Lời mở đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2
I. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạch toán 2
1. Khái quát về hoạt động sản xuất công nghiệp 2
2. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh 2
2.1. Khái niệm 2
2.2. Phân loại chi phí sản xuất 4
3. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 8
3.1. Khái niệm 8
3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10
5. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
II. Hạch toán chi phí sản xuất 11
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
2. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 12
2.1. Phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí 12
2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp 12
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
4. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất 13
5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 14
5.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 14
5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 15
5.3. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 16
5.4. Hạch toán chi phí trả trước 18
5.5. Hạch toán chi phí phải trả 20
5.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 21
5.7. Tổng hợp chi phí sản xuất 22
6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23
6.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu 24
6.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 24
6.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 24
6.4. Tổng hợp chi phí sản xuất 24
7. Xác định kỳ tính giá thành, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 26
7.1. Kỳ tính giá thành 26
7.2. Kiểm kê sản phẩm dở dang 26
7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang 26
III. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 28
1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn) 28
2. Phương pháp tổng cộng chi phí 29
3. Phương pháp hệ số 29
4. Phương pháp tỷ lệ 30
5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 31
6. Phương pháp loại trừ 31
7. Phương pháp phân bước (giai đoạn công nghệ) 32
8. Phương pháp liên hợp 34
IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất 34
1. Chứng từ chi phí 34
2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp 34
2.1. Tổ chức sổ chi tiết 35
2.2. Tổ chức hệ thống sổ tổng hợp 35
V. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và trong hệ thống kế toán một số nước trên thế giới 36
1. Kế toán chi phí sản xuất trong chuẩn mực kế toán quốc tế 36
2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Việt Nam trong mối quan hệ với kế toán một số nước trên thế giới. 37
2.1. Kế toán Mỹ 37
2.2. Kế toán Pháp 39
VI. Ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp 39
1. Ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp 39
2. Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 40
2.1. Phân tích chi phí sản xuất 40
2.2. Phân tích giá thành sản phẩm 42
3. Các biện pháp giảm giá thành 42
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 44
I. Khái quát chung về công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 44
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 44
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 45
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh tại công ty 46
4. Đặc điểm về tổ chức quản lý 47
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 50
5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 50
5.2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 51
5.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 52
5.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán 52
5.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty 53
5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty 53
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 54
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 54
1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 54
1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty 55
2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 57
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 66
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 73
2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 89
2.5. Tính giá sản phẩm dở dang tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 90
2.6. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 97
III. Vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc tăng cường công tác quản trị trong công ty 101
1. Phân tích chi phí sản xuất tại công ty 101
2. Phân tích giá thành sản phẩm tại công ty 107
3. Vai trò của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 109
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 110
I. Những nhận xét chung về thực trạng kế toán tại công ty 110
1. Những thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp 110
1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán 110
1.2. Về vận dụng chế độ chứng từ kế toán 111
1.3. Về vận dụng chế độ tài khoản kế toán. 112
1.4. Về vận dụng hệ thống sổ sách kế toán trong công ty. 112
1.5. Về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán trong công ty. 112
1.6. Về công tác tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu. 113
2. Nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. 114
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 114
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp 114
2.3. Chi phí sản xuất chung 115
2.4. Các chi phí khác 116
II. Những kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 117
1.Về tổ chức bộ máy và thiết lập hệ thống sổ kế toán quản trị. 117
2.Về sử dụng chứng từ kế toán 117
3. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 118
4. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 118
5.Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 121
6.Về công tác tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu 121
7.Về hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 121
7.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 121
7.2. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung 122
7.3. Về các chi phí khác 122
7.4. Về đánh giá sản phẩm dở dang 122
8.Về tổ chức lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. 123
Kết luận 125
Tài liệu tham khảo 126
133 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (Giá bình quân liên hoàn)
- Kỳ kế toán của đơn vị: quý
- Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của Công ty thường được tính vào cuối kỳ hạch toán (quý). Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí.
5.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đặc điểm loại hình kinh doanh công ty đã sử dụng các loại chứng từ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ của công ty được áp dụng theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1 - 11 - 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghệp chỉ sử dụng thêm chứng từ: Phiếu nhập kho gỗ, Biên bản kiểm kê gỗ và phiếu xuất kho gỗ. Do phương pháp tính thuế GTGT doanh nghiệp áp dụng là phương pháp khấu trừ cho nên doanh nghiệp sử dụng chứng từ : Hóa đơn GTGT.
5.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Căn cứ vào phương pháp hạch toán được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên và chế độ kế toán hiện hành - được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính (đã sửa đổi bổ sung), Hệ thống tài khoản của Công ty nhìn chung theo đúng chế độ.
Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho, cho các khoản đầu tư chứng khoán nên không có các tài khoản dự phòng. Là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty không có các TK 151,157, mà xem các khoản hàng mua đang đi đường, và hàng gửi bán như đang nằm trong kho.
Công ty hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng cách trừ ngay trên hoá đơn bán hàng nên Công ty Diêm Thống Nhất không sử dụng các tài khoản 521,531,532.
Hiện nay, công ty luôn cập nhật các chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, và đã theo dõi “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên tài khoản 3353 và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với TSCĐ dưới 10 triệu không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ như trước đây, kế toán đưa vào TK1538 “TSCĐ chuyển thành CCDC”.
Công ty còn sử dụng thêm tài khoản 1382 “Phải thu tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật nằm viện cho công nhân viên” để hạch toán trong trường hợp thanh toán tiền mua hộ công nhân viên bảo hiểm phẫu thuật nằm viện.
Ngoài ra, tuy là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty vẫn có một số loại hàng hoá như giấy ăn, giấy vệ sinh Watersilk… nên trong hệ thống tài khoản của công ty có TK 156.
5.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty
Căn cứ vào đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, quy mô sản xuất lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, yêu cầu trình độ quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán bậc cử nhân đại học, trang thiết bị vật chất tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Diêm Thống Nhất được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 20: Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Trong đó:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối quý
: Đối chiếu
5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty
Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành lập các Báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu mới nhất do Bộ Tài chính quy định.
Hiện nay, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN). Ngoài bốn loại báo cáo trên, Công ty còn lập các báo cáo sau:
- Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập
- Báo cáo quyết toán thuế
- Quyết toán thuế TNDN
- Quyết toán thuế GTGT
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất
Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất trong kỳ của công ty phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên để thuận tiện cho công tác hạch toán, kiểm soát chi phí, chi phí sản xuất trong kỳ ở công ty được phân loại theo công dụng của nó, bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CFNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CFNCTT) và chi phí sản xuất chung (CFSXC). Trong đó:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi về gỗ, hoá chất, giấy… là những nguyên vật liệu trực tiếp tạo thành sản phẩm que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa và các vật liệu khác như tem nhãn, keo dán, giấy phong chục… góp phần hoàn thiện sản phẩm sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về lương, các khoản phụ cấp,… các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo chế độ hiện hành.
Chi phí sản xuất chung là chi phí bao gồm các khoản chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), các chi phí khác phải bỏ ra tại các tổ, các xí nghiệp mang tính chất quản lý và phục vụ sản xuất chung trong công ty.
1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu của công ty theo kiểu song song nên việc bố trí sản xuất cũng được sắp xếp một cách tương ứng. Xí nghiệp Que Diêm có nhiệm vụ sản xuất que mộc và que thuốc, xí nghiệp Hộp Diêm có nhiệm vụ sản xuất hộp diêm. Sản phẩm que diêm của xí nghiệp Que và sản phẩm hộp diêm của xí nghiệp Hộp Diêm khi kết thúc quy trình công nghệ tại mỗi xí nghiệp sẽ được phong chục, phong kiện tại xí nghiệp Bao Gói.
Với đặc thù như vậy, nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp vào từng xí nghiệp liên quan hay nói cách khác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong công ty được xác định là từng xí nghiệp thành viên trong công ty: Xí nghiệp Que Diêm, xí nghiệp Hộp Diêm và xí nghiệp Bao Gói. Việc xác định rõ đối tượng này có ý nghĩa rất lớn cho việc tính giá thành sau này của hai thành phẩm Que mộc xuất khẩu và Diêm hộp nội địa của công ty.
1.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Do doanh nghiệp lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên nên doanh nghiệp tiến hành hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng xí nghiệp mà cụ thể là xí nghiệp Que Diêm, Hộp Diêm và Bao Gói.
Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng xí nghiệp, hàng quý, tổng hợp chi phí có liên quan đến từng xí nghiệp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty
1.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí chi tiết theo từng xí nghiệp tạo cơ sở và điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Do đặc điểm quy trình công nghệ như đã trình bày ở trên, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu hạch toán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty cổ phẩn Diêm Thống Nhất xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm nhập kho.
Tuy nhiên trong kỳ có một bộ phận nửa thành phẩm của cả quy trình sản xuất lại là thành phẩm (que mộc dùng cho mục đích xuất khẩu) của xí nghiệp Que Diêm. Do đó để tính được giá thành cho hai loại sản phẩm trên thì nhất thiết phải phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã tập hợp tại xí nghiệp Que Diêm cho hai đối tượng tính giá thành: Que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa.
1.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Diêm Thống Nhất được bố trí theo kiểu song song, quá trình sản xuất sản phẩm Diêm hộp nội địa phải trải qua từng công đoạn độc lập nhau tại ba xí nghiệp: xí nghiệp Que Diêm, xí nghiệp Hộp Diêm và xí nghiệp Bao Gói, mặt khác thành phẩm Que mộc xuất khẩu nhập kho ngay khi kết thúc quy trình ở xí nghiệp Que Diêm. Bởi vậy giá thành của que mộc xuất khẩu được tính trực tiếp tại xí nghiệp Que trên cơ sở chi phí sản xuất đã phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Giá thành của diêm hộp nội địa sẽ tổng hợp được sau khi tính giá thành của que thuốc, giá thành của hộp diêm và giá thành khâu bao gói sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm công ty hiện đang sử dụng là phương pháp tổng cộng chi phí.
Theo phương pháp này, để tính được giá thành sản phẩm trước hết phải căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp riêng cho từng xí nghiệp, sau đó tính ra giá thành các bộ phận chi tiết của sản phẩm ở các xí nghiệp khác nhau theo phương pháp trực tiếp. Cuối cùng căn cứ vào số sản phẩm đã hoàn thành, lắp ráp ở khâu cuối cùng để tổng cộng chi phí của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên thành phẩm ta sẽ tính được giá thành thành phẩm.
Công thức: ZTTi = DĐKi + CTKi - DCKi
Trong đó:
ỹ ZTTi : Tổng giá thành sản xuất thực tế của chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp (Que mộc, que thuốc, hộp diêm và bao gói)
ỹ DĐKi, DCKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp.
ỹ CTKi : Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ của từng chi tiết sản phẩm ở từng xí nghiệp.
Từ đó ta có: ZTT = SZTTi
Trong đó : ZTT : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (Que mộc xuất khẩu và Diêm hộp nội địa)
1.2.3. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành của công ty thống nhất với kỳ hạch toán được xác định là từng quý.
Hai sản phẩm của công ty là que mộc xuất khẩu và diêm hộp nội địa, nên đơn vị tính giá thành tương ứng với hai loại sản phẩm này là:
ỹ Với Que mộc xuất khẩu: Đồng/Tấn
ỹ Với Diêm hộp nội địa: Đồng/Kiện, Trong đó: 1 Kiện = 1000 Bao
2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho của công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Quá trình tập hợp chi phí tại công ty được tiến hành theo trình tự như sau: Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ xuất vật tư, công cụ dụng cụ cho sản xuất, trích khấu hao TSCĐ, tính lương phải trả công nhân viên, chi tiền cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất… kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ, cập nhật vào máy tính cho các phần hành tương ứng, từ đó máy tính sẽ kết xuất ra sổ chi tiết các tài khoản, các bảng tổng hợp, các bảng kê, nhật ký chứng từ, và sổ cái các tài khoản liên quan… Cụ thể như sau:
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty chiếm khoảng 51% trong tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu xuất dùng vào sản xuất trực tiếp trong kỳ. Nguyên vật liệu thường sử dụng trong sản xuất ở công ty bao gồm:
Vật liệu chính: Gỗ bồ đề...
Nguyên liệu chính: Gỗ sản xuất diêm, nan gỗ bóc...
Hoá chất: Kalibicrômat, cao lanh, ôxit kẽm, thạch anh, phẩm cánh sen...
Vật liệu phụ: Giấy phong chục, nhãn, thùng carton...
Phụ tùng: Đồ điện, dây cáp, bu lông, đinh vít, vòng bi...
2.1.1. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên: xí nghiệp Que diêm, xí nghiệp Hộp diêm và xí nghiệp Bao gói như sau:
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Hộp
TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Bao
2.1.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các xí nghiệp viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, phòng Kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý và viết “Phiếu lĩnh vật tư”. Phiếu này được lập thành ba liên:
Liên 1: Lưu quyển tại phòng Kinh doanh
Liên 2: Thủ kho sử dụng để ghi chép vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ.
Liên 3: Giao cho đơn vị nhận vật tư làm căn cứ ghi sổ nơi sử dụng
Tại kho, khi nhận được Phiếu lĩnh vật tư từ phòng Kinh doanh chuyển xuống, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Phiếu lĩnh vật tư để tiến hành xuất vật tư. Sau đó, thủ kho ghi số lượng vào cột thực phát, ghi ngày tháng năm và cùng người nhận vật tư ký vào Phiếu lĩnh vật tư (Phiếu lĩnh vật tư sử dụng thay cho cả Phiếu xuất kho).
Phiếu lĩnh vật tư
(Trích) Số: 187
Ngày 31 tháng 10 năm 2003
- Tên đơn vị lĩnh: Đ/C Trung xí nghiệp Que Diêm
- Lý do lĩnh : Phục vụ sản xuất tháng 10/2003
- Người duyệt: Đ/C Tùng
Lĩnh tại kho: Hà
DĐ vật tư
Tên,nhãn hiệu, quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Xin lĩnh
Thực phát
1
Axit photphoric
Kg
210
210
6.890,52
1.447.010
2
Kalibicrômat
Kg
100
100
29.500
2.950.000
3
Ôxit kẽm
Kg
100
100
7.800
780.000
4
Keo giêlatin
Kg
962.4
962.4
32.000
30.796.000
5
Parafin
Kg
4.900
4.900
8.900
43.610.000
6
Cao lanh
Kg
162.1
162.1
800
129.680
7
Thạch anh
Kg
1.198
1.198
913.2
1.094.014
Cộng
80.806.704
( Cộng thành tiền viết bằng chữ: Tám mươi triệu tám trăm linh sáu nghìn bảy trăm linh tư đồng chẵn )
Phụ trách đơn vị Người nhận Thủ kho Người lập
Kế toán vật tư hàng ngày nhận được Phiếu lĩnh vật tư do thủ kho chuyển lên tiến hành cập nhật vào máy tính, máy tính sẽ dựa vào các mã vật liệu để tự động tính giá xuất nguyên vật liệu cho sản xuất theo phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập).
Công thức tính như sau:
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất kho
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
x
Số lượng vật liệu thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Giá trị thực tế vật liệu sau mỗi lần nhập
=
Cứ mỗi lần xuất kho vật tư, máy tính tự động căn cứ vào số vật tư tồn và nhập vào trước của mỗi lần xuất để tính giá đơn vị bình quân cho từng loại vật tư sau đó áp giá cho từng loại vật tư vào cột đơn giá và cột thành tiền trong Phiếu lĩnh vật tư.
Lấy ví dụ cụ thể về việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn như sau:
Tính giá xuất kho cho hoá chất làm diêm là ôxit kẽm:(Quý IV năm 2003)
(ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu
Số lượng (Kg)
Đơn giá
Thành tiền
Tồn đầu kỳ
800
7.800
6.240.000
Xuất (31/10)
100
7.800
780.000
Xuất (30/11)
50
7.800
390.000
Tồn sau 2 lần xuất
650
7.800
5.070.000
Nhập (12/12)
700
16.670
11.669.000
Xuất (31/12)
75
Giá bình quân ôxit kẽm xuất kho vào ngày 31/12 là:
= (5.070.000 + 11.669.000) / (650 + 700) = 12.399,25 (đ/kg)
Giá trị ôxít kẽm xuất kho vào ngày 31/12 là :
= 75 x 12.399,25 = 929.944 (đ)
Sau khi cập nhật các chứng từ xuất vật tư, tự động tính đơn giá bình quân cho từng loại vật tư, áp giá vào cột đơn giá tính ra giá trị vật tư xuất dùng, máy tính sẽ kiết xuất ra các sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật tư, bảng kê tổng hợp chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621...
Dưới đây là biểu số 2: Sổ chi tiết vật tư ôxit kẽm quý IV năm 2003
Sổ này cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại vật tư tồn đầu kỳ, nhập vào, xuất ra sử dụng trong kỳ và số tồn cuối kỳ.
Từ số liệu của sổ này, máy tính cho ra Bảng kê xuất theo đối tượng (Biểu số 3). Bảng này cung cấp thông tin tổng hợp về số lượng, đơn giá, thành tiền của tất cả các loại vật tư trong một kho nhất định. Ví dụ: Tại kho hóa chất làm diêm, bảng kê cung cấp thông tin về 64 loại vật tư xuất dùng để trực tiếp sản xuất diêm với tổng giá trị xuất là: 512.892.342 đồng.
Số liệu trên chứng từ xuất vật tư (Phiếu lĩnh vật tư), chứng từ bán phế liệu thu hồi (HĐGTGT), sau khi cập nhật vào máy tính, tính toán giá trị vật tư xuất dùng cho từng loại vật tư, kế toán lập sổ chi tiết TK 621 chi tiết cho từng xí nghiệp.
Biểu số 02:
Công ty CP Diêm Thống Nhất Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá
Kho: Hoá chất làm diêm
Tên vật tư: Ôxit kẽm
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính:Kg, Đồng
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
31/10
31/11
12/12
31/12
PL187
PL213
PN328
PL276
31/10
30/11
12/12
31/12
Tồn đầu kỳ
Lĩnh hoá chất
Lĩnh hoá chất
Nhập hoá chất
Lĩnh hoá chất
6211
6211
3311
6211
7.800
7.800
16.670
12.399,25
700
11.669.000
100
50
75
780.000
390.000
929.944
800
700
650
1350
1275
6.240.000
5.460.000
5.070.000
16.739.000
15.809.056
Cộng phát sinh
Tồn cuối kỳ
700
11.669.000
225
2.099.944
1275
15.809.056
Ngày 31 tháng 12 năm 2003
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Biểu số 03:
Công ty CP Diêm Thống Nhất
Kho Hoá chất làm diêm
Bảng kê xuất theo đối tượng
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng
STT
Số hiệu
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
...
64
15210201
15210202
15210203
15210204
15210205
15210206
...
15210228
Kaliclorat
Lưu huỳnh
Thạch cao
Thạch Anh
Cao lanh
Ôxit kẽm
...
Axit axêtic
14.365
1.553,2
568,7
3.516
3.506
225
...
30
11.552,69
3.048,98
2.300
906,29
800
9.333,08
...
10.000
165.954.428
4.735.678
1.308.010
3.186.504
2.804.800
2.099.944
...
300.000
Tổng giá trị xuất
512.892.342
Chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho các xí nghiệp được xác định như sau:
Chi phí NVLTT trong kỳ
Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ
Trị giá NVL kỳ trước dùng không hết không nhập lại kho
Trị giá NVL còn CK chưa sử dụng hết
Giá trị phế liệu thu hồi
=
+
-
-
Vật liệu xuất dùng cho sản xuất nếu không sử dụng hết, công ty không nhập lại kho mà để lại xí nghiệp kỳ sau sử dụng tiếp và hạch toán ghi giảm trên tài khoản 621.
Giá trị phế liệu thu hồi bao gồm nan đóm, lõi gỗ..., kế toán công ty chỉ hạch toán ở xí nghiệp Que Diêm, các xí nghiệp khác giá trị phế liệu không đáng kể, và ghi giảm trên TK6211, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK1311 : 4.954.961
Có TK6211 : 4.504.510
Có TK 3331 : 450.451
Biểu số 04:
Công ty CP Diêm Thống Nhất Sổ chi tiết TK 6211
Phòng Tài vụ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Que Diêm
Tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT:Đồng
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
ĐƯ
PS Nợ
PS Có
SPP50
5/10/03
5/10/03
Bán nan đóm PL
1311
1.159.060
PL187
30/10/03
30/10/03
Lĩnh hoá chất
152
80.06.704
PL188
30/10/03
30/10/03
Lĩnh phụ kiện đóng thùng que XK
152
1.481.850
PL189
30/10/03
30/10/03
Lĩnh nan gỗ bóc
152
114.288.006
PL190
30/10/03
30/10/03
Lĩnh hoá chất
152
55.683.480
PL191
31/10/03
31/10/03
Lĩnh hoá chất
152
147.861.578
SPP51
30/11/03
30/11/03
Bán lõi gỗ bồ đề
1311
1.672.725
...
...
...
...
...
...
...
31/12/03
31/12/03
Kết chuyển chi phí NVLTT của XN Que Diêm
1541
943.017.303
Tổng cộng
947.521.813
947.521.813
Tại công ty, hàng quý Phòng Kỹ thuật của công ty được phép của tổng giám đốc lập bảng định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm. (Xem quyết định ở phụ lục)
Cuối mỗi quý, kế toán công ty căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phẩm nhân với định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm tại từng xí nghiệp để tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức cho từng loại sản phẩm, từ đó tính ra tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm chiếm trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trên cơ sở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong quý, kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ngay cho hai loại sản phẩm diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu tại xí nghiệp Que Diêm.
Ví dụ: Trong quý IV/2003, với số lượng diêm hộp nội địa hoàn thành là: 34.614 kiện, que mộc xuất khẩu hoàn thành là: 45,2 tấn; kế toán nhân với định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm theo bảng định mức trích dẫn ở phần phụ lục tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức của Que mộc xuất khẩu chiếm 17%, Diêm hộp nội địa chiếm 83% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau:
Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm Que mộc xuất khẩu là:
= 947.521.813 x 17% = 160.078.708 (đ)
Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm diêm hộp nội địa là:
= 947.521.813 x 83% = 786.443.105 (đ)
Căn cứ vào số liệu từ sổ chi tiết TK 621 tại từng xí nghiệp và việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm như trên, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo định khoản như sau với xí nghiệp Que tại quý IV/2003 (đơn vị tính: đồng):
Nợ TK6211 : 947.521.813
Có TK152 : 947.521.813
Biểu số 05:
Công ty CP Diêm Thống Nhất
Phòng Tài vụ
Bảng phân bổ
Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003 ĐVT: Đồng
STT
TK đối ứng
TK 152
TK 153
1
Chi phí NVLTT
2.167.388.232
6211-Xí nghiệp Que Diêm
947.521.813
- Que mộc xuất khẩu
160.078.708
- Diêm hộp nội địa
786.443.105
6212-Xí nghiệp Hộp Diêm
670.493.954
6213-Xí nghiệp Bao Gói
549.372.465
2
Chi phí sản xuất chung
90.831.180
40.152.729
627-Xí nghiệp Que Diêm
39.602.394
17.506.590
- Que mộc xuất khẩu
6.732.407
2.976.120
- Diêm hộp nội địa
32.869.987
14.530.470
627-Xí nghiệp Hộp Diêm
28.157.666
12.447.346
627-Xí nghiệp Bao gói
23.071.120
10.198.793
3
1368-Xí nghiệp Cơ Nhiệt
72.176.741
49.315.526
4
Chi phí bán hàng
41.873.416
32.039.627
5
Chi phí Quản lý doanh nghiệp
18.484.693
21.422.711
Tổng cộng
2.390.754.262
142.930.593
Cuối quý IV/2003, kế toán lấy số cộng cột ghi Có TK 152 ứng với dòng tổng của TK 621 để ghi vào các cột phù hợp trên Bảng kê số 4 (Biểu số 21-Trang 94), từ đó ghi vào Nhật ký chứng từ số 7(Biểu số 22- Trang 95), Sổ Cái TK 621(Biểu số 6).
Biểu số 06:
Công ty CP Diêm Thống Nhất
Phòng Tài vụ
Sổ Cái Tài khoản 621
Năm 2003
Số dư đầu năm
Nợ
Có
-
-
ĐVT: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
...
Quý IV
TK152
2.167.388.232
Cộng phát sinh
Nợ
2.167.388.232
Có
2.167.388.232
Số dư cuối quý
Nợ
-
Có
-
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kế toán công ty không hạch toán tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp mà đưa vào TK 6271.
Do đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tự động hoá cao, công nhân sản xuất trực tiếp được sử dụng để đóng bao, bốc dỡ và bao gói thành phẩm... với những công đoạn đơn giản nên số lượng công nhân sản xuất trong công ty không cần nhiều, mặt khác công ty đang từng bước giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do mặt hàng của công ty ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường, nên chi phí nhân công chỉ chiếm 27% trong tổng số toàn bộ chi phí sản xuất của công ty.
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau:
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Que
TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Hộp
TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp Bao
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất hàng tháng được xác định căn cứ vào Bảng chấm công do trưởng ca sản xuất tại các xí nghiệp theo dõi, Phiếu báo sản lượng hoàn thành ở từng xí nghiệp của từng công nhân, từng tổ công nhân do nhân viên kinh tế thống kê gửi lên, Phòng Tổ chức lao động thực hiện hạch toán và xây dựng Bảng định mức đơn giá tiền lương từng công đoạn sản xuất ở từng xí nghiệp trên cơ sở % doanh thu thực tế của công ty trong tháng, % doanh thu này được xác định trên cơ sở đăng ký với cơ quan thuế.
ỉ Phương pháp tính lương:
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất nhằm khuyến khích người lao động tích cực thi đua trong lao động, nâng cao hiệu quả công việc của công nhân. Tuy nhiên, đơn giá lương cao hay thấp mỗi tháng lại phụ thuộc vào doanh thu trong tháng đó của công ty, do vậy nếu doanh thu không ổn định thì đơn giá tiền lương cũng biến độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0135.doc