LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY LẮP VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ
CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây lắp. Error! Bookmark not defined.
1.2. Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp và nhiệm vụ của kế toán
trong doanh nghiệp xây dựng. Error! Bookmark not defined.
2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. Chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp xây dựng Error! Bookmark not defined.
2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành sản phẩm xây lắp Error! Bookmark not defined.
3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất Error! Bookmark not defined.
4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Error! Bookmark not defined.
4.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong
doanh nghiệp xây dựng Error! Bookmark not defined.
4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Error! Bookmark not defined.
4.4. Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo giá thành Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KINH DOANH
PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH
PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Lịch sử hình thành và quá phát triển của công ty Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Error! Bookmark not defined.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Error! Bookmark not defined.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Error! Bookmark not defined.
2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí
sản xuất tại công ty. Error! Bookmark not defined.
2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Error! Bookmark not defined.
2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Error! Bookmark not defined.
2.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Error! Bookmark not defined.
2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Error! Bookmark not defined.
2.6. Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ Error! Bookmark not defined.
3. CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm Error! Bookmark not defined.
3.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
ở công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà nội Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM GÓP PHẦN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Ở CÔNG TY ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ý kiến thứ hai: Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Ý kiến thứ ba: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Ý kiến thứ tư: Áp dụng tin học vào công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
59 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty
Công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà nội trước đây là công ty Kinh doanh phát triển nhà Thanh Trì được thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số 1389 của UBND thành phố Hà Nội. Khi mới thành lập, công ty chịu sự quản lý Nhà nước của UBND huyện Thanh Trì và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng Hà nội. Tháng 2 năm 2000 công ty chuyển sang trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển Nhà Hà nội.
Vốn kinh doanh của công ty lúc đầu chỉ có 673 triệu đồng, trong đó:
- Vốn cố định: 647 triệu đồng - Vốn NSNN cấp: 550 triệu đồng
- Vốn lưu động: 26 triệu đồng - Vốn tự bổ xung: 123 triệu đồng.
Với số vốn nhỏ, cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, công ty đã gặp muôn vàn khó khăn trong kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên vô cùng khó khăn. Trước tình thế đó, lãnh đạo cùng tập thể cán bộ của công ty đã đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo đã đưa công ty liên tục làm ăn có lãi, tạo được tín nhiệm trên thương trường.
Công ty liên tục đầu tư thiết bị mới đồng bộ, phục vụ thi công, thay thế thiết bị cũ. Thêm vào đó, công ty còn chỉ đạo xác lập lại các định mức kỹ thuật, sản xuất, cải tiến quản lý, khoán công việc, khoán tiền lương, giảm bớt các chi phí quản lý một cách hợp lý trong việc sử dụng điện nước, hội họp, tiếp khách,... xuất phát từ một cơ cấu tổ chức phù hợp nên đã phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên, mỗi bộ phận, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.
Kết quả trong sản xuất kinh doanh qua năm gần đây
Các chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
Giá trị doanh thu
1.000.000
8.030
13.113
14.500
12.000
48.655
Nộp ngân sách
1.000.000
581
780
895
822
2.453
Lợi nhuận
1.000.000
119
145
124
187
450
Thu nhập BQ (đ/người/tháng)
1.000
360
418
560
54
800
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
%
1,48
1,12
0,85
0,86
0,92
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
%
17
18,3
15,4
20,8
50
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh giống các doanh nghiệp xây lắp khác, xuất phát từ đặc thù của sản phẩm xây dựng. Khối xây lắp hạch toán tài chính theo kế toán đơn, quyết toán công trình và hạng mục công trình theo từng hợp đồng xây lắp công trình, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình theo từng hợp đồng xây dựng công ty giao.
Theo Quyết định số 1389 QĐ/UB của UBND thành phố Hà nội, công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn sau;
* Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị, công nghiệp, thuỷ lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
+ Kinh doanh vận tải, hàng hoá đường bộ.
+ Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.
+ Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.
* Quyền hạn:
+ Được quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.
+ Được quyền chuyển nhượng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
+ Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước giao,...
* Về tổ chức sản xuất kinh doanh:
+ 13 đội xây dựng
+ 1 trung tâm tư vấn môi giới nhà đất
+ 1 cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
+ 1 đội gia công cơ khí và mộc
+ 1 đội xe cơ giới
+ 1 ban quản lý dự án Đại Kim - Định Công.
+ 1 ban quản lý dự án chợ Văn Điển.
+ 3 phòng nghiệp vụ: Kế hoạch - Kỹ thuật, Tài vụ, Tổ chức hành chính.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty hoạt động với cơ cấu tổ chức như sau:
- Ban lãnh đạo: gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, trong đó 1 phó giám đốc phụ trách tổ chức, 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Ban lãnh đạo phụ trách tổng quát chung, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các phòng ban chức năng của công ty. Đứng đầu là giám đốc, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất của công ty.
- Dưới lãnh đạo là các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh.
+ Phòng Tài vụ: có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi và lập báo cáo về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Ngoài ra còn thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kế toán Nhà nước và kế toán trưởng ban hành theo Nghị định 25 và 26 HĐBT ngày 18 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
+ Phòng kế toán: có nhiệm vụ tiến hành, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc về mặt kỹ thuật tất cả các nghiệp vụ hoạt động về tài chính của công ty.
+ Ban quản lý của các dự án và xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Phòng HCTC
Phòng Tài vụ
Phòng Kế toán
Ban QLDA Chợ Văn Điển
XDKDVLXD
Ban QLDA Đại Kim Định Công
Đội XDsố 1
Đội XDsố 2
Đội XDsố 3
Đội XDsố 13
Đội XDsố 4
PGĐ kỹ thuật
Giám đốc
PGĐ tổ chức
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
* Chức năng, nhiệm vụ: Nhìn chung, bộ máy kế toán ở mọi đơn vị đều có chức năng, nhiệm vụ là ghi chép, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau với các mục đích khác nhau, để đề ra được các quyết định quản lý phù hợp.
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế.
+ Thủ quỹ: Thực hiện các giao dịch trong ngân hàng như rút tiền mặt về quĩ đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh, gửi tiền vào ngân hàng,...
+ Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ thực hiện các bước công việc hạch toán nhập, xuất vật tư.
+ Kế toán thanh toán: Thực hiện kế hoạch vốn bằng tiền tất cả các kiểu thanh toán trong nội bộ xí nghiệp và người cung cấp.
+ Kế toán tổng hợp: Thực hiện tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả và lập báo cáo các biểu kế toán.
* Hình thức tổ chức công tác kế toán: Công tác kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Đây là một hình thức tổ chức công tác kế toán rất phù hợp với điều kiện và đặc điểm của công ty.
Sơ đồ tổ chức công tác kế toán
Thủ quỹ
Kế toán vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán, thủ kho ở các đội công trình
* Hình thức kế toán của công ty:
Hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán bao gồm: Các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán.
Công ty tổ chức kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành tại Quyết định số 167/2000/QĐ - Bộ Tài chính ngày 25/10/2000.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký - Chứng từ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp: Kê khai thường xuyên.
Sơ đồ hình thức kế toán của công tyTheo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Sổ cái
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Bảng kê và Bảng phân bổ
Nhật ký - Chứng từ
Báo cáo quỹ hàng ngày (sổ quỹ)
Bảng kê
Báo cáo kế toán
Chứng từ gốc và Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ đã được kiểm tra (các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn xuất - nhập,...) kế toán định khoản để ghi vào các sổ chi tiết sau đó vào bảng phân bổ. Các phiếu thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ.
+ Các chứng từ phản ánh chi tiết chưa phản ánh vào bảng kê, NKCT thì đồng thời ghi vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết, lên bảng tổng hợp chi tiết rồi đưa vào bảng phân bổ.
+ Cuối quý từ các bảng phân bổ, sổ quỹ, sổ chi tiết các công trình, lên bảng kê và NKCT có liên quan.
+ Cuối kỳ căn cứ vào các NKCT, bảng kê kế toán lập bảng tổng hợp chi phí làm cơ sở cho việc lập báo cáo tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
2. Tình hình thực tế về hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà nội
2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng cơ bản, từ tình hình thực tế và đặc điểm quy trình sản xuất của công ty là liên tục từ khi khởi công xây dựng cho tới khi công trình hoàn thành bàn giao. Sản phẩm chủ yếu của công ty là công trình và hạng mục công trình. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng công trình và hạng mục công trình.
ở công ty các khoản chi phí thực tế phát sinh do từng công trình và hạng mục công trình được phân thành hai loại:
* Chi phí trực tiếp gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung.
* Chi phí gián tiếp:
- Tiền lương chính, lương phụ, BHXH của nhân viên quản lý công ty, của công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý ở các đội, tổ sản xuất.
- Chi phí quản lý công ty
- Chi phí khác
- Chi phí trả trước, chi phí phải trả,...
Các chi phí sản xuất phát sinh được kế toán tập hợp trực tiếp riêng cho từng công trình và được tập hợp theo khoản mục giá thành. Căn cứ từ các bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ vật liệu và công cụ, dụng cụ, chi phí sử dụng máy, chi phí sản xuất chung,... Kế toán ghi Nhật ký chứng từ rồi vào sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, sau đó tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình.
2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty vật tư được sử dụng để sản xuất bao gồm nhiều chủng loại với yêu cầu chất lượng khác nhau từ nguyên vật liệu chính đến vật liệu phụ. Công ty áp dụng hình thức giao khoán cho các đội tuỳ theo khối lượng và tính chất của từng công trình phòng kế toán triển khai theo hình thức khoán gọn, tuy nhiên chủ yếu nguyên liệu do công ty mua và chuyển đến các công trình thi công. Để phục vụ cho việc sản xuất thi công các công trình, hàng tháng phòng kế toán căn cứ vào khối lượng dự toán các công trình sẽ xây dựng, căn cứ vào tình hình sử dụng vật liệu,... để lập kế hoạch mua, dự trữ và cung cấp cho các đội đầy đủ, kịp thời. Đối với vật tư do các đội tự mua hoặc công ty xuất thẳng tới công trình của các đội thì giá thực tế vật liệu xuất dùng bao gồm giá mua vật tư, thuế, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển,...
Biểu số 01
Hoá đơn (GTGT)
Công ty: Kinh doanh phát triển nhà hà nội
Mẫu VL GTKT - 322
DT 199 - BB
Liên 2 giao cho khách hàng
Ngày 3 tháng 10 năm 2000
Đơn vị bán:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà nội
Địa chỉ: ........................................ Số tài khoản:
Hình thức thanh toán:
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
Xi măng Bỉm Sơn
tấn
35
850.000
297.750.000
Cộng:
297.750.000
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, tuỳ theo vật liệu mua về nhập kho hay xuất thẳng cho công trình mà kế toán ghi vào các sổ kế toán liên quan.
Nếu mua về nhập kho, từ chứng từ gốc là các hoá đơn, phiếu nhập kho kế toán tiến hành ghi vào NKCT số 1, 2 hoặc NKCT số 5 theo định khoản:
Nợ TK 152 (giá vật tư theo giá thực tế)
Nợ TK 133 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)
Có TK 331, 111, 112 (Tổng giá thanh toán)
Cuối tháng ghi vào sổ Cái bên Nợ TK 152.
Nếu vật liệu mua về xuất thẳng cho công trình, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào các Nhật ký chứng từ theo định khoản:
Nợ TK 621 (Giá mua thực tế)
Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 331, 111, 112 (Tổng giá thanh toán)
Cuối tháng số liệu từ NKCT sẽ được ghi vào sổ Cái TK 621.
Cụ thể công tác hạch toán chi phí vật liệu ở công ty được tiến hành như sau:
Khi nhận xây lắp một công trình mới, căn cứ vào hợp đồng giao thầu, phòng kế toán thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành. Sau đó lập các dự toán, phương án thi công, tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc, hạng mục công trình và lên kế hoạch cung cấp vật tư, đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các tổ sản xuất. Các tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ sản xuất. Khi có nhu cầu về vật tư chính, vật liệu luân chuyển, công cụ lao động,... Các đội trưởng lập yêu cầu cung cấp vật tư, có xác nhận của cán bộ kỹ thuật và chỉ huy công trường gửi lên bộ phận kế hoạch xem xét, đồng ý, xác nhận rồi chuyển lên phòng kế toán để làm thủ tục xuất kho hoặc cử cán bộ cung ứng vật tư mua vật tư chuyển thẳng đến công trình.
Đối với vật tư xuất kho công ty, kế toán vật tư lập phiếu xuất kho ghi thành 3 liên: 1 liên giao cho người lĩnh vật tư nhận và chuyển về lưu ở đội, 1 liên giao cho thủ kho công ty xác nhận vào thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán lưu lại trong tập hồ sơ, 1 liên giao cho bộ phận cung ứng vật tư.
Đối với vật tư do công ty mua giao thẳng tới công trình các đội thì chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ này là các hoá đơn bán hàng, các chứng từ phản ánh chi phí thu mua, vận chuyển,... Căn cứ vào chứng từ trên bộ phận cung ứng vật tư lập ra phiếu vật tư để nhập vào công trình. Phiếu này được lập thành 2 liên, liên 1 giữ lại bộ phận sử dụng để ghi sổ, còn liên 2 bộ phận cung tiêu kèm với chứng từ gửi lên cho kế toán công ty, kế toán đội tập hợp các phiếu này để cuối tháng lập bảng kê cho công ty mua và giao thẳng tới công trình.
Dựa vào chứng từ gốc và bảng kê do các đội chuyển lên, kế toán công ty lập bảng kê chứng từ xuất dùng vật tư cho từng công trình.
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ và chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 621, đồng thời ghi vào bảng kê 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình theo định khoản:
Nợ TK 621 (Tổng số phát sinh)
Có TK 152 (Tổng số phát sinh)
Có TK 153 (Tổng số phát sinh)
Số liệu từ bảng kê 4 sẽ được chuyển để ghi NKCT số 7 rồi ghi vào sổ Cái TK 621.
Biểu số 02 (xem trang sau)
Biểu số 03 (xem trang sau)
Biểu số 04 (xem trang sau)
Biểu số 05 (xem trang sau)
2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Đối với ngành xây dựng nói chung và tại công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà nội nói riêng thì sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó, việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công, trả lương chính xác kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty để tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành.
Tại công ty Kinh doanh phát triển nhà Hà nội, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, khoản mục chi phí này được hạch toán trên TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp và không bao gồm tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công. Lương của công nhân lái máy được tính trong chi phí máy cho từng công trình và được hạch toán vào TK 623.
Hiện nay, công ty áp dụng hình thức lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo khối lượng công việc giao khoán hoàn thành và được xác định như sau:
= x
Đối với bộ máy chỉ đạo sản xuất thi công, công ty áp dụng hình thức lương thời gian:
= x
Đơn giá nhân công là đơn giá nội bộ công ty do phòng kế toán lập dựa trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước và điều kiện thi công của từng công trình, hạng mục công trình cụ thể.
Công nhân của công ty chủ yếu trong biên chế, chỉ thuê công nhân ngoài theo hợp đồng ngắn hạn khi cần thiết đó là khi công trình bước vào giai đoạn nước rút hoặc công nhân trong công ty không đảm đương được hoặc những công trình ở tỉnh xa không thể di chuyển hết công nhân do có liên quan đến lán trại, chỗ ăn nghỉ cho công nhân,...
Cuối tháng, bộ phận kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất (gồm cả công nhân trong biên chế và công nhân thuê ngoài) và các khoản trích theo lương.
Hiện nay, công ty trích BHXH 15%, BHYT 2% lương cơ bản và trích KPCĐ 2% lương thực tế tính vào chi phí. Phần còn lại (5% BHXH, 1% BHYT) trừ vào thu nhập của người lao động. Đối với công nhân thuê ngoài công ty không phải trích BHXH, BHYT,...
Để tính được lương cho người lao động kế toán phải căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành được giao ở dưới các tổ, đội gửi về phòng kế toán. Sau khi tính lương, kế toán ghi vào các sổ kế toán liên quan theo định khoản:
Nợ TK 622 (Chi tiết từng CT)
Có TK 3341 (Công nhân trong biên chế)
Có TK 3312 (Công nhân thuê ngoài)
Sau đó số liệu này được ghi vào sổ Cái các tài khoản liên quan. Sau đó khi tính lương cho từng người lao động kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng đối tượng tham gia vào công trình. Đối với lao động thuê ngoài phải căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng để tính lương phải trả.
Biểu số 06 (xem trang sau)
Biểu số 07 (xem trang sau)
Biểu số 08 (xem trang sau)
Trong khi thi công các công trình các đội thường xin tạm ứng lương để chi trả cho công nhân. Hàng tháng, các chứng từ được tập hợp về phòng kế toán. Sau khi kiểm tra chứng từ hợp lệ kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 334
Có TK 141
Cuối mỗi tháng căn cứ vào số liệu trên bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu 10).
Căn cứ vào bảng phân bổ kế toán ghi số liệu vào bảng kê 4. Cuối tháng số liệu tổng cộng của TK 622 được lấy làm căn cứ ghi NKCT số 7 rồi ghi sổ Cái TK 622. Số liệu trên bảng phân bổ cũng được lấy để ghi sổ chi tiết TK 622 cho từng công trình, số liệu của sổ chi tiết sẽ được sử dụng cho công tác tính giá thành.
Biểu số 09 (xem trang sau)
Biểu số 10 (xem trang sau)
Biểu số 11 (xem trang sau)
Biểu số 12 (xem trang sau)
2.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy móc thi công là những công cụ lao động chạy bằng động cơ và sử dụng trực tiếp cho công tác thi công xây lắp. Muốn tăng năng suất lao động cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc sử dụng máy móc thi công trong công ty là một biện pháp tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, giảm được lao động trực tiếp, làm hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công. Để hạch toán chính xác các chi phí sử dụng máy thi công vào giá thành công tác xây lắp thi công cần phải tính toán, ghi chép chính xác, kịp thời đầy đủ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công. Khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công tính trong giá thành bao gồm:
- Các chi phí khác về vật liệu dùng cho máy như dầu nhờn, xăng,...
- Chi phí vận chuyển tháo lắp, chạy thử, kể cả chi phí di chuyển máy móc trong thi công, chi phí lắp đặt bệ kê máy,...
- Chi phí có liên quan trực tiếp đến sử dụng máy móc thi công như: tiền lương chính của công nhân điều khiển máy, tiền khấu hao máy, tiền thuê máy, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy,...
Để hạch toán công việc hàng ngày của máy thi công, kế toán sử dụng "Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công" được áp dụng cho tất cả các loại máy và xe.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán công ty sử dụng TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công".
Tài khoản này phản ánh chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình,... Khi có phát sinh chi phí liên quan đến máy thi công của công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán công trình căn cứ vào các chứng từ liên quan tập hợp vào bên Nợ TK 623 mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
Về khấu hao máy móc thi công, công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính mức khấu hao hàng quí, hàng tháng.
=
Khi trích khấu hao máy móc thi công cho công trình và hạng mục công trình. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 623 (Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 214 (Chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình)
Biểu số 13 (xem trang sau)
Do số lượng máy thi công không đủ, để phục vụ nhu cầu về máy móc thiết bị thi công ở công trình hoặc công trình ở tỉnh xa không đủ điều kiện di chuyển máy, trong trường hợp đó công ty tiến hành thuê máy. Thông thường, khi thuê công ty thuê luôn cả máy, nhân công điều khiển máy và nhiên liệu để chạy máy. Các chi phí thuê máy được gói gọn trong hợp đồng thuê. Hàng tháng, căn cứ vào hợp đồng, bảng xác nhận thời gian làm việc hay khối lượng công việc mà công ty thanh toán cho bên cho thuê máy.
Biểu số 14 (xem trang sau)
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bảng tập hợp chi phí máy thuê ngoài kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 623 và NKCT 7, cuối kỳ ghi sổ cái TK 623 theo định khoản sau:
Nợ TK 623 : 10.752.800
Có TK 141 : 10.752.800
Biểu số 15 (xem trang sau)
Đối với nhiên liệu xuất dùng cho máy thi công, kế toán căn cứ vào bảng chi tiết xuất nhiên liệu cho từng công trình và các chứng từ gốc để ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 623 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 152, 141, 111...
Đối với chi phí nhân công máy, căn cứ vào bảng theo dõi ca xe máy hay khối lượng công việc thực hiện kế toán tính lương và các khoản trích theo lương của từng công nhân lái máy với đơn giá lương qui định nội bộ của công ty, kế toán căn cứ vào số liệu để ghi NKCT 7 và ghi sổ Cái TK 623 theo định khoản:
Nợ TK 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 334 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 338 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang TK 154, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Biểu số 16
Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
Quí IV/2000
STT
Tên công trình
Số tiền
1
CT: Chợ Văn Điển
10.752.800
2
CT: Định Công
14.898.750
3
CT: Bắc Linh Đàm
22.693.758
4
CT: Nhà máy cơ khí Giải Phóng
26.500.422
..........
......
Cộng
164.285.710
2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Các khoản chi phí sản xuất chung được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất của công trình bao gồm:
- Lương chính, lương phụ và BHXH của nhân viên quản lý đội.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho ban quản lý đội.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung liên quan đến toàn bộ hoạt động của công ty, nó còn là một khoản mục trong chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm. Do đặc thù của ngành xây lắp, mặt hàng là đơn chiếc, mỗi đội xây dựng công trình khác nhau nên chi phí sản xuất chung cho từng đội cũng khác nhau.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong các đội xây lắp, kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung".
Hạch toán cụ thể như sau:
- Chi phí tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp, chi phí lương.
Ví dụ: Trích của công trình chợ Văn Điển.
Nợ TK 6271 : 13.984.800
Có TK 334 : 11.752.000
Có TK 338 : 2.232.800
- Khi xuất dùng cho các công trìn những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6273) : 200.000
Có TK 153 : 200.000
- Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn:
Nợ TK 142 : 13.530.000
Có TK 153 : 13.530.000
- Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627 : 8.020.000
Có TK 142 : 8.020.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất:
Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng CT, HMCT)
Có TK 214 (Chi tiết cho từng CT, HMCT)
- Chi phí điện nước phục vụ cho công trình:
Nợ TK 627 (6277) : 499.500
Có TK 331 : 499.500
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí này gồm các chi phí khác ngoài các chi phí đã nêu trên phát sinh trực tiếp trên các công trình như chi phí giao dịch, tiếp khách, chế thuốc, phô tô, in ấn,...
Chi phí này phát sinh thuộc vào công trình nào thì được hạch toán vào công trình đó.
Ví dụ: Trong quí IV/2000 công trình chợ Văn Điển có các chi phí bằng tiền khác được tập hợp là: 219.500đ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6278) : 219.500
Có TK 111 : 219.500
Cuối quí, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung của từng đội được tập hợp trên bảng kê.
Biểu số 17
Bảng kê chi phí sản xuất chung
(Ghi Nợ TK 627)
Quí IV/2000
Công trình: Chợ Văn Điển
ĐVT: VNĐ
Ngày tháng
Số hiệu chứng từ
Nội dung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Tiền lương công nhân gián tiếp
334
11.752.000
Bảo hiểm xã hội
338
2.232.000
Xuất CCDC giá trị nhỏ
153
200.000
Phân bổ giá trị CCDC
142
80.020.000
Trích khấu hao TSCĐ
214
825.740
Chi phí điện, nước
331
499.500
Chi phí khác bằng tiền
111
219.500
Cộng
23.748.740
- Chi phí quản lý công ty: Tại công ty, chi phí quản lý công ty là những khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Đây là những khoản mục chi phí gián tiếp không tính vào giá thành sản phẩm.
Cụ thể được hạch toán như sau:
- Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ:
Nợ TK 642 : 15.510.000
Có TK 153 : 15.510.000
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH:
Nợ TK 642 : 108.145.740
Có TK 334 : 90.878.773
Có TK 338 : 17.266.967
- Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 642 : 79.600.404
Có TK 214 : 79.600.404
- Căn cứ vào NKCT số 1:
Nợ TK 642 : 10.900.000
Có TK 111 : 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0446.doc