LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỤNG CU CẮT VÀ ĐO LỜNG CƠ KHÍ 4
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH 6
1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 6
2. Tổ chức sản xuất và nhiệm vụ của từng phân xưởng 7
2.1. Quy trình công nghệ sản xuất 7
2.2. Trang thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất 13
3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 14
III CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 15
IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 16
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ 21
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY DCC&ĐLCK 21
1. Tình trạng kỹ thuật và đặc điểm TSCĐ ở Công ty 21
2. Phân loại TSCĐ hữu hình 22
2.2. Phân loại TSCĐ hữu hình theo tình hình sử dụng 22
2.3. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành 24
3. Đánh giá TSCĐ ở Công ty 24
II. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY 26
1. Việc đánh số TSCĐ ở Công ty 27
2. Kế toán chi tiết ở phòng kế toán 27
III. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ 38
1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình 38
2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình 40
IV. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY 42
V. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ HỮU HÌNH 46
1. Sửa chữa thường xuyên 46
2. Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình 47
PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY DCC&ĐLCK 53
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TSCĐ Ở CÔNG TY DCC&ĐLCK 53
1. Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình 53
2. Về công tác kế toán TSCĐ hữu hình 53
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY DCC&ĐLCK 56
1. Về phân loại TSCĐ 56
2. Về kế toán chi tiết 58
3. Về khấu hao TSCĐ 61
4. Về sửa chữa lớn TSCĐ 67
III. PHÂN TÍCH TÌNH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY DCC&ĐLCK 68
1.
2.
3. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 68
68
76
KẾT LUẬN 79
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản hoàn thành,Biến động giảm do thanh lý, nhượng bán,Khi có sự tăng giảm TSCĐ, kế toán cần làm các thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán.
Tình hình thực tế về biến động TSCĐ của Công ty năm 2002 chủ yếu là biến
động tăng do mua sắm, biến động giảm do thanh lý TSCĐ hữu hình. Do vậy ở đây em chỉ xin giới thiệu hai trường hợp trên.
Thủ tục và chứng từ kế toán tăng TSCĐ hữu hình ở Công ty
Khi tiến hành mua sắm TSCĐ đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc hình thành TSCĐ để ghi sổ kế toán như:
Hoá đơn bán hàng.
Phiếu chi.
Biên bản giao nhận TSCĐ.
VD: Ngày 04/12/2002, Công ty mua một máy vi tính Pentium CE 433 MHZ (Phòng cơ điện mua) của Công ty Anh Tuấn. Được thanh toán bằng tiền mặt và giao cho phòng hành chính sử dụng.
Do vậy để ghi sổ, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau:
(Xem Biểu số 4, 5, 6).
Biểu số 4:
Đơn vị: Công ty DCC và ĐLCK
Phiếu chi
Quyển số:
Số:
Mẫu số 02-TT
QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính
Ngày 04 tháng 12 năm 2002
Nợ TK 211
Có TK 111
Họ tên người nhận tiền: .Nguyên Văn Chung
Địa chỉ: .Phòng cơ điện..
Lý do chi:..Mua máy vi tính
Số tiền: .7.119.000 đồng.
Viết bằng chữ:..Bảy triệu một trăm mười chín ngàn đồng chẵn..
Kèm theo:01chứng từ gốc.
Đã nhận đủ tiền (Viết bằng chữ).
Ngày 04 tháng 12 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
Biểu số 5: Hoá đơn bán hàng
Hoá đơn (gtgt)
Liên 2 (Giao cho khách hàng)
Ngày 04 tháng 12 năm 2002
Mẫu số 01 CTKT-2LN
Ký hiệu: AA/98
Số:.
Đơn vị bán hàng: .Công ty Anh Tuấn..
Địa chỉ: Đường Nguyễn Thái Học.. Mã số: ..
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Chung
Hình thức thanh toán:.Tiền mặt. Mã số:...
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Máy vi tính Pentium CE 433 MHZ
đồng
1
6.780.000
6.780.000
Cộng tiền hàng:6.780.000 đồng
Thuế suất: 5% Tiền thuế:339.000 đồng
Tổng cộng tiền thanh toán: ..7.119.000 đồng
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu một trăm mười chín ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)
Biểu số 6: Biên bản giao nhận TSCĐ
Biểu số 6
Thủ tục và chứng từ kế toán giảm TSCĐ hữu hình ở Công ty
Như đã trình bày ở trên, đặc điểm TSCĐ của Công ty là ngành đặc thù, mà chủ yếu là máy móc chuyên dùng, cho đến nay hầu như đã khấu hao hết, máy móc cũ, lạc hậu từ những năm 1970. Tính đến năm 2002, Công ty đã khấu hao thêm 12 máy, đều là những máy móc khấu hao chờ thanh lý.
Để thanh lý được 12 máy trên, Công ty đã làm các thủ tục sau:
Trên cơ sở báo cáo về tình trạng của máy móc thiết bị, Giám đốc Công ty quyết định thành lập “Hội đồng thanh lý”, tiến hành họp “Hội đồng thanh lý và lập “Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ” để xác định tình trạng máy móc thiết bị và lập hồ sơ thanh lý trình Giám đốc duyệt. (Xem phần phụ lục).
Sau đó làm đơn đề nghị thanh lý gửi lên Tổng Công ty và Cục tài chính doanh nghiệp, kèm theo “Bảng tổng hợp TSCĐ chờ thanh lý”. Cục tài chính và Tổng Công ty cử người xuống kiểm tra lại hiện trạng của TSCĐ, sau đó Cục trưởng Cục tài chính quyết định cho thanh lý. (Biểu số 8, 9).
Giám đốc Công ty ra quyết định thanh lý và thành lập “Hội đồng xử lý thiết bị thanh lý” (Xem phần phụ lục), để giải quyết thiết bị thanh lý khi Công ty bán TSCĐ thanh lý hay có quyết định phá huỷ tài sản để thu hồi phế liệu.
Số TSCĐ trên vẫn được giao cho các đơn vị, bộ phận có TSCĐ quản lý trong thời gian chờ Công ty có quyết định bán thu hồi giá trị thanh lý.
Khi có quyết định thanh lý, kế toán căn cứ vào:
Biên bản thanh lý.
Hoá đơn bán hàng.
Phiếu thu.
để tiến hành ghi giảm TSCĐ ở bảng kê và NKCT, nếu có thu nhập thanh lý được ghi vào thu nhập bất thường.
(Xem các Biểu số 7, 8, 9)
Biểu số 7: Phiếu thu
Đơn vị: Công ty DCC và ĐLCK
Phiếu thu
Quyển số:..
Số:.
Mẫu số: C21-H
QĐ số 99-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 02-11-1996 của Bộ tài chính
Nợ TK 111
Có TK 721
Ngày 15 tháng 12 năm 2002
Họ tên người nộp tiền:Đặng Hồng Thanh
Địa chỉ: .Phòng cơ điện
Lý do nộp: ..Thu về bán máy tiện..
Số tiền: ...4.200.000.
Viết bằng chữ:Bốn triệu hai trăm ngàn đồng chẵn
Kèm theo: ..2chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):..
..
Ngày 15 tháng 12 năm 2002
Phụ trách kế toán Người lập biểu Thủ quỹ
(Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 8: Đơn đề nghị thanh lý
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
===o0o===
đơn đề nghị thanh lý TSCĐ
Kính gửi: Tổng Công ty máy – Thiết bị công nghiệp
Căn cứ thông tư số 34 ngày 31/07/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc thanh lý và nhượng bán TSCĐ
Căn cứ vào điều lệ quy định của Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Căn cứ vào tình trạng máy móc thiết bị
Căn cứ vào cuộc họp hợp đồng đánh giá TSCĐ của Công ty dụngcụ cắt và đo lường cơ khí
Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí làm văn bản này kính đề nghị:
Cục quản lý tài chính – Tổng Công ty máy-Thiết bị công nghiệp cho phép thanh lý một số loại tài sản cố định như sau, thuộc tài sản cố định của Công ty. Theo danh mục biên bản đề nghị xin thanh lý kèm theo:
Tổng nguyên giá: 453.073.443 đồng
Giá trị đã khấu hao: 453.073.443 đồng
Giá trị còn lại: 0 đồng
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 9: Bảng tổng hợp TSCĐ xin thanh lý
Biểu số 9
2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ
Công ty không sử dụng thẻ TSCĐ mà chỉ sử dụng sổ đăng ký TSCĐ để theo dõi toàn bộ số TSCĐ hiện có và tình hình khấu hao TSCĐ ở Công ty và chi tiết đến từng loại tài sản. Vì Công ty chỉ thực hiện chi tiết ở phòng kế toán nên Công ty mở sổ: “Sổ chi tiết TSCĐ ở đơn vị sử dụng”, để theo dõi toàn bộ số máy móc thiết bị ở từng phân xưởng theo tình hình sử dụng.
Sổ đăng ký TSCĐ:
Sổ này theo dõi toàn bộ TSCĐ trong Công ty và chi tiết đến từng loại tài sản và từng đơn vị sử dụng, theo dõi tình hình khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ theo từng nguồn vốn khác nhau. Kết cấu sổ như sau:
Phần I: Tên loại TSCĐ.
Phần II: Số kiểm kê.
Phần III: Năm sử dụng.
Phần IV: Đơn vị sử dụng.
Phần V: Nguyên giá.
Phần VI: Giá trị còn lại đầu năm.
Phần VII: Khấu hao cơ bản trong năm: Quý I, II, III, IV.
Phần VIII: Giá trị còn lại cuối năm.
Phần IX: Nguồn vốn.
Kết cấu theo dòng là nhóm TSCĐ
Tổng số:
A1: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
A1.1: Máy móc thiết bị.
A1.2: Phương tiện vận tải.
.
(Xem biểu số 10)
Sổ chi tiết ở từng đơn vị sử dụng: Kế toán mở sổ này theo dõi toàn bộ TSCĐ chi tiết ở từng phân xưởng sản xuất, phòng ban, theo từng loại tài sản, đối tượng ghi cụ thể. Theo dõi theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng năm sử dụng. (Xem biểu số 11).
Biểu số 10
Biểu số 11
tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình
Trong năm 2002, TSCĐ ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có sự biến động nhưng không đáng kể, tăng chủ yếu do mua sắm để phục vụ cho quản lý và bổ sung một số thiết bị. Nghiệp vụ giảm chủ yếu do thanh lý. Kế toán tiến hành hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm như sau:
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình ở Công ty
Để kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng các Tài khoản 211, 411 và các tài khoản liên quan
ở đây em xin nêu ví dụ về mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
VD: Ngày 04 tháng 12 năm 2002, Công ty mua một máy vi tính Pentium CE 433 MHZ của Công ty Anh Tuấn. Giá mua ghi trên hoá đơn là 6.780.000 đồng (chưa có thuế, thuế suất 5%), trả bằng tiền mặt.
Để ghi chép nghiệp vụ trên, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu chi, biên bản giao nhận TSCĐ. Kế toán ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 211 : 6.780.000
Nợ TK 133 : 339.000
Có TK 111 : 7.119.000
Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 1, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211 và các TK liên quan.
Đồng thời kế toán căn cứ vào nguồn hình thành để ghi NKCT số 10 theo định khoản:
Nợ TK 441 : 6.780.000
Có TK 411 : 6.780.000
Xem các bảng sau:
Nhật ký chứng từ số 1
Ghi có TK 111
Tháng 12 năm 2002
STT
Ngày
Ghi có TK 111, ghi Nợ các TK khác
TK
TK 133
TK 211
TK
Cộng có TK 111
4
339.000
6.780.000
7.119.000
Cộng
Đã ghi sổ cái ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
Sổ cái tài khoản 211
Số đầu năm
Nợ
Có
14.338.195.341
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
111
15.714.300
6.780.000
1
Cộng số phát sinh Nợ
15.714.300
6.780.000
2
Cộng số phát sinh Có
50.591.346
3
Số dư cuối tháng
Nợ
14.338.195.341
14.375.664.885
14.387.956.703
14.387.956.703
Có
Nhật ký chứng từ số 10
Ghi Có TK 411
Tháng 12 năm 2002
STT
Diễn giải
Số dư đầu tháng
Ghi Có TK 411, ghi Nợ các TK khác
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
TK 441
TK
Cộng Có TK 411
Nợ
Có
1
Mua máy tính
6.780.000
6.780.000
Cộng
6.780.000
6.780.000
Đã ghi sổ cái ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình
Để phản ánh tình hình giảm TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 214, 211 và các tài khoản khác liên quan. Tại Công ty, TSCĐ hữu hình giảm chủ yếu do thanh lý (bán thanh lý).
VD: Ngày 20 tháng 8 năm 2002, Công ty thanh lý một nhóm máy đã hết khấu hao là 453.073.443 đồng. Số tài sản này vẫn do các đơn vị sử dụng quản lý. Chờ khi Công ty có quyết định bán thanh lý hay phá huỷ thu hồi phế liệu thì kế toán mới tiến hành ghi sổ.
VD: Ngày 15/12/2002, Công ty bán thanh lý máy tiện T6P16 với nguyên giá 50.591.346 đồng, đã khấu hao hết. Số tiền thu được về bán thanh lý là 4.200.000 đồng, chi phí thanh lý là 270.000 đồng.
Căn cứ vào biên bản thanh lý, phiếu thu, hoá đơn bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản sau:
Nợ TK 214 : 50.591.346
Có TK 211 : 50.591.346
Bút toán trên được ghi vào sổ NKCT số 9, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211, 214. (Xem các bảng sau).
Số tiền thu được về thanh lý được hạch toán vào thu nhập bất thường và bút toán sau được thể hiện trên Bảng kê số 1:
Nợ TK 111 : 4.200.000
Có TK 721 : 4.200.000
Căn cứ vào phiếu chi để hạch toán thanh lý:
Nợ TK 821 : 270.000
Có TK 111 : 270.000
Kết quả về thu nhập thanh lý (lãi) được hạch toán vào lãi hoạt động bất thường. Ghi vào sổ cái TK 421 “Chi tiết thu nhập bất thường”.
Nhật ký chứng từ số 9
Ghi Có TK 211
Tháng 12/2002
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 211, ghi Nợ các TK
SH
NT
TK 214
TK 821
TK
Cộng Có TK 211
1
15/12
Bán thanh lý máy tiện
50.591.346
50.591.346
Cộng
50.591.346
50.591.346
Bảng kê số 1
Ghi Có TK 211
Tháng 12/2002
STT
Ngày
Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK
Số dư cuối ngày
TK
TK 721
TK
Cộng Có TK 111
15/12
4.200.000
Cộng
4.200.000
Số dư cuối tháng
Ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Hao mòn là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng ở Công ty, còn khấu hao là việc tính toán giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Việc khấu hao TSCĐ ở Công ty trước năm 2002 thực hiện khấu hao theo quy định 1062/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Từ ngày 01/1/2000, Công ty khấu hao theo quy định 166/199/QĐ-BTC ngày 31/12/1999 (theo phương pháp đường thẳng) và thực hiện khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Việc tổng hợp và tính khấu hao hàng tháng để đảm bảo cân đối việc tính giá thành tại Công ty. Trước đây theo quy định, Công ty phải lập bảng đăng ký mức trích khấu hao trung bình 3 năm (1997-1999) (Xem phụ lục), nhưng đến năm 2002, Công ty vẫn trích khấu hao bình thường theo bảng đăng trích cũ. Hàng tháng, kế toán căn cứ số đăng ký TSCĐ, các quy định trích khấu hao, kế toán tiến hành tính toán và trích khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng tài sản, lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao” (Biểu số 12).
Dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản: (đồng)
Nợ TK 627 : 20.688.000
Nợ TK 642 : 10.342.000
Có TK 214 : 31.030.000
Bút toán trên được phản ánh trên Bảng kê số 4, Bảng kê số 5, NKCT số 7 và sổ cái TK 214. (Xem bảng sau).
Đồng thời ghi bút toán đơn:
Nợ TK 009 : 31.030.000
Bút toán trên được ghi vào TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
Sổ cái Tk 214
Số dư đầu năm
Nợ
Có
9.758.001.676
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
NKCT số 9
50.591.346
Cộng số phát sinh Nợ
50.591.346
Tổng số phát sinh Có
26.049.190
31.030.000
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
9.784.050.866
10.125.342.246
10.125.342.246
Ngày tháng 12 năm 2002
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Bảng kê số 4
Tập hợp chi phí theo phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622, 627
Tháng 12/2002
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
TK 152
TK 214
NKCT khác
Cộng chi phí thực tế trong tháng
Số 1
1
TK 154 hoặc 631
PX khởi phẩm
2
TK 621
PX khởi phẩm
3
TK 622
PX khởi phẩm
4
TK 627
20.688.000
PX khởi phẩm
1.930.000
PX cơ khí I
3.485.000
PX cơ khí II
3.485.000
PX nhiệt luyện
6.118.000
PX bao gói
300.000
PX cơ điện
2.450.000
PX dụng cụ
2.450.000
Px mạ
400.000
Cộng
20.688.000
Biểu số 12
kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để duy trì năng lực, đảm bảo các thông số kỹ thuật và hiệu quả của TSCĐ thì Công ty phải tiến hành sử chữa TSCĐ, bao gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Đây là việc bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của TSCĐ và thường không có kế hoạch. Chi phí phát sinh ở đơn vị, bộ phận nào thì được tính vào chi phí kinh doanh cho đơn vị đó. Việc sửa chữa thường xuyên ở Công ty thường do phân xưởng cơ điện làm. (Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa thường xuyên).
VD: Ngày 25 tháng 11 năm 2002, Công ty tiến hành sửa chữa máy mài 3K-227B. Căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số 1159, xuất cho phân xưởng cơ khí số I số phụ tùng trị giá là 450.000 đồng để tiến hành sửa chữa. Kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627 : 450.000
Có TK 152 : 450.000
Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7, phần tập hợp chi phí để kết chuyển sang TK 154 “Chi phí kinh doanh dơ dang”, nhằm phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
(Xem bảng NKCT số 7)
nhật ký chứng từ số 7
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi Có TK 152, 153, 214, 241
Tháng 12 năm 2002
STT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 152
TK 214
TK 241
NKCT khác
Cộng
Số 1
TK 154
TK 627
450.000
20.688.000
1.639.333
TK 642
10.342.000
Cộng A
31.030.000
1.639.333
TK 152
Cộng B
Cộng A+B
31.030.000
1.639.333
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình
Đối với sửa chữa lớn TSCĐ là việc thay thế sửa chữa đại bộ phận hoặc bộ phận lớn. Vì vậy về thời gian có thể ngừng sản xuất dài ngày, chi phí sửa chữa lớn được tiến hành theo kế hoạch. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”, chi tiết cho từng công trình, từng công tác sửa chữa. Khi hoàn thành sửa chữa lớn (tự làm hoặc thuê ngoài), sau đó tập hợp toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ của phân xưởng có TSCĐ sửa chữa, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao để ghi sổ.
VD: Ngày 21 tháng 12 năm 2002, phân xưởng cơ điện sửa chữa lớn hoàn thành một máy Búa BH – 02 cho phân xưởng khởi phẩm. Công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân xưởng khởi phẩm đã kiểm nhận và lập biên bản bàn giao TSCĐ.
Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết sửa chữa lớn (Biểu số 13) và bien bản sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao (Biểu số 14). Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 241 (2413) : 1.639.333
Có TK 152 : 782.076
Có TK 334 : 720.384
Có TK 338 : 136.873
Toàn bộ chi phí trên được tập hợp trên Bảng kê số 5.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của phân xưởng khởi phẩm theo định khoản: (đồng)
Nợ TK 627 : 1.639.333
Có TK 241 (2413) : 1.639.333
Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7 (Xem trang trước).
Cuối năm Công ty lập báo cáo sửa chữa lớn hoàn thành để thấy được việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong năm. (Biểu số 15).
(Xem các biểu số 13, 14, 15)
bảng kê số 5
Tập hợp: - Chi phí xây dựng cơ bản (TK 241)
Chi phí bán hàng (TK 641)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Tháng 12 năm 2002
STT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 152
TK 334
TK 338
NKCT khác
Cộng
Số 1
1
TK 2411-Mua sắm TSCĐ
2
TK 2412-XDCB
3
TK 2413-SCLTSCĐ
782.076
720.384
136.873
1.639.333
TK 641
10.342.000
10.342.000
TK 642
Cộng
Biểu số 13
Biểu số 14
Biểu số 15
Phần III
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ hữu hình và tình hình quản lý TSCĐ ở Công ty dcc & đlck
Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình
Việc quản lý TSCĐ ở Công ty chủ yếu là ở các phân xưởng sản xuất, trên phòng kế toán chỉ thực hiện quản lý trên sổ sách. Và trên thực tế chưa có sự gắn kết việc quản lý giữa phòng kế toán và các phân xưởng, phòng ban. Do vậy, ưu điểm trong vấn đề quản lý thì ít mà nhược điểm lại nhiều.
Do hầu hết máy móc thiết bị đều đã khấu hao hết, giá trị sử dụng lại thấp lạc hậu, số máy móc thiết bị tăng chiếm tỷ lệ cũng không lớn, tình trạng máy móc không hoạt động hết công suất diễn ra thường xuyên, thêm vào đó Công ty không tiến hành phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ nên việc quản lý TSCĐ hữu hình tại Công ty gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị để không ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đầu ra của Công ty ngày càng giảm và kéo theo những bất lợi về kinh tế khác
Về công tác kế toán TSCĐ hữu hình
Ưu điểm
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã tồn tại và phát triển, ngày một khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường với những sản phẩm có chất lượng và uy tín cao trên thị trường, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Trong khi đó hàng loạt các Công ty cơ khí khác bị đình trệ do gặp khó khăn. Công ty luôn tìm tòi tạo hướng đi mới trong hoạt động của mình.
Để đạt được thành tích trên không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của phòng kế toán tài chính (Phòng tài vụ) của Công ty về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, đẫ đạt được một số thành tích đáng kể. Bởi vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, cán bộ kế toán và kế toán viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng cùng với hình thức kế toán NKCT mà Công ty áp dụng rất phù hợp với yêu cầu quản lý. Việc vận dụng các loại sổ sách, báo cáo kế toán và quy trình hạch toán kinh tế theo đúng nguyên tắc chế độ kế toán hiện hành như:
Việc phân loại TSCĐ: Công ty tiến hành phân loại theo 3 cách, đó là theo đặc trưng kỹ thuật, theo tình hình sử dụng và theo nguồn hình thành.
Phân loại theo tình hình sử dụng giúp cho các nhà quản lý thấy được tỷ trọng các loại TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, không dùng trong sản xuất kinh doanh và chờ xử lý, từ đó có biện pháp huy động tối đa TSCĐ chưa dùng, không cần dùng vào sản xuất hay cho thuê, bán và có biện pháp xử lý những nhóm TSCĐ chờ xử lý nhằm thu hồi vồn để tiếp tục tái đầu tư.
Phân loại theo nguồn hình thành giúp cho việc quản lý vốn có hiệu quả, thấy được cơ sở vật chất hiện có của Công ty. Từ đó có biện pháp khấu hao thu hồi vốn kịp thời.
Về kế toán chi tiết: Công ty tiến hành lập “Sổ đăng ký TSCĐ”, “Sổ chi tiết TSCĐ ở đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp, lập “Bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ”. Qua các sổ, Công ty đã theo dõi chi tiết đến từng tài sản ở từng phân xưởng sản xuất, tưng phòng ban.
Về kế toán tổng hợp: việc kế toán tổng hợp nói chung và kế toán tổng hợp TSCĐ nói riêng được thực hiện tương đối đúng chế độ kế toán hiện hành như:
Việc xác định nguyên giá TSCĐ thực hiện theo đúng nguyên tắc giá phí.
Việc ghi sổ theo đúng chế độ quy định.
Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính (tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng).
Tóm lại, trong công tác kế toán đã có được những ưu điểm nổi bật như trên nhưng không tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế sau.
Những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty DCC và ĐLCK
Việc phân loại: theo các cách phân loại ở trên của Công ty chưa thấy hết được công dụng kinh tế của TSCĐ, tức là số TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh, TSCĐ dùng cho phúc lợi, dự án
Đánh số TSCĐ: để tiện cho việc theo dõi, quản lý đến từng đối tượng ghi TSCĐ thì cần phải đánh số. Việc đánh số giúp cho việc quản lý , sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (cả ở phòng kế toán và tại nơi bảo quản sử dụng). Nhưng việc đánh số ở Công ty chưa được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (việc đánh số chỉ được thực hiện ở phòng kế toán). Việc đánh số ở Công ty rất khó nhớ. Bởi vì, Công ty chỉ sử dụng số hiệu TSCĐ làm số dẫn đến có sự trùng lặp nếu có hai TSCĐ giống nhau.
Kế toán chi tiết: Công ty không tiến hành mở “Thẻ TSCĐ”, việc lập “Sổ đăng ký TSCĐ” và “Sổ chi tiết ở đơn vị sử dụng” chưa trình bày rõ được tình hình tăng, giảm TSCĐ. “Sổ TSCĐ ở đơn vị sử dụng”, mỗi phân xưởng được trình bày giáp nhau trên một sổ. Sổ này được quản lý ở các phân xưởng nhưng ở Công ty lại quản lý ở phòng kế toán nên chưa gắn được trách nhiệm về bảo quản sử dụng đối với từng phân xưởng.
Kế toán khấu hao TSCĐ: Việc tính khấu hao ở Công ty được thực hiện theo đúng quy định 166. Nhưng kết cấu “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” chưa hợp lý. Bởi vì Công ty có nhiều nhóm TSCĐ, trong mỗi nhóm TSCĐ lại có nhiều tài sản khác nhau với giá trị không lớn, do vậy việc tính khấu hao cho từng loại TSCĐ là rất phức tạp và khó khăn. Nhưng Công ty vẫn tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo từng tháng. Việc tính và phân bổ khấu hao được thực hiện trên biểu 18 “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”.
Kế toán sửa chữa TSCĐ: Công ty không tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, không tiến hành phân bổ mà mọi chi phí được tập hợp vào TK 241 và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này làm cho giá thành trong tháng đó biến động đột ngột (đây là biểu hiện không tốt trong công tác kế toán giá thành).
Về công tác quản lý sử dụng: Công ty chưa tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng và trong công tác quản lý còn chưa gắn được trách nhiệm quản lý sử dụng TSCĐ đến từng nơi bảo quản sử dụng, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến kết quả TSCĐ bị mất mát, hư hỏng làm cho hiệu quả sử dụng còn phần nào hạn chế.
Với những kiến thức tiếp thu được ở trường kết hợp với kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Tôi mong rằng những ý kiến sau đây của tôi sẽ được quý Công ty xem xét.
II. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Về phân loại TSCĐ
Việc phân loại TSCĐ ở Công ty một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tiến hành công tác kế toán chi tiết TSCĐ được chính xác, giúp cho việc quản lý theo từng loại, từng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng để có kế hoạch đầu tư đổi mới, tính toán và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng sử dụng.
Ta biết rằng chỉ những TSCĐ nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì mới tính khấu hao, còn những TSCĐ nào không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Do vậy, việc phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và theo hình thức sử dụng là cần thiết, do đó Công ty nên phân loại theo công dụng kinh tế kết hợp với tình hình sử dụng như sau:
TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
TSCĐ đang dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ không dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ chờ xử lý
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi (dự án):
TSCĐ đang dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
.
TSCĐ không dùng:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
.
TSCĐ chờ xử lý:
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Về kế toán chi tiết TSCĐ
Thứ nhất việc đánh số TSCĐ:
ở Công ty còn sử dụng số hiệu TSCĐ làm số và chưa sử dụng thống nhất giữa nơi bảo quản sử dụng và phòng kế toán. Do vậy theo tôi Công ty nên tiến hành đánh số một cách thông dụng, dễ nhớ và phải được sử dụng thống nhất trong toàn Công ty.
Dựa vào cách đánh số cũ thì Công ty nên đánh số lại như sau: Lấy chữ số La Mã chỉ loại tài sản, chữ cái chỉ nhóm tài sản và chữ số bình thường chỉ từng loại tài sản. VD:
IA – 01: Nhà số 1, thuộc nhóm nhà cửa và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
IA – 02: Nhà số 2,.
.
IB – 01: Nhà làm việc số 1, thuộc nhóm nhà làm việc và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
IB – 02:
IC – 01: Nhà xưởng số 1, thuộc nhóm nhà xưởng và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc.
.
IIA – 01: Máy tiện 15.356 thuộc nhóm máy tiện và thuộc loại m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3357.doc