Trong tổ chức kế toán tiêu thụ của Công ty cổ phẩn Diêm Thống Nhất hệ thống sổ sách kế toán mà Công ty thiết kế và đang sử dụng là một sự vận dụng có sáng tạo vừa phù hợp với đặc điểm của Công ty, vừa thuận tiện cho việc kiểm tra các cơ quan có chức năng. Những tồn tại em đã phân tích trên tuy không làm ảnh hưởng tới việc tính toán và xác định kết quả kinh doanh cũng như phục vụ cho việc lập báo cáo kế toán. Song, nếu như khắc phục được em nghĩ rằng sẽ tăng cường được tính hiệu quả, chính sác và khoa học hơn trong khâu quản lý kinh tế.
Trên cơ sở những lý luận đã học ở trường và tình hình thực tế nắm được các ý kiến em xin đề xuất dưới đây có thể chưa xác dáng. Song, em hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán tại Công ty và giúp cho công tác kế toán của Công ty phù hợp với chế độ quy định
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần diêm thống nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í
. Tk 642.6 : Chi phí dự phòng
. Tk 642.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
. Tk 642.8 : Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở sơ đồ sau :
Tk334,338 Tk641,642 Tk111,112
(1) (6)
Tk152
(2)
Tk153 TK 911
(7)
TK142 (3)
TK142
TK214
(4) (8)
Tk111,112,331
(5)
TK333,139,159,335
(9)
(1) Tiền lương các khoản phụ cấp (nếu có ) trích BHXH,BHYT,KPCĐ phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ, nhân viên giới thiệu sản phẩm. Sửa chữa và bảo hành sản phẩm ... và cán bộ nhan viên quản lý ở doanh nghiệp .
(2) Trị giá vật liệu xuất dùng phục vụ cho khâu bán hàng và cho công tác quản lý doanh nghiệp .
(3) Trị giá công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng tính vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ .
(4) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng và dùng chung cho doanh nghiệp .
(5) Chi phí về dịch vụ thuê ngoài ( điện ,nước, điện thoại, sử chữa TSCĐ... ) phục vụ cho bán hàng và các khoản chi về lệ phí giao thông ( cầu, phà ) chi hội nghị tiếp khách , công tác phí, đào tạo cán bộ ... các khoản lãi vay vốn dùng cho sản xuất kinh doanh đã trả trong kỳ và các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh 1 lần với mức độ nhỏ .
(6) Các khoản thu thực tế phát sinh làm giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ( neéu có )
(7) Cuối kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định két quả kinh doanh .
(8) Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài ,trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ hạch toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sang theo dõi ở loại " chi phi chờ kết chuyển. Đến kỳ sau khi có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ sẽ kết chuyển tiếp số chi phí chờ kết chuyển này để xác định kết quả kinh doanh .
(9) Các khoản thuế ( nhà đất ,môn bài ) phải nộp nhà nước các khoản trích lập dự phòng và các khoản lãi vay vốn dùng cho sản xuất kinh doanh phải trả trong kỳ .
Như vậy ,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng nên phải phan bổ cho những đối tượng trong những trương hợp cần thiết theo những tieu chuẩn hợp lý. Tiêu chuẩn được sử dụng để phân bổ có thể là giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng ra.
3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng cải thiẹn và nâng cao đời sống của người lao động .
Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định như sau :
Kết quả Doanh Giảm giá Thuế Trị giá CFBH CFQLDN
hoạt động thu (hàng bán )2 TTĐĐ vốn phân bổ phân bổ
sxkd = bán - bị trả - thuế - hàng - cho hàng - cho hàng
trong hàng lại trong x/khẩu đã bán đã tiêu đã tiêu
dn trg kỳ trg kỳ phải nộp trg kỳ thụ trg kỳ thụ trg kỳ
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :
- Phản ánh đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất nhằm phân tích, tính toán, xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh. Qua đó giám đốc được tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp đã đề ra .
- Cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo doanh nghiệp để tián hành phân tích hoạt động kinh tế và hoạch định phương hướng kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực .
3.1 Tổ chức tài khoản kế toán để xác định két quả kinh doanh
Để xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 " Xác định kết quả kinh doanh " và tài khoản 421 " lãi chưa phân phối " để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán .
3.2 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ kinh doanh, kế toán dựa vào số liệu đã hạch toán trên các tài khoản liên quan:
. TK 511
. TK 632
. TK 641
. TK 642
Để tính toán kết chuyển sang tài khoản 911 " Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo sơ đồ sau :
TK 632 TK911 TK511
(1) (3)
TK641,642 TK711,721
(2) (4)
TK811,821 TK421
(5) (6a)
(6b)
(1) Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
(2) Phân bổ kết chuyển chi phí bán hàng, CFQLDN cho sản phẩm tiêu thụ
(3) Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng
(4) Kết chuyển về thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác
(5) Kết chuyển chi phí về hoạt động tài chính và hoạt động khác
(6a) Kết chuyển lỗ
(6b) Kết chuyển lãi
V. tổ chức hệ thống sổ kế toán để hạch toán thành phẩm bán hàng và báo cáo kết quả kinh doanh .
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng hình thức kế toán nào cho phù hợp, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng danh mục sổ kế toán cho tương ứng để hạch toán các nghiệp vụ thành phẩm bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh .
Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân đang áp dụng 4 hình thức kế toán chủ yếu sau :
1. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
2. Hình thức kế toán Nhật ký chung
3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
4. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
* Về sổ kế toán tổng hợp kế toán xây dựng và sử dụng các sổ kế toán phù hợp cho từng hình thức .
* Về sổ kế toán chi tiết : Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà áp dụng sổ tương ứng .
Kế toán bán hàng có thể mở sổ chi tiết cho tài khoản 131" Phải thu của khách hàng " ,tài khoản 632 " Giá vốn hàng bán ", tài khoản 511 " Doanh thu bán hàng ", theo tưng đối tượng chi tiết như sau : từng khách hàng ,từng loại thành phẩm , từng hoạt động và từng địa điểm kinh doanh .
* Báo cáo kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh .
- Báo cáo về kế toán thành phẩm thuộc về báo cáo quản trị, chủ yếu là cung cấp thông tin cho quản trị kinh doanh ở đơn vị. Báo cáo này xuất phát từ yêu cầu quản lý thành phẩm cần biết những thông tin về từng thứ, từng loại thành phẩm, tình hình nhập xuất tồn kho cả vè số lượng và số tiền cũng như tổng hợp tình hình thành phẩm toàn doanh nghiệp. Báo cáo này chính là báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm .
- Báo cáo kế toán của nghiệp vụ bán hàng và xác định két quả kinh doanh : Với yêu cầu của công tác quản lý chung và yêu cầu quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể lập báo cáo doanh thu bán hàng và báo cáo kết quả kinh doanh riêng, chi tiết theo từng đối tượng, từng sản phẩm, từng bộ phận ... việc lập báo cáo doanh thu dựa vào các sổ kế toán chi tiết của các tài khoản đã mở để lập hoặc chỉ lập báo cáo doanh thu tổng hợp chung cho toàn bộ doanh nghiệp. Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết được dựa vào sổ chi tiết tài khoản 911 và các sổ kế toán chi iết có liên quan để lập
phần thứ hai : tình hình tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ tại công ty cổ phần diêm thống nhất
chương I : đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần diêm thống nhất
I . Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất hiện nay là doanh nghiệp sản xuất Diêm lớn nhất và có chất lượng sản phẩm hàng đầu của nghành Diêm Việt Nam . Nằm trên trục đường quốc lộ 1A thuộc thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ; Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất với tinh thần là nhà máy Diêm Thống Nhất được khánh thành và đi vào sản xuất ngày 25/6/1956 trên cơ sở máy móc thiết bị của Trung Quốc viện trợ và xây dựng.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy Diêm Thống Nhất là sản xuất Diêm hộp phục vụ cho toànc miền Bắc vì Diêm là một nhu cầu cần thiết yếu của nhân dân. Qui mô ban đầu còn nhỏ với 200 cán bộ công nhân viên với sản lượng 25,54 triệu bao /năm .
Năm 1960 chỉ sau 4 năm hoạt động, qui mô nhà máy phát triển rất nhanh, sản lượng đạt tới 182,720 triệu bao, số cán bộ công nhân viên đã tăng lên 846 người .
Ngày 1/1/1984 nhà máy Diêm Thống Nhất sát nhập với nhà máy Gỗ Cầu Đuống đổi tên là " Liên hiệp Gỗ Cầu Đuống " .
Tháng 1 /1988 do thay đổi lại tổ chức sản xuất, Liên hiệp tách ra như cũ và nhà máy vẫn mang tên là Nhà máy Diêm Thống Nhất .
Năm 1990 nhà máy đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất que hoàn chỉnh do Thụy Điển tài trợ. Dây truyền mới đã thay đổi toàn bộ qui trình công nghệ từ bán thủ công sang thiết bị hiện đại tự động với công xuất gần 200 triệu bao /năm .
Tháng 4/1993 Nhà máy Diêm Thống Nhất dổi tên là công ty Diêm Thống Nhất. Phát huy truyền thống tốt đẹp đã có trong suốt 45 năm qua, công ty đã không ngừng cải tiến sản xuất, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm góp phần năng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Hiện nay thu nhập bình quân 1 lao động xấp xỉ 1 300 000 đồng /tháng, đã đống gopớ cho ngân sách nhà nước gần 2 tỷ đồng mỗi năm .
Ngày 1/1/2002 Công ty Diêm Thống Nhất chính thức trở thành Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất với 32% vốn nhà nước mà đại diện là Tổng Công ty Giấy Việt Nam, 58% là vốn của Công ty nhân viên và 10% vốn của các tổ chức ,cá nhân khác .Đến nay Công ty luôn phát huy thế mạng khơi dạy tiềm năng, đẩy mạnh sản xuất, không ngừng nâng cao sản xuất lao động, xây chiến lược tiêu thụ phù hợp, phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc, mở rộng chiếm lĩnh thị trường .
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, Công ty Cổ phand Diêm Thống Nhất đã nhận thấy phải thay đỏi để phù hợp với tình hình mới . Do đó nhiệm vụ được đặt ra là :
+ Chiếm lĩnh thị trường nội địa, vươn ra thị trường quốc tế với những mặt hàng với giá thành phù hợp, giải quyết công ăn việc làm và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đóng góp ngân sách nhà nước .
+ Năng cao chất lượng sản phẩm ,hạ giá thành để giảm giá bán, tăng tính cạnh tranh .Mở rộng sản xuất bằng việc mở thêm các mặt hàng phụ hướng tới xuất khẩu thu ngoại tệ về đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp nhà xưởng .
+ Trong giai đoạn phát triển mới bên cạnh mặt hàng Diêm hộp truyền thống, Công ty còn đầu tư mở rộng thị trường cho các sản phẩm diêm hộp carton,que mộc xuất khẩu, nẹp bao bì ... Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực và thế giới - mở ra một nơi hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển .
II. đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phâng diêm thống nhất .
1. Chức năng ,nhiệm vụ ,đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là một doanh nghiệp sản xuất với mặt hàng chủ yếu là hộp diêm và que mộc xuất khẩu bởi vậy chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất .
1.2 Đặc điểm
Dựa trên dây truyền hiện đại của Thụy Điển, qui trình sản xuất Diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu ( 2 sản phẩm chính của công ty ) là một khối liên hoàn từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi ra thành phẩm .
Mô hình tổ chức sản xuất của công ty : Trực thuộc công ty là các xí nghiệp chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng và trưởng ca sản xuất .Mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ khác nhau và chịu sự quản lý của giám đốc công ty .
1.3 Cơ cấu :
Cơ cấu tổ chức sản xuất được chia thành 4 xí nghiệp và mỗi xí nghiệp được chia thành các tổ sản xuất có nhiệm vụ riêng .
* Xí nghiệp que diêm có 8 tổ sản xuất : Tổ cưa gỗ, tổ que mộc, tổ đóng thùng que mộc, tổ hoá chất,tổ tinh chế hoá chất, tổ chấm dầu que, tổ xẻ nẹp, tổ văn phòng, tổ sửa chữa Nhiệm vụ của xí nghiệp que diêm là cưa gỗ ra từng khúc, bóc và chặt nan, sàng lọc que, chấm đầu thuốc vào que diêm theo đúng qui trình kỹ thuật .
* Xí nghiệp hộp diêm có 9 tổ sản xuất : Tổ bào vành, tổ bào ống, tỏ đáy 1, tổ đáy 2, tổ đáy thủ công, tổ dán ống, tổ hồ giấy, tổ văn phòng và tổ sửa chữa .
* Xí nghiệp bao gói có 12 tổ sả xuất : Tổ bỏ bao A1, A2, A3, A4, A5và A6, tổ kết bao, tổ dán nhãn 1, tổ dán nhãn 2, tổ vận chuyển tổng hợp và tổ văn phòng.
Nhiệm vụ bỏ diêm vào bao, quét phấn, dán nhãn, phong chục, phong cây, phong kiện
* Xí nghiệp cơ nhiệt có 6 tổ sản xuất : Tổ nguội ,tổ điện ,tổ mộc ,tổ xẻ nẹp ,tổ lò hơi .
Nhiệm vụ : Cung cấp hơi nhiệt để sấy que, quản lý điện sản xuất, phục vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc.
1.4 Các loại sản phẩm của công ty đó là :
* Diêm hộp nội địa
* Que mộc xuất khẩu
*Diêm hộp carton
2 . Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất .
2.1 Đặc điểm : Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất mà công ty hình thành cơ cấu quản lý bao gồm các phòng ban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiêu chuyên môn hoá phân cấp một số quyền hạn, trách nhiệm nhất định nhằm bảo quản chức năng quản lý sản một cách có hiệu quả. Công ty đã áp dụng hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng nhưng tuân theo đúng mô hình bộ máy quản lý đặc trưng của công ty cổ phần. Tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý chung của Đại hội đồng cổ đông .
2.2 Cơ cấu, mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất ( năm 2003) có thể tóm tắt như sau:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc kỹ thuật
Phó tổng giám đốc hành chính
Kế toán trưởng
Phòng
kỹ
thuật
Phòng tổ chức lao động
Văn phòng công ty
Phòng kinh doanh
Phòng
tài
vụ
Phòng y tế
Phòng bảo vệ công ty
Phòngđầu tư xây dựng
Xí nghiệp cơ nhiệt đông
Xí nghiệp bao gói đông
Xí nghiệp hộp diêm đông
Xí nghiệp que diêm
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
Tổ sản xuất
2.3 Chức năng và quyền hạn của bộ máy quản trị :
Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân. Bộ máy quản lý được tổ chức như sau :
* Đại hội đồng cổ đông : Đó là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Quyết định toàn bộ các vấn đề tổ chức nhân sự trong công ty bầu Hội động quản trị và Ban kiểm soát ... Đồng thời qua các báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong mỗi liên độ kế toán để để đề ra các phương pháp phân phối lợi nhuận trích lập các qũi của công ty, lập các phương án sản xuất cho các năm tiếp theo, phê chuẩn các quyết định của Hội đồng quản trị .
* Hội đồng quản trị : Được đại hội đồng cổ đông thông qua biểu quyết bầu ra cơ quan quản lý, Công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên trong đó có Tổng giám đốc.
* Tổng giám đốc : là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho pháp luật của công ty. Đồng thời klà người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao .
* Hai phó Tổng giám đốc : phó tổng giám đốc kỹ thuật và phó tổng giám đốc hành chính giúp việc cho tổng giám đốc phụ trách về mặt kỹ thuật và các mặt y tế, an ninh, đầu tư xây dựng .
* Kế toán trưởng : trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của phòng tài vụ, kiểm tra tổng hợp số liệu kế toán gửi cấp trên .
*Ban kiểm soát : Bao gồm 5 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có một thành viên thành thạo chuyên môn kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và tính trung thực trong báo cáo tài chính ghi chép sổ sách kế toán, thẩm định báo cáo tài chính của công ty .
* Các phòng ban có trách nhiệm và vai trò nhất định đối với từng công việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế kỹ thuật cụ thể .
- Phòng kỹ thuật :
+Xây dựng ban hành tiêu chuẩn chất lượng và qui trình sản xuất sản phẩm, nghiên cứu biện phát nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý caca vấn đề phát sinh trong sản xuất .
+Nghiên cứu đề tài cải tiến chuyển giao công nghệ, tham gia hướng dẫn tay nghề cho công nhân .
- Phòng tổ chức lao động :
+Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc bố trí tuyển dụng lao động sao cho đạt hiệu quả cao nhất .
+Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn lao động, các qui chế trả lương, thưởng và công tác thi đua, lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ .
-Văn phòng công ty :
+ Quản lý và kiểm tra các văn bản tài liệu, lập kế hoạch mua xắm trang thiết bị văn phòng, quản lý theo dỗi công tác đời sống .
+ Đáng máy các loại tài liệu quản lý con dấu .
- Phòng kinh doanh :
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm .
+ Tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh dơanh của công ty .
-Phòng tài vụ :
+ Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính và thanh toán trong công ty.
+ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh của các đơin vị thành viên, hạch toán toàn bộ hoạt đốngan xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty.
+ Thực hiện công tác kế hoạch, làm báo cáo biểu mẫu về công tác kế toán gửi cho cơ quan nhà nước .
- Phòng bảo vệ : Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, bảo quản, tự vệ ở cấp công ty và các đơn vị thành viên .
-Phòng đầu tư, xây dựng : Lập kế haọch tổ chức nghiệm thu : đầu tư, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp và làm mới các công trình trong công ty .
-Phòng y tế : Tổ chức, theo dõi kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ chức chế độ bồi dưỡng độc hại cho công nhân viên .
III. qui trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu .
1. Đặc điểm qui trình công nghệ .
Qui trình công nghệ sản xuất sản phảm là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng sản phẩm. Công nghệ sản xuất cao thì chất lượng sản phẩm tốt, số lượng sản phẩm nhiều làm hại giá chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh. Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là diêm nội địa và que mộc xuất khẩu. Qui trình công nghệ mới bao gồm 17 công đoạn trong đó khâu sản xuất que có đầu thuốc gồm 6 công đoạn, sản xuất hộp gồm 4 công đoạn trình độ cơ giới hoấ cao. Trong khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, qui trình đã sử dụng các loại hoá chất mới ( Ca.ZnO, K2Cl2O7,dầu hoả ... ) thay đổi tỷ lệ pha trộn , do đó chất lượng của đầu thuốc được cải thiện ,độ nhạy cao, sức chống ẩm tốt...
Gỗ được chuyển vào bể xử lý điện hoá tẩm hoá chất, phân loại sắp xếp đảm bảo cung cấp sản xuất .
Các khâu được trang bị máy móc mới là : máy bóc ván CBK-2 hoàn toàn tự động, máy chặt que DAS điều chỉnh tự động, hệ thống sấy que sử dụng công nghệ sấy điện ,máy đánh bóng sàng chọn que, máy chấm thuốc liên hoàn KL, bộ sấy trộn hoá chất ...
Dây truyền sản xuất hộp được qui hoạch xải tạo mặt bằng, sử dụng máy bỏ bao, đảo bước công nghệ quét phấn lên trước khâu dán nhãn làm tăng mỹ quan sản phẩm .
Khâu đóng gói được năng cấp : sử dụng hộp carton song thay thế cho giấy gói buộc dây thư ng đóng kiện, sử dụng màng túi OPP mỏng đóng cây, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo chất lượng chống ẩm lại gây ấn tượng tốt cho người tiêu dùng khi đưa sản phẩm đưa bán lẻ .
* Trình tự sản xuất
Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất là gỗ các loại ( gỗ bồ đề ,gỗ mỡ ) thuốc đầu diêm KClO, thuốc phấn, phốt pho, giấy, bột sắn ,axit ....
Gỗ được ngâm trong ao, hồ, để dễ chế biến gia công cắt gọt đồng thời làm tăng khả năng bốc cháy của que diêm, sau đó sẽ được cưa, cắt khúc rồi chuyển sang bộ phận sản xuất bao gồm 3 xí nghiệp chính : xí nghiệp que diêm, xí nghiệp hộp bao và xí nghiệp bao gói .
+ Tại xí nghiệp Que diêm : có nhiệm vụ sản xuất que mộc xuất khẩu và que có chứa thuốc diêm ( que thuốc ). Gỗ được đưa vào máy bóc nan đáy dày 1,85 mm rồi được chặt ra từng que dài 43 mm. Que được ngâm tẩm qua dung dịch axít tạo khả năng cho que diêm dễ cháy và không bị rung tàn, sau đó sấy khô, đánh bóng và đưa qua bộ phận lọc que để chọn ra que diêm đủ tiêu chuẩn chất lượng. Đến đây nấe sản xuất que mộc xuất khẩu ta thu được thành phẩm nhập kho. Nếu sản xuất que diêm thuốc thì tại bộ phận lọc que được băng truyền đưa sang máy chấm liên hoàn, đầu que khắc tròn để phân biệt với hàng giả trên thị trường. Que diêm chấm thuốc xong được tháo vào các khay và chuyển sang xí nghiệp bao gói .
+ Tại xí nghiệp bao gói : có nhiệm vụ phong chục, phong cây, phong kiện tạo thành sản phẩm diêm hộp hoàn chỉnh để đưa đi tiêu thụ. Lao động tại xí nghiệp thực hiện quá trình bỏ diêm vào bao sau đó xếp diêm vào khay ,sản phẩm thu được gọi là diêm xanh ( chưa quét phấn thuốc ). Diêm xanh được chuyển sang bộ phận quét phán bằng máy. Vỏ bao được quét 2 mặt, sấy khô, dán nhãn mác hiệu công ty và chuyển sang bộ phận phong chục, phong cây, phong kiện. Thành phẩm thu được nhập kho thành phẩm chở tiêu thụ .
+ Tại xí nghiệp hộp bao ( hộp diêm ) : Gỗ cắt khúc được làm sạch đưa vào máy, bóc nan. Máy bóc nan có 3 loại . Máy bóc nan ống, máy bóc nan vành đáy, máy bóc nan đáy. Nan bóc xong đưa sang máy chặt nan theo đúng tiêu chuẩn sản xuất. Nan ống chặt xong được đưa sang cho bộ phận sản xuất ống. Nan đáy và nan vành chặt xong được chuyển sang bộ phận sản xuất đáy. Giấy làm ống và đáy được máy cắt thành từng cuộn nhỏ theo yêu cầu kỹ thuật sau đó chuyển sang bộ phận sản xuất đáy và bộ phận sản xuất ống. ống và đáy sản xuất ra được sấy khô bằng lò sấy hơi ( hơi nóng do bộ phận lò hơi cung cấp ) sau đó đưa vào nơi chứa để chuyển sang cho xí nghiệp bao gói .
Trong tổ chức sản xuất của công ty, ngoài ba xí nghiệp chính còn tổ chức một bộ phận sản xuất phụ trợ đó là xí nghiệp cơ nhiệt thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, vận hành lò hơi phục vụ cho sản xuất chung .
2. Sơ đồ
Qui trình công nghệ cụ thể được mô tả theo sơ đồ sau :
Gỗ
Hoá chất Nước thải sạch
Bể ngâm tẩm Xử lý sinh học
Gỗ cắt khúc
Phế liệu Phế liệu
Bóc chặt nan hộp Bóc chặt nan que
axít thu hồi
Dán hộp Phun tẩm que
Máng thu hồi
Sấy điện
axít dư
Sấy hơi Kho phế liệu Đánh bóng,sàng chọn Hút, lọc bụi
Băng tải khí Kho chứa que
Bung ke chứa
Chấm đầu que Nghiền,tán chộn,kẹo
Bỏ bao
Nghiền trộn keo Quét phấn,sấy
Dán nhãn Sấy khay
Nghiền xéo,xén giấy Phong trục,cây,đóng kiện Đóng thùng que mộc
Kho thành phẩm
IX. tình hình chung về công tác kế toán của công ty
1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
-Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất : Căn cứ vào qui mô sản xuất, qui trình công nghệ và yêu cầu quản lý của công ty phù hợp với trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán. Phòng tài vụ của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng tài vụ thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty, tại các xí nghiệp không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, hoạch toán ban đầu kết quả sản xuất, giờ công, chi phí ... Lập các báo cáo chuyển về phòng kế toán. Công ty lấy năm tài chính theo niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm đó .Hàng quí và cuối năm công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo mẫu qui định số 1141 TC/QĐ/CĐTK ngày 01/11/1995. Các loại tài khoản được khấu hao theo phương thức đường thẳng, cơ sở tính khấu hao là thời gian hữu dụng của tài sản. Tỷ lệ trích khấu hao được xác định tuỳ thuộc vào đặc tính của tài sản .
Phương pháp hạch toán được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, thuế giá trị gia tăng được xác định theo phương pháp khấu trừ cùng với hệ thống các tài khoản thống nhất do vụ chế độ kế toán ban hành .
- Bộ máy của công ty có nhiệm vụ :
+ Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách đầy đủ kịp thời .
+ Tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty cho Hội đồng quản trị và giám đốc Công ty .
+ Tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản lưu gửi hồ sơ tài liệu kế toán theo qui định .
Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thóng nhất của kế toán trưởng đảm bảo sự chuyên môn hoá trong hoạch toán bộ máy kế toán của công ty tổ chức như sau .
kế toán trưởng
Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán
vốn bằng vật tư thanh toán tiền lương Thủ quĩ
tiền, tiêu TSCĐ tạm ứn BHXH,tập
thụ. hợp CF&
tính Zsp
Báo sổ
Các nhân viên kinh tế
* Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm về tổ chức phân công nhiệm vụ trong phòng ,kiểm tra tổng hợp số liệu kế toán gửi cấp trên, thực hiện giám đốc về mặt tài chính của công ty .
* Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ sản phẩm : Có nhiệm vụ ghi chép ,phản ánh thu chi, thanh toán tiền mặt, tiền gưỉ nhân ngân hàng, theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm, tình hình nhập kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ... xác định chính xác doanh thu nhận được từ việc tiêu thụ sản phẩm .
* Kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu : quản lý toàn bộ TSCĐ trong công ty, theo dõi tinh hình tăng giảm TSCĐ và thực hiện trích khấu h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3260.doc