Lời mở đầu 1
Chương I: Những lý luận cơ bản về kế toán tàI sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất 3
I. Một số vấn đề cơ bản về tài sản cố định 3
1. Khái niệm, vị trí và vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1 Khái niệm về tài sản cố định 3
1.2. Vị trí của TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.3. Vai trò của TSCĐ 4
2. Đặc điểm của tài sản cố định 4
3. Phân loại tài sản cố định 5
3.1. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. 5
3.2. Phân loại TSCĐ theo hình thức biểu hiện. 6
3.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. 7
3.4. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kĩ thuật(công dụng kinh tế) 7
3.5. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. 7
II. Đánh giá tàI sản cố định 8
1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ 8
1.1. TSCĐ do mua sắm: 8
1.2. TSCĐ tự xây dựng chế tạo 9
1.3. TSCĐ thuê tài chính 9
1.4. TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi 10
1.5. TSCĐ tăng từ các nguồn khác. 10
2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại 11
III. Kế toán TSCĐ TRONG DOANH NGHIệP 11
1. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 11
1.1. Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng, bảo quản 11
1.2. Kết toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán 12
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể
- Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được đơn vị chủ tài sản, trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ - TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo đúng quy định hiện hành của chế độ tài chính tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời điểm đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ đồng thời doanh nghiệp phải xác định nguyên giá mới. Trên cơ sở xác định phần nguyên giá mới, giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng (giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ kế toán đánh giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
Chương II
Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần may thăng long
I. KháI quát chung về công ty cổ phần may thăng long
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên giao dịch: Thăng Long Garment Joint Stock Company
Tên viết tắt: THALOGA
Trụ sở công ty: 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8623372 Fax(84-4) 8623374
Email: Thaloga@fpt.vn
Công ty cổ phần may Thăng Long trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, được thành lập vào ngày 08/05/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại Thương với tên gọi ban đầu là Công ty may xuất khẩu. Đây chính là mốc son ghi nhận ngày khai sinh của Công ty hay chính là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu chặng đường hình thành và phát triển qua 45 năm của công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay. Trong thời kỳ đầu Công ty chỉ có 28 người trong đó có 20 công nhân và 8 cán bộ do đông chí Trần Văn Thống làm chủ nhiệm.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, công ty cổ phần may Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích to lớn góp phần không nhỏ vào công cuộc cải tạo xây dựng đất nước nói chung và toàn ngành dệt may nói riêng.
Ngay năm đầu hoạt động, công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng sản lượng là 392129 sản phẩm so với chỉ tiêu kế hoạch đạt 12,8% giá trị tông sản lượng đạt 840882 đồng. Tiếp đó, công ty cũng đã hoàn thành lần lượt các kế hoạch sản xuất 5 năm lần 1, lần 2, lần 3.
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Xí nghiệp vẫn luôn cố gắng duy trì đảm bảo tốt kế hoạch sản xuất. Hoà bình lập lại, vào năm 1979 Xí nghiệp may mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long. Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3( 1980- 1985), Xí nghiệp may Thăng Long chuyển hướng từ hàng mậu dịch xuất khẩu sang sản xuất gia công hàng xuất khẩu, đồng thời có nhiều cải tiến về mặt tổ chức quản lý như đổi mới công tác hạch toán giá thành chính xác hơn, áp dụng hình thức khoán quỹ lương…, cũng như về mặt kỹ thuật thì đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ may….Kết quả là sản phẩm công ty đã có mặt ở hầu hết các nước Đông Âu và Tây Âu như ở Đức, Hungary, Pháp….
Thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và địa phương trong thời kỳ mới. Tháng 6 năm 1992, xí nghiệp được Bộ công nghiệp nhẹ cho phép đổi tên thành Công ty may Thăng Long và là đơn vị đầu tiên trong các xí nghiệp may phía Bắc được chuyển sang mô hình công ty.
Trong những năm gần đây Công ty đã chủ động cải tổ lại bộ máy quản lý, tổ chức lại lao động, đổi mới trang thiết bị máy móc, đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm thị trường mới. Nhờ đó mà Công ty may Thăng Long đã có được thị trường tương đối ổn định và rông lớn. Thời gian vừa qua Công ty liên tục đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như: Năm 1993 công ty đầu tư xây dựng xưởng may tai Hải Phòng với trị giá 800 triệu đồng, cũng trong năm đó công ty đã thành lập trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm ở 39 Ngô Quyền – Hà Nội. Đến năm 1996 công ty đầu tư 6 tỷ để xây xí nghiệp may Nam Hải ở Nam Định và đến năm 2001 đầu tư 39 tỷ để xây dựng nhà máy may Hà Nam.
Đầu năm 2004, thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển ngành may mặc và các lĩnh vực kinh doanh khác, công ty đã thực hiện cổ phần hoá. Ngày 30/3/2004 Công ty may Thăng Long chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần may Thăng Long.
Hiện nay, Công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty may Việt Nam, gồm 5 xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực Hà Nội, Nam Định, Hà Nam với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn của công ty là 123.586.183.465 VNĐ, trong đó vốn điều lệ 23.306.700.000 VNĐ ( Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 11.886.400.000 VNĐ, chiếm 51% tổng số vốn điều lệ của công ty), vốn vay tín dụng là 85.726.146.392 VNĐ, còn lại vốn khác là 14.553.337.013 VNĐ.
Với những thành tích đạt được, công ty cổ phần may Thăng Long đã được Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý như: 1 huân chương độc lập hạng Nhì vào năm 2002; 1 huân chương lao động hạng Ba vào năm 1997; 1 huân chương lao động hạng Nhất vào năm 1988; 1 huân chương lao động hạng Nhì năm 1983; 4 huân chương lao động hạng BA vào những năm 1978,1986,2000,2002; 1 huân chương chiến công hạng Nhất năm 2000; 1 huân chương chiến công hạng Nhì năm 1992; 1 huân chương chien công hạng Ba năm 1996. Ngoài ra Công ty còn nhận nhiều bằng khen và giấy khen khác.
Để có cái nhìn tổng quát hơn về công ty ta xem kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1.Tổng số doanh thu (Triệu đồng)
130 387
160 239
210 603
2. Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
40
44
49
3.Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng)
20 200
39 000
50 468
4. Nộp ngân sách (Triệu đồng)
3 470
3 118
3 654
5. Số người lao động (Người)
3125
2956
2300
6. Thu nhập BQ/người/tháng (1000 đ)
1 100
1 100
1 215
Qua bảng kết quả trên ta thấy công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng trong thời gian tới xu hướng phát triển của công ty cổ phần may Thăng Long là theo 2 mục tiêu chính: hàng xuất khẩu và hàng nội địa. Công ty sẽ tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế và kiếm thị trường mới.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Hình thức hoạt động của Công ty cổ phần may Thăng Long hiện nay bao gồm: sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu trên các lĩnh vực may mặc, nhựa, kho ngoại quan. Trong đó hoạt động chính vẫn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như quần áo sơ mi, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em….
Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín (bao gồm: cắt may, là, đóng gói, nhập kho) với các loại máy móc chuyên dụng, số lượng sản xuất tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất hàng liên tục phức tạp kiểu, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, quy mô sản xuất lớn, mô hình sản xuất của công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên.
Trong đó có 3 xí nghiệp là XN1, XN2, XN3 đóng tại Hà Nội, xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam, xí nghiệp may Nam Hải đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp có cùng mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ chia thành 5 bộ phận khác nhau:
Văn phòng công ty
Tổ cắt
Tổ may
Tổ hoàn thiện
Tổ bảo quản
Ngoài ra công ty còn có xí nghiệp may phụ trợ, gồm một xưởng thêu và một xưởng mài. Còn có một cửa hàng thời trang chuyên để giới thiệu và bán sản phẩm ra thị trường.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua phần phụ lục 04
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm may mặc do đó quy trình công nghệ trong công ty như sau:
Nguyên vật liệu chính là Vải nhận từ kho nguyên vật liệu theo từng chủng loại mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu theo từng mặt hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được đánh dấu và được cắt thành bán sản phẩm sau đó chuyển cho bộ phận may trong các xí nghiệp. Tại các tổ may được chia thành nhiều công đoạn: may cổ, may tay, ghép thân….Được tổ chức thành dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Các sản phẩm may xong thì sử dụng nguyên vật liệu phụ là: cúc, chỉ….Khi đã hoàn thành các sản phẩm được chuyển xuống bộ phận là và cuối cùng là đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Đối với những sản phẩm cần thêu mài thì sẽ được qua phân xưởng thêu và mài sau đó được đưa trở lại quy trình sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện qua phần phụ lục 05
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty cổ phần may Thăng Long trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, tổ chức hạch toán kinh doanh độc lập, thực hiện quản lý theo 2 cấp
* Cấp công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty cổ phần may Thăng Long, được bầu để chỉ đạo quản lý mọi hoạt động của công ty tại kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng của công ty gồm có 07 thành viên, 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 05 uỷ viên do đại hội cổ đông bầu hoặc bãi miễn.
Trong ban giám đốc đứng đầu là Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các giám đốc gồm có 03 giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau:
Giám đốc điều hành kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty
Giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh
Giám đốc điều hành nội chính: Có nhiệm vụ giúp cho Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các phòng ban chức năng gồm:
Văn phòng công ty
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kế toán tài vụ
Xí nghiệp đời sống
Cửa hàng thời trang
Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kinh doanh nội địa
* Cấp xí nghiệp
Trong các xí nghiệp thành viên có Ban giám đốc xí nghiệp, tổ trưởng sản xuất, nhân viên. Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và nhân viên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ở phần phụ lục 06
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần may Thăng Long
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Tại Công ty cổ phần may Thăng Long công tác kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán được tập trung ở phòng kế toán công ty. Còn các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê, mọi số liệu sẽ được gửi lên phòng kế toán của Công ty.
Phòng kế toán của Công ty gồm 10 người trong đó có một kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán và các kế toán viên bộ phận, thủ quỹ.
* Kế toán trưởng: Phân công, kiểm tra, đôn đốc công việc của từng kế toán viên trong công ty. Lập kế hoạch tài chính, vốn quỹ năm và dài hạn. Kiểm tra ký hợp đồng và thanh lý. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ kế toán viên. Kiểm tra ký duyệt chứng từ mua hàng, bán hàng, chứng từ thu chi tiền mặt, báo cáo quyết toán. Bảo quản lưu trữ tài liệu.
* Kế toán NVL & CCDC: Mở thẻ kho, sổ chi tiết cho từng loại vật tư có luỹ kế tháng, quý, năm. Kiểm tra lại từng nội dung, tính hợp lệ của từng chứng từ nhập, xuất. Tổng hợp toàn bộ các đơn vị sử dụng vật tư trình lãnh đạo.
* Kế toán TSCĐ & vốn: Có nhiệm vụ hạch toán tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ của công ty, sử dụng các TK 211, 212, 411, 412…, hàng quý lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, đồng thời quản lý nguồn vốn của Công ty bao gồm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ trong công ty.
* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương cho các cán bộ công nhân viên trong công ty
* Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp từng loại chi phí của các bộ phận kế toán nguyên vật liệu, tiền lương, chuyển sang tiến hành tổng hợp lại tính giá thành cho từng mã hàng.
* Kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc rồi viết phiếu chi, phiếu thu, UNC…theo dõi TK 111- tiền mặt, TK 112- tiền gửi NH. Hàng tháng lập bảng kê, sổ quỹ, nhật ký chứng từ.
* Kế toán công nợ: Có trách nhiệm hạch toán các khoản phải thu, phải trả khách hàng, công nhân viên, nhà nước. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng và các sổ nhật ký chứng từ liên quan.
* Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty, thực hiện thu chi tiền mặt, thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt ở công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Thăng Long ở phụ lục 07
4.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại công ty
a. Hệ thống sổ kế toán
Tại công ty cổ phần may Thăng Long áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Sổ nhật ký chứng từ
Bảng kê
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Các bảng phân bổ
Trình tự ghi sổ kế toán ở phần phụ lục 08
b. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công ty cổ phần may Thăng Long có quy mô lớn, có trình độ quản lý và kế toán tương đối tốt. Mặc khác công ty thực hiện kế toán thủ công nên công ty đã sử dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Còn các xí nghiệp đều phân công người làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu để định kỳ gửi lên phòng Kế toán – Tài chính của công ty.
Với sự lựa chọn hình thức tổ chức kế toán tập trung phù hợp với quy mô hoạt động của công tym tạo ra những thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán, đồng thời tạo ra những thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất.
c. Niên độ kế toán
áp dụng theo năm, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12
d. Kỳ lập báo cáo
Công ty tiến hành lập báo cáo theo tháng, quý, năm
e. Kế toán hàng tồn kho
Do đặc điểm tính chất, số lượng chủng loại, vật tư hàng hoá riêng của ngành may mặc và yêu cầu quản lý hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
f. Phương pháp tính thuế GTGT
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu hao.
II. Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
1.1.Đặc điểm TSCĐ của công ty
Do đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh ngành may mặc xuất khẩu do đó TSCĐ trong công ty chủ yếu là nhà xưởng, nhà văn phòng, máy móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. So với các công ty may khác trong cùng ngành may mặc thì TSCĐ của công ty tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tính đến ngày 31/12/2003 tổng số vốn cố định của công ty xấp xỉ 100 tỷ VNĐ. Trong đó phần lớn là máy móc thiết bị của công ty đều do công ty tự mua trong những năm gần đây và có nguồn gốc(nhập) từ các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới như: Đức, Nhật…
1.2. Phân loại TSCĐ tại công ty
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, nhìn chung TSCĐ rất đa dạng vế số lượng, chủng loại và cả chất lượng. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả thì công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo những chỉ tiêu sau:
* Phân loại theo nguồn hình thành
Nguồn hình thành TSCĐ của Công ty cổ phần may Thăng Long chủ yếu được hình thành từ 3 nguồn cơ bản sau:
TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước: 27.396.164.035
TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ xung: 19.512.307.496
TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay khác: 50.515.690.821
Tổng 97.484.162.352
Với cách phân loại này, Công ty sẽ biết được TSCĐ được hình thành từ nguồn nào chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng vốn cố định. Từ đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán các khoản vay đúng hạn.
* Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Với cách phân loại này, TSCĐ của Công ty may Thăng Long được chia thành 4 nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 28.997.695.603
Máy móc thiết bị: 64.019.603.047
Thiết bị truyền dẫn: 2.577.394.705
Phương tiện phục vụ: 1.888.468.997
Tổng 97.484.162.352
Theo cách phân loại này cho ta biết được kết cấu TSCĐ ở công ty theo từng nhóm đặc trưng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng số TSCĐ hiện có.
2. Đánh giá TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long
Việc đánh giá TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý, khai thác TSCĐ đặc biệt là trong công tác hạch toán TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.
Cũng như các đơn vị khác hoạt động trong nền kinh tế, tại công ty cổ phần may Thăng Long TSCĐ được đánh giá theo 2 cách:
2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
ở công ty cổ phần may Thăng Long thì TSCĐ được hình thành do mua sắm mới. Và việc đánh giá của công ty được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán. Đó là việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại.
Nguyên giá = Gía mua thực tế của TSCĐ + Chi phí vận chuyển, lắp đặt
TSCĐ (Không bao gồm thuế VAT) chạy thử…..(nếu có)
Ví dụ 01 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết ngày 09/09/2003 giữa công ty cổ phần may Thăng Long và công ty cơ khí Hà Nội- HAMECO về việc công ty cơ khí Hà Nội bán cho công ty cổ phần may Thăng Long 01 máy kiểm tra vải KH:01.0808, bán nguyên chiếc là 35700000 (bao gồm thuế VAT thuế xuất 5%). Và căn cứ vào phiếu chi số 150 ngày 20/09/2003 thanh toán tiền vận chuyển bốc dỡ với số tiền là 500000đ.Kế toán xác định nguyên giá TSCĐ như sau:
Nguyên giá TSCĐ = 34000000 + 500000 = 34500000 đồng
Phần phiếu chi và hoá đơn thuế VAT ổ phần phụ lục 09, 10
2.2. Đánh giá theo giá trị còn lại
Tại công ty cổ phần may Thăng Long giá trị còn lại của TSCĐ sử dụng công thức sau:
Gía trị còn lại của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
-
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Ví dụ 02: Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ chiếc ô tô TOYOTA biển kiểm soát: 90T – 0649
Nguyên giá: 55.000.000 đ
Số khấu hao luỹ kế: 17.678.572 đ
Vậy giá trị còn lại của TSCĐ này là: 55.000.000 – 17.678.572 = 37.321.428 đ
3. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ tại công ty
Công ty hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty cổ phần may Thăng Long được thực hiện cả ở phòng kế toán tài vụ của công ty và các xí nghiệp thành viên sử dụng TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ.
ở phòng tài vụ trực tiếp quản lý về mặt giá trị: Nguyên giá TSCĐ, số khấu hao giá trị còn lại, nguyên giá TSCĐ tăng do đầu tư nâng cấp, cải tạo, nguyên giá TSCĐ giảm do tháo dỡ bớt các bộ phận….Trong khi đó ở các xí nghiệp thành viên có TSCĐ sử dụng chỉ quản lý TSCĐ về mặt hiện vật nghĩa là quản lý về số lượng, chủng loại của TSCĐ hiện có ở đơn vị mình.
Đối tượng ghi TSCĐ ở công ty hiện nay là ghi theo TK cấp 2, kết hợp với ký hiệu của từng máy móc thiết bị, nhóm loại TSCĐ nên công tác quản lý TSCĐ được thuận tiện.
4. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long
4.1. Tài khoản kế toán sử dụng:
Tại công ty kế toán sử dụng TK 211- TSCĐ hữu hình và TK 213- TSCĐ vô hình
- TK 211 và các tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:
+ TK 211.2- Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình xây dựng cơ bản của công ty như: nhà xưởng, nhà kho, văn phòng….
+ TK 211.3- Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như: máy móc chuyên dùng, dây chuyền công nghệ và các loại máy móc khác….
+ TK 211.4- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải và truyền dẫn như hệ thống dẫn điện, dẫn nước…..
+ TK 211.5- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như: Máy vi tính, máy fax, máy in….
+ TK 211.8- Tài sản cố định khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐHH khác không nằm trong các loại trên.
- TK 213 và các tài khoản cấp 2 chi tiết như sau:
+ TK 213.1: Quyền sử dụng đất
+ TK 213.2: Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất
+ TK 213.4: Chi phí nghiên cứu phát triển
+ TK 213.5: Chi phí về lợi thế thương mại
4.2. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
a. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm.
Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc thiết bị sản xuất của từng xí nghiệp. Ban giám đốc sẽ ra quyết định mua sắm khi đó công ty sẽ đề xuất lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam khi được sự đồng ý công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐ. Sau khi các TSCĐ nói trên đưa bản nghiệm thu và bàn giao MMTB. Đồng thời bên bán sẽ viết hoá đơn làm cơ sở để thanh toán và đây là một trong những căn cứ cùng với chứng nhận chi phí phát sinh có liên quan để cớ thể tính nguyên giá TSCĐ để kế toán ghi vào sổ và thẻ kế toán có liên quan.
Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này gồm:
Hợp đồng kinh tế mua bán TSCĐ
Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ
Hoá đơn GTGT
Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
Ví dụ 03: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 188 được ký duyệt ngày 02/04/2003 giữa công ty cổ phần may Thăng Long và công ty cơ khí máy Gia Lâm về việc công ty cơ khí máy Gia Lâm bán cho công ty cổ phần may Thăng Long 01 máy tiện T18A. Gía mua của máy này là 29.500.000 đ, thuế GTGT 5%, chi phí lắp đặt và vận chuyển do bên bán chịu. Đã thanh toán bằng tiền mặt và được mua bằng quỹ đầu tư phát triển.
Khi công việc hoàn thành kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan để lập thành hồ sơ bao gồm:
Hợp đồng kinh tế (Phụ lục 11)
Hoá đơn GTGT (Phụ lục 12)
Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ (Phụ lục 13)
Biên bản thanh lý hợp đồng (Phụ lục 14)
Phiếu chi tiền mặt (Phụ lục 15)
Để phản ánh nghiệp vụ trên, căn cứ vào hoá đơn tài chính gia tăng, biên bản giao nhận tài sản, phiếu chi, kế toán hạch toán như sau:
BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: 29.500.000 đ
Nợ TK 133.2: 1.475.000 đ
Có TK 111: 30.975.000 đ
Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 1(Phụ lục 16) và đến cuối tháng ghi vào sổ cái của TK 211(Phụ lục 18) và các TK có liên quan.
BT2: Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 414: 29.500.000 đ
Có TK 411: 29.500.000 đ
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 10 (Phụ lục 17)
b. Kế toán tăng TSCĐ xây dựng cơ bản hoàn thành
Để tiến hành xây dựng mới các công trình thi trước hết công ty phải làm thủ tục xin phép lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận Công ty sẽ bỏ thầu(đối với các công trình lớn) rồi ký kết hợp đồng xây lắp với các Công ty xây dựng đảm nhận công việc thi công. Trong quá trình thi công, cùng với đơn vị thi công, công ty sẽ tiến hành giám sát công trình về hạng mục thi công, chất lượng công trình, thời gian thi công….
Sau khi kết thúc quá trình thi công, công ty sẽ lập biên bản nghiệm thu công trình để đánh giá chất lượng thi công, khi công trình đã được tổ giám định chấp nhận về chất lượng của công trình thì hai bên sẽ làm biên bản thanh lý và bàn giao công trình, đồng thời bên nhận thầu sẽ phát hành hoá đơn thanh toán công trình xây dựng hoàn thành và đây sẽ là căn cứ để ghi sổ nghiệp vụ này
Trong trường hợp này thì thủ tục giấy tờ gồm:
Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp
Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình
Biên bản thanh lý hợp đồng xây lắp
Hoá đơn GTGT
Phiếu chi
Ví dụ 04: Ngày 16 tháng 04 năm 2003 công ty đã nhận bàn giao công trình xây dựng hệ thống nhà kho và đưa vào sử dụng với giá trị quyết toán toàn bộ công trình là 370.899.108 đ. Căn cứ vào biên bản quyết toán XDCB hoàn thành, kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá trị của công trình như sau:
BT1: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: 370.899.108
Có TK 241.2: 370.899.108
Bút toán này phản ánh trên sổ cái TK 211(Phụ lục 18) và sổ TSCĐ(Loại TS Nhà xưởng Phụ lục 25)
BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 441: 370.899.108
Có TK 411: 370.899.108
Bút toán này phản ánh trên NKCT số 10 (Phụ lục 17)
4.3. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Hiện nay ở công ty cổ phần may Thăng Long thì hầu hết các TSCĐ giảm do thanh lý hoặc nhượng bán cho đơn vị khác. Những TSCĐ này là những tài sản đã lạc hậu, cũ nát, qua nhiều lần sửa chữa nhưng chúng không đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị hoặc có đem lại hiệu quả kinh tế nhưng thấp hơn các máy móc thiết bị hiện có trên thị trường.
a. Trường hợp giảm do nhượng bán
Tại công ty cổ phần may Thăng Long, việc nhượng bán TSCĐ là công việc không diễn ra thường xuyên do vậy nó được coi là hoạt động bất thường của đơn vị.
Trước khi nhượng bán TSCĐ công ty phải làm đơn đề nghị nhượng bán TSCĐ không cần dùng lên Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Sau khi được chấp nhận Công ty sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán TSCĐ với bên có nhu cầu mua. Tiếp theo là bàn giao thiết bị cho bên mua. đồng thời công ty sẽ viết hoá đơn thanh toán giao cho bên mua. Đây là căn cứ để lập phiếu thu tiền, sau đó cùng với bên mua Công ty sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế: Cuối cùng kế toán sẽ hạch toán ghi giảm TSCĐ hiện có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37180.doc