Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép tại phòng kế toán và trên cơ sở kết hợp đó ở kho chỉ hạch toán về số lượng còn ở phòng kế toán chỉ hạch toán vè mặt giá trị. Với phương pháp nay, có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp thẻ song song. Mặt khác, tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên và có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán kịp thời, chính xác. Phương pháp này được tiến hành cụ thể như sau:
+ Ở kho: Hàng ngày hoặc định kỳ khi ghi xong thẻ kho, thủ kho phân loại chứng từ nhập kho, xuất kho theo từng nhóm, từng loại vật liệu. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ trên, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất kho theo từng loại , từng nhóm vật liệu, ghi rõ số lượng mỗi chứng từ sau đó chuyển cho phòng kế toán.
87 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt len Mùa Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổ chức
PX hoàn thành
PX dệt I,II,III,IV
PX sợi
Bộ phận y tế
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận thiết kế
Bộ phận gia công
Bộ phận nhuộm
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm của công ty Dệt len Mùa Đông bao gồm sợi len, áo len các loại, tất. Vì vậy, nhiệm vụ sản xuất của công ty là sản xuất ra sợi len và áo len để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Công việc tổ chức được tổ chức thành các phân xưởng sản xuất, trong đó có 7 phân xưởng chính là:
_1 phân xưởng kéo sợi.
_4 phân xưởng dệt( dệt I, dệt II, dệt III, dệt IV).
_ 1 phân xưởng bít tất.
_ 1 phân xưởng hoàn thành( kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh nốt trước khi nhập kho như may mác áo, là hơi, bao bì..,).
Ngoài các phân xưởng sản xuất chính ra, công ty còn 1 bộ phận sản xuất kinh doanh phụ với 1 phân xưởng cơ điện. Phân xưởng này có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, động lực, điện máy, ánh sáng cho các phân xưởng và cho toàn công ty, sửa chữa máy móc thiết bị của các phân xưởng sản xuất chính.
Để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất, công ty tổ chức sản xuất theo 2 giai đoạn công nghệ:
Giai đoạn 1: Có nhiệm vụ kéo sợi len từ nguyên liệu ban đầu là xơ ( cúi ), đảm đương công việc này là phân xưởng sợi.
Giai đoạn 2: Dệt may và hoàn thành sản phẩm là các loại áo len, tất, đảm nhiệm giai đoạn 2 này là 4 phân xưởng dệt và 1 phân xưởng hoàn thành.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
ở công ty Dệt len Mùa Đông, sản xuất sản phẩm được tổ chức theo một quy trình công nghệ liên tục và phức tạp. Nguyên vật liệu mua ngoài gồm thuốc nhuộm và xơ len được đưa vào chế biến liên tục qua các bước, thành phẩm nhận được là quần áo len, tất và bán thành phẩm nhận được là len sợi. Như vậy, sản xuất tại công ty được chia ra làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn kéo sợi và giai đoạn dệt. Mức độ phức tạp của mỗi giai đoạn là khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất của từng loại sản phẩm.
Giai đoạn kéo sợi: Nhuyên liệu ban đầu là cúi len, thuốc nhuộm (nhập từ nước ngoài). Quy trình sản xuất giai đoạn này như sau: Xơ len được đưa vào xan ghép nhiều lần sau đó kéo thành sợi thô. Sợi thô được chuyển qua phân xưởng nhuộm. Sợi thô sau khi nhuộm được chuyển qua máy kéo sợi con và sau đó được đánh ống, đậu sợi và xe sợi, xử lý hấp. Sợi sau khi hấp được kiểm tra lại, đánh ống sợi và nhập kho, hoàn thành giai đoạn kéo sợi.
Sơ đồ số 6 : Quy trình công nghệ kéo sợi tại công ty Dệt len Mùa Đông.
Nhuộm
Kéo sợi thô
Ghép xan
Xơ len
Guồng sợi
Xe sợi
Kéo sợi
Đánh ống
Xử lý hấp
Nhập kho
Bao bì đóng gói
Đánh ống lại
Kiểm tra
-Giai đoạn dệt: Nguyên liệu ban đầu của giai đoạn này là sợi len từ nhiều nguồn khác nhau: do phân xưởng sợi cung cấp, mua ngoài hay nhận từ phía đối tác để gia công. Quy trình sản xuất công đoạn này như sau: Len các màu được đưa vào dệt thành tấm theo thiết kế, sau đó được cắt may thành các sản phẩm len như áo len các loại.., Sản phẩm này được chuyển qua phân xưởng hoàn thành để tẩy, giặt, thùa khuyết.., và hoàn thành nhập kho.
Sơ đồ số 7 : Quy trình công nghệ giai đoạn dệt tại công ty dệt len mùa đông
Sợi len
Cắt may
Dệt
Tẩy giặt
Là hấp
Kiểm tra
Nhập kho
Đóng gói
Thùa khuy
sơ đồ số 8 : Quy trình công nghệ dệt tất tại công ty dệt len mùa đông
Nhuộm
Tất cotton
Khíu
Vắt, sấy
Len
Dệt
Kiểm tra
Tẩy, giặt
Tất acrylic
Bao gói
Phúc tra
Kiểm tra
Định hình
2.1.4 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Dệt len Mùa Đông:
Sản phẩm của công ty Dệt len Mùa Đông là các sản phẩm về len: quần áo len, váy len các loại, tất len..,Bên cạnh đó, sản phẩm bán ra thị trường của công ty còn có bán thành phẩm len các loại. Năm 2001, công ty còn có thêm sản phẩm chun và nghiên cứu được nhiều loại sợi như sợi Cashmere.
Đặc thù của loại sản phẩm len là sản phẩm chỉ tiêu thụ mạnh theo thời vụ.Vào những tháng mùa đông: tháng 10, tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3 là các tháng mà sản phẩm tiêu thụ được nhiều. Ngược lại, vào các tháng mùa hè sản phẩm khó tiêu thụ ngoài thị trường nên công ty thường bán sản phẩm cho các công ty tư nhân sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, hoạt động sản xuất đảm bảo được liên tục. Xuất phát từ đặc điểm trên, công ty tổ chức việc sản xuất như sau:
Vào thời vụ sản xuất: Công ty tiến hành sản xuất hàng nội địa tiêu thụ ở thị trường trong nước, song song với việc nhận thuê gia công cho nước ngoài và sản xuất sản phẩm bán trực tiếp cho các công ty nước ngoài.
Vào thời gian trái vụ: Công ty thường nhận thuê gia công cho nước ngoài là chính.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn đòi hỏi phải luôn thay đổi và đa dạng về kiểu mẫu, màu sắc cho nên sản phẩm được sản xuất rất đa dạng và được chia thành nhiều mã theo các kiểu mẫu, kích thước và màu sắc. Bán thành phẩm len cũng được theo dõi thành nhiều mã theo các màu sắc khác nhau.
Vì có đặc điểm về quy trình công nghệ và đặc điểm sản phẩm như trên, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những đặc điểm sau:
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là phức tạp, theo kiểu chế biến liên tục và kết thúc mỗi giai đoạn dệt sợi, bán thành phẩm sợi len cũng được bán ra thị trường như thành phẩm nên kế toán chi phí và tính giá thành áp dụng phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Ngoài ra, kế toán còn áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Do tổ chức sản xuất thành các phân xưởng nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn sản xuất chính, còn đối tượng tính giá thành tuỳ thuộc vào sự phân chia thành phẩm và bán thành phẩm thành các mã khác nhau, đó cũng chính là đối tượng tính giá thành tại công ty Dệt len Mùa Đông.
Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Dệt len Mùa Đông.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiên và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung.
Công ty có một phòng kế toán (phòng tài vụ), ở các phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê kinh tế làm nhiệm vụ kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng tài vụ để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán. Về mặt nhân lực, phòng kế toán không quản lý các nhân viên thống kê ở các phân xưởng; nhưng về mặt nghiệp vụ thì nhân viên thống kê đều chịu sự lãnh đạo của phòng kế toán đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty.
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi công ty, giúp ban giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, ghi chép hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Sơ đồ số 9 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Page: 1
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Thủ quỹ
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tiền
Kế toán NVL,
TSCĐ, lương
vay ngân hàng
Hiện nay, phòng kế toán của công ty có 6 người, vì vậy mỗi người phải kiêm nhièu công việc. Cơ cấu và nhiệm vụ của từng nhân viên phòng kế toán như sau:
Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do các nhân viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc cấp trên và Nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp. Kế toán trưởng lam nhiệm vụ kế toán tổng hợp.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm và công việc với bên mua và bên bán.
Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tièn lương, vay ngân hàng: Theo dõi tình hình mua xuất nguyên vật liệu; tình hình tăng giảm , trích khấu hao tài sản cố định; thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương; theo dõi nợ vay ngân hàng, lãi tiền vay, thanh toán tiền vay, lai tiền gửi.
Kế toán tiền: Theo dõi số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, tạm ứng và trả trước.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phân xưởng theo đúng đối tượng, tính giá thành sản phẩm.
Để phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phòng kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông đang áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký- Chứng từ”.
Sơ đồ số 10 : trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán của công ty.
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán
chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp đồng thời tiến hành phân loại chứng từ ghi vào bảng kê, các sổ chi tiết liên quan, Cuối kỳ, chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ, sổ cái và các báo cáo tài chính theo quy định.
Xuất phát từ đặc điểm của công ty là doanh nghiệp sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm của công ty được sản xuất đại trà, hàng loạt, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Kỳ kế toán của công ty được xác định là một tháng.
Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt len Mùa Đông.
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, cũng như địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí… đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Dệt len Mùa Đông được xác định theo giai đoạn công nghệ, cụ thể ở đây là giai đoạn kéo sợi và giai đoạn dệt áo, tất. Mọi chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp vào phân xưởng sợi và phân xưởng dệt may. ở giai đoạn công nghệ dệt tuy có năm phân xưởng sản xuất nhưng được coi như là một phân xưởng dệt may và được xác định là một đối tượng tập hợp chi phí.
Chi phí sản xuất ở công ty Dệt len Mùa Đông được xác định là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng sản xuất có liên quan đến chế tạo sản phẩm (kéo sợi hoặc dệt áo).
Theo quy định thì chi phí sản xuất tại công ty được chia thành 3 khoản mục chính đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính và phụ trong đó ở mỗi giai đoạn công nghệ lại có nguyên vật liệu chính và phụ khác nhau.
Nguyên vật liệu chính ban đầu ở phân xưởng sợi là xơ. Xơ được nhập từ nhiều nước khác nhau: Italia, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ…. Còn vật liệu phụ ở giai đoạn công nghệ này là thuốc nhuộm, xà phòng, kem.
Nguyên vật chính trực tiếp của giai đoạn dệt áo là thành phẩm ở giai đoạn kéo sợi đó là sợi len. Sợi len cũng có thể nhập từ nước ngoài (lượng nay rất ít), chủ yếu là do công ty tự làm lấy. Còn vật liệu phụ ở giai đoạn này là kim máy khâu, kim may nén, mác của công ty Dệt len Mùa Đông.
Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm được thể hiện trên sổ tài khoản 152 và được phản ánh trên sổ chi tiết 152.1. Sổ chi tiết 152.1 lại được chi tiết thành hai tài khoản 152.11 - Len và 152.12 - Xơ. Vật liệu phụ dùng sản xuất sản phẩm được thể hiện ở sổ cái tài khoản 152 và được phản ánh ở sổ chi tiết 152.2
Ngoài ra, công ty còn nhận gia công kéo sợi cho một số nhà máy khác trong nước như nhà máy len Hải Phòng và nhận gia công áo len cho nước ngoài. Sau khi ký nhận gia công, bên thuê sẽ chuyển nguyên vật liệu cho công ty, công ty sẽ không theo dõi về mặt giá trị mà chỉ theo dõi về mặt số lượng, Do vậy, sợi len nhận gia công không nằm trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản phụ cấp có tính chất lương như: Tiền ăn trưa, lương nghỉ phép, thưởng…. Ngoài ra, còn các khoản trích bảo hiểm xã hội ( trích 15% trên lương cơ bản, 5% của người lao động); kinh phí công đoàn ( trích 2% trên lương thực trả); bảo hiểm y tế (trích 2% trên lương cơ bản, 1% của người lao động).
Chi phí nhân công nói chung và chi phí nhân công trực tiếp nói riêng được phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 334 và tài khoản 338.
Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất mà không thuộc khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí như:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản lương phải trả cho các nhân viên quản lý ở các phân xưởng sản xuất như: Quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng và các khoản trích theo tỷ lệ phần trăm trên lương cơ bản và lương thực trả của nhân viên phân xưởng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Yừu tố chi phí nhân viên phân xưởng cũng được phản ánh trên tài khoản 334 và tài khoản 338.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở công ty là những vật liệu mang tính gián tiếp, không cấu thành nên thực thể sản phẩm phục vụ cho sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. Vì vậy, chi phí này được phân bổ gián tiếp cho các sản phẩm chịu chi phí. Vật liệu dùng cho quản lý sản xuất tại phân xưởng bao gồm: Than giòn, vòng bi các loại, hòm cát tông, túi ni long ở phân xưởng dệt. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phản ánh trên tài khoản 152 ( Tài khoản 152 được chi tiết thành: Tài khoản 152.1”Len”; Tài khoản 152.2”Vật liệu phụ”; Tài khoản 152.3”Nhiên liệu”; Tài khoản 152.4”Phụ tùng thay thế”; Tài khoản 152.5”Bao bì”) , tài khoản 153-công cụ dụng cụ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định có nhiều loại, được tính vào chi phí sản xuất chung đó là khấu hao máy, thiết bị, nhà xưởng; được phản ánh trên tài khoản 214 - Khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Do công ty không có bộ phận sản xuất phụ, sản xuất điện, nước cung cấp cho quá trình sản xuất nên công ty phải mua ngoài. Điện phải mua của chi nhánh điện Thanh Xuân, nước phải mua của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
Chi phí tiền điện mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung chỉ tính phần điện phục vụ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất, còn chi phí nước mua ngoài phát sinh trong toàn công ty bao nhiêu được tính hết vào chi phí sản xuất chung. Lý do vì không có đồng hồ đo nước cho từng phân xưởng, nước dùng cho các phòng ban không đáng kể, chủ yếu là nước phục vụ cho sản xuất.
Chi phí bằng tiền khác: Chi phí phát sinh tại các phân xưởng được chi bằng tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi ngân hàng mà chưa tính vào các khoản chi phí trên. Các chi phí bằng tiền và dịch vụ mua ngoài được phản ánh trên các tài khoản111 - “tiền mặt”; tài khoản 112 - “tiền gửi ngân hàng”; tài khoản 141 - “tạm ứng” cụ thể là trên các nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 10, sau đó kết chuyển sang tài khoản 627.8
ở công ty Dệt len Mùa Đông, kế toán tập hợp chi phí sản xuất sử dụng phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của công ty , thường là trên 50% tổng chi phí sản xuất. ở công ty, nguyên vật liệu trực tiếp được dùng để sản xuất sản phẩm ở mỗi giai đoạn công nghệ khác nhau là khác nhau. Do đó chi phí này được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không phải phân bổ gián tiếp. Đầu tháng, theo lệnh sản xuất các phân xưởng ký hợp đồng với phòng kế hoạch về khối lượng sản phẩm (sợi len, áo len, tất) sẽ sản xuất trong tháng ở phân xưởng mình. Phòng kế hoạch sẽ viết lệnh xuất kho nguyên vật liệu theo định mức trên cơ sở khối lượng sản phẩm đã ký hợp đồng. Thủ kho đối chiếu khối lượng nguyên vật liệu yêu cầu trong lệnh xuất kho với khối lượng thực có trong kho rồi ghi vào mặt sau lệnh xuất kho số lượng yêu cầu xuất kho. Lệnh xuất kho lại được đưa lên phòng vật tư để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành năm liên: một liên giữ lại ở phòng vật tư, một liên gửi cho thủ kho, một liên gửi cho phân xưởng sản xuất, một liên gửi cho phòng kế hoạch và một liên gửi cho phòng tài vụ.
Hàng ngày, khi nhận được phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán nguyên vật liệu ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu ở cột xuất.
Bảng số 2 : Mẫu phiếu xuất kho
Sở công nghiệp Hà Nội Mẫu số 02 - VT
Công ty Dệt len Mùa Đông QĐ số 114 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 thàng 11 năm 1995 của BTC
phiếu xuất kho
Ngày 26 tháng 9 năm 2001
Tên người nhận: Chị Điểm Đơn vị (bộ phận): Dệt IV
Lý do xuất: Chế thử áo
Xuất tại kho: Nguyên liệu
STT
Tên quy cách vật tư sản phẩm
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
1 mầu
Kg
227,45
2
Chun mùa đông
-
59,5
3
Len mùa đông
-
418,81
4
Cotton 32/2
-
48,4
Cộng
-
754,16
Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu thu thập các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho trong tháng để lên sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng số 3:
Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
9/2001
Tên Vật liệu: Len mùa đông
Quy cách phẩm chất Đơn vị tính:đ
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn Kho
Số
Ngày
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Số dư đầu kỳ
32788,51
1.304.883.813
38TN
2/9
PX hoàn thành NK
33,45
1.331.209
39TN
5/9
PX Dệt 4 NK
3,4
135.310
…
…
….
….
…
168
4/9
Xuất cho Dệt 1
46,6
169
5/9
Xuất cho Dệt 2
14
170
6/9
Xuất cho Dệt 3
44,2
171
26/9
Xuất cho Dệt 5
418,81
…
…
…
…
Cộng
23.476,185
934.281.384
14.378,46
Số dư cuối tháng
41.886,2
1.666.940.913
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu , công cụ dụng cụ để tính giá vật liệu xuất kho trong tháng bằng phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá NVL tồn kho + Trị giá NVL nhập kho
*Đơn giá bình quân đầu tháng trong tháng
NVL trong tháng Khối lượng NVL tồn kho + Khối lượng NVL nhập kho
đầu tháng trong tháng
* Trị giá NVL Khối lượng NVL xuất Đơn giá NVL xuất
xuất kho trong tháng kho trong tháng kho trong tháng
Ví dụ : Len mùa đông 1.304.883.813 + 934.281.384
* Đơn giá bình quân trong tháng = = 39796,984
32788,51 + 23.476,185
* Trị giá NVl xuất trong tháng = 14378,46 x 39796,984 = 572219345
Sau khi đã tính được các số liệu ở trên, kế toán nguyên vật liệu tập hợp toàn bộ phiếu xuất kho NVL trong tháng để lập bảng phân bổ số 2 - bảng phân bổ NVL, CCDC. Bảng này được chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để tập hợp chi phí NVl trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 - chi phí NVL trực tiếp và các tài khoản được mở chi tiết đó là:
Tài khoản 621.1 - phân xưởng dệt may.
Tài khoản 621.2 - phân xưởng sợi
Tài khoản 621.5 - phân xưởng bít tất
Bảng số 4: bảng phân bổ số 2 - NVL, CCDC
Tháng 9 năm 2001.
5a. Ghi có tài khoản 152.1 - Len, ghi nợ các tài khoản.
SL
Tiền
Tiền
Tiền
Tiền
Tiền
Len MĐ
14378,46
572219345
168074603
281084109
36859591
86198042
Len nhuộm
6631,25
330139571
299611,51
316116608,5
13723351
Sùi MĐ
945,5
38713987
31797961
6916026
Cốt tông
28,25
1416823
70 A. 30w
898,1
55640887
52214831
150Đ - 48F
120
3255998
3255998
Visco
191,3
6470531
3426056
6470531
Cotton 32/2
3146,9
135968061
73724078
37356759
24887224
…
…
…
…
…
…
…
T. Cộng
30524,81
17828224531
595013336
1018940471
68589331
99921393
5b. Khi có TK 152.2, ghi nợ các tài khoản.
Tên vật tư
Tổng
TK 621.1
TK 621.2
TK 621.5
TK 642
Số lượng
Số tiền
Số tiền
Số Tiền
Số tiền
Số tiền
Thuốc nhuôm
456,1
43869874
30708912
13160962
Xà phòng bột
5
37065
29652
7413
Chất đều mầu
216
6514445
6514445
Chất làm mềm
55
969675
969675
Chỉ chun
32
2412244
2412244
Chất cầm màu
100
7275000
1164000
6111000
Kim 10 ĐL
900
139680
139680
Vật tư khác
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
86519440
15616425
46017059
23633486
8571
5c. Ghi có TK 152.3 - Nhiên liệu, Ghi nợ các tài khoản.
Tên vật tư
Tổng
TK 627.1
TK627.2
TK627.5
TK 642
Số lượng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Xăng A83+92
31,14
157987
157987
Dầu máy CN32
309
3281000
1900644
764505
615851
Than cục
50,88
35520222
12432078
17760111
5328033
Dầu hoả
171
627571
576191
36700
14680
Dầu RP7
1
30000
30000
Cộng
39616780
14938913
18561316
5943884
172667
5d. Ghi có TK 152.4 - thiết bị phụ tùng, ghi nợ các tài khoản.
Tên vật tư
Tổng
TK 627.1
TK 627.2
TK627.5
TK 642
Số lượng
Số tiên
Số tiên
Số tiên
Số tiên
Số tiên
Khuyên máy TQ
2000
70.000
70.000
Vòng da 76,7 x 52 x 1
86
526922
526922
Vòng da 08,2 x 54 x 1,4
80
749280
749280
Dây răng
120
327240
327240
Vòng bi 6205
10
300.000
300.000
Lược máy 12
21
1085406
1085406
Vòng bi 6902
20
696592
696592
Vòng bi các loại
10
350.000
175.000
175.000
Cộng
4105440
1956998
2148442
5e. Ghi có tài khoản 152.5, ghi nợ các tài khoản.
Tên vật tư
Tổng
TK 627.1
TK621.2
TK 621.5
Số lượng
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Túi PP
107375
14150434
93034533
5115901
Bao tải
1400
3191300
68385
3122915
Cộng
17345734
9102918
8238816
5f. Ghi có tài khoản 153.1, ghi nợ các tài khoản
Tên vật tư
Tổng
TK 627.1
TK 627.2
TK 627.5
TK642
TK241
Số lượng
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Số Tiền
Găng tay
5
10.000
10.000
áo bảo hộ
1
29508
29508
Bìa cát tông
75
83265
83625
Thước keo
1
1980
1980
Sắt dẹt
4
21077
21077
Lưỡi cưa
2
422
422
Dây điện
319
306240
306240
Cân chì
2
3765
3765
Công tắc
2
6048
6048
Máy đèn 1,2m
35
245350
245350
Chân lưu
36
604510
403007
201503
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
24509381
3453575
10543946
614908
9210732
686220
Căn cứ vào các bảng phân bổ số 2, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất từ 2 giai đoạn công nghệ kế toán ghi sổ như sau :
Số liệu tháng 9 năm 2001 ( ĐV: đ)
Phần nguyên vật liệu chính:
Nợ TK 621 : 1682543138
TK 621.1: 595013336
TK 621.2: 1018940471
TK 621.5: 68589331
Có TK 152.1: 1682543138
Phần nguyên vật liệu phụ:
Nợ TK 621 : 86519440
TK 621.1: 15616425
TK 621.2: 46017059
TK 621.5: 23633486
Có TK 152.2: 86519440
Cuối kỳ kết chuyển vào các đối tượng kế toán liên quan:
Nợ TK 154 : 1767810108
TK 154.1: 610629761
TK 154.2: 1064957530
TK 154.5: 9222817
Có TK 621: 1767810108
TK 621.1: 610629761
TK 621.2: 1064957530
TK 621.5: 9222817
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên phiếu xuất kho nguyên vật liệu để tiến hành lập sổ chi tiết NVL - sổ chi tiết tài khoản 621.1, 621.2, 621.5 theo từng phân xưởng.
Bảng số 5: Sổ chi tiết tài khoản 621.1 - áo
Tháng 9 năm 2001
Diễn giải
Tài khoản ghi có
Số tiền
Xuất NVL chính (len)
152.1
595013336
Xuất NVL phụ
152.2
15616425
Cộng
610629761
Bảng số 6: Số chi tiết tài khoản 621.2 - len
Tháng 9 năm 2001
Diễn giải
Tài khoản ghi có
Số tiền
Xuất NVL chính
152.1
1018940471
Xuất NVL phụ
152.2
46017059
Cộng
1064957538
Bảng số 7: Sổ chi tiết tài khoản 621.5-Tất.
Tháng 9 năm 2001
Diễn giải
Tài khoản ghi có
Số tiền
Xuất NVL chính
152.1
68589331
Xuất NVL phụ
152.2
23633486
Cộng
92222817
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay, tại công ty Dệt len Mùa Đông, chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622”chi phí nhân công trực tiếp” và chi tiết thành ba tài khoản cấp hai:
TK 622.1 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng dệt.
TK 622.2 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng sợi.
TK 622.5 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng bít tất.
Chế độ tiền lương của công ty được áp dụng tuỳ thuộc vào từng loại công nhân viên cụ thể. Đối với nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm được hưởng lương theo sản phẩm. Chính chế độ tiền lương này đã khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động, bởi nó tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng người, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Hàng tháng, phòng hành chính, cụ thể là bộ phận lao động-tiền lương thu thập chứng từ, tài liệu có liên quan để tính toán xác định tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng:
x
=
Tiền lương Sản phẩm hoàn thành Đơn giá lương
theo sản phẩm nhập kho trong tháng sản phẩm
Có một số ngày trong tháng công nhân được hưởng lương theo thời gian mà công ty gọi là lương điều động. Đó là những ngày do thay đổi mẫu mã sản phẩm nên bắt buộc phải hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị cho phù hợp dẫn đến năng suất không cao nên không thể áp dụng được chế độ hưởng lương theo sản phẩm.
=
x
Lương Lương cấp bậc thợ Số ngày công thực tế
thời gian 26 ngày điều động
Ngoài ra, công nhân còn được các khoản khác tính vào lương như: thưởng, khuyến khích sản xuất, lương ngày nghỉ lễ (những ngày nghỉ lễ lương được hạch toán bằng 100% lương theo cấp bậc), lương nghỉ phép (công ty hạch toán tiền lương nghỉ phép theo lương thực tế phát sinh không tính trước).
Cuối mỗi tháng, khi công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0126.doc