LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3
1.1.1 Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3
1.1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm 3
1.1.2. Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4
1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 4
1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất 4
1.1.3.2- Phân loại giá thành sản phẩm 9
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10
1.2 – Phương pháp kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. 11
1.2.1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 11
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 11
1.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp 12
1.2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp 12
1.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 12
1.2.3.1- Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
1.2.3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 16
1.2.3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 17
1.2.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 21
1.3 - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 24
1.3.1. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24
1.3.2. Đánh giá theo khối lượng sản lượng hoàn thành tương đương. 25
1.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 26
1.4.1. Đối tượng tính giá thành 26
1.4.2. Các phương pháp tính giá thành. 27
1.4.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp tính trực tiếp). 27
1.4.2.2. Phương pháp tính giá thành hệ số: 27
1.4.2.3. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ: 28
1.4.2.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 29
1.4.2.5. Phương pháp tính giá thành phân bước. 29
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 34
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 34
1/ Thông tin về doanh nghiệp 34
2/Qúa trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp 34
3.Chức năng nhiệm vụ 36
4. Hình thức sổ kế toán 41
4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung 41
4.2. Nội dung và phương pháp ghi sổ. 41
II/CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD 43
1.Đặc điểm về vốn 43
2.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 43
3. Quy trình công nghệ 44
4. Chính sách chất lượng. 45
5. Đặc điểm về lao động 48
6. Kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh trong 2 năm 2006-2007 49
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ -TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH. 51
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 51
2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty TNHH NNMTV cơ khí Đông Anh. 52
2.1. Nội dung và phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp. 52
2.2. Nội dung và phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 61
2.3. Nội dung và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung. 68
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. 75
2.5. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty TNHH NN MTV cơ khí Đông Anh. 78
2.6. Phương pháp tính giá thành. 81
PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 83
1. Nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tổng giá thành sản phẩm tại Công ty 83
2. Một số hạn chế của Công ty 84
KẾT LUẬN 87
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P1
Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn 1 xang giai đoạn 2 để tiếp tục chế biến ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết giai đoạn 2
Có TK 154 : Chi tiết giai đoạn 1.
Hoặc:
Nợ TK 631 : Chi tiết giai đoạn 2
Có TK 631: Chi tiết giai đoạn 1
Giai đoạn 2 ghi tương tự giai đoạn 1.
Thành phẩm hoàn thành sẽ ghi sổ theo giá thành sản xuất thực tế:
Nợ TK 155 ( hoặc TK 632) : Nếu nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157 : Nếu gửi bán không qua kho
Có TK 154 ( hoặc TK 631)
e. Ý nghĩa:
Phương pháp này giúp cho tính toán được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất, thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất, thuận tiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho và di chuyển giữa các phân xưởng, đội sản xuất hoặc khi có bán nửa thành phẩm cho bên ngoài.
1.4.2.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm.
a. Điều kiện áp dụng.
Áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
SƠ ĐỒ 8: CHI PHÍ GĐ2
GĐ1 Tổng chi phí Chi phí gđ1 trong
(px1) giai đoạn 1 thành phẩm
GĐ2 Tổng chi phí Chi phí gđ2 trong Z tp
(px2) giai đoạn 2 thành phẩm
: : :
: : :
GĐn Tổng chi phí Chi phí gđn trong
(pxn) giai đoạn n thành phẩm
Chi phí gđ2: là chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm.
c. Trình tự tính giá thành theo sơ đồ trên:
Bước 1:
Căn cứ vào số liệu, chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục chi phí quy định.
Bước 2:
Kết chuyển song song chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm đã tính để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm.
Sơ đồ kết chuyển chi phí song song để tính giá thành thành phẩm.
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn I
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn n
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn II
Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm
Kết chuyển song song từng khoản mục
Giá thành sản xuất của thành phẩm
Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm tính toán theo công thức như sau:
Dđki + Ci
Czi = * tp
Stp + Sdi
Trong đó :
Czi : là chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm
Dđki : là chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i đầu kỳ
Ci : là chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i
Sdi : là số lượng sản phẩm dở dang của giai đoạn i
Stp : là sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối
Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Ztp = với i = 1....n
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở
CÔNG TY THHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
1/ Thông tin về doanh nghiệp
Tên tiếng việt
CTTNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN
CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
Tên công ty
CTTNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
Tên giao dịch
DONG ANH MECHANICAL COMPNY
Tên viết tắt
DAMCO CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính
Thị trấn Đông Anh , huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội
Mã số thuế
0100106391
Điện thoại
04.8833818
Fax
8832718
Email
Damco@hn.vn
Website
www.cokhidonganh.com
Tên giám đốc
Lại Văn Đàm
Tên chủ sở hữu
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0106000699. Cấp ngày 02/10/1996. Do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính
Đường Nguyễn Trãi , phường Thanh Xuân Nam , quận Thanh Xuân , Hà Nội
2/Qúa trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp
Ngày 26/06/1963 theo quyết định số 955/BK của Bộ Kiến Trúc, Nhà máy cơ khí Kiến Trúc Đông Anh được thành lập trên cơ sở thống nhất của “ Xưởng sửa chữa công ty thi công cơ giới” và “ Xưởng sửa chữa của đoàn cơ giới thi công”.Nhiệm vụ của nhà máy lúc này là sửa chữa, trùng tu các loại máy thi công cơ khí, bán cơ giới và tổ chức sản xuất một số phụ tùng thay thế để phục vụ cho việc sửa chữa.
Năm 1978 Nhà máy kiến trúc Đông Anh đổi tên thành nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh.
Ngày 05/12/1989 theo quyết định số 1010/BXD -TCLĐ của Bộ Xây Dựng, Nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh đổi tên thành “nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh” thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới (LICOGI) , Bộ Xây Dựng.
Ngày 20/01/1995 theo quyết định số 998/ BXD - TCLĐ của Bộ Xây Dựng, Nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh được đổi tên thành “Công ty cơ khí Đông Anh” và là tên công ty hiện nay.
Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh là một doanh nghiệp Nhà Nước cấp I và là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng ( LICOGI) - Bộ Xây Dựng.
Qua hơn 45 năm hoạt động và phát triển , Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng trang thiết bị kỹ thuật, cải tạo hệ thống nhà xưởng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ công nhân, các cán bộ công nhân viên giỏi, thành thạo tay nghề chuyên môn, đa dạng hoá sản xuất. Hoàn thiện bộ máy quản lý, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh là đơn vị đứng đầu cả nước về chất lượng và sản lượng trong các lĩnh vực: sản xuất bi đạn nghiền và phụ tùng máy của ngành xi măng, sản xuất giàn không gian xây dựng để sản xuất nhôm.
Sản phẩm của Công ty đã đạt được những giải thưởng chất lượng sau:
Thứ nhất, Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây Dựng Việt Nam các năm 1993 cho sản phẩm bi, đạn nghiền ; năm 1995 cho sản phẩm bi ,đạn nghiền và tấm lót thép Mn cao, máy nghiền xi măng; năm 1999 cho sản phẩm bi , đạn nghiền và tấm lót, vách ngăn, búa đập đá máy nghiền xi măng.
Thứ hai, Huy chương vàng Hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử- Luyện kim Việt Nam năm 2002 cho sản phẩm phụ tùng nghiền xi măng( bi, đạn, tấm lót) và sản phẩm giàn lưới không gian cho ngành xây dựng.
Thứ ba, Cúp ‘ Ngôi sao chất lượng’ dành cho doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử - Luyện kim năm 2002.
Thứ tư, Cúp vàng Hà Nội trong Hội chợ doanh nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội cho sản phẩm giàn lưới không gian ngành xây dựng vào ngày 03/01/2003.
Thứ năm, Cúp vàng tại Hội chợ triển lãm ngành Xây Dựng Việt Nam 2003 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngành xây dựng vào ngày 30/04/2003.
Công ty luôn nâng cao uy tín của mình về chất lượng sản phẩm bằng cách : áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất , áp dụng hệ thống quản lý chất lưưọg phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 để đạt được sự thoả mãn tối đa của khách hàng đáp ứng nhu cầu thị trường và khu vực.
Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh sẵn sàng đáp ứng cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
3.Chức năng nhiệm vụ
Giám đốc công ty
Báo cáo: Tổng giám đốc - Tổng công ty.
Trách nhiệm: Giám đốc giữ vai trò chỉ đạo chung toàn công ty, chỉ đạo tới phân xưởng, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cũng là người đại diện quyền lợi cho cán bộ công nhân toàn công ty.
Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật:
Báo cáo: Giám đốc
Trách nhiệm: Phụ trách hệ thống quản lý chất lượng của công ty.Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng luyện kim, phân xưởng đúc I, đúc II, phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện, phân xưởng kết cấu, phân xưởng công nghệ cao. Phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, công tác đào tạo cán bộ và nâng cao tay nghề công nhân.
Phó giám đốc kinh doanh:
-Báo cáo: Giám đốc
-Trách nhiệm:
Được giám đốc uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo và giải quyết các việc sau đây:
+Công tác tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước , tổ chức đấu thầu để tiêu thụ tối đa sản phẩm và khai thác năng lực của toàn công ty
+Tổ chức kinh doanh vật tư , thiết bị và các dịch vụ khác theo giấy kinh doanh của công ty đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
+Phụ trách công tác nhập vật tư , nhiên liệu từ các nguồn trong và ngoài nước đảm bảo tính cạnh tranh cao
+Xúc tiến chuẩn bị hợp đồng kinh tế đảm bảo tính pháp lý và tính kinh tế trình giám đốc
+Xúc tiến thương mại và khai thác hiệu quả kinh tế trong các liên doanh
+Phụ trách hệ thống kho , hệ thống đại lý của công ty . Đề xuất phương án đầu tư phát triển bộ phận phụ trách
+Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của các phong nghiệp vụ và toàn bộ phận liên quan
+Phụ trách công tác xây dựng cơ bản , phòng chống bão lụt trong công ty
Phó giám đốc nội chính:
-Báo cáo: Giám đốc
-Trách nhiệm:
+Dự trù nhân lực quý , năm cho các bộ phận công ty
+Tìm nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu , trình giám đốc ký hợp đồng lao động
+Tiến hành thường xuyên sàng lọc , sắp xếp và tư vấn giám đốc về tính hợp lý trong công tác nhân sự , mâu thuẫn nảy sinh trong công tác này
+Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn hoá thủ tục tiếp nhận lao động. Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh của công ty , xây dựng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty và thường xuyên hoàn chỉnh đảm bảo phù hợp với sự phát triền của công ty
+Chỉ đạo công tác thuộc chức năng phòng tổ chức , đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động của công ty khi thực hiện các chế độ đối với người lao động
+Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để phát hiện , sử dụng hiệu quả tài năng lao động trong công ty
+Tổ chức và thường xuyên hàon chỉnh công tác ăn ca, nhà khách
+Chỉ đạo quan hệ tốt với địa phương , giải quyết các công tác hành chính , an ninh với địa phương
+Chỉ đạo trực tiếp công tác bảo vệ an ninh , phòng chống cháy nổ và vệ sinh môI trường trong công ty
+Chỉ đạo mọi hoạt động của phòng ban theo sơ đồ mo hình quản lý đã ban hành
Kế toán trưởng:
-Báo cáo: Giám đốc
-Trách nhiệm:
+Lập kế hoạch tài chính để phục vụ kế hoạch sản xuất và kế hoạch phát triển của công ty.
+ Lập báo cáo tài chính kế toán và xác định chi phí chất lượng.
+Quản lý, phân công và kiểm soát công việc của phòng tài chính kế toán.
Trưởng phòng thí nghiệm KCS:
-Trách nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm của công ty gồm: kiểm tra vật tư đầu vào, kiểm tra trong quá trình và kiểm tra cuối cùng sản phẩm.
+Bảo trì, hiệu chuẩn dụng cụ, thiết bị đo lường thử nghiệm
+ Xem xét và sử lý các sản phẩm không phù hợp.
Trưởng phòng thiết bị:
-Trách nhiệm:
+ Lập kế hoạch và theo dõi bảo trì thiết bị của công ty theo định kỳ qui định (tháng, năm).
+Theo dõi công tác sửa chữa thiết bị, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+Thiết kế, lập qui trình sửa chữa lớn thiết bị và giám sát nghiệm thu kết quả
+ Lập biên bản các hư hỏng lớn thiết bị. Kiểm tra định kỳ để đánh giá năng lực hoạt động thiết bị của công ty. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị mới và thanh lý thiết bị cũ, hư hỏng.Quản lý việc giao nhận và điều phối thiêt bị của công ty.
Trưởng phòng luyện kim:
-Trách nhiệm:
+Lập qui trình công nghệ đúc và nhiệt luyện cho các sản phẩm.
+Tham gia thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp đối với một số sản phẩm có nguồn gốc đúc đòi hỏi mức chính xác cơ khí thấp và bình thường, theo chỉ định của phó giám đốc kỹ thuật.
+Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện công nghệ đúc, nhiệt luyện
+ Xác định thông số kỹ thuật cho các nguyên liệu, vật liệu để sản xuất sản phẩm liên quan.
+ Lập định mức tiêu hao vật tư năng lượng , lao động cho sản phẩm liên quan.
Trưởng phòng kỹ thuật:
Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp sản xuất sản phẩm. Soạn thảo tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, soạn thảo kế hoạch chất lượng, xác định thông số kỹ thuật cho nguyên liệu, vật tư đầu vào.
Trưởng phòng vật tư:
-Trách nhiệm:
+Soạn thảo hợp đồng, đơn hàng mua nguyên liệu, vật tư phụ tùng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+Đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng.
+ Giám sát theo dõi hoạt động thực hiện hợp đồng của nhà cung ứng.
+Tổ chức cấp phát và quyết toán vật tư.
+Tổ chức thực hiện lưu kho, bảo quản, vận chuyển vật tư và sản phẩm.
Trưởng phòng kinh tế - kế hoạch :
-Trách nhiệm:
+Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên nhu cầu thị trường và các hợp đồng đã ký với khách hàng.
+Tìm hiểu nhu cầu thị trường , khách hàng để đề xuất các đặc tính phù hợp của sản phẩm
+Xem xét hợp đồng bán hàng và các hợp đồng khác theo yêu cầu của giám đốc
+Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
+Tổ chức thực hiện giao hàng
+Quản lý các cửa hàng sản phẩm của công ty.
+Liên hệ với khách hàng thực hiện bảo hành sản phẩm sau bán hàng.
+Chủ trì việc xử lý và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
+Thực hiện thuê ngoài gia công sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất
Giám đốc nhà máy nhôm (phó giám đốc công ty)
+Thay mặt công ty giải quyết những công việc được uỷ quyền
+Chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nhôm
+Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các cán bộ lãnh đạo từ cấp đốc công trở lên , sắp xếp và bố trí cán bộ công nhân , tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp của công ty
+Duyệt kế hoạch sản xuất , vật tư ,điều độ sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước
+Đề xuất các biện pháp phát huy nguồn lực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất
+Được huy động cán bộ của công ty trong việc được giảI quyết những vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh của nhà máy nhôm
Phó giám đốc nhà máy nhôm
Phó giám đốc nhà máy nhôm giúp giám đốc điều hành theo sự phân công à uỷ quyền của giám đốc : chịu trách nhiệm trước giám đốc , trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Phó giám đốc sản xuất và kỹ thuật
+Chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của các bộ phận :phòng thiết kế -công nghệ ,phòng KCS-TN , xưởng ép đùn nhôm , xưởng a nốt , mạ mầu E.D, xưởng sơn tĩnh điện, phủ trang trí phim và bao gói sản phẩm
+Chuẩn bị nguồn nhân lực , thiết bị và kiểm soát các hoạt động của các bộ phận được phụ trách
+Tổ chức kiểm tra nhân lực , thiết kế và kiểm soát các hoạt động sản xuất của các bộ phận được phụ trách
Nhiệm vụ của từng kế toán viên.
* Kế toán tổng hợp giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Là người tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các phần hành kế toán cung cấp. Kế toán tổng hợp ở công ty đảm nhận việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty, đến kỳ báo cáo, kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo năm trình cấp trên duyệt.
Nội dung công việc cụ thể:
- Ghi chếp kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.( Hàng ngày).
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang( Hàng tuần, quý , tháng)
- Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất.( Hàng tuần, tháng , quý)
- Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm( Hàng tháng, quý , năm)
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công kế toán trưởng( Khi có yêu cầu)
* Kế toán tài sản cố định và các cửa hàng đại lý.
Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tháng căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định, vào mức khấu hao tài sản cố định đã được duyệt để xác định mức khấu hao, đồng thời lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng. Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi hoạt động bán hàng ở cửa hàng đại lý.
* Kế toán tiền lương, thanh toán với người bán.
Là người theo dõi tình hình thanh toán các khoản mua hàng hoá, tài sản cố định, nguyên vật liệu. Theo dõi tình hình nhập - xuất- tồn nguyên vật liệu. Cuối tháng lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng và thực hiện việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, lập bảng phân bổ tiền lương và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Kế toán thanh toán vốn bằng tiền.
Là người thực hiện các công việc liên quan đến Ngân hàng. Hàng tháng theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu,, theo dõi sổ số dư trên tài khoản ở Ngân hàng, đồng thời là người viết phiếu thu, phiếu chi.
* Thủ quỹ.
Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và theo dõi thu nhập của cán bộ công nhân viên.
* Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Là người chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu đầu vào , đầu ra. Theo dõi tình hình nhập , xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ qua phiếu xuất kho, phiếu nhập kho để tổng hợp và có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
4. Hình thức sổ kế toán
Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh áp dụng hình thức Nhật ký chung.
4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung , theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
4.2. Nội dung và phương pháp ghi sổ.
4.2.1. Nội dung
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, và theo quan hệ đối ứng tài khoản ( định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái.
Mối quan hệ giữa các sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật Ký Chung: Căn cứ trực tiếp để ghi Nhật Ký Chung, Nhật ký chuyên dùng( như nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng) và các sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc. Căn cứ để ghi các sổ cái là Nhật ký chung và nhật ký chuyên dùng. Việc đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện bằng cách đối chiếu số liệu giữa bảng đối chiếu số phát sinh( lập trên cơ sở các sổ cái) và Bảng tổng hợp chi tiết( lập trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết tương ứng).
4.2.2. Phương pháp và trình tự ghi sổ nhật ký chung.
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ nhật ký chung
TRÌNH TỰ GHI SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng tổng hợp
Chứng từ gốc
Máy vi tính xử lý
Sổ nhật ký
Chuyên dùng
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng đối chiếu số phát sinh sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Kiểm tra,đối chiếu số liệu
5.Cơ cấu tổ chức bộ máy
SƠ ĐỒ 9: BỘ MÁY TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp giá thành tiêu thụ sản phẩm
Kế toáng TSCĐ và các cửa hàng đại lý
Kế toán tiền lương thanh toán cho người bán
Kế toán thanh toán vốn bằng tiền, ngân hàng
Kế toán NVL , công cụ, dụng cụ
Thủ quỹ
SƠ ĐỒ 10 :MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
II/CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD
1.Đặc điểm về vốn
Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc sở hữu của nhà nước, nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp. Nguồn vốn bổ sung do doanh nghiệp tích luỹ qua các năm.
BẢNG 1 : NGUỒN VỐN KINH DOANH
Đơn vị tính : nghìn đồng
Nguồn vốn kinh doanh
Năm 2006
Năm 2007
So sánh2007/2006
Chênh lệch
%
Vốn cố định
19.308.307.914
25.215.773.581
5.907.465.667
30,595
Vốn lưu động
6.036.083.965
6.036.083.965
0
0
(Trích nguồn : phòng kế toán công ty )
Qua bảng nguồn vốn kinh soanh ta thấy:
-Vốn lưu động giữa hai năm là không thay đổi chứng tỏ doanh nghiệp không có nhu cầu tăng thêm nguồn vốn lưu động
-Vốn cố định tăng 30.595% tương ứng tăng 5.907465.667đồng chứng to doanh nghiệp đã làm đã kinh daonh có hiệu qủa tốt
BIỀU ĐỒ 1 : NGUỒN VỐN KINH DOANH
2.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
-Sửa chữa đại tu ôtô ,máy kéo
-Sản xuất phụ tùng , pụ kiện , thiết bị máy cho nghành xây dung
-Sản xuất gia công lắp đặt các thiết bị kết cấu kim loại
-Kinh doanh , đại lý các sản phẩm đúc , luyện kim cơ khí , phụ tùng , thiết bị và vật liệu bôi trơn theo nhu cầu thị trường
-Kinh doanh đại lý xăng dầu , mỡ các loại
-Thiết kế , chế tạo lắp ráp giàn khung không gian ( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình )
-Thiết kế , chế tạo lắp ráp máy xây dựng, sản xuất lắp ráp các thiết bị chịu áp lực
-Nghiên cứu thép hợp kim để chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dung và công nghiệp
-Thiết kế chế tạo các sản phẩm : phụ tùng máy xây dung , thiết bị trong nghành xây dung
-Thiết kế giàn lưới kim loại cho các công trình xây dung
-Triển khai các dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
- Thiết kế và thi công các cấu kiện và sản phẩm nhôm
-Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhôm hợp kim định hình
-Xuất nhập khẩu vật tư , máy móc , thiết bị , phụ tùng , sản phẩm đúc , cơ khí và luyện kim
-Xuất nhập khẩu hoá chất công nghiệp tinh khiết và hoá chất thí nghiệm ( trừ hoá chất Nhà nước cấm )
-Nấu và tôi luyện thép , các sản phẩm đúc
3. Quy trình công nghệ
-Hiện nay Công ty cơ khí đông anh là đơn vị đứng đầu cả nước về chất lưưọgn và sản lượng trong lĩnh vực : sản xuất bi , đạn nghiền và phụ tùng máy móc của nghành xi măng , sản xuất giàn không gian nghành xây dựng
-Bi , đạn nghiền : 6.000tấn/năm , được thực hiện trên dây truyền đúc tự động DISAMATIC của vương quốc Đan Mạch.
-Sản phẩm phụ tùng máy nghiền ngành xi măng, máy xây dựng, trục cán chi tiết máy 1000 tấn/năm, được thực hiện trên dây truyền Đúc- Nhiệt - Luyện - Cơ khí đồng bộ. Dây chuyền đại tu thiết bị, xe máy thi công 150chiếc/ năm.
-Sản phẩm giàn không gian thép được sản xuất trên các thiết bị trung tâm, gia công và máy tiện tự động điều khiển theo chương trình công nghệ cao của Cộng hoà Liên Bang Đức.
-Dây truyền đại tu thiết bị , xe máy thi công 150chiếc/năm
-Với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm kỹ sư, công nhân lành nghề được đào tạo chính qui và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, công ty đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, các loại thép, gang cao cấp trong lò điện trung tần:
+ Thép Cacbon sạch
+ Thép Mangan cao có tính chống mòn trong điều kiện va đập; thép Crôm, Niken cao chịu mòn, chịu nhiệt, chịu ăn mòn hoá học.
+Gang cầu, gang hợp kim có độ bền cao.
+Công ty có 1 trung tâm thí nghiệm để kiểm tra sản phẩm và được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, có phương pháp kiểm tra độ chính xác cao như :Máy phân tích quang phổ, máy đo độ cứng...
-Sản xuất nhà máy nhôm
+Xưởng đùn ép nhôm công suất sản phẩm 5.500tấn/năm
+Xưởng sơn tĩnh điện 1.000tấn/năm
+Xưởng trang trí phủ Film 320tấn/năm
+Xưởng anốt, mạ mầu E.D 4.500tấn/năm
Khu xử lý nước thải thuộc xưởng anốt , mạ màu E.D sơn tĩnh điện
+Nhà máy co phòng thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng bộ và hiện đại xuất xứ từ châu Âu
CKĐA
4. Chính sách chất lượng.
Công ty cơ khí Đông Anh cam kết với khách hàng bằng chính tên gọi của Công ty:
Đó là: Chất lượng - Kinh tế - Đúng hạn - An tâm.
Để đạt được mục tiêu đó :
-Giáo dục cán bộ , công nhân trong công ty thấu hiểu trách nhiệm và quyền hạn : mình là người cung ứng cho khâu sau, vừa là khách hàng của khâu trước đối với chính đồng nghiệp mình trong cùng một doanh nghiệp
-Từ khi ký kết hợp đồng cho đến dịch vụ sau bán hàng : mọi hoạt động ảnh hưởng đến chất lưưọng đều được xác định và kiểm soát chặt chẽ theo các yêu cầu của tiêu chuẩnhệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000
-Duy trì,xem xét định kỳ , bổ xung kịp thời một cách có hiệu lực đối với hệ thống .Trên cơ sở có sự tham gia của tất cả mọi người để đăm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 .Không ngừng cải tiến , đổi mới công nghệ thoả mãnnhu cầu thị trường và đem lại hiệu qua rkinh tế cho khách hàng và công ty
SƠ ĐỒ 11: QUÁ TRÌNH CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY
Sơ đồ các quá trình
Bộ phận liên quan chính
Yêu cầu của khách hàn
Xác nhận khả năng đáp ứng
Mua hàng Hợp đồng
(chủ động lượng dự trữ) (Hoặc đơn hàng)
Chuẩn bị sản xuất:
-Lập kế hoạch quá trình:
(Hướng dẫn CN, bản vẽ Tiêu chuẩn)
-Lập kế hoạch SX
-Mua hàng
(Nếu cần bổ xung)
- Triển khai sản xuất:
- Sản xuất thử (Nếu cần)
- Sản xuất loại (Lưu đồ CN
Kiểm tra, đo lường
Đóng gói
Giao hàng
- Phòng kinh tế(phòng xuất nhập khẩu)
- Phòng kinh tế(phòng xuất nhập khẩu)
Phòng kỹ thuật
Phòng luyện kim
- Phòng vật tư
- Phòng kinh tế
Phòng kỹ thuật
Phòng luyện kim
Phòng vật tư
- Phòng điều độ sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng luyện kim
Phòng vật tư
Phòng KCS
Phòng thiết bị
Quản đốc các phân xưởng
- Phòng điều độ sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng luyện kim
Phòng vật tư
Phòng KCS
Phòng thiết bị
- Quản đốc các phân xường
Phòng KCS
- Phòng kinh tế
Phòng vật tư ( tổ xe )
5. Đặc điểm về lao động
BẢNG 2 : SỐ LƯỢNG , CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
Đơn vị tính : Người
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 2007/2006
Chênh lệch
%
Lao đông bình quân năm
718
723
5
0.696
Trình độ trên đại học
02
02
0
0
Trình độ đại học
124
127
3
2.419
Cao đẳng trung cấp
76
44
(32)
(42.105)
Công nhân kỹ thuật
495
531
36
7.272
Lao động phổ thông
21
19
(2)
(9.523)
(Trích nguồn : phòng tổ chức công ty)
BIỀU ĐỒ 2 : SỐ LƯƯỌNG , CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
Qua bảng cơ cấu lao dộng trên ta thấy:
-Tổng số lao động của năm 2007 so với năm 2006 ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6660.doc