TÊN TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh
và quản lý tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2
I: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng và phát
triển nông thôn 3
II: Loại hình doanh nghiệp
III: Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng và phát
triển nông thôn
1. Chức năng
2. Thị trường
3. Tình hình kinh tế tài chính, lao động
IV: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng và phát triển
nông thôn
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
V: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô công nghệ
sản xuất sản phẩm trong công ty xây dựng và phát triển nông thôn
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng và phát
triển nông thôn
1. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán công ty
2. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty
4. Phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty
5. Mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy
quản lý chung của công ty
II: Vận dụng chế độ hiện hành tại công ty xây dựng và phát triển
Nông thôn
1. Chế độ chứng từ
2. Chế độ tài khoản
3. Chế độ sổ sách
4. Chế độ báo cáo tài chính
III: Hạch toán trên các phần hành chủ yếu của công ty
1. Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán
tài sản cố định
2. Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán nguyên
vật liệu
3. Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
4. Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm
5. Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán xác định kết quả
IV: Báo cáo kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn
1. Số lượng báo cáo
2. Quy trình lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
Phần III: Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn
I: Những thành tựu đã đạt được
II: Những tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- xác định kết quả kinh doanh và xác định doanh thu xây lắp thuần.
Kế toán ngân hàng và tài sản cố định:
Theo dõi các khoản tiền chuyển khoản, tiền séc, tiền vay ngân hàng và tiền gửi ngân hàng.
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ), lập thẻ cho từng TSCĐ, theo dõi nguồn vốn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, quý của khối cơ quan Công ty.
Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ đồng thời lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ, vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao.
Kế toán tiền mặt, tiền lương và bảo hiểm xã hội:
Cán bộ kế toán này chịu trách nhiệm viết Phiếu thu, Phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ thu và xuất tiền chi dùng tại Công ty sau đó tập hợp vào sổ quỹ hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ Công ty.
Đồng thời cán bộ kế toán này kiêm luôn kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tính lương và bảo hiểm xã hội cho CBCNV theo chế độ quy định.
Theo dõi tình hình tăng giảm lao động, tiền lương của công ty, lập bảng thanh toán tiền lương, BHXH, ghi sổ lương, thanh quyết toán, tổng hợp tiền lương toàn công ty.
Kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, hàng quý kế toán tiến hành trích bảo hiểm xã hội theo dõi các tài khoản sau: TK 334, 3382, 3383, 3384, 111,...
Theo dõi, kiểm tra lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến tiền mặt, tiền lương, BHXH, các hợp đồng lao động, các quyết định và các giấy tờ khác liên quan đến tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng và BHXH.
Thủ quỹ:
Thu và chi tiền trên cơ sở các chứng từ kế toán, đó là các phiếu thu và phiếu chi đã được duyệt. Kiểm tra đối chiếu các chứng từ thu chi, các chứng từ ngân hàng và quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ.
Mở sổ quỹ, ghi chép thu, chi trên sổ quỹ, tính toán tồn quỹ hàng ngày, lưu trữ phiếu thu, phiếu chi, cuối tháng giao lại chứng từ thu chi cho kế toán lưu dữ.
Kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng và đột xuất, đảm bảo tiền khớp đúng giữa sổ sách và thực tế, thường xuyên đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ quỹ, lập báo cáo tồn quỹ hàng tháng, lập báo cáo chi tiết công nợ giữa Công ty với các đơn vị hàng tháng, quý...
Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, giữ bí mật thu chi và tồn quỹ. Theo dõi, ghi chép trên sổ chi tiết, giữ quỹ công đoàn. Lưu trữ các loại sổ sách chứng từ thuộc phần việc được phân công
Kế toán đội và kế toán trung tâm tư vấn:
Đội xây dựng là một đợn vị sản xuất trực tiếp trực thuộc Công ty cho nên các đội có thể hạch toán chứng từ để nộp lại cho kế toán tổng hợp.
Kế toán đội và kế toán trung tâm tư vấn không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên kế toán. Các nhân viên này làm nhiệm vụ thu thập chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, các chi phí khác). Định kỳ hàng tháng, hàng quý các nhân viên kế toán phải gửi về Công ty để đối chiếu so sánh với nhân viên kế toán của phòng.
Mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
a, Tiếp nhận hóa đơn, chứng từ
Cán bộ phòng kế toán có trách nhiệm tiếp nhận các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty từ khách hàng, từ đội sản xuất và ký vào sổ giao chứng từ.
b, Kiểm tra hóa đơn, chứng từ
Cán bộ phòng kế toán kiểm tra hóa đơn, chứng từ (kiểm tra tính hợp lệ, số tiền, nội dung, ngày phát hành, tên và mã số thuế của khách hàng, chữ ký, dấu của các bên có liên quan). Nếu thấy hợp lệ thì giữ lại còn nếu không thì trả lại cho khách hàng, cho các bộ phận gửi đến để đổi lại hóa đơn hoặc chỉnh sửa lại hóa đơn theo quy định của Bộ tài chính.
c, Phân loại chứng từ.
Kế toán phân loại hóa đơn theo các phần hành kế toán máy để khi nhập số liệu vào máy được dễ dàng, tránh lầm lẫn như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định…
d, Hạch toán kế toán
Dựa vào hóa đơn kế toán viên định khoản theo đúng chế độ tài chính đã quy định của nhà nước. Dựa trên chương trình phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng (hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm vacom), kế toán viên nhập dữ liệu theo từng chứng từ đã phân loại.
e, Lập các báo cáo tài chính
Trên cơ sở các dữ liệu đã nhập, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo chế độ quy định của nhà nước bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính, đồng thời lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty như báo cáo chi tiết chi phí, doanh thu theo từng hoạt động…
Trách nhiệm
Tiến trình thực hiện
CB kế toán
CB kế toán
Lãnh đạo
công ty
CB kế toán
CB kế toán
CB kế toán
Lãnh đạo
công ty
Tiếp nhận hóa đơn, chứng từ
Kiểm tra hóa đơn,
chứng từ
Không
Trả lại
Hợp lệ
Kiểm tra, ký duyệt
Tập hợp, phân loại chứng từ
Hạch toán
Lập các báo cáo tài chính
Ký duyệt
Sơ đồ mối liên hệ giữa bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
g, Ký duyệt các báo cáo tài chính
Sau khi đã lập xong các báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp trình kế toán trưởng xem xét ký duyệt. Nếu có sai sót hoặc thiếu kế toán trưởng yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, ký duyệt sau đó mới chuyển cho lãnh đạo công ty ký duyệt.
h, Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh các chỉ tiêu của năm nay với năm trước để tìm ra nguyên nhân tăng, giảm. từ đó tìm ra biện pháp tối ưu để tăng lợi nhuận
Phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán nợ và thu hồi nợ…
i, Kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo công ty
Sau khi tổng hợp xong các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị của công ty kế toán trình lãnh đạo công ty xem xét, ký duyệt đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý doanh thu.
k, Lưu hồ sơ
Các hồ sơ: hóa đơn chứng từ, các báo cáo tài chính của công ty, các sổ sách… liên quan đến công ty được lưu tại phòng tài chính kế toán của công ty.
II: Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
Chế độ chứng từ
Các chứng từ kế toán áp dụng tại công ty đều tuân thủ theo chế độ kế toán quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính
Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ đặc thù như hợp đồng giao khoán, hợp đồng thuê máy, bản thanh lý hợp đồng ...
Chế độ tài khoản
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn luôn tuân thủ chế độ kế toán quyết định 1864/QĐ - BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính và tuân thủ theo quyết định sửa đổi và bổ sung: quyết định 149/2001/QĐ/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính
Để hệ thống tài khoản sử dụng hợn, công ty đã có một số thay đổi nhỏ dựa theo tính đặc thù trong tổ chức sản xuất của ngành xây lắp như:
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Do nguyên vật liệu là yêu tố chủ yếu của ngành xây lắp nên công ty đã mở chi tiết cho tài khoản 152
+ Thứ nhất: chi tiết theo công trình
ví dụ: TK 152A: công trình hồ Nà Cáy huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn
+ Thứ hai: chi tiết theo từng loại vật liệu
Những loại vật liệu có tính năng công dụng như nhau thì xếp cùng một nhóm và đánh mã số cho từng nhóm đó, ngoài ra còn đánh những mã số cấp 2, cấp 3 để theo dõi từng nhóm vật liệu cụ thể theo từng thứ
ví dụ: TK 152.01: xi măng
TK 152.01.01 xi măng Chin phon
TK 152.01.02 xi măng Bút sơn
Tài khoản 141: tạm ứng được chi tiết thànhTK 1413: Tạm ứng cho đội xây dựng.
Tài khoản 151: hàng mua đang đi đường, không sử dụng vì vật tư mua về luôn có hóa đơn kèm theo, không có trường hợp hóa đơn về mà hàng chưa về và ngược lại.
Tài khoản 157: hàng gửi bán, không sử dụng vì công ty đấu thầu rồi mới tiến hành thi công.
Tài khoản 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, không sử dụng do công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài khoản 121, 128, 129, 228, 229: chưa được sử dụng trong hệ thống tài khoản kế toán của công ty.
Chế độ sổ sách
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn thống nhất áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ của công ty được lập mỗi tháng một lần vào cuối tháng.
Vì là một công ty có quy mô vừa, hoạt động kinh doanh diễn ra khá thường xuyên. Để đảm bảo chính xác của thông tin kế toán, kịp thời xử lý khối lượng công việc và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán công ty đã áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên kiểm tra chứng từ rồi định khoản đến từng tài khoản chi tiết (tiểu khoản, tiết khoản) ngay trên chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ … rồi nhập số liệu vào máy theo từng phần hành, kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên máy với số liệu trên chứng từ gốc. Việc kết chuyển dữ liệu, tổng hợp in ấn sổ sách, báo cáo, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết sẽ do máy thực hiện hoàn toàn. kế toán chỉ việc lưu dữ chứng từ gốc, các sổ tổng hợp, các sổ chi tiết do máy in ra vào các hồ sơ kế toán.
Chứng từ gốc
Bảng kê chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ kế toán của công ty xây dựng và phát triển nông thôn
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
Với hình thức này ưu điểm là dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phân công chia nhỏ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh vừa. Tuy nhiên việc ghi chép thường trùng lặp, dễ nhầm lẫn, sổ sách nhiều
Chế độ báo cáo tài chính
Hiện nay công ty mới chỉ lập 3 báo cáo theo quy định Nhà nước đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính.
III: Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn.
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn áp dụng thuế giá trị gia tăng và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tài sản cố định
Mấy năm gần đây do tính chất công trình giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm, địa bàn hoạt động xa trụ sở công ty nên mấy năm gần đây công ty đầu tư mua sắm trang thiết bị mới 100%. Tài sản cố định tăng do mua sắm đều bằng nguồn vốn tín dụng còn tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán
Nguyên giá tài sản giá mua ghi trên hoá chi phí vận chuyển
cố định mua ngoài đơn chưa thuế lắp đặt
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản này phản ánh sự biến động tăng, giảm, hiện có TSCĐHH theo nguyên giá
Kết cấu Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐHH tăng khi mua sắm
Bên Có: Nguyên giá TSCĐHH giảm khi thanh lý, nhượng bán
Dư bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
Tài khoản này gồm có:
TK 2112: nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113: máy móc thiết bị
TK 2114: phương tiện vận tảI
TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý
TK 2118: Tài sản cố định văn phòng công ty
Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình (HMTSCĐ). Tài khoản này phản ánh giá trị biến động tăng, giảm hao mòn tài sản cố định
Bên Nợ: phản ánh giá trị HMTSCĐ giảm
Bên Có: phản ánh giá trị HMTSCĐ tăng khi trích khấu hao hoặc nhận tài sản cố định đã qua sử dụng
Dư bên Có: phản ánh giá trị TSCĐ cuối kỳ
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản sau:
TK 341: vay ngắn hạn
TK 811: chi phí khác
Tk 1332: thuế giá trị gia tăng đầu vào
TK 627: chi phí sản xuất chung
TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 623: chi phí sử dụng máy thi công
TK 341 TK 211 TK 811
Nguyên giá TSCĐ giá trị còn lại
Tổng giá chưa có thuế của TSCĐ
thanh toán TK 1332 xoá sổ
Thuế GTGT TSCĐ TK 214
đầu vào khấu hao TSCĐ
TK 3381 TK 1381
Tài sản cố định thừa do Tài khoản cố định thiếu
kiểm kê chờ xử lý do kiểm kê chờ xử lý
sơ đồ hạch toán tổng hợp tài sản cố định
b, Hạch toán khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ)
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao
TSCĐ năm Thời gian sử dụng TSCĐ TSCĐ năm
Việc tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng tức là TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao và TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi tính khấu hao.
Từ đó để tính khấu hao tháng chúng ta tính như sau:
Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ
tháng N tháng N-1 tăng tháng N giảm tháng N
TK 211 TK 214 TK 627
Khấu hao TSCĐ chi phí sản xuất
chung thực tế ps
Xóa sổ tài Trích
sản cố định TK 811 KHTSCĐ TK 642
Giá trị còn Chi phí quản ký
lại TSCĐ DN thực tế PS
sơ đồ hạch toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định
Chứng từ sử dụng
Biên bản bàn giao TSCĐ ( mẫu số 01-TSCĐ)
Thẻ TSCĐ (mẫu số 02- TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ kể cả nhượng bán (ngoài chứng từ này còn sử dụng hoá đơn khi bán)
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Sổ sách sử dụng
Hạch toán chi tiết có: Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Hạch toán tổng hợp có:
Chứng từ ghi sổ lập cho nghịêp vụ tăng, giảm và KHTSCĐ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho TSCĐ
Sổ cái mở riêng cho từng tài khoản 211, 214
Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán nguyên vật liệu
Phương pháp hạch toán
ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn do đặc thù của ngành xây lắp, vật liệu rất phong phú và đa dạng, tình hình nhập- xuất diễn ra thường xuyên liên tục vì vậy công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nhằm đảm bảo việc phản ánh kịp thời, chính xác nội dung kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp .
Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu của đánh giá. Về nguyên tắc, kế toán nhập- xuất- tồn kho phải phản ánh theo giá thực tế. Phương pháp tính giá hợp lý sẽ có tác dụng lớn tới nhiệm vụ, mục đích của hạch toán. ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế. Việc hạch toán theo giá thực tế giúp cho việc hạch toán được chính xác, giảm được khối lượng ghi sổ sách.
Giá thực tế Giá hoá đơn chưa Chi phí chiết khấu thương mại,
NVL mua thuế GTGT thu mua giảm giá hàng bán
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để xuất vật liệu. Theo phương pháp này thì vật liệu nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó mà không quan tâm đến thời gian nhập, xuất.
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Việc hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện ở hai nơi là ở kho và ở phòng kế toán thông qua 3 phương pháp đó là thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư. Hiện nay công ty hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song.
Bảng tổng hợp
chi tiết N-X-T
Sổ kế toán chi tiết vật liệu
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Phiếu xuất kho
Chú thích: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Các sổ sách sử dụng
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp chi tiết nhập- xuất- tồn
Hạch toán tổng hợp
+ Chứng từ sử dụng
Hoá đơn mua hàng (hoặc hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu
+ Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Tài khoản này phản ánh gía trị nhập- xuất - tồn của nguyên vật liệu theo giá thực tế
Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Dư bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản 133, 331, 627, 621, 1413
ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn không có trường hợp vật liệu về mà hoá đơn chưa về hoặc ngược lại mà chỉ có trường hợp nguyên vật liệu về có hoá đơn kèm theo vì khi có nhu cầu sử dụng các đội mới tiến hành thu mua. Nguyên vật liệu ở công ty hoàn toàn là mua ngoài, vật liệu xuất dùng để thi công công trình có thể được đội tự thu mua hoặc là cán bộ vật tư của công ty mua rồi xuất kho cho đội dưới hình thức vay vốn.
TK 331, 111 TK 152 TK 1413
Giá mua NVL đội tạm ứng bằng NVL
Công ty chưa có thuế GTGT của công ty
mua TK 133
Thuế GTGT TK 621
đầu vào
Xuất kho vật liệu để sản
TK 1413 xuất
Giá chưa có thuế
Đội XD GTGT TK 627
tự đi mua TK 133
Thuế GTGT Xuất vật liệu dùng cho
đầu vào ban quản lý công trình
sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu của công ty
+ Sổ sách tổng hợp
Bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 331, TK 1413
Chứng từ ghi sổ lập cho nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152
Bảng cân đối số phát sinh
Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
a, Hạch toán tiền lương
Hiện nay, Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn áp dụng hình thức trả lương cơ bản: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho hình thức tiền lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công và được thể hiện trong các hợp đồng làm khoán.
- Đối với công nhân viên thuộc Công ty khi có thông báo nhận lương kế toán đội sẽ lên công ty lấy lương về cho công nhân. Sau khi phát lương xong chứng từ sẽ được lưu lại tại phòng kế toán Công ty.
- Đối với công nhân thuê ngoài: căn cứ vào Hợp đồng làm khoán nhân công để thanh toán tiền công. Tổng số lương phải trả cho nhân công thuê ngoài được hạch toán vào TK 334. Sau khi thoả thuận về đơn giá, đội trưởng đội sản xuất sẽ ký hợp đồng thuê ngoài với tổ trưởng tổ lao động thuê ngoài đó. Khi khối lương thuê ngoài được hoàn thành, đội trưởng đội sản xuất sẽ đứng ra nghiệm thu và thanh toán theo khối lượng và đơn giá mà hai bên đã thoả thuận trên hợp đồng thuê khoán ngoài rồi ký vào đó. Hợp đồng kết thúc, kế toán đội lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân thuê ngoài.
Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công
Hợp đồng giao khoán
Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội
Phiếu chi
Tài khoản sử dụng
TK 334: Phải trả công nhân viên. Tài khoản này phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa công ty với công nhân viên về tiền lương và các khoản khác
Bên Nợ: Các khoản khấu trừ lương và số ứng trước kỳ I (nếu có).
Bên Có: Số tiền lương phải trả cho công nhân viên
Dư bên Có: phản ánh số tiền phải trả cho công nhân viên
Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản TK 111, TK 622, TK 627, TK 642, TK 1413
TK 111 TK 334 TK 622
Thanh toán lương cho công phải trả lương cho công
nhân viên ở công ty nhân trực tiếp sản xuất
TK 1413 TK 627
Thanh toán lương cho công phải trả lương cho nhân
nhân ở đội xây dựng viên ban quản lý công trình
TK 3383, 3384 TK 642
Khấu trừ các khoản (BHXH , phải trả lương cho nhân
BHYT) và lương viên quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương của công ty
b, Hạch toán các khoản trích theo lương.
Tài khoản sử dụng
TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 3382: Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
TK 3383: Bảo hiểm xã hội (BHXH)
TK 3384: Bảo hiểm y tế (BHYT)
Các tài khoản trên có nội dung: Phản ánh nguồn hình thành và phạm vi sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ.
Bên Nợ: Phản ánh số đã nộp, đã chi
Bên Có: Phản ánh trích lập KPCĐ, BHXH, BHYT
Dư bên Có: KPCĐ, BHXH, BHYT chưa nộp
Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỉ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ).
Còn quỹ BHYT công ty phải thực hiện trích quỹ 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó doanh nghiệp phải chịu 2% (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ)
KPCĐ được trích lập theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất).
TK 111, 112 TK 3382, 3383, 3384 TK 622, 627, 641
Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
hoặc chi tiêu KPCĐ tính vào chi phí
TK 334
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
trừ vào thu nhập của CNV
sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương của công ty xây dựng và phát triển nông thôn
Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán chi phí sản xuất- giá thành sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, trước khi thi công công trình công ty cần phải lập dự toán. Các dự toán xây dựng công trình cơ bản được lập theo hạng mục công trình và phân tích theo hạng mục chi phí.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT)
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (CP NC TT)
Khoản mục chi phí sản xuất chung (CP SXC)
Công ty xây dựng và phát triển nông thôn không sử dụng tài khoản 623: chi phí sử dụng máy thi công mà gộp chung chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản 627: chi phí sản xuất chung
Tài khoản sử dụng
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT)
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP NVL TT
Bên Nợ: Tập hợp CP NVL TT
Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển CP NVL TT vào giá thành
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
TK 622: chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP NC TT
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP SXC
Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung
Bên Có: kết chuyển chi phí sản xuất chung
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Bên Có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản 152, TK 133, TK 1413, TK 334…
TK 152 TK 621 TK 152
Xuất kho nguyên vật liệu Vật liệu đã xuất kho sử
cho đội sản xuất dụng cho sản xuất dùng
không hết nhập lại kho
TK 154
Kết chuyển CP NVL TT
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất
Kết chuyển chi phí
TK 338 nhân công trực tiếp
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT
cho công nhân xây lắp
sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty xây dựng và phát triển nông thôn
TK 334 TK 627 TK 154
Tiền công phải trả cho công
nhân điều khiển máy và
ban quản lý
TK 338
Các khoản trích theo lương Kết chuyển chi phí
của công nhân xây lắp và công sản xuất chung
nhân điều khiển máy thi công
TK 214
Chi phí khấu hao tài sản
cố định
TK 152
Xuất vật liệu dùng cho ban
quản lý công trình
TK 1413, 111,112
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chưa có thuế GTGT
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn
TK 621 TK 154 TK 632
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
TK 622
kết chuyển chi phí nhân Kết chuyển giá thành sản
công trực tiếp phẩm xây lắp đã nghiệm
bàn giao để xác định
kết quả
TK 627
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung
sơ đồ hạch toán tổng hợp giá thành sản phẩm xây lắp của công ty
Chứng từ sử dụng
Bảng phân bổ vật liệu
Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định: bảng tính và phân bổ khấu hao
Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: hóa đơn mua hàng và các chứng từ chi tiền (phiếu chi, giấy báo nợ, chứng từ phản ánh chi bằng tiền tạm ứng)
Các chứng từ phản ánh chi phí khác bằng tiền
Sổ sách sử dụng
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất
Chứng từ ghi sổ lập cho bên Nợ TK 621, TK 622, TK 627
Chứng từ ghi sổ lập cho bên Có TK 621, TK622, TK 627
Sổ cái lập riêng cho từng TK 621, TK 622, TK 627
Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán xác định kết quả.
Tài khoản sử dụng
TK 511: Doanh thu bán hàng
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu thuần
Bên Có: Doanh thu bán hàng phát sinh tăng
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
TK 911: xác định kết quả
Tài khoản này phản ánh: kết chuyển doanh thu thuần của các hoạt động và chi phí của các hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên Nợ: Kết chuyển chi phí của các hoạt động
Kết chuyển lãi
Bên Có: Kết chuyển các khoản doanh thu thuần
Kết chuyển lỗ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
Ngoài ra còn sử dụng các TK 421, TK 511, TK 632, TK 642…
TK 632 TK 911 TK 511 TK 111,131
(1) (3) (4)
(6)
TK 642 TK 3331
(2) (5)
TK 421
(7)
(8)
chú thích: (1) Kết chuyển giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp đã nghiệm thu bàn giao để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
(2) kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành tiêu thụ trong kỳ.
(3) Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
(4) Doanh thu xây lắp của nhà thầu chưa có thuế
(5) Thuế GTGT đầu ra
(6) Tổng giá thanh toán mà nhà thầu nhận được
(7) Lỗ kinh doanh xây lắp
(8) Lãi kinh doanh xây lắp
Sổ sách sử dụng
Tổ chức hạch toán chi tiết gồm có: Sổ chi tiết giá vốn
Sổ chi tiết bán hàng
Tổ chức hạch toán tổng hợp: Bảng kê chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ lập cho nghiệp vụ doanh thu, giá vốn, thanh toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0543.doc