Đề tài Tổ chức Hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 3

I.1. Các khái niệm và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 3

I.1.1. Bán hàng 3

I.1.2. Chi phí bán hàng: 3

I.1.3. Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 3

I.2. Các phương thức bán hàng chủ yếu 4

I.2.1. Phương thức bán buôn: 4

I.2.2. Phương thức bán lẻ 5

I.2.3. Phương thức giao hàng đại lý: 6

I.2.4. Phương thức bán hàng trả góp: 6

I.2.5. Phương thức hàng đổi hàng: 6

I.2.6. Phương thức bán nội bộ của doanh nghiệp: 6

I.3. Các phương thức thanh toán. 6

I.4. Các yếu tố cấu thành hoặc liên quan tới kết quả tiêu thụ 6

I.1.4. Doanh thu bán hàng: 6

I.4.2. Các khoản giảm trừ doanh thu: 7

I.4.3. Giá vốn hàng bán. 7

I.4.4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 8

I.5. Kế toán tổng hợp chi tiết bán hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 9

I.5.1. Kế toán thành phẩm 9

I.5.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu bán hàng. 15

I.5.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 21

I.4. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động khác 32

I.4.1. Kế toán cpvà doanh thu hoạt động tài chính 32

I.4.2. Kế toán chi phí và doanh thu khác 35

I.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả. 37

PHẦN II: THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CẢNG KHUYẾN LƯƠNG 39

II.1. Sự thành lập, quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương 39

II.2.1. Trước thời kỳ đổi mới: 42

II.2.2. Sau thời kỳ đổi mới: 42

II.3.1. Bộ máy quản lý: 42

II.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Khuyến Lương 51

II.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Khuyến Lương 51

II.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 51

II.5. Tình hình tổ chức công tác kế toán tài chính của Cảng 54

II.5.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán 54

II.5.2. Một số chế độ kế toán áp dụng tại Cảng Khuyến Lương 54

II.6. Hạch toán doanh thu bán hàng 57

II.6.1. Nội dung doanh thu bán hàng 57

II.6.2. Yêu cầu hạch toán: 58

II.6.3. Phương pháp hạch toán. 58

II.7. Hạch toán các khoản giảm trừ: 63

II.8. Kế toán giá vốn hàng xuất bán 64

II.9. Kế toán chi phí bán hàng 67

II.10. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 67

911 – Xác định kết quả kinh doanh để tính lãi, lỗ. 67

II.11. Hạch toán xác định kết qủa kinh doanh 72

 

 

 

 

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG 75

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CẢNG KHUYẾN LƯƠNG 75

III.1. Nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức kế toán nói chung và hạch toán kế toán bán hàng nói riêng tại Cảng Khuyến Lương 75

III.1.1. Nhận xét chung: 75

III.1.2. Một số nhận xét trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Cảng Khuyến Lương. 76

III.2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Cảng Khuyến Lương. 78

KẾT LUẬN 80

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức Hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí quản lý doanh nghiệp (6428) Có TK 336 - phải trả nội bộ 11. Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111 - TM Hay Nợ TK 138 - phải thu khác (chưa thu) Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp 12. Cuối kỳ hạch toán xác định và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính KQSXKD, ghi sổ: Nợ TK 911 - xác định hiệu quả kinh doanh Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp 13. Trường hợp trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ thì tính toán kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ số còn lại hạch toán chờ kết chuyển, ghi: Nợ TK 911 - xác định hiệu quả kinh doanh (số CPQLDN phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ) Nợ TK 142 (1421) - (số chờ kết chuyển) Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (toàn bộ chi phí) I.4. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động khác I.4.1. Kế toán cpvà doanh thu hoạt động tài chính a. Nội dung chi phí và doanh thu hoạt động tài chính: - Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí liên quan tới hoạt động về vốn của doanh nghiệp (ở ngoài hoạt động trực tiếp SXKD) như: Chi phí cho tham gia liên doanh với bên ngoài không tính vào vốn góp Chi phí liên quan tới cho vay vốn không dùng trực tiếp cho sản xuất Chi phí liên quan tới mua ngoại tệ Chi phí liên quan tới cho thuê TSCĐ kinh doanh bất động sản Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn (số trích nộp). - Doanh thu hoạt động tài chính: là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn của doanh nghiệp như: Khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh Khoản thu từ hoạt động đầu tư bán chứng khoán Khoản thu từ hoạt động cho thuê TSCĐ thuê tài chính Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán ngoại tệ. Doanh thu hoạt động tài chính đã bao gồm cả thuế VAT (nếu đủ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) hay không có thuế VAT (nếu được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế). Việc tính và ghi vào doanh thu hoạt động tài chính phải thực hiện các quy định sau đây: + Phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu được và là thực hiện trong kỳ, không phân biệt là đã thu hay sẽ thu vào kỳ sau. + Đối với khoản thu từ hoạt động mua bán chứng khoán chỉ được coi là chênh lệch giữa giá bán và giá mua chuyển chứng khoán hay là lãi về trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. + Doanh thu từ bất động sản là tổng số tiền thu được do bán bất động sản. b. Tài khoản và phương pháp hạch toán Để hạch toán chi phí và doanh thu hoạt động khác, kế toán sử dụng tài khoản 635 và tài khoản 515 * TK635 chi phí khác: TK này dùng để phản ánh việc tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn. Nội dung kết cấu TK 635 + Bên Nợ: Các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính. + Bên Có: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh. + TK 635 không có số dư cuối kỳ. * TK 515 thu nhập: TK này dùng để phản ánh các khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn. Nội dung kết cấu TK711: + Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xây dựng kết quả kinh doanh. Bên Có: Các khoản thu và lãi về hoạt động tài chính. + TK 515: không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán 1. Khi phát sinh các khoản chi phí hoạt động tài chính ghi: Nợ TK 635 - chi phí khác Có TK 111 - tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. 2. Cuối kỳ xác định thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 635 - chi phí khác Có TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp. 3. Cuối niên độ kế toán, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, ghi sổ: Nợ TK 635 0 chi phí khác Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 4. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 635 - chi phí khác 5. Khoản thu được chi từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, ghi sổ: Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt tiền gửi ngân hàng (đã thu tiền) Hay Nợ TK 138 - phải thu khác (chưa thu) Nợ TK 222 - liên doanh dài hạn (nếu dùng lãi bổ sung vốn góp) Có TK 515 - thu nhập khác 6. Định kỳ tính lãi và thu lãi về chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 - tiền mặt tiền gửi ngân hàng (đã thu) Nợ TK 138 - phải thu khác (chư thu) Nợ TK 121 - đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Bổ sung Nợ TK 221 - đầu tư chứng khoán dài hạn chứng khoán Có TK 515 - thu nhập khác 7. Các khoản thu hay lãi phát sinh về cho thuê TSCĐ về bán bất động sản, về lãi cho vay vốn, về lãi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt tiền gửi ngân hàng. Có TK 515 - Thu nhập khác 8. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 515 - Thu nhập khác Có TK 911 - xác định kết quả kinh doanh I.4.2. Kế toán chi phí và doanh thu khác a. Nội dung chi phí và doanh thu bất thường - Chi phí bất thường: là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường gây ra như: + Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ. + Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý nhượng bán. + Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót nay mới phát hiện ra phải hạch toán vào chi phí bất thường.... - Doanh thu bất thường: là các khoản thu từ những sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường đem lại như: + Thu được nợ khó đòi trước đây đã xoá sổ. + Thu tiền được phạt do các bên vi phạm hợp đồng. + Thu được tiền nhượng bán thanh lý TSCĐ.... Doanh thu bất thường đã bao gồm cả thuế VAT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) hay không gồm thuế VAT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế). b. Tài khoản và phương pháp hạch toán * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí và doanh thu khác, kế toán sử dụng TK 811 và TK 711. * Tài khoản 811 - chi phí bất thường - TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí do các sự kiện hay nghiệp vụ thường gây ra. Nội dung kết cấu TK 811 như sau: + Bên Nợ: Các khoản chi phí bất thường phát sinh. + Bên Có: Kết chuyển các khoản chi phí bất thường để xác định. + TK 811: không có số dư cuối kỳ. * TK 711 - Thu nhập khác - Dùng để phản ánh các khoản thu và lãi do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác mang lại. Nội dung kết cấu TK 711: + Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu bất thường để xác định kết quả. + Bên Có: Các khoản thu nhập bất thường phát sinh. + TK 711: không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán TK 811 và 711. 1. Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và chi phí bất thường khác phát sinh trong kỳ. Nợ TK 811 - chi phí bất thường. Có TK 111, 112 - tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 2. Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý nhượng bán ghi: Nợ TK 811 - chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 214 - khấu hao TSCĐ (giá trị hao mòn) 3. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí bất thường để xác định kết quả: Nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - chi phí khác 4. Khoản thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 152,.... Có TK 711 - thu nhập khác 5. Thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý xoá sổ: Nợ TK 111, 112, Có TK 711 - thu nhập khác Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. 6. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, đã được quyết định tính vào thu nhập bất thường, ghi: Nợ TK 331 - phải trả người bán. Hay Nợ TK 338 - phải trả phải nộp khác. Có TK 711 - thu nhập khác 7. Số thuế VAT được Nhà nước giảm cho doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 111 - tiền mặt Nợ TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp Có TK 711 - Thu nhập khác 8. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 711 - thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh I.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả. 1. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hoạt động như sau: * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (DTT) với giá vốn hàng bán (của sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh = DTT - (GVHB + CP bán hàng + CP quản lý DN) Trong đó DTT là doanh thu bán hàng sau khi loại trừ các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu). DTT = DT bán hàng - (chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại) + thuế xuất nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt. * Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. * Kết quả hoạt động bất thường: là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được tổ chức phân biệt và xác định riêng cho từng loại hoạt động, thậm chí cho từng ngành hàng, từ sản phẩm lao vụ.... Kết quả kinh doanh có thể là lãi hay lỗ: Nếu là lỗ thì sẽ được xử lý bù đắp theo quy định của cơ chế tài chính và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu là lãi thì phải được phân phối theo quy định cơ chế tài chính. * Cơ chế tài chính hiện hành: Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối sử dụng như sau: 1. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận được bù khoản lỗ của năm trước không được bù vào lợi nhuận trước thuế. 2. Nộp khoản thu về sản phẩm vốn của ngân sách Nhà nước. 3. Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. 4. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1), (2), (3) được phân phối như sau: a. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa. b. Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển c. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi quỹ này bằng 6 tháng lương thì không trích nữa. d. Trích lập các quỹ đặc biệt ( đối với doanh nghiệp một số ngành đặc thù được pháp luật quy định riêng). e. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu. Việc phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức 2 bước: Bước 1: Trong năm tạm phân phối. Bước 2: Khi báo cáo quyết toán năm được phê duyệt sẽ được phân bổ chính thức (thường là điều chỉnh phân phối bổ sung). Phần II Thực tế về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cảng Khuyến Lương II.1. Sự thành lập, quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương Cảng Khuyến Lương thuộc Xí nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông. Cảng Khuyến Lương là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động, sản xuất kinh doanh và tài chính trước Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông. Cảng Khuyến Lương được thành lập theo quyết định số 2030 QĐ - TCCB ngày 11/10/1985 của Bộ GTVT, Cảng có trụ sở chính đặt tại xã Trần Phú huyện Thanh Trì - Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 8612050 - 8612051 Diện tích mặt bằng xây dựng Cảng là 11 ha. Trước đây Cảng Khuyến Lương là một bến phà. Bến phà Khuyến Lương nằm tại địa bàn hai xã là Trần Phú và Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Phà Khuyến Lương là mạch máu giao thông nối liền Hà Nội với các tỉnh Bắc và đông Bắc Bộ. Trong những năm tháng chiến tranh xảy ra ác liệt phà Khuyến Lương đóng vai trò quan trọng trong quân sự quốc phòng và phục vụ đời sống của nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng. Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta kết thúc với các chiến thắng vẻ vang trước các thế lực xâm lược, phà Khuyến Lương đã được ghi nhận là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn thành nhiệm cao cả của mình trong chiến đấu. Cùng với xu thế chung của thời đại, phà Khuyến Lương đã chuyển mình sang phát triển kinh tế xã hội, hoà mình vào xu thế chung của đất nước. Phà Khuyến Lương đã đổi tên thành Cảng Khuyến Lương vào ngày 11 - 10 - 1985. Từ ngày này theo quyết định của Bộ Giao Thông Vận tải thì phà Khuyến Lương cùng 44 chiến sĩ thanh niên xung phong đã được giao cho Xí nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông quản lý cùng cơ sở vật chất ban đầu là hai chiếc phà dã chiến, một ca nô lai dắt và 1.500m2 đất bãi sông Hồng. Năm 1986 là năm chuyển mình mạnh mẽ của các thành phần kinh tế của các thành phần kinh tế nhờ các chính sách mở cửa của Nhà nước. Sau đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Giao Thông Vận tải phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Cảng giai đoạn I. Sau 3 năm xây dựng, giai đoạn I kết thúc các hạng mục đưa vào sử dụng gồm: + Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 10m được sử dụng để xếp dỡ hàng cho tầu phà sông biển loại 1000 tấn. + Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 7m chuyên dùng xếp dỡ hàng cho đoàn xà lan, tầu sông tự hành. + Một bến chuyên dùng xếp, kích kéo hàng nặng, hàng siêu trường siêu trọng. + Hai kho chứa hàng kiên cố với tổng diện tích bằng 1.720m2. + Ba cần trục bánh lốp có sức nâng 12 tấn, 16 tấn, 25 tấn. + Gần 30.000m2 bãi chứa hàng. Như vậy, cơ sở vật chất của Cảng đã được đầu tư lên rất nhiều, cùng đó là số nhân công tăng lên trên 160 người. Sản lượng bốc xếp tăng lên liên tục với các loại hàng: lương thực, đồ hộp, thực phẩm, phân đạm, urê, sắt, thép, khí vv.....Theo nguồn hàng viện trợ của Liên Xô (cũ) cho Việt Nam để xây dựng lại, xây dựng mới đất nước sau chiến tranh. Năm 1991 do khủng hoảng chính trị giữa các nước trong phe xã hội Chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường mở ra cùng đó là sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, lại thêm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải bốc xếp hàng hoá ngày càng có nhiều đơn vị mới ra đời. Từ đó Cảng Khuyến Lương đã rời vào tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng. Hàng hoá về Cảng xếp dỡ ít đi, sản lượng bốc xếp hụt mạnh, tình hình kinh doanh rơi vào khủng hoảng gần như thua lỗ. Cùng thời gian đó, xu hướng đô thị hoá tại Hà Nội và các vùng phụ cận tăng nhanh, nắm bắt lấy cơ hội này lãnh đạo Cảng đã xin phép Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội được nạo vét luồng sông Hồng tại vị trí vùng nước trước bến Cảng tạn thu sản phẩm là cát san nền và cát xây dựng. Cảng Khuyến Lương đã trụ lại trong cơn khủng hoảng và bước tiếp trên con đường phát triển của mình. Đến ngày 03 - 09 - 1997 để phù hợp với tình hình lúc này đó là trên thị trường có những diễn biến không thuận lợi do nhu cầu cát san nền và cát xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải bắt đầu giảm cùng với sự chuyển đổi của đất nước Cảng được chuyển giao cho Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và trước đó là Bộ Giao Thông Vận Tải theo quyết định 428/TCTL của Tổng Công ty cho tới nay. Tới năm 2000 mặc dù Cảng có sự thay đổi nhiều về tổ chức, thị trường có nhiều biến động song nhìn vào trang bị và số nhân công của Cảng ta thấy Cảng đã trụ vững vàng và thực sự đang làm ăn có hiệu quả. + Nhân công của Cảng đã lên tới 260 người. + Thiết bị gồm: 7 chiếc cần trục, 3 chiếc xúc sola, 1 máy ủi, 10 ô tô tải trên 10 tấn, 2 tàu hút nạo vét luồng vùng nướ trên bến, 2 tàu vận tải sông được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có. Cảng đã được Nhà nước ta ghi nhận bằng việc được Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen và được các cơ quan cấp trên tặng một số phần thưởng. Đó là sự đánh giá đúng mức cho sự nỗ lự vượt khó đi lên từ truyền thống "tự lực, tự cường" của tập thể cán bộ công nhân viên Cảng Khuyến Lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tới nay ngoài nhiệm vụ chủ yếu là bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, xây dựng cơ bản và nhiệm vụ vận tải trong cả nước Cảng còn có nhiệm vụ: tổ chức phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu tai nạn phương tiện vận tải, xếp dỡ, tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn gây tổn thất tài sản của Nhà nước xảy ra trong phạm vi Cảng phụ trách, kinh doanh hành nghề xây dựng gồm: đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi, xây lắp các kết cấu công trình, thi công nền móng mặt đường bộ, xây dựng công trình dân dụng... Cơ cấu tổ chức Cảng Khuyến Lương. II.2.1. Trước thời kỳ đổi mới: Sự phát triển của Cảng cùng với các Cảng khác trước đây do chịu sự quản lý của cơ chế bao cấp các hoạt động kinh doanh vận tải mang tính thụ động cao, phụ thuộc quá nhiều vào sự quản lý của Nhà nước, công tác tạo nguồn hàng vận tải cũng như công tác dịch vụ vận tải đều bị điều tiết theo chỉ tiêu vận tải, bốc xếp, do Nhà nước chỉ đạo. II.2.2. Sau thời kỳ đổi mới: Sau nghị quyết VI và VII của Đại hộ Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Cũng từ đây đánh giá được trình độ quản lý dẫn dắt của ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Bước đầu, trong quá trình thích ứng Cảng và các doanh nghiệp khác đều gặp phải những khó khăn nhất định song Cảng cũng như ban lãnh đạo Cảng đã làm cho các hoạt động của Cảng dần đi vào ổn định đáp ứng được với thị trường. Nắm bắt nhanh môi trường kinh doanh để vận dụng vào tình hình mới của Cảng, tổ chức bộ máy hoạt động theo môi trường mới. Chính vì vậy Cảng đã hoà nhập tốt vào thị trường tạo được cho mình chỗ đứng vững chắc riêng. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Cảng Khuyến Lương (Xem sơ đồ số 1) Giải thích sơ đồ: II.3.1. Bộ máy quản lý: * Giám đốc Giám đốc Cảng là người có quyền điều hành cao nhất trong Cảng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương. Đồng thời phụ trách trực tiếp. Phòng Tài chính - Kế toán: Trực tiếp thực hiện các quyết định của lãnh đạo Cảng, theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám đốc trong các lĩnh vực: Thống kê kế toán tài chính Các hoạt động tài chính Quan hệ với cơ quan ngân hàng Nhiệm vụ của phòng kế toán: + Tính toán, ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh doanh phát sinh theo trình tự một cách hệ thống. + Giám sát tình hình hoạt động tài chính của Xí nghiệp + Tổng hợp báo cáo tài chính vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc Xí nghiệp các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý của Nhà nước. + Lập kế hoạch tài chính chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Phòng kỹ thuật - vật tư: Tham mưu và báo cáo giám đốc trong các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật công nghệ. Cung ứng vật tư công nghệ Quản lý thiết bị, phương tiện và vật tư. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị. Xưởng sửa chữa cơ khí: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trong toàn Cảng. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất. Giải quyết các sự cố về cơ khí, điện. Phó giám đốc: Có 2 phó giám đốc giúp việc điều hành các hoạt động của Cảng theo sự phân công và uỷ quyền của ban giám đốc Cảng cụ thể: Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: phụ trách, chỉ đạo, theo dõi, giám sát và tham mưu giúp Giám đốc trong các lĩnh vực: + Kế hoạch - Điều độ sản xuất kinh doanh + Tổ chức tiếp cận thị trường + Tiếp xúc với khách hàng trước khi giám đốc làm việc ký kết hợp đồng. Phó Giám đốc nội chính: Phụ trách, chỉ đạo, theo dõi, giám sát và tham mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực. + Tổ chức - lao động, tiền lương + Bảo vệ chính trị nội bộ - đời sống, hành chính. + Xây dựng cơ bản Phòng Nhân chính: Trực tiếp thực hiện các quyết định của lãnh đạo Cảng, theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám đốc trong lĩnh vực: Quản lý hồ sơ nhân sự, tổ chức cán bộ. Lao động, tiền lương Các hợp đồng kinh tế: Văn thư, tạp vụ, lưu trữ, ý tế, thông tin. Công tác an toàn và bảo hộ lao động Các loại hình bảo hiểm. Phòng Kế toán - Thường vụ: tham mưu và báo cáo Giám đốc trong các lĩnh vực. Xây dựng các kế hoạch sản xuất. - Chỉ đạo các nghiệp vụ sản xuất hàng ngày. Công tác Cảng vụ, thương vụ: (là công tác đón tàu từ nơi khác về, kiểm tra kiểm định các thủ tục về tàu, giao dịch với tầu). Thực hiện các kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường. Phòng Bảo vệ đời sống: Theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám đốc trong các lĩnh vực Bảo vệ cơ quan, an ninh khu vực Cảng và khu vực lân cận. Phụ trách đời sống: nhà ăn ca, kinh doanh dịch vụ. Lập và thực hiện kế hoạch phòng chống cháy nổ. Thiết lập quan hệ với các cơ quan công an, chính quyền địa phương phối hợp công tác an ninh trật tự. Đội khái thác: Thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh sản xuất Trực tiếp sử dụng và bảo quản các thiết bị công cụ sản xuất Thực hiện các biện pháp an toàn cấp Đội. Đội kho hàng: Giao nhận hàng hoá Kinh doanh cát xây dựng Quản lý kho, bãi, nhà cân và hàng hoá lưu kho bãi Ban xây dựng cơ bản: Kinh doanh xây dựng các công trình vừa và nhỏ Tham gia lập các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phát triển Cảng. Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo Cảng đã thực hiện việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn của Cảng, cụ thể như sau: Qua phân tích tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của năm 1999 - 2000. Biểu 1: Bảng phân tích tình hình tài chính TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền (đồng) Tỷ lệ 1 Tổng doanh thu (đồng) 11.959.352.367 14.756.005.639 2.796.653.272 23,39 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần (đồng) 11.959.352.367 14.756.358.927 2.797.006.560 23,39 4 Giá vốn hàng bán (đồng) 10.630.962.719 13.061.957.138 2.430.994.419 22,86 5 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 82.255.536 94.569.267 12.313.713 14,9 6 Lợi nhuận sau thuế (đồng) 82.255.536 94.569.267 12.313.713 14,9 7 Thu nhập bình quân người lao động (đồng) 728.900 954.800 225.800 30,99 8 Vòng quay của vốn kinh doanh (vòng) 0,932 0,941 9 Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh 0,015 0,018 10 Hệ số phục vụ của chi phí kinh doanh 1,124 1,129 11 Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 1,049 0,063 12 Hệ số lợi nhuận của chi phí kinh doanh 0,017 0,019 13 Mức bảo toàn và tăng trưởng vốn 50.327.985 57.474.008 14 Tốc độ bảo toàn và tăng trưởng vốn 0,007 0,008 Nhận xét: Trong năm 2001 một đồng vốn quay được 0,932 vòng còn năm 2002 quay đượ0,941 vòng. Như vậy, năm 2002 vòng luân chuyển vốn nhanh hơn so với năm 2001 là 0,009 vòng do khâu thanh toán nhanh. Trong năm 2001 cứ đầu tư một đồng tiền vốn, thì thu được 0,015 đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2002 thu được 0,018 đồng lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của Cảng Khuyến Lương là có hiệu quả mặc dù hiệu quả ấy chưa cao so với các doanh nghiệp khác. Bình quân trong năm 2001 cứ một đồng tiền vốn tạo ra 1,049 đồng doanh thu, năm 2002 một đồng tiền vốn tạo ra 1,063 đồng doanh thu. Qua đó có thể thấy rằng việc quản lý vốn của Cảng là tốt. Hệ số phục vụ của chi phí kinh doanh trong năm 2001 cứ bỏ ra một đồng chi phí kinh doanh thì thu được 1,124 đồng doanh thu, năm 2002 cứ một đồng chi phí kinh doanh tạo ra 1,129 đồng doanh thu. Trong năm 2001 cứ một đồng chi phí tạo ra được 0,017 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2002 tạo ra được 0,019 đồng lợi nhuận. Như vậy việc quản lý chi phí của Cảng là tốt nhưng bên cạnh đó Cảng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa để giảm bớt chi phí kinh doanh. Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Cảng Khuyến Lương qua một số năm. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 KH TH KH TH Doanh thu 10.088.500.000 11.959.352.367 14.130.200.000 14.756.358.927 - Hoạt động SXKD 8.452.100.000 10.606.745.702 11.398.300.000 12.823.144.244 - Xây dựng cơ bản 1.626.400.000 1.352.606.665 2.740.900.000 1.933.214.683 Chi phí kinh doanh và Tổng sản phẩm 9.999.300.000 10.630.962.719 12.979.595.000 13.061.957.138 - Hoạt động SXKD 9.412.300.000 9.927.342.12 11.031.400.00 11.591.765.200 - XD cơ bản 587.000.000 703.620.598 1.948.159.000 1.470.11.938 Lợi nhuận 159.600.000 180.225.536 205.976.000 254.604.335 Nộp ngân sách 501.000.000 590.586.290 698.400.000 796.570.000 Thu nhập bình quân 647.900 728.900 830.000 954.800 Hoạt động sản xuất kinh doanh qua số liệu báo cáo về thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong kinh doanh của Cảng, một điều để nhận thấy là Xí nghiệp luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể doanh thu kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch làm cho lợi nhuận của xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể đồng thời mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều đó thể hiện mức độ quan tâm của lãnh đạo Cảng đối với yếu tố con người, yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Biểu 3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền Tỷ lệ Thuế GTGT 513.587.230 704.110.860 190.523.630 37,1 Thu tiền vốn 26.562.760 41.544.140 14.981.380 56,4 Tiền thuê đất 49.561.300 50.040.000 478.700 0,97 Thuế môn bài 875.000 875.000 0 0 Tổng 590.586.290 796.570.000 205.983.710 0 Nhận xét: Tổng số thuế phải nộp trong năm 2002 tăng so với năm 2001 là 205.983.710 đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng tăng 190.523.630 ứng với tỷ lệ tăng là 37,1%. Như vậy tình hình kinh doanh của Cảng qua số liệu hai năm cho thấy doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, các khoản nộp ngân sách tăng đồng thời thu nhập bình quân đầu người cũng tăng. Qua đó có thể thấy rằng doanh nghiệp đã thực hiện tốt ba lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0559.doc
Tài liệu liên quan