Lời nói đầu 1
Phần I 3
I.Đặc điểm kinh doanh xây lắp và tổ chức kinh doanh xây lắp theo phương thức khoán. 3
1.Đặc điểm và mô hình tổ chức doanh nghiệp xây lắp hiện nay: 3
1.1.Đặc điểm của sản xuất xây lắp và ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: 3
1.2. Mô hình tổ chức kinh doanh xây lắp phổ biến hiện nay. 4
2.Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 4
3.Tổ chức kinh doanh xây lắp theo phương thức khoán: 4
II.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán: 6
1.Hạch toán chi phí sản xuất: 6
1.1.Khái niệm chi phí sản xuất: 6
1.2.Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán: 7
1.3.Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán: 10
2.Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 11
2.1.Khái niệm và phân loại giá thành xây lắp. 11
2.2.Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị giao khoán: 13
2.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị nhận khoán: 14
3.Tổ chức sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong khoán: 16
phần 2 19
Đánh giá về kế toán chi phí sản xuất và 19
tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán 19
I. I.Ưu điểm của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán: 19
II.Tồn tại của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán: 20
III. áp dụng kế toán quản trị trong Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp theo phương thức khoán: 21
Phần 3 23
một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất 23
và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán 23
Kết luận 26
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp theo phương thức khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tiền, hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà mọi doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định.
Tuy nhiên trên các góc độ nghiên cứu và quản lý khác nhau có các cách thể hiện, cách hiểu khác nhau về chi phí sản xuất:
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: chi phí sản xuất kinh doanh là tổng số tiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Đối với kế toán chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với một kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và phải là chi phí thực.
Trong kế toán tài chính chi phí thường được phân loại theo khoản mục chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng: chi phi nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Trong kế toán quản trị kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp có hai phương pháp tính toán chi phí và kết quả được sử dụng: phương pháp phân phối hoàn toàn chi phí, phương pháp phân phối một phần chi phí (phương pháp tính ngược, phương pháp dựa trên sự phân chia chi phí thành định phí và biến phí).
Do vậy xem xét chi phí theo từng góc độ là tiền đề của việc kiểm tra phân tích chi phí, thúc đẩy việc quản lý chặt chẽ chi phí để hướng tới tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tại các đơn vị khác nhau thì đặc điểm chi phí sản xuất là khác nhau. Khi xem xét chi phí sản xuất thì chúng ta phải quan tâm tới đối tượng của nó.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đo. Vì vậy đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
1.2.Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán:
Đơn vị thực hiện theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
* Chứng từ :
Các doanh nghiệp xây lắp nước ta hiện nay vẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hệ thống chứng từ kế toán gồm có chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Hệ thống chứng từ doanh nghiệp xây lắp gồm 36 chứng từ : có 21 chứng từ bắt buộc và 15 chứng từ hướng dẫn. Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp xây lắp còn qui định cụ thể mẫu biểu từng chứng từ, phương pháp lập, thu nhận, kiểm tra ...
Đối với đơn vị giao khoán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ngoài những chứng từ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành, (như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo định mức, thẻ kho,..., bảng thanh toán lương,... phiếu lưu, phiếu chi,...)... đơn vị giao khoán còn sử dụng các chứng từ như:
+Hợp đồng giao khoán.
+Biên bản thanh lý hợp đồng
Kế toán trưởng tổ chức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí (nếu là chi phí trực tiếp ), còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung.
* Tài khoản sử dụng:
Hệ thống doanh nghiệp xây lắp gồm 73 tài khoản cấp 1, 130 tài khoản cấp 2 và 6 tài khoản cấp 3. Ngoài các tài khoản kế toán trong bảng cân đối kế toán còn 8 tài khoản cấp 1 và 2 tài khoản cấp 2 ngoài bảng cân đối kế toán.
Do đơn vị hạch toán theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình thì chi phí phát sinh chỉ gồm chi phí quản lý, chi phí giao dịch... để đảm bảo sự tồn tại của đơn vị. Do đó, kế toán chi phí không cần sử dụng TK 621,622,627 mà có thể sử dụng TK 642 để tập hợp các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 632 để tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị nhưng không thuộc nội dung chi phí quản lý và TK136 “Phải thu nội bộ”
Phương pháp kế toán:
Khi ứng vật tư, tiền cho các đơn vị nhận khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 136 (1362. Chi tiết đơn vị nhận khoán)
Có TK liên quan(111, 112, 152,153, 311, 214...)
Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý kế toán ghi :
Nợ TK 642
Có TK liên quan
Khi phát sinh các chi phí tại doanh nghiệp không thuộc nội dung chi phí quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK liên quan
* Sổ kế toán:
Tuy theo quy mô kinh doanh, trình độ quản lý kế toán và phân công lao động kế toán, đơn vị giao khoán có thể áp dụng một trong những phương pháp ghi sổ kế toán theo các hình thức như: Chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký - sổ cái và nhật ký - chứng từ.
Danh mục các sổ kế toán theo các hình thức ghi sổ cũng tương tự như chế độ kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra đơn vị còn phải mở sổ chi tiết TK 136 theo từng đơn vị nhận khoán.
Đơn vị thực hiện theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí:
* Chứng từ:
Đơn vị giao khoán cũng sử dụng chứng từ giống trường hợp đơn vị thực hiện theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình.
* Tài khoản:
Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị nhận khoán và sử dụng các tài khoản:
+ Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (CPNVLTT): Phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ , nhiên liệu ...tham gia trực tiếp vào quá trình thi công xây lắp, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
+ Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”(CPNCTT):Bao gồm các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình , công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường)
+ Tài khoản 623 “Chi phí máy thi công”(CPMTC): Phản ánh chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy.
+ Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”(CPSXC): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (không kẻ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp). Ngoài ra, khi tính giá thành chỉ tiêu toàn bộ sẽ bao gồm chỉ tiêu giá thành sản xuất với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Sổ kế toán ghi chép, tập hợp chi phí gồm hai hệ thống sổ:
+Sổ kế toán phục vụ kế toán tài chính (sổ kế toán tổng hợp):Tuỳ theo từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng để có hệ thống kế toán thích hợp nhưng hình thức nào cũng có sổ Cái tài khoản tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán chính thức được mở một sổ Cái, ví dụ TK 621, 622, 623, 627,154...đều phản ánh một chỉ tiêu về chi phí sản phẩm xây dựng, nó sẽ cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo cáo về tài chính, giá thành.
+Sổ kế toán phục vụ kế toán quản trị (kế toán phân tích, kế toán chi tiết): Do trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tập hợp chi phí thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng mà mở sổ chi tiết từng tài khoản chi phí.
1.3.Hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán:
Đơn vị xây lắp thực hiện theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
* Chứng từ: áp dụng tương tự theo đơn vị giao khoán.
* Tài khoản: Đối với đơn vị để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản 336, 621, 622, 623,627 (đó là các khoản mục chi phí trong phạm vi của đơn vị mình để tiến hành thi công công trình).
Phương pháp kế toán:
Khi nhận tiền, vật tư do đơn vị giao khoán ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112, 152
Có TK 336
Khi mua nguyên vật liệu chuyển đến tận chân công trình, không qua kho, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp :
Nợ TK 621(Chi tiết đối tượng): Giá mua không thuế GTGT
Nợ TK 133(1331):Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK liên quan (111, 112, 1421, 331...): Tổng giá thanh toán
Khi xuất kho đưa vào sản xuất thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 621
Có TK 152
Khi tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334(3341): Công nhân thuộc danh sách của DN
Có TK 334(3342): Đơn vị thuê lao động ngoài
Khi phát sinh chi phí máy thi công kế toán ghi:
Nợ TK 623 (chi tiết theo từng yếu tố)
Có TK liên quan
Khi phát sinh chi phí sản xuất chung kế toán ghi:
Nợ TK 627 (chi tiết theo từng yếu tố)
Có TK liên quan
* Sổ kế toán :
Ngoài các sổ tổng hợp, sổ chi tiết phản ánh chi phí theo qui định doanh nghiệp mở sổ chi tiết TK 336 theo từng đơn vị giao khoán và sổ theo dõi khối lượng xây lắp khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình.Trong đó , chi phí nhân công thực tế cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán.
b) Đơn vị thực hiện theo phương thức khoán gọn các khoản mục chi phí:
- Trong trường hợp đơn vị nhận khoán không được phân cấp quản lý tài chính, không tổ chức bộ máy kế toán riêng thì việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp do đơn vị giao khoán thực hiện. Do đó, đơn vị nhận khoán không phải tuân theo chế đợ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Trong trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng phải tuân thủ theo "chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp".
* Do đơn vị không tổ chức bộ máy kế toán riêng nên các khoản mục chi phí sẽ do đơn vị chủ đầu tự tập hợp.
* Về chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán cũng tương tự như chế độ chứng từ và sổ kế toán của đơn vị giao khoán.
2.Tính giá thành sản phẩm xây lắp:
2.1.Khái niệm và phân loại giá thành xây lắp.
* Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định. Sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, giai đoạn thi công xây lắp có thiết kế và tính dự toán riêng.
Giá thành hay hạng mục công trình hoặc giá thành công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp.
* Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành, chỉ tiêu tính giá thành trong xây lắp được chia ra:
- Giá thành dự toán: Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài mang tính chất đơn chiếc, do đó công trình, hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng. Như vậy giá thành dự toán là tổng các chi phí dự toán.
Giá thành
Dự toán
Giá trị dự toán
Xây lắp sau thuế
Thuế
VAT
Thu nhập chịu
thuế tính trước
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế : là chi phí cho công tác xây dựng lắp ráp các kết cấu kiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất...giá trị dự toán xây lắp bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT
-Giá thành kế hoạch : giá thành kế hoạch được xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong xí nghiệp, giá thành kế hoạch được xác định.
Giá thành kế hoạch
=
Giá thành dự toán
-
Mức hạ giá thành dự toán
- Giá thành thực tế : Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí khác.
Cũng xuất phát từ đặc điểm xây dựng cơ bản để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng. Giá thành công tác xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng hoàn thành qui ước.
* Theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành, giá thành sản phẩm xây lắp lại chia ra giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt. Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẳm xây lắp.
* Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình . Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản
phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vị mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất...để xác định đối tượng tính giá thành cho hợp lý. Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
2.2.Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị giao khoán:
* Theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
+ Giá thành sản phẩm xây lắp chính là giá giao khoán. Giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán.
Giá thành dự toán là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giáxâydựng cơ bản hiện hành.
+ Đối tượng tính giá là các công trình, hạng mục công trình giao khoán
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp định mức:
Phương pháp này vận dụng một cách có hiệu quả ưu việt của nền kinh tế kế hoạch và trên cơ sở hệ thống định mức để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Giá thành thực tế của sản phẩm
Giá thành định mức của sản phẩm
+
Chênh lệch định mức
+
Thay đổi định mức
Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính riêng cho sản phẩm.
Phương pháp kế toán :
Khi nhận khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ do đơn vị nhận khoán bàn giao, căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ (bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành, phiếu tính giá thành công trình...),kế toán đơn vị giao khoán ghi:
Nợ TK 154(1541. Chi tiết công trình ):Giá trị giao khoán nội bộ
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào tương ứng (nếu có)
Có TK 136 (1362.Chi tiết đơn vị nhận khoán): Tổng giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả
Khi thanh toán với đơn vị nhận khoán, kế toán ghi:
Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán:
Nợ TK 136(1362.Chi tiết đơn vị nhận khoán )
Có TK liên quan (111,112.336...)
Trường hợp số đã tạm ứng lớn hơn số phải trả, phần chênh lệch kho thu hồi, ghi:
Nợ TK liên quan (111,112,334,1388...)
Có TK 136(1362.Chi tiết đơn vị nhận khoán)
* Theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí:
+ Giá thành sản phẩm xây lắp là giá thành thực tế hoặc giá thành theo đơn đặt hàng.
+ Đối tượng hạch toán là các công trình, hạng mục công trình đã được hoàn thành.
+ Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp:
Giá thành từng công trình theo phương pháp này được xác định bằng cách cộng tất cả các chi phí sản xuất đã tập hợp cho công trình.
2.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị nhận khoán:
* Theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
+ Giá thành sản phẩm xây lắp là giá thành thực tế (phản ánh toàn bộ giá thành thực tế để hoàn thành bàn giao bàn giao khối lượng xây lắp mà đơn vị nhận khoán)
+ Đối tượng hạch toán là các công trình, hạng mục công trình nhận khoán.
+ Phương pháp tính là phương pháp trực tiếp.
Phương pháp kế toán:
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi :
Nợ TK 154
Có TK 621
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi :
Nợ TK154
Có TK622
Kết chuyển chi phí máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK154
CóTK623
Kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 627
Công trình hoàn thành bàn giao thanh toán với đơn vị giao khoán theo giá nhận khoán kế toám ghi:
Nợ TK136 (Giá nhận khoán có thuế GTGT)
Có TK511(Giá nhận khoán không có thuế GTGT)
Có TK 333(3331)Thuế GTGT
Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
* Theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí:
Giá thành sản phẩm xây lắp do đơn vị giao khoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
3.Tổ chức sổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong khoán:
Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, trình độ kế toán và khả năng phân công lao động kế toán mà đơn vị giao, nhận xây lắp có thể áp dụng các hình thức sổ khác nhau để thể hiện khối lượng công tác hạch toán các loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức kinh doanh theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí, việc tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lấp sẽ do đơn vị giao khoán thực hiện.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức kinh doanh theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình, đơn vị giao khoán sẽ khoán công trình cho đơn vị nhận khoán theo giá giao khoán. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp sẽ do đơn vị nhận khoán đảm nhiệm.
Hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc về CP & các bảng phân bổ
Nhật ký chung
Sổ CPSXKD (mở riêng cho từng TK)
Bảng tổng hợp chi tiết CPSX& tính giá thành
Sổ cái các TK621, 622, 623, 627,154
Bảng CĐ. SPS
Báo cáo tài chính
Hình thức nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc về CP & các bảng phân bổ
Nhật ký sổ cái TK621, 622, 623, 627, 154
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154
Bảng tổng hợp chi tiết CP
SX & Bảng tính giá thành
Hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc về CPSX & các bảng phân bổ 1, 2, 3
Bảng kê số 4
Bảng kê số 5
Bảng kê số 6
Nhật ký chứng từ số 7
Thẻ tính giá thành
Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký CTGS
Hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc về CP & các bảng phân bổ
CTGS
Sổ CPSXKD
Bảng tổng hợp chi tiết CPSX & bảng tính z
Sổ Cái TK621, 622 623, 627 ,154
Báo cáo TC
Bảng cân đối SPS
Ghi chú:
ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
đối chiếu
phần 2
Đánh giá về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán
Khoán gọn trong xây lắp là một trong những phương thức tổ chức sản xuất phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.Vì thế, xây dựng mô hình và hoàn thiện mô hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán gọn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện phương thức quản lý. Một mặt, nó giúp cho việc tổng kết và hoàn thiện mô hình khoán gọn; mặt khác, nó cũng cung cấp các thông tin chi phí sản xuất cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định kinh doanh.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán đã có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều tồn tại.
I. I.Ưu điểm của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán:
Phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của từng đội.
Như vậy tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây lắp tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí gián tiếp góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao quyền làm chủ của người lao động...bên cạnh đó, việc giao khoán sản phẩm khiến cho đơn vị nhận khoán phải gắn trách nhiệm và thực hiện thi công, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng của công trình...
Nhưng song song với những điều kiện thuận lợi trên, cơ chế quản lý theo mô hình khoán cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm.
II.Tồn tại của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán:
Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay đang tiến hành công tác kế toán theo “chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp” do Bộ Tài chính ban hành chính thức theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/11/1998. Tuy nhiên, chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp được ban hành chỉ là thiết lập một hành lang pháp lý, còn chất lượng kế toán sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: tinh thần trách nhiệm, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán, của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp xây lắp, phương tiện và tổ chức thực hiện chế độ kế toán.Và chế độ kế toán còn nhiều bất cập như:
Thứ nhất, việc quy định tài khoản hạch toán sử dụng ở bộ phận nhận khoán và bộ phận giao khoán chưa được hợp lý, nội dung phản ánh chưa rõ ràng, chưa lột tả được bản chất hoạt động.
Thứ hai, chưa chỉ rõ sổ sách cần thiết phải sử dụng ở từng bên cũng như kết cấu và nội dung sổ sách. Hơn nữa, với cách hạch toán hiện hành dẫn đến nhiều tiêu cực. Bộ phận nhận khoán khi hoàn thành từng công trình, hạng mục công trình, nếu tiết kiệm được chi phí vật tư, chi phí lao động lại không được hưởng số chi phí tiết kiệm này(trong trường hợp không được phân cấp quản lý tài chính và không có bộ máy kế toán riêng). Do đó thông thường các bộ phận nhận khoán có xu hướng không muốn tiết kiệm chi phí hoặc nếu có tiết kiệm vật tư thì họ lại tìm cách nâng đơn giá vật tư mua vào, khai tăng lượng vật tư sử dụng, thậm chí sử dụng các hoá đơn giả...
Hiện nay các doanh nghiệp xây lắp áp dụng cơ chế khoán chưa chú ý đến biện pháp quản lý thích ứng, thiếu những quy định bằng văn bản nên chi phí lớn hơn mức khoán không được quyết toán các khoản không thanh toán được kế toán hạch toán vào nợ phải thu nội bộ, doanh nghiệp thiếu căn cứ để quy trách nhiệm cho đội nhận khoán, nợ qua nhiều năm không thu được phải hạch toán sang nợ khó đòi.
Theo chế độ kế toán, tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không được tính trước. Chỉ khi nào việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh mới ghi vào chi phí. Như vậy, trong kỳ sản xuất kinh doanh nếu số công nhân nghỉ phép lớn sẽ dẫn tới chi phí sản xuất trong kỳ này sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng tới giá thành của công trình.
Mặt khác, trong quá trình đấu thầu, thiết kế giao khoán tổ chức thi công..., doanh nghiệp xây lắp có khi cần những chuyên gia phục vụ xây dựng cơ bản. Nhưng chi phí về chuyên gia lại không được tính vào chi phí. Như vậy với doanh nghiệp xây lắp là không hợp lý.
Ngoài ra việc khoán gọn còn có hiện tượng khoán trắng, đơn vị giao khoán chỉ quan tâm đến các khoản phải thu ở đơn vị nhận khoán chưa giám sát chặt chẽ chi phí dẫn đến việc xác định giá thành thực tế không chính xác mà các đơn vị nhận khoán không xác định được khoản lãi do hạ giá thành.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc quản lý tiền tạm ứng, vay thi công vẫn còn sơ hở. Trường hợp nếu đơn vị nhận khoán cùng một lúc thi công nhiều công trình khác nhau, một số đội trưởng xây dựng đơn vị nhận khoán đã vay, ứng tiền vượt quá khối lượng công việc thực hiện, rồi chiếm đoạt, sử dụng chỉ tiêu cho các mục đích khác. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, chi phí sản suất sẽ có thể tăng thêm vì phải thêm một khoản mất mát, dẫn đến giá thành công trình, hạng mục công tình cao.
Hơn nữa, một số doanh nghiệp xây lắp đã điều chỉnh giá giao khoán để cân đối kết quả kinh doanh trong kỳ để điều chỉnh lỗ lãi. Như trên đã nói, giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán, tức là trên cơ sở các định mức thiết kế và khung giá xây dựng cơ bản hiện hành. Và như vậy, giá thành đã được xác định trước, lợi nhuận của đơn vị giao khoán cũng có thể xác định trước. Do đó, một số doanh nghiệp đã cố tình tính sai giá thành công trình xây lắp giao khoán, vi phạm chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán.
Nói tóm lại phương thức khoán còn nhiều tồn tại nhưng đã giúp cho các doanh nghiệp xây lắp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
III. áp dụng kế toán quản trị trong Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp theo phương thức khoán:
Trong doanh nghiệp xây lắp để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh thì các nhà quản lý phải làm chủ được các khâu chi phí. Điều này các doanh nghiệp thông qua kế toán quản trị có một hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn hoàn hảo dựa vào phương pháp xây dựng định mức chi phí tiêu chuẩn (trong đó có phương pháp xây dựng từng khoản mục chi phí cụ thể).Và kế toán quản trị doanh nghiệp xây lắp được coi là công cụ quan trọng và cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho người quản lý.
Có hai phương pháp tính toán chi phí và kết quả sử dụng chủ yếu trong kế toán quản trị kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp: phương pháp phân phối hoàn toàn chi phí, phương pháp phân phối một phần chi phí. Hai phương pháp này được vận dụng tất cả các bộ phận của kế toán quản trị kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp, theo từng nội dung. Tuy nhiên, nội dung của phương pháp được thể hiện rõ nhất là trong trường hợp kế toán quản trị cho từng hợp đồng hay công trình xây dựng, đặc biệt là kế toán xác định giá dự thầu của hợp đồng.
Phương pháp phân phối một phần chi phí (phương pháp dựa trên khả năng bù đắp định phí,...) được xác định giữa doanh thu và biến phí. Chỉ tiêu này thể hiện phần đóng góp của từng hợp đồng xây dựng hoặc từng bộ phận của doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1278.doc