Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

I – SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3

1. Chi phí sản xuất 3

1.1 Khái niện chi phí sản xuất: 3

1.2 Kết cấu nội dung chi phí sản xuất 3

1.3 Phân loại chi phí sản xuất: 5

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. 5

1.3.2 phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí 6

2. Giá thành sản phẩm. 7

2.1 Giá thành sản phẩm- Khái niệm và bản chất 7

2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: 7

2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. 7

2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi và các chi phí cấu thành. 8

3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm 8

4. Vai trò và yêu cầu cơ bản của quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9

5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. 10

1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 10

2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 11

2.1 phưong pháp tập hợp trực tiếp. 11

2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp. 11

3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thưòng xuyên 12

3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12

3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 13

1.1. Kế toán chi phí sản xuất chung: 14

3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 16

4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 16

4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 16

4.1 kế toán chi phí nguyên vật liệu trự tiếp. 16

4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 17

4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. 17

4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 17

5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 18

5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lưọng ước tính tương đương 18

5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức hoặc chi phí kế hoạch 19

III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 20

1. Đối tượng tính giá thành- mối quan hệ giữa đối tưọng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: 20

2. Kỳ tính giá thành 21

3. Phương pháp tính giá thành. 21

3.1 Phương pháp tính giá thành phân bước 21

3.3.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm 21

3.1.2 phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP 22

3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 23

V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 25

1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. 25

2. Phân tích đánh giá sản phẩm theo khoản mục chi phí. 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHƯCỨ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ BÊ TÔNG NAM ĐỊNH 27

I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XL& BÊ TÔNG NAM ĐỊNH 27

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27

2. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 28

2.1 Thuyết minh sơ đồ hiện trường 30

3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định 31

4 Tổ chức kế toán tại công ty CPXL$ BT Nam Định 31

4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 31

4.2 Hệ thống tài khoản sử dụng 32

4.3 Hình thức tổ chức kế toán của công ty. 32

4.3.1 Các sổ, the kế toán chi tiết 33

4.3.2 Quy trình ghi sổ 33

4. Hệ thống báo cáo tài chính 34

II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNGTY CPXL$BT NAM ĐỊNH 35

1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. 35

2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp 36

3. Kế toấn tập hợp chi phí sản xuất 36

3.1 Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Trong đó: 36

4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIÊN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ BÊ TÔNG NAM ĐỊNH 22

I - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPXL$BT NAM ĐỊNH 22

II MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ BÊ TÔNG NAM ĐỊNH. 24

1. Sự cần thiét phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợpchi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXL$BT Nam Định 24

2, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí 25

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. 3. Phương pháp tính giá thành Có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp cho thích hợp. Sau đây là một số phương pháp tính giá thành chủ yếu: 3.1 Phương pháp tính giá thành phân bước 3.3.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. Kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn được sản xuất, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành sản phẩm Chi phí NVL chính (bỏ vào 1 lần từ đầu) Tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n Chi phí NTP giai đoạn 1 chuyển sang Chi phí NTP giai đoạn n-1 chuyển sang Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm Tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP giai đoạn 1 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n + + 3.1.2 phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng Kế toán tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm theo từng khoản mục chi phí quy định. Chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm đã tính, được kết chuyển song song từng khoản mục để tính ra tổng giá thành thành phẩm. Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho thành phẩm Chi phí chế biến giai đoạn n tính cho thành phẩm Chi phí chế biến giai đoạn 2 tính cho thành phẩm Chi phí chế biến giai đoạn 1 tính cho thành phẩm Tổng giá thành phẩm 4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp với những sản phẩm sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại nhỏ. Kế toán phải mở sổ chi tiết tính giá thành cho từng đơn đặt hàng, chi phí sản xuất phát sinh từng kỳ ở bộ phận liên quan đến đơn đặt hàng nào thì phản ánh trực tiếp vào sổ chi tiết tính giá thành của đơn đặt hàng đó và ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã sản xuất cho ĐĐH đó. Cuối kỳ hạch toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được cho đơn đặt hàng chính là chi phí sản xuất dở dang của ĐĐH đó. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo hệ số, theo tỷ lệ, theo giá thành định mức… IV Hệ thống sổ kế toán * Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp yêu cầu quản lý mà kế toán có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kể toán như sau: Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ * Để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định, nên bài báo cáo này em xin chỉ đề cập đến hệ thống sổ theo hình thức tổ chức kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra V. Một số chỉ tiêu phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết được các nguyên nhân, các nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng đến giá thành, giúp nhà quản lý có quyết định quản lý tối ưu hơn. Trong phạm vi báo cáo này em xin chỉ nêu một số chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích chi phí giá thành đối với sản phẩm công trình: 1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Để cung cấp các thông tin khái quất về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để cung cấp các thông tin khái quát về tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý, kế toán thường sử dụng chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch - Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch là số tuyệt đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu so với giá thành kế hoạch. Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch được xác định như sau Mh = ZT – ZK Trong đó: Mh : Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch ZT,Zk : Giá thành thực tế và giá thành kế hoạch Tỉ lệ hạ giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch (Th): là số tương đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu phần trăm so với giá thành kế hoạch Tỉ lệ này được tính như sau Th(%) = Mh x 100 ZK Nếu Mh < 0 hay Th < 0 %, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành so với giá thành kế hoạch 2. Phân tích đánh giá sản phẩm theo khoản mục chi phí Phương pháp để tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí : So sánh số tương đối với số tuyệt đối của từng khoản mục chi phí kế hoạch với giá thành kế hoạch, của từng khoản mục chi phí thực tế với tổng giá thành thực tế.Ví dụ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từng khoản mục chi phí ta phải xác định mức hạ giá thành và tỉ lệ hạ giá của từng khoản mục chi phí: Mức hạ giá thành thực tế So với kế hoạch của từng Khoản mục (MhK) = Giá thành thực tế của từng khoản mục - Giá thành kế hoạch của từng khoản mục Tỉ lệ hạ giá thành thực tế So với kế hoạch của từng Khoản mục (ThK %) = MhK x 100 Giá thành kế hoạch từng khoản mục Việc xác định mứcc hạ giá thành và tỉ lệ hạ của từng khoản mục sẽ cho nhà quản lý biết được nguyên nhân làm tăng hoặc làm giảm chi phí từ đó có các biện pháp cũng như các quyết định quản lý kịp thời cho quá trình sản xuất sau Để việc so sánh được rõ ràng, kế toán lập bảng phân tích giá thành sản phẩm như sau: Bảng phân tích giá thành sản phẩm Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch số tiền % Số tiền % số tiền % Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng Ngoài ra, để phục vụ công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm một cách chặt chẽ hơn, kế toán có thể phân tích sự biến động của bản thân từng khoản mục chi phí và tính giá thành thực tế của các kỳ với nhau Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp và bê tông nam Định I- Đặc điểm chung về công ty cổ phần XL& Bê Tông nam Định 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xây lắp và bê tông Nam Định là đơn vị kế thừa hơn 30 năm từ phòng cung tiêu trực thuộc sở thuỷ lợi Nam Định (năm 1960) đến trạm vật tư thuỷ lợi (năm 1973) rồi công ty vật tư thuỷ lợi (năm 1981) sau quyết định 231 (năm1987) công ty chuyển thành xí nghiệp được thành lập theo nghị định 388 và đổi thành xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư kỹ thuật. Năm 1992, thành lập công ty xây lắp và sản xuất cấu kiện bê tông thuỷ lợi Nam Định. Đến ngày 29/1/ 2007, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định, với hơn 100 cán bộ công nhân, ngót 800 tấn phương tiện vận tải thuỷ, hơn 50 tấn phương tiện vận tải bộ, một dây truyền sản xuất bột đá để cung cấp cho các xưởng gạch men bằng phương pháp ly tâm, cung ứng các ống chịu tải qua đường giao thông để thay thế các sản phẩm của nhà máy bê tông Chèm, các kênh bê tông vỏ mỏng để thay thế các sản phẩm dẫn nước bằng đất trong nông nghiệp trước đây, một hệ thống kho tàng và bến bãi đủ để đáp ứng cho nhiệm vụ phòng chống lụt bão của ngành Từ sau khi được thành lập lại theo nghị định 388 để tồn tại trong cơ chế thị trường công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, tinh giảm bộ máy và áp dụng có hiệu quả các biện pháp công ty như các hình thức giao khoán tư liệu sản xuất, khoán sản phẩm đến người lao dộng, góp vốn để sản xuất kinh doanh, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Từ việc áp dụng thành công đề tài khoa học cấp nhà nước 06A- 05 về ống bơm XMLT, công ty đã từng bước cải tiến kỹ thuật công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện các phụ kiện để đưa ra sản phẩm vào thực tiễn Trải qua 10 năm đổi mới, sản phẩm của công ty về ống bơm bê tông lưới thép và kênh bê tông vỏ mỏng đã có có mặt ở khắp các tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ, trong chương trình kiên cố hoá kênh mương nhiều dự án của ngành, của các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Nam Định và Hoà Bình đã áp dụng có hiệu quả sản phẩm kênh bê tông vỏ mỏng của công ty. Vì vậy hàng năm công ty đã sản xuất lắp đặt hàng nghìn mét ống bơm bê tông cho hàng trăm máy bơm, thay thế các ống bơm bằng cao su, thép. Mỗi năm cũng sản xuất lắp đặt hàng ngàn mét kênh bê tông vỏ mỏng để thay thế các kênh dẫn nước bằng đất. Nếu như trước đây với ngành nghề chuyên môn là cung ứng đá lề, đá dự trữ, vật tư phòng chóng lụt bão và xây dụng các công trình thuỷ lợi có chất lượng cao như cống, đê, kè biển trong địa phương thì hiện nay vai trò và năng lực của công ty đã lớn dần và nâng lên rất nhiều. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đối với ngành nông nghiệp và địa phương có ý nghĩa rất lớn. Hơn 30 năm trưởng thành và phát triển, doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ những tuyến đê sông, biển, an toàn trong mùa mưa lũ, góp phần cho nông nghiệp những mùa lúa bội thu, cho những tiện bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan. 2. Những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thuỷ lợi là nghành phục vụ cho nông nghiệp và phòng chống lụt bão chính vì thế mà việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tính thời vụ và chu kỳ nông nghiệp, đây cũng là đặc điểm bao trùm có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của công ty như các công trình thuỷ lợi, công trình xây lắp phải kết thúc trước mùa mưa bão, sau vụ thu hoạch và trước chu kỳ sản xuất nông nghiệp tiếp theo. Cũng chính từ đặc thù của ngành thuỷ lợi là ngành phục vụ nông nghiệp và phòng chống lụt bão. Vì vậy việc sản xuất tập trung quy mô lớn là rất khó khăn dẫn đến khó khăn trong điều hành sản xuất. Từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, công ty phải chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng bê tông và xây lắp các công trình thuỷ lợi. Đây là công việc rất mới do vậy không tránh khỏi những giai đoạn phải mò mầm và luôn phải học hỏi và cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản lý Trải qua nhiều mô hình tổ chức sản xuất, đến nay công ty đã áp dụng đến mô hình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến kiểm nghiệm sản phẩm hàng hoá, tổ chức lắp đặt và bàn giao cho đối tác theo hình thức chìa khoá trao tay đối với các sản phẩm xây lắp và bê tông lưới thép. Mô hình này khai thác được triệt để tay nghề và trang thiết bị của công ty nhưng lại không học hỏi trao đổi kinh nghiệm cũng như thiết bị với đơn vị bạn như mô hình liên doanh liên kết. Tỉ trọng sản phẩm trong phương huớng sản xuất của công ty trong những năm qua chuyển dần từ cung ứg vật tư là chủ yếu sang sản xuất và cung ứng kỹ thuật là chủ yếu và bây giờ chuyển sang xây lắp. Hiện nay hoạt dông xây lắp chiếm tỉ trọng 60% trong doanh số sản lượng hàng năm. Cũng chính từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu cán bộ, cơ cấu lao động có tay nghề, cơ cấu về vốn, cơ cấu về thiết bị, cơ cấu về công nghệ. Sự thay đổi cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất Cơ chế bao cấp đã để lại cho công ty một bộ phận cán bộ và công nhân còn tư tưởng bao cấp, bảo thủ trì trệ làm giảm sự nhạy bén và sức cạnh tranh. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, bộ máy gián tiếp của công ty quá cồng kềnh dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ nhất là thợ có tay nghề cao. Vì vậy, hàng năm công ty phải cử cán bộ công nhân đi đào tạo lại gây ra không ít những tốn kém cho công ty. Mặt khác sử dụng nhiều lao động phổ thông thuê ngoài nên gặp không ít những khó khăn trong việc huy động những lúc thời vụ sau đây là mô hình về tổ chức hiện trường Sơ đồ tổ chức hiện trường Phòng kỹ thuật xây dựng Phòng kế toán tài vụ Giám đốc công ty Đội trưởng thi công Phòng tổ chức hành chính Tổ thi công số1 Tổ thi công số 2 Tổ thi công số 3 Tổ thi công số 4 2.1 Thuyết minh sơ đồ hiện trường Giám đốc công ty là người điều hành, chỉ đạo công việc và quản lý chung toàn công ty Giúp việc cho Giám đốc công ty là khó giám đốc phụ trách kỹ thuật và chuyên trách từng bộ phận. Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kỹ thuật xây dựng các phòng ban có trách nhiệm phối hợp với công trường để lập tiến độ kế hoạch cung cấp thiết bị kịp thời, bố trí nhân lực để phục vụ thi công công trình, kiểm tra chất lượng, tiến độ thi công công trình. Đội trưởng thi công là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc thi công ở công trường, chịu trách nhiệm trước công ty về tất cả vấn đề liên quan đến công trình. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định Sơ đồ : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPXL& BT Nam Định Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật 4 Tổ chức kế toán tại công ty CPXL& BT Nam Định 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Là một công ty có quy mô vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được kịp thời tình hình hoạt dộng của công ty thông qua thông tin kế toán cung cấp. Tại công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty và ở các xí nghiệp trực thuộc. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của công ty, biên chế quấn ự của phòng kế toán. thông kê hiện nay gồm 4 người dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng: Kế toán trưởng, Kế toán vật tư kiêm tiêu thụ, Kế toán tiền lương và BHXH, Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ. Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CPXL&BT Nam Định Kế toán trưởng Kế toán vật tư và tiêu thụ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ Các nhân viên chấm công ở các tổ sản xuất 4.2 Hệ thống tài khoản sử dụng Công ty cổ phần xây lắp và bê tông Nam Định đã đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và vào năm 1999 có bổ sung thêm một số tài khoản mới nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế giá trị gia tăng, đồng thời công ty đã mở chi tiết một số tài khoản nhằm quản lý cụ thể các loại vốn, tài sản nhằm mục đích phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ của công ty. 4.3 Hình thức tổ chức kế toán của công ty Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán, hiện nay công ty CPXL&BT Nam Định đang áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức ''chứng từ ghi sổ' và hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết tương ứng ban hành theo quyết định số 15 của Bộ tài chính ngày 20/3/2006 4.3.1 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết ở công ty CPXL&BT Nam Định bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ thẻ chi tiết sau: - Sổ tài sản cố định; - Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, thẻ kho; - Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ giá thành sản phẩm; - Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả; - Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách; - Sổ chi tiết bán hàng; - Sổ quỹ Thu- Chi; - Các bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính khấu hao TSCĐ. 4.3.2 Quy trình ghi sổ Cuối tháng căn cứ và chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sau đó, CTGS được dùng để nhập vào máy và xử lý dữ liệu đầu vào bằng cách sử dụng các công thức trong hàm excel để lên được sổ cái và bảng cân đối số phát sinh, kế toán phải sử dụng rất nhiều lệnh trong Excel. Công tác kế toán máy được thực hiện qua các lệnh Excel rất tốn thời gian. Trường hợp kế toán có sai sót trong sử dụng lệnh thì việc tìm kiếm ra các sai sót đó là rất khó và mất nhiều thời gian. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng kế toán phải khoá sổ, đối chiếu số liệu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết). Cuối năm căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và các tài khoản chi tiết có liên quan kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo năm của công ty. Tổ chức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra 4. Hệ thống báo cáo tài chính Theo quy định của nhà nước hệ thống báo cáo tài chính gồm : 1 -Bảng cân đối kế toán 2- Báo cáo kết quả kinh doanh 3 -Thuyết minh báo cáo tài chính II - Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côngTy CPXL&BT Nam Định 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản xuất sản phẩm cũng khác nhau nên chi phí phát sinh ở mỗi ngành cũng có đặc thù riêng. Tại công ty CPXL&BT Nam Định chi phí sản xuất có một số đặc điểm sau: Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất tương đối và sản xuất sản phẩm theo từng loại ống bê tông, hoặc theo công trình thuỷ lợi, theo sản phẩm ống và theo đơn đặt hàng. Là doanh nghiệp sản xuất ống bê tông cho công trình thuỷ lợi ở các huyện, xã, hay các công trình, do đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và được *bỏ ngay từ đầu khi sản xuất. Ví dụ như dể sản xuất một ống bê tông nguyên vật chính cán là thép F6.F8,F10F. đá 1x2, xi măng cát vàng, que hàn… phải xuất dùng từ khi sản xuất. Chi phí sản xuất theo từngkhoản mục cho công trình, sản phẩm phần lớn dựa vào định mức do phòng kế hoạch vật tư xây dựng *săn định mức này và đó là cơ sở kế toán vật tư xuất nguyên vật liệu và là cơ sở để tính giá thành cho sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí như các loại thép F6.F8,F10F…. Xi măng cát vàng, chi phí phụ như que hàn, than lưới … Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, lương tính theo lương sản phẩm, lương thời gian các khoản phụ cấp. Chi phí sản xuất chung : Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các xí nghiệp (ngoài hai khoản mục trên để phục vụ cho công tác quản lý trong từng phân xưởng sản xuất theo quy định hiện hành), đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng được chia thành : Chi phí nhân viên phân xưởng : Bao gồm tiền lương và cáckhoản trích theo lương mà công ty phải trả cho nhân viên phân xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ : là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng như máy cổng trục, máy li tâm, máy trộn bê tông, máy hàn, nhà kho, nồi hơi… Chi phí dịch vụ mua ngoàinhư chi phí điện nước, diện thoại... Chi phí khác bằng tiền : là các khoản chi phí phát sinh bằng tiền khác. 2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp Xuất phát từ đặc điểm của công ty, đối tượng kế toán tậo hợp chi phí được kế toán xác định là theo công trình và tính theo các sản phẩm ống.Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nếu như chi phí đó có liên quan đến trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí khác có liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. 3. Kế toấn tập hợp chi phí sản xuất 3.1 Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Trong đó: - Nguyên vật liệu chính bao gồm F6.F8,F10F…. Xi măng, cát vàng, đá… - Nguyên vật liệu phụ gồm : que hàn, nhựa thông... - Nhiên liệu gồm than, dầu thải... Căn cứ vào phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo từng loại, quy cách đã định mức trong phiếu sản xuất. Sau đó giao phiếu xuất kho cho bộ phận cần vật liệu để dưa xuống kho. Thủ kho sau khi giao vật tư, giữ lại phiếu xuất kho làm căn cứ để ghi thẻ kho. Định kỳ 10 ngày một lần các phiếu nhập kho được chuyển về phòng kế toán vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách điền cột đơn giá và tính thành tiền của các vật liệu xuất kho. Đơn giá vật tư xuất kho ở công ty CPXL&BT Nam Định được xác định theo phương pháp Nhập trước xuất trước Để minh hoạ thêm thực tế kế toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty em xin lấy số liệu kế toán của sảm phẩm ống F1250x1 m tải A (xem biểu số 01) Biểu số 1 Đơn vị : Công ty CPXL$BT Nam Định Số : 191/ 2006/ KH Phiếu sản xuất Sx ống: F1250x1m tải A Ngày giao : 5/12/2006 Phần định mức: theo kế hoạch I Vật tư cấp 1. Thép F 6 5,6 x 30 = 16,8 (kg) 2. Thép F8 23,4 x 30 = 702 (kg) 3. Xi măng 187 x 30 = 5610 (kg) 4. Cát vàng 0.286 x 30 = 8.58 (m3) 5. Đá 1x2 0.473 x30 = 14.49 (m3) 6. Que hàn 0.3 x 30 = 9 (que) II Định mức lao động 62000 x 30 = 1086000 Người định mức TP kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kiểm nghiệm Nhập kho Bộ phận KCS Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu sản xuất do phòng kế hoạch vật tư chuyển sang, kế toán vật tư dựa vào barem khối lượng của từng quy cách vật tư xác định khối lượng của từng loại vật tư trên cơ sở của khối lượng vật tư quy đổi, giá trị vật tư (tính theo phương pháp NTXT) kế toán viết phiếu xuất kho số 92 cho xưởng sản xuất theo (biểu số 02) Biểu số 02 Đơn vị : Công ty CPXL&BTNam Định Bộ phận SX Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC Phiếu xuất kho Ngày 7 tháng 12 năm 2006 Số : 92 Nợ :TK 621 Có :TK 152 Họ và tên người nhận hàng : Trần Văn Khởi Lý do xuất : xuất để sản xuất ống Xuất tại kho : chị Nghiêm stt Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lợng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất B C D 1 2 3 4 1 Thép F6 Kg 168 168 7902 1327536 2 Thép F9 Kg 702 702 8060 5658120 3 Que hàn Chiếc 9 9 10000 90000 4 Xi măng Kg 5610 5610 656 3680160 5 Cát vàng M3 8.58 8.58 71428 612852 6 Đá 1x2 M3 14.19 14.19 76190 1081136 Cộng 12449804 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười hai triệu bốn trăm bốn mươi chín nghìn tám trăm linh tư đồng Ngày 7 tháng 12 năm 2006 Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Phiếu xuất kho ở công ty được lập thành hai liên: một liên để lưu, một liên kế toán vật tư giao cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư và giao lại cho thủ kho. Định kỳ 10 ngày 1 lần thủ kho mang các chứng từ từ kho giao cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập và định khoản ngay trên chứng từ Nợ TK 621 : 12.499.804 Có Tk 152: 12.499.804 - Phiếu xuất kho ở công ty mới được lập thành hai liên và đều được lưu tại phòng kế toán. Như vậy, ở phòng kế hoạch vật tư không lưu bản nào khi phòng vật tư muốn lấy số liệu về tình hình tồn kho vật tư thì laị phải mượn liên lưu tại phòng kế toán. Điều này làm cho cả hai bộ phận đều mất thời gian và làm mất khả năng đối chiếu giữa 2 phòng. Theo em công ty nên mở thêm một liên nữa giao cho phòng kế hoạch vật tư để theo dõi tình hình vật tư, tránh tình trạng khi cần lại phải mượn và đảm bảo quan hệ dối chiếu, kiểm tra giữa số liệu trên sổ kế toán vật tư và trên sổ của phòng kế hoạch vật tư. - Các phiếu nhập kho, xuất kho còn được dùng làm căn cứ để kế toán vạt tư ghi sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư ở công ty. Trong tháng khi nhận được phiếu nhập- xuất vật tư, kế toán vật tư phải tính lượng vật tư tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ chi tiết. Sau đây em xin trích số liệu của sổ chi tiết vật liệu là xi măng quý IV năm 2006 (xem biểu số 03): Biểu số 03 sổ chi tiêt Quý IV năm 2006 Tên vật liệu : Xi măng Đơn vị tính: kg Chứng từ Diễn giải TK Đ. ứng Đơn giá Nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0789.doc
Tài liệu liên quan