Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị Doanh nghiệp ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp công nghiệp 3

I: Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp. 3

1. Bản chất và nội dung của chi phí sản xuất. 3

2. Phân loại chi phí sản xuất. 4

3. Vai trò và chức năng của chi phí sản xuất. 6

II. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành trong Doanh nghiệp. 6

1. Bản chất của giá thành sản phẩm. 6

2. Phân loại giá thành sản phẩm. 7

3. Ý nghĩa vai trò của chỉ tiêu giá thành đối với công tác quản trị. 8

III. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8

IV. Sự cần thiết và nhiệm vụ của công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp công nghiệp. 9

V. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp. 11

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 11

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 12

3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp. 13

4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành . 25

3. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 27

Phần II: Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam 29

I. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 29

1. Lịch sử hình thành, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 29

2. Tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 30

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 34

4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp giai đoạn 1999-2001. 35

5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.38

6. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán và hệ thống tài khoản áp dụng tại Doanh nghiệp. 40

II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 40

 A. kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam.40

1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Doanh nghiệp và việc phân loại chi phí sản xuất. 40

2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 41

3. Tài khoản sử dụng. 42

4. Quy trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. 44

B. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm.58

1. Công tác quản lý giá thành ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 58

2. Đối tượng tính giá thành. 58

3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. 59

4. Phương pháp tính giá thành. 59

III. Phân tích tình hình chi phí và giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp. 60

1. Phân tích chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm. 60

2. Phân tích khoản mục giá thành. 61

Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam 63

I. Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 63

1. Về bộ máy kế toán của Doanh nghiệp. 63

2. Về hệ thống sổ sách. 64

2. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp. 64

4. Về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính toán, xác định kế hoạch giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp. 65

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thành công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 65

1. Hoàn thiện công tác kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 66

2. Hoàn thành công tác kế toán một số khoản chi phí. 67

3. Hoàn thiện công tác kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 71

4. Hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. 73

5. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 75

Kết luận 77

Tài liệu tham khảo 79

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị Doanh nghiệp ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. 2.2. Phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Giữa hạch toán chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hạch toán chi phí sản xuất ngoài việc phục vụ quá trình sản xuất, phải đáp ứng tối đa những đòi hỏi của phương pháp tính giá thành. Tuy nhiên hạch toán chi phí sản xuất ngoài việc phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo nghiệp vụ cho quá trình sản xuất chưa phải là mục tiêu của phương pháp tính giá thành, nó chỉ là cơ sở, phương tiện, là một giai đoạn đầu tiên của tính giá thành. Điều đó có thể giải thích từ chính bản chất của chỉ tiêu của tính giá thành là sự xác định về lượng trong mối quan hệ, về chất giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Hạch toán chi phí sản xuất dù đầy đủ và chi tiết đến đâu cũng chỉ phản ánh được một mặt của quan hệ này, mặt chi ra của quá trình sản xuất. Hơn nữa dù chi tiết đến đâu, hạch toán chi phí sản xuất cũng không thể đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi của phương pháp tính giá thành. Vì vậy ngoài hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành phải vận dụng các phương pháp kỹ thuật nhằm nêu ra chính xác nhất quan hệ giữa chi phí và kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất được chia làm hai giai đoạn như trên là do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Bởi vậy, nếu không phân biệt hai loại đối tượng này thì không thể xác định một cách đúng đắn mục đích và giới hạn của việc kiểm tra chi phí sản xuất theo nơi phát sinh và theo ý nghĩa của việc sử dụng chi phí, không cho phép kiểm tra nhiệm vụ hạ giá thành... từ đó có biện pháp giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng tính chi phí. Đối tượng của chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tải khoản, các sổ kế toán chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập bảng chi tiết giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. Như vậy, tuy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có sự khác nhau về nội dung, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mối quan hệ đó được thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để xác định được giá trị chuyển dịch của các yếu tố chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. Ngoài ra một đối tượng kế toán chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng hạch toán chi phí tương ứng. Tuy nhiên về bản chất chúng đều là những phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành nhằm có biện pháp nâng cao công tác quản trị Doanh nghiệp. Mặt khác cũng do mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có nhiều điểm giống và khác nhau nên khi hạch toán chúng ta phải áp dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau cho phù hợp. 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đã được tập hợp là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành. Việc tính giá thành chính xác giúp cho việc xác định và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, giúp cho các nhà lãnh đạo, quản trị Doanh nghiệp có những giải pháp kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất để đầu tư vào mặt hàng sản phẩm nào. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng trong các Doanh nghiệp: Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp này được xác định bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất tập hợp được chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. Phương pháp hệ số: Phương pháp này thường được áp dụng ở các Doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được căn cứ vào mối quan hệ chi phí giữa các loại sản phẩm để xác định hệ số từ đó quy về một loại sản phẩm gốc để tính giá thành. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng ở những Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm khác nhau. Do đó chi phí sản xuất được tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại và giá thành của từng loại sản phẩm được xác định bằng phương pháp tỷ lệ như tỷ lệ với giá thành kế hoạch, giá thành định mức. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. Phương pháp này được áp dụng trong các Doanh nghiệp mà cùng với việc sản xuất ra những sản phẩm chính còn tạo ra những sản phẩm phụ. Những sản phẩm phụ này không phải là mục đích kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy, để tính giá thành sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng trong các Doanh nghiệp có quy mô công nghệ và tính chất sản phẩm phức tạp, đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau. Trong các Doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm phải được tính theo các khoản mục quy định sau: Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Nhà nước quy định thống nhát cho các Doanh nghiệp ba khoản mục tính giá thành nhưng tuỳ theo yêu cầu quản trị Doanh nghiệp mà các Doanh nghiệp có thể chi tiết các khoản mục để phục vụ thiết thực cho các chủ Doanh nghiệp trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các khoản chi phí chi tiết hơn tới giá thành sản phẩm. Số liệu, kết quả tính giá thành phải được phản ánh trên các bảng biểu tính giá thành để có thể thực hiện được nội dung và phương pháp mà Doanh nghiệp đang áp dụng. 3. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ hình thức tổ chức sổ vận dụng ở Doanh nghiệp mà việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên các hệ thống sổ sách khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu điểm, nhược điểm riêng, có những điều kiện áp dụng cụ thể về năng lực và trình độ tổ chức quản lý. Do vậy mỗi Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hạch toán kinh tế của mình để lựa chọ một hình thức sổ kế toán phù hợp nhất. 3.1 Hình thức sổ kế toán – nhật ký – chứng từ. Theo hình thức này, số liệu trên các chứng từ gốc phản ánh phát sinh được ghi vào cuối các NKCT 1,2,3,4,5,6, các bảng phân bổ số 1,2,3 các bảng kê số 3.4.5.6. Cuối kỳ hạch toán trên cơ sở các NKCT, các bảng phân bổ và bảng kê số liệu được ghi vào NKCT số 7 và ghi vào sổ cái. 3.2. Hình thức sổ kế toán – chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này mọi Doanh nghiệp phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ trứơc khi sổ kế toán, ghi theo trình tự thời gian vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Những loại chi phí cần hạch toán chi tiết thì vào sổ hạch toán chi tiết. Cuối kỳ hạch toán, số liệu trên các chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái. 3.3. Hình thức sổ kế toán – nhật ký chung. Theo hình thức này mọi Doanh nghiệp kinh tế phát sinh đều ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Các loại chi phí cần hạch toán chi tiết thì được ghi vào sổ chi tiết. Cuối kỳ hạch toán lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái từng nghiệp vụ phát sinh. 3.4. Hình thức sổ kế toán – nhật ký sổ cái. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo TK kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp chung nhất là sổ nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc. Phần II: Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam I. Đặc điểm chung ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 1. Lịch sử hình thành, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. 1.1. Lịch sử hình thành: Năm 1990, Nhà nước ta đã ban hành luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bao bì trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cùng với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực này năm 1992, kỹ sư Trử Văn Thìn đã xin phép thành lập cơ sở sản xuất bao bì Hoa Nam với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất màng mỏng PP, PE. Đến năm 1947, ngành nghề này không còn phù hợp với thị trường bao bì Hà Nội cũng như trong nước kỹ sư Trử Văn Thìn xin phép thành lập Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam theo giấy phép thành lập số 3608/GP-TLDN ngày 14/7/1997 của UBND thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam ra đời trên nền tảng của xưởng sản xuất bao bì Hoa Nam trước đây chưa mở rộng về quy mô hoạt động và phát triển thêm một số ngành nghề. Ngay từ khi mới ra đời, dù trong thời gian ngắn, Doanh nghiệp đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình từng bước đi lên, nâng cao uy tín của mình với khách hàng, dần tạo được vị thế trong ngành công nghiệp bao bì Hà Nội và miền Bắc với các bạn hàng truyền thống như: Công ty bán kẹo Hải Hà Công ty bán kẹo Tràng An Liên doanh bán kẹo Hải Hà Kotobuky Liên doanh sản xuất hạt giống lai Biosad Liên doanh sản xuất bơm tiêm dùng một lần VINAHANKOOK Công ty nhựa y tế MEDIPLAST – bộ y tế 1.2. Nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Theo giấy phép thành lập của UBND thành phố Hà Nội, Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản Ngân hàng, có con dấu riêng và được phép kinh doanh các ngành nghề sau: - Sản xuất màng mỏng bao bì PP,PE, HD, OPP và in bao vì trên màng mỏng nhựa. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp được tổ chức theo kiểu một cấp, trực tuyến. Doanh nghiệp là một đơ vị hạch toán kinh tế độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ, được quyền trực tiếp quan hệ với Ngân hàng, cơ quan thuế, các khách hàng trong và ngoài nước. Sơ đồ I: Tổ chức bộ máy hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Giám đốc DN (chủ DN) Phó Giám đốc KD Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Bộ phận giao dịch, bán hàng (bộ phận kinh doanh ) Bộ phận KCS sản phẩm Đội xe chuyên chở hàng hoá và giao dịch Bộ phận kế toán tài chính Phân xưởng thôi màng bao bì Phân xưởng in màng bao bì Phân xưởng OPP, PE Phân xưởng công thủ công Bộ phận kho Bộ phận phụ trách kỹ thuật và sửa chữa máy móc thiết bị Qua sơ đồ trên cho thấy: * Về quy mô: Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam là một Doanh nghiệp nhỏ, trong khối các Doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà nước khuyến khích phát triển. * Về tổ chức: + Chủ Doanh nghiệp (kỷ sư Trữ Văn Thìn) kiêm Giám đốc Doanh nghiệp là người đứng đầu bộ máy quản lý Doanh nghiệp, Giám đốc là người quản lý trực tiếp bộ phận kế toán tài chính, một mặt chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan chức năng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, mặt khác là người đứng ra điều hành chỉ dẫn các hoạt động của Doanh nghiệp theo định hướng Doanh nghiệp đã đề ra. Giúp việc cho Giám đốc là 2 phó Giám đốc phụ trách 2 phần việc khác nhau là phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và phó Giám đốc phụ trách sản xuất. * Khối văn phòng có 3 phòng chức năng, đứng đầu là phó Giám đốc kinh doanh, phó Giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng. Các phòng chức năng hỗ trợ nhau và giúp đỡ các phân xưởng, bộ phận sản xuất, cụ thể. + Bộ phận giao dịch và bán hàng gồm 3 nhân viên, phụ trách công tác điều phối NVL, giao dịch với khách hàng và bán hàng. + Bộ phận KCS có chức năng kiểm tra chất lượng NVL đầu vào sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất, đặc biệt là ở khâu thành phẩm trước khi xuất bản cho khách hàng. Bộ phận này gồm 01 nhân viên với sự giúp đỡ của bộ phận kinh doanh. + Đội xe chuyên chở hàng hoá và giao dịch: gồm 01 nhân viên và 2 xe ô tô (01 xe ô tô tải trọng lượng 0,5 tấn và 01 xe ô tô 12 chỗ ngồi). * Bộ phận kế toán tài chính: Gồm 3 nhân viên phụ trách công tác tài chính kế toán của Doanh nghiệp và do Giám đốc trực tiếp quản lý. Tham mưu cho Giám đốc về việc quản lý nguồn vốn, các số liệu kế toán tài chính, quyết toán, báo cáo tài chính lên cơ quan quản lý chức năng khác nhau. Đứng đầu là phó Giám đốc phụ trách sản xuất, trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất và bộ phận kho trên cơ sở lệnh sản xuất sản phẩm do bộ phận kinh doanh lập và sự giúp đỡ của bộ phận kỹ thuật các phân xưởng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo nên một quy trình sản xuất khép kín. Cụ thể: + Phân xưởng màng bao bì: Gồm 06 công nhân, đứng đầu là 1 tổ trưởng phân xưởng này có nhiệm vụ nhân nhựa hạt từ kho cùng một số nguyên vật liệu phụ và phụ gia khác để tạo ra màng bao bì qua hệ thống máy thôi màng. + Phân xưởng in màng bao bì: Gồm 04 công nhân, màng bao bì mà màng bao bì sau khi thoi được đưa xuống phân xưởng này được lắp lên máy in và tiến hành in bao bì trên máy đồng theo ma két chế bản sẵn ăn mòn vào quả lô. Tuỳ theo số mầu trên mẫu in màng bao bì mà màng được in theo các công đoạn khác nhau. Ví dụ để có một sản phẩm in túi đựng ngô 9698 của liên doanh Biosud phải có 2 công đoạn in: Công đoạn I: in 06 mẫu cho 2 mặt màng bao bì Công đoạn II: lắp màng đã in 06 mầu ở công đoạn 1, in chồng thêm 02 mầu ta mới được 1 sản phẩm in là loại 9698 hoàn chỉnh. + Phân xưởng cắt dán bao bì: gồm 17 công nhân làm theo 2 ca phân xưởng này có nhiệm vụ nhân màng trắng từ phân xưởng thỗi và màng in từ phân xưởng in rồi tiến hành cắt dán thành túi theo kích thước mẫu trên máy cắt dán. + Phân xưởng màng phức OPP: Đây là công nghệ khá hiện đại trong ngành công nghệ bao bì nói chung và là hướng phát triển của Doanh nghiệp trong vài năm tơi. Màng PP trắng hoặc in được chuyển tới PX này và công nhân tiến hành công đoạn tráng lớp màng phức OPP lên màng trắng hoặc in trên máy này gồm 06 công nhân với một dây truyền tráng màng hoàn chỉnh. Tháng 1-02 Doanh nghiệp dự kiến sẽ đầu tư thêm 01 dây truyền tráng màng của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ VNĐ. + Phân xưởng gia công thủ công: Có một số mặt hàng của Doanh nghiệp mà sau khi tiến hành sản xuất trên máy đòi hỏi phải có một công đoạn gia công thủ công thêm. Ví dụ như sản phẩm đựng bơm tiêm y tế của liên doanh VINAHANKOOK và của Công ty nhựa y tế MEDIPLAST, sau khi cắt dán thành túi sản phẩm sẽ được đưa xuống phân xưởng này để công nhân tiến hành lọc và bấm đít cắt của sản phẩm trước khi đóng hộp để KCS kiểm tra chất lượng lần cuối. + Bộ phận kho: Doanh nghiệp có 01 thủ kho phụ trách 3 kho là Kho NVL đầu vào Kho thành phẩm đầu ra Kho phế phẩm và các sản phẩm sai quy cách chờ xử lý + Bộ phận phụ trách kỹ thuật và sửa chữa máy móc thiết bị: gồm 01 nhân viên sửa chữa máy móc thiết bị và sự hỗ trợ giám sát về kỹ thuật của phó Giám đốc phụ trách sản xuất. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam với nhiệm vụ chính là in các bao bì trắng và in từ nhựa hạt. Do đặc thù của ngành công nghiệp bao bì rất đa dạng phong phú, phụ thuộc vào nhu cầu và sản phẩm đựng trong bao bì của từng khách hàng. Do vậy cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là rất đa dạng, có thể chia thành 05 nhóm chính sau: Sơ đồ II: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bao bì hoàn chỉnh Nhựa hạt Nước nhiệt Trộn nhựa + phụ gia Máy thổi màng bao bì Màng bao bì trắng và sù Mực, dung môi Máy in màng bao bì Màng bao bì trắng in và sù in Xẻ màng bao bì trên máy Nhựa PP, PE Máy, tráng màng OPP, PE Máy tráng OPP, PE Chất phụ gia Cắt dán túi bao bì Điện băng dính nhiệt các chất phụ gia Túi bao bì cắt dán Gia công thủ công Túi bao bì cắt dán hoàn chỉnh Quai túi Các vật liệu đặc thù khác Bao gói SP nhóm 5 SP nhóm 4 SP nhóm 3 K-C-S SP nhóm 3 SP nhóm 2 SP nhóm 1 Nhập kho + Nhóm 1: Màng bao bì ni lông trắng trong và trắng sừ Thuộc nhóm này có 6 loại mặt hàng chính là màng PP, PE, HD trắng trong và màng PP, PE, HD trắng sừ với khoảng 400 loại sản phẩm khác nhau. Mỗi một kích thước rộng ứng với 1 độ dày khác nhau lại tạo ra một sản phẩm mới. + Nhóm 2: Màng bao bì ni lông trắng in và sừ in Để có nhóm sản phẩm này, màng trắng và sừ được tạo ra từ phân xưởng thôi sẽ được chuyển xuống phân xưởng in để in nhãn mác lên bao bì trên máy in, tiến hành sẽ màng trên máy xẻ ta có thành phẩm màng bao bì trắng in và sừ in. + Nhóm 3: Túi bao bì nilong trắng trong và trắng sừ: được tạo ra từ màng PP, PE, HD trắng trong và trắng sứ, sau đó giao cho phân xưởng cắt dán để cắt dán thành túi bao bì thành phẩm. Đây là mặt hàng chủ lực của Doanh nghiệp, có khoảng 1000 sản phẩm túi các loại tương ứng với kích thước rộng 5-80 cm, kích thước dài 7-300 cm, kích thước dầy 3,2V-30V. Mỗi một kích thước rộng ứng với một kích thước dài và một độ dày ta được một sản phẩm túi PP, PE, HD trắng trong và trắng sứ. + Nhóm 4: Màng bao bì ni long trắng in, sừ in, tráng OPP, PF in. Đáy là nhóm sản phẩm chiếm tới 65% đến 70% tổng doanh thu cả năm của Doanh nghiệp, tham gia vào hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp. Mỗi một loại bao bì in gắn liền với sản phẩm mà nó bao gói và tên Công ty, cá nhân làm ra sản phẩm đó. Muốn sản xuất bao bì ni long in phải có hợp đồng mua bán giữa các bên, có mẫu mã được sự đồng ý sản xuất của các bên có liên quan. 4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp giai đoạn 1999-2001. Có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Giá cả NVL lên xuống thất thường do biến động của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới, trong khi giá sản phẩm của Doanh nghiệp bán ra hầu như không điều chỉnh được do hợp đồng mau bán ký kết từng năm. Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng diễn biến phức tạp, bên cạnh những Công ty bao bì của Nhà nước, các Công ty liên doanh với nước ngoài, các Công ty cổ phần có quy mô vừa và lớn, còn xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất bao bì ni long nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy mô gia đình sẵn sàng ép giá làm cho tính chất cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Tuy nhiên, đây là giai đoạn Doanh nghiệp đã thể hiện quyết tâm cao, đạt được những kết quả đáng mừng, đáng phấn khởi. 4.1. Doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong 3 năm được thể hiện qua bảng I Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp các năm 1999-2001 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 3 quý đầu năm 2001 1. Doanh thu thuần 2. Chi phí hợp lý 3. Lãi trước thuế 4. Thuế TNDN 5. Lãi sau thuế 4.716.000.000 4.320.688.000 395.312.000 126.500.000 128.812.000 4.976.000.000 4.536.941.000 439.059.000 140.499.000 298.560.000 4.105.200.000 3.712.791.000 392.409.000 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp công tác các năm 1999, 2000 và báo cáo các quý I, II, III/2001) Từ số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2000 tốt hơn năm 1999 thể hiện qua các chỉ tiêu: + Doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 260.000.000 đồng (tăng 5,5%) nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2000 tăng so với năm 1999 là 43.747.000 đồng (tăng 11%). Sang năm 2001, tuy mới là kết quả kinh doanh của 3 quý đầu năm nhưng qua đó ta thấy chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng. Điều này phả ánh sự cố gắng của toàn Doanh nghiệp trong việc nâng cao cả “chất” và lượng khi tiến hành sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh đạo Doanh nghiệp trong việc điều hoà vốn cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn năm 2001 tốt hơn các năm trước. 4.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. * Thuế GTGT Một thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho thuế doanh thu. Đây là một sắc thuế mới có sự thay đổi cơ bản về nội dung, tránh được sự đánh trồng thuế như thuế doanh thu trước đây sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá dịch vụ. Có thể minh chứng qua tình hình nộp ngân sách Nhà nước của Doanh nghiệp qua 2 năm 1998 và 1999 như sau: Năm 1998: Tổng doanh thu trước thuế là: 4.916.875.000đ Thuế doanh thu phải nộp là: 196.675.000đ Doanh thu thuần là: 4.20.200.000đ Năm 1999: Doanh thu thuần là: 4.716.000.000đ Thuế GTGT đầu ra (10%) là: 471.000.000đ Thuế GTGT đầu vào là: 349.130.000đ Thuế GTGT phải nộp là: 122.470.000đ Ta thấy, doanh thu thuần năm 1998 tăng so với năm 1999 là 4.200.000đ nhưng thuế doanh thu phải nộp năm 1998 tăng so với thuế GTGT phải nộp năm 1999 là 74.205.000đ. Sang năm 2000, thuế GTGT phải nộp là 119.700.000đ 3 quý đầu năm 2001, thuế GTGT phải nộp là 90.775.000đ 2. Thuế thu nhập Doanh nghiệp. Năm 1999, thuế TNDN phải nộp là: 126.500.000VNĐ Năm 2000, thuế TNDN phải nộp là: 140.499.000đ Năm 2001, thuế TNDN tam nộp 3 quý đầu năm là: 60.000.000đ 4.3. thu nhập bình quân đầu người. * Năm 1999, tông số lao động toàn Doanh nghiệp là 49 người (không kể chủ Doanh nghiệp) trong đó: + Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là: 36 người + Nhân viên gián tiếp là: 13 người Quỹ lương toàn Doanh nghiệp là: 389.366.400đ Trong đó: + Quỹ lương của công nhân sản xuất trực tiếp sản phẩm là: 263.131.200đ (thu nhập bình quân đầu người là 609.100đ/tháng) + Quỹ lương của công nhân viên gián tiếp là: 126.235.200 (thu nhập bình quân đầu người là 809.200đ/tháng) * Năm 2000, do Doanh nghiệp mở thên phân xưởng tráng màng phức OPP – PE, tổng số lao động toàn Doanh nghiệp là 56 người. Trong đó: Nhân viên gián tiếp là 13 người Công nhân sản xuất trực tiếp là 43 người Quỹ lương toàn Doanh nghiệp là: 454.496.400đ Trong đó quỹ lương của nhân viên gián tiếp là 127.920.000đ (thu nhập bình quân đầu người là 820.000đ/tháng) Quỹ lương của công nhân sản xuất, trực tiếp là 326.576.400 (thu nhập bình quân đầu người là 632.900đ/tháng) Tóm lại: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong giai đoạn 1999-2001 là khá ổn định. 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ cức quản lý, xuất phát từ điều kiện và trình độ quản lý, Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Bộ phận tài chính kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Doanh nghiệp. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đảm bảo chuyên môn hoá lao động của nhân viên kế toán, bộ phận kế toán của Doanh nghiệp được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3. Tổ chức bộ máy kế toán ở Doanh nghiệp tư nhân Hoa Nam. Kế toán tổng hợp (trưởng bộ phận) Thủ quỹ kiêm kế toán NVL và cung cấp CCDC Kế toán PX và tính giá thành sản phẩm Bộ phận kế toán tài chính của Doanh nghiệp có 3 nhân viên, mỗi nhân viên có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ khăng khiết với nhau, hỗ trợ cho nhau giúp cho cả bộ máy kế toán hoạt động đều đặn, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của Doanh nghiệp. Các nhân viên kế toán có các chức năng cụ thể sau: * Kế toán tổng hợp (trưởng bộ phận): Là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban Giám đốc Doanh nghiệp, đồng thời có nhiệm vụ: + Tổng hợp số liệu từ các bảng kê, nhật ký sổ cái, hàng quý hàng năm lên các bảng biểu quyết toán. + Hàng tháng có nhiệm vụ lập các bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương, lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng. + Theo dõi lượng tiền vốn hiện có trong Doanh nghiệp, theo dõi tình hình thanh toán với người cung cấp, tình hình trả nợ, vay Ngân hàng cũng như các đơn vị khác. + Căn cứ vào các chứng từ, các hoá đơn nhập, hoá đơn xuất để theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. + Kế toán thuế GTGT và TNDN * Kế toán phân xưởng và tính giá trị sản phẩm: tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở từng phân xưởng, hạch toán chi tiết các chi phí đó và tính giá trị thực tế thành phẩm nhập xuất tồn kho. Cuối mỗi tháng kế toán phân xưởng phải đối chiếu với kế toán tổng hợp và xin ý kiến của Giám đốc về chi phí tiêu hao sản xuất sản phẩm và xác định giá bán của sản phẩm. * Thủ quỹ kiêm kế toán NVL và cung cấp công cụ dụng cụ có nhiệm vụ: + Nhập và xuất tiền mặt, theo dõi lương tiền mặt tồn két + Đối chiếu thường xuyên với kế toán tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan. + Theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất từng loại NVL, công cụ dụng cụ, sự biến động của giá cả NVL trên thị trường. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đún

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0257.doc
Tài liệu liên quan