kế toán trong Doanh Nghiệp CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO Giới thiệu Công ty cổ phần NTACO Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO Tên viết tắt : NTACO Tên quốc tế : NTACO Corporation Mã chứng khoán : ATA Trụ sở chính : 99 Hùng Vương, KCN Mỹ Quý, TP Long Xuyên, An Giang. Điện thoại : (076) 931479 Fax : (076) 931797 Website : Email : ntacoag@hcm.vnn.vn Ngành nghề kinh doanh chính Chế biến, nuôi, mua bán cá và thủy sản. Sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chế biến mua bán nông sản. Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo. Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi. San lấp mặt bằng, Khai thác cát sỏi. Mua bán phân bón, Gia công hàn tiện lắp ráp các SP cơ khí cháy nổ Sản xuất thức ăn thủy sản, mua bán bao bì giấy, bao bì PE, PP. Chế biến và kinh doanh phụ phẩm bột, xương cá, mỡ cá. Mua bán hóa chất xử lý ô nhiễm môi trường, Góp vốn mua cổ phần. Mua bán hóa chất tăng trọng sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 3.3.1. Quản lý doanh nghiệp: Ban Giám đốc: gồm 03 thành viên (01 Tổng Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, và 01 Giám đốc Tài chính) Kế toán trưởng: 01 thành viên. 3.3.2. Phòng – Ban chức năng: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Quản lý PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHÀ MÁY THỨC ĂN THỦY SẢN VIỆT THÁI ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BỘ PHẬN IT MARKETING PHÒNG QM TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KẾ HOẠCH NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH TUẤN ANH NHÀ MÁY BAO BÌ VẠN LỢI VÙNG NUÔI TC-SQF1 NHÀ MÁY BỘT CÁ- DẦU CHUỖI CỬA HÀNG THUỐC THÚ Y, TATS PHÒNG KINH DOANH (Nguồn : Bộ phận tổ chức – hành chính) Với đội ngũ CNVC-LĐ 1.450( Khối văn phòng và khối sản xuất trực tiếp) có đủ trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu công tác, đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, bảo toàn vả tăng trưởng nguồn vốn, làm nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển bền vững của đơn vị, góp phần ổn định kinh tế xã hội địa phương và thực hiện thắng lợi sự nghiệp “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Thu nhập bình quân đầu người (Lương + thưởng) năm 2010: 4.000.000 đồng/người Chính sách tiền lương, thưởng: Đối với khối văn phòng thì hưởng lương theo công việc. Đối với khối sản xuất thì lương theo sản phẩm Công ty luôn tuân thủ đúng các quy định pháp luật về các chế độ đối với người lao động. CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán tài sản Kế toán công nợ Phòng kế toán Kế toán tiền lương (Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán) Trách nhiệm và công việc của từng bộ phận: Kế toán trưởng Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban giám đốc của công ty về mặt số liệu hay hình thức báo cáo. Có quyền phân công nhiệm vụ cho từng kế toán viên thuộc phòng kế toán. Kế toán tổng hợp Là người chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo của kế toán viên. Dưới mỗi báo cáo đều có chữ ký nháy của kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Theo dõi tiền lương ( trích lập quỹ lương và thanh toán lương), BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế TNCN. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng theo phạm vi công việc phụ trách trước kế toán trưởng. Quy trình làm việc: Hàng tháng, kế toán dựa vào bảng chấm công và bảng kiểm tra số lượng sản phẩm làm được của mỗi cán bộ công nhân viên để thực việc tính lương và xác định các khoản trích theo lương của tháng. Sau khi bảng lương đã được hoàn tất, thủ quỹ sẽ thực hiện việc phát lương cho cán bộ công nhân viên và nộp các loại bảo hiểm,kinh phí công đoàn vào ngân sách. Thanh toán lương vào ngày cuối tháng (từ ngày 25 đến 30 hàng tháng) Quy chế tính lương: Công nhân Lương SP = Số lượng SPHT x Đơn giá SP tính lương + phụ cấp (nếu có) Chẳng hạn việc tính lương của công nhân tại khâu lạng da : n Trong tháng 01/2010, anh Đỗ Sơn Bình có năng suất lao động là 19.945,86kg sản phẩm với đơn giá là 17đ; được trợ cấp nhà trọ là 50.000đ. Tiền lương = 19.945,86 x 17 + 50.000 = 389.080đ n Ngày 31/03/2010 theo bảng phân bổ lương và BHXH, lương công nhân nhà máy là 889.098.300đ, trích BHXH theo tỷ lệ quy định. Nợ TK 622 :1.084.699.926 Có TK 3341 : 889.098.300 Có TK 338 : 195.601.626 Nhân viên Lương căn bản = 830.000 x hệ số Tiền lương = Lương căn bản x số ngày công thực tế + phụ cấp (nếu có) Bảng 4.1 Bảng hệ số tính lương Hệ số trình độ Hệ số trách nhiệm Trình độ Hệ số Chức vụ Hệ số Đại học 2,34 Giám đốc 4,5 Cao đẳng 2,1 Phó giám đốc 3,9 Trung cấp 1,86 Trưởng phòng 3,7 12/12 1,35 Phó phòng 3,5 (Nguồn: Phòng kế toán) Ví dụ: Ông Lê Thanh Hon với hệ số trình độ là 2,34; hệ số trách nhiệm là 3,7; phụ cấp là 2.570.000đ. Trong tháng, ông đi làm đủ không nghỉ ngày nào. Lương cơ bản = (2,34+3,7) x 830.000 = 5.013.200đ Tiền lương = 5.013.200 + 2.570.000 = 7.583.200 Kế toán công nợ Theo dõi các khoản nợ của đối tác trong nước cũng như quốc tế của công ty. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng theo phạm vi công việc phụ trách trước kế toán trưởng. Quy trình làm việc: Cuối niên độ kế toán, kế toán xác định các khoản nợ phải thu. Đối với những trường hợp nợ quá hạn thì kế toán lập bảng kê công nợ quá hạn và nêu lý do quá hạn, Nếu khách hàng thực sự không có khả năng thanh toán thì công ty xóa nợ Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi: Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi (đã lập dự phòng) Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN (chưa lập dự phòng) Có TK 131 : Phải thu khách hàng Có TK 138 : Phải thu khác Kế toán thanh toán Ghi chép đầy đủ và kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp cụ thanh toán tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tạm ứng, vay ngắn hạn, dài hạn, nợ dài hạn, các khoản nợ hàng nhập khẩu, thuế GTGT đầu vào (nếu có). Mở L/C hàng nhập khẩu. theo dõi và thanh toán L/C. Các loại quỹ, bảo lãnh. Báo cáo và chịu tráh nhiệm trước kế toán trưởng theo phạm vi công việc phụ trách. Kế toán tài sản cố định Theo dõi việc tăng giảm tài sản cố định,trích khấu hao,lập kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng và các trường hợp đặc biệt: theo qui định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC. Thủ quỹ Là người chịu trách nhiệm thu chi các khoản phát sinh trong công ty. Chế độ chứng từ kế toán: Công ty đã xây dựng chế độ chứng từ kế toán đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu đối với phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, các loại hoá đơn bán hàng và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán. Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn để bổ sung thêm chỉ tiêu và thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của Công ty. Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên theo qui định, ghi chép rõ ràng, không có tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán được Công ty bảo quản đầy đủ, an toàn tại Công ty. Các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được Công ty bảo quản trong suốt 5 năm. Các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định đều được Công ty bảo quản trong suốt 10 năm Hình thức kế toán: Công ty cổ phần NTACO thực hiện chế độ kế toán và việc ghi sổ kế toán theo đúng chế độ Nhà nước ban hành. Hiện nay công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ kế toán, hình thức này rất thích hợp nhằm cung cấp thông tin, tình hình tài chính và lập báo cáo nhanh, nâng cao hiệu suất công tác của cán bộ kế toán, tạo điều kiện cho việc kiểm tra được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc và các bảng phân phối Thẻ và sổ kế toán Sổ quỹ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết (Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán) Ghi chú: Chi hằng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Diễn giải hồ sơ: Căn cứ vào chứng từ kế toán: chứng từ kế toán đã được kiểm tra hợp lệ, ghi vào các nhật ký chứng từ có liên quan, các nghiệp vụ tiền mặt phải ghi sổ quỹ, sau đó lập bảng kê vào chứng từ ghi sổ. Các nghiệp vụ cần phải ghi sổ chi tiết căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng cộng sổ chi tiết đối chiếu với tài sản tổng hợp ở sổ cái. Đối chiếu số liệu bảng kê với nhật ký chứng từ có liên quan. Căn cứ các bảng kê nhật ký chứng từ, sổ cái và các bảng tổng hợp để lập bảng cân đối kế toán. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Một số chính sách kế toán : Phương pháp kê khai thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần NTACO.doc
Tài liệu liên quan