LỜI MỞ ĐẦU 01
Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 03
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I- Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán nguyên 03
vật liệu (NVL) trong các doanh nghiệp sản xuất:
1- Khái niệm và đặc điểm của NVL: 03
2- Vai trò của NVL trong quá trình sản xuất 03
3- Yêu cầu quản lý đối với NVL 04
4- Vai trò và chức năng nhiệm vụ của kế toán NVL 04
II- Những nội dung cơ bản trong tổ chức công 06
tác kế toán NVL ở doanh nghiệp sản xuất.
1- Phân loại NVL 06
2-Sổ danh điểm nguyên vật liệu 07
3- Đánh giá nguyên vật liệu 08
4- Tổ chức hạch toán chi tiết NVL 13
5- Tổ chức hạch toán tổng hợp NVL 17
6- Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 22
7- Tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng trong 23
hạch toán tổng hợp NVL
PHẦN II 25
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 25
NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
I/ Đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển 25
của công ty in Công Đoàn
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
2/ Đặc điểm về quy trình công nghệ sản 28
xuất sản phẩm của Công ty in Công Đoàn:
3/ Tổ chức sản xuất: 29
4/ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30
5/ Tổ chức công tác kế toán ở công ty in Công Đoàn 32
PHẦN III 62
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẦM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 62
KẾ TOÁN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN
1.Những nhận xét chung về hạch toán vật liệu 62
trong công ty in Công Đoàn
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán 64
vật liệu ở công ty in Công Đoàn:
KẾT LUẬN 71
Mục lục 72
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở công ty in Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn hàng bán.
Tk sử dụng: Tk 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Các tài khoản liên quan khác: Tk: 632
Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
TK721 Tk 159 Tk 632
trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho vào cuối
niên độ kế toán
Hàng nhập
7- Các hình thức sổ kế toán sử dụng trong hạch toán tổng hợp NVL
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
+ Sổ nhật ký chung
+ sổ cái
+ Các sổ (thẻ) kế toán chi tiết
- Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ sổ (thẻ) kế toán chi tiết
- Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
+ Nhật ký chứng từ
+ Các sổ (thẻ) kế toán chi tiết
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê
+ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Phần II
Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu ở công ty in Công Đoàn
I/ Đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của công ty in Công Đoàn
1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
“Công ty in Công Đoàn” là doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Địa chỉ công ty tại: số 169 Tây sơn – Hà Nội
Nguồn vốn của công ty do: - Ngân sách cấp
- Nguồn vốn vay
- Nguồn vốn tự bổ xung
Lĩnh vực kinh doanh: In tổng hợp các loại sách báo, tạp chí . . .
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty: 270 người
Trong đó nhân viên quản lý có : 35 người
Công ty được thành lập trong thời kỳ chống Pháp. Tiền thân của công ty là “nhà in Công Đoàn” được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1946 tại xóm Mẫu, thôn Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty lúc đó là in các tài liệu, sách báo phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng của công đoàn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Buổi đầu thành lập với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, tới nay nhà máy đã phát triển thành công ty lớn mạnh với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại.
Năm 1965, nhà in lao động được tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho phép đầu tư một dây truyền hai máy in cuộn để in báo lao động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng công hội Trung Quốc.
Năm 1972 đế quốc Mỹ mở rộng phá hoại miền Bắc, trước tình hình đó, ban bí thư trung ương quyết định trưng dụng hai máy in cuộn của công ty để xây dựng cơ sở dự phòng in báo Nhân Dân tại Hoà Bình, phần lớn máy móc thiết bị cùng với một số cán bộ công nhân viên được đưa vào tăng cường cho công đoàn giải phóng, số còn lại tiếp tục hoạt động và đổi tên thành “xưởng in công đoàn”.
Sau năm 1986, với sự đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo kịp thời của Đảng và Bộ văn hoá, với truyền thống cách mạng và sáng tạo của toàn ngành, công ty đã nỗ lực vươn lên khắc phục và vượt qua những khó khăn, lúng túng ban đầu để thích nghi dần, thực hiện đổi mới quản lý, đổi mới sản xuất, từng bước vươn lên tự khẳng định mình bằng những sản phẩm in đứng vững trên thị trường.
Năm 1991 – 1994, ngành in Việt Nam có chủ trương đổi mới công nghệ, loại bỏ công nghệ lạc hậu năng xuất thấp bằng công nghệ mới in offset tiên tiến hiện đại năng xuất gấp 20 lần sắp xếp chữ thủ công truyền thống trước đây.
Tháng 5 năm 1994 đoàn chủ tịch liên đoàn lao động Việt Nam ra quyết định số 446/TLĐ ngày 14 tháng 5 năm 1994 phê duyệt dự án cho phép công ty đầu tư nâng cấp mở rộng bằng vốn vay ngoại tệ là 600.000 USD của ngân hàng đầu tư phát triểnViệt Nam, để đầu tư đổi mới công nghệ và đổi tên thành “xí ngiệp in Công Đoàn”.
Năm 1997 “xí nghiệp in Công Đoàn” đổi tên thành “công ty in Công Đoàn” theo quyết định số 717/TLĐ ngày 10 tháng 9 năm 1997.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, lúc tập trung với quy mô lớn, khi phân tán nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ của Đảng và tổng liên đoàn giao cho.
Công ty in Công Đoàn là đơn vị trực thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam, sản phẩm chủ yếu của công ty là các ấn phẩm như các loại báo, tạp chí, . . . phục vụ cho công tác tư tưởng văn hoá của tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức xã hội.
Ngoài ra công ty còn là nơi cung cấp một khối lượng lớn ấn phẩm cho các nhà xuất bản : nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản lao động, nhà xuất bản kim đồng, các tài liệu thường xuyên và đột xuất của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các cơ quan và địa phương trên cả nước.
Trong những năm gần đây, công ty đã đạt được một số thành tựu sau :
Stt
Nôi dung
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
01
Trang in cn ( 13* 19 )
4,5 tỉ trang
6 tỷ trang
7,4 tỷ trang
02
Doanh thu
21.215.401.161
31.033.845.731
38.490.000.000
03
Hoàn trả gốc mua
Máy CORMAN
1.788.240.000
240.000DEM
2.219.000.000
323.000DEM
7.197.000.000
1.052.000DEM
04
Hoàn trả lãi
1.051.218.125
1.293.854.458
1.200.000.000
05
VAT
108.435.442
123.583.252
144.000.000
06
BHXH-BHYT-KPCĐ
223.311.000
247.000.000
293.000.000
07
Khấu hao
2.086.677.808
2.308.572.000
2.900.000.000
08
Quỹ lương và trả công
3.003.357.000
3.656.300.000
5.400.000.000
09
Lãi trước thuế
759.774.676
862.523.577
892.000.000
10
Thuế thu nhập
243.127.896
276.007.544
285.000.000
11
Thuế vốn
133.000.000
177.660.000
177.660.000
12
Nộp cấp trên
154.994.034
122.656.000
130.000.000
13
Lợi nhuận để lại
228.652.746
286.200.033
299.340.000
14
Thu nhập bình quân
( người/ tháng )
950.000
1100.000
1.300.000
15
Gía vốn hàng bán
16
Lợi nhuận gộp
17
Chi phí bán hàng
18
Chi phí quản lý DN
19
Lợi nhuận thuần
2/ Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty in Công Đoàn:
Công ty in Công Đoàn có một dây chuyền công nghệ in hiện đại công nghệ in OFFST. Với công nghệ in này, quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm những công đoạn sau:
- Giai đoạn chế bản: Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và đặc tính của tài liệu để sắp xếp các thông tin văn bản và hình ảnh trên trang in và tạo ra bản in mẫu chuẩn bị cho quá trình in hàng loạt. Sản phẩm của giai đoạn nay là các bức phim in hoặc bản in kẽm.
- Giai đoạn in hàng loạt ( Phân xưởng in offset ): Giai đoạn này nhận bản in từ phân xưởng chế bản điện tử, kết hợp giấy in, bản in, mực in, . . . tiến hành in hàng loạt trên các máy in offset để tạo trang in. Các trang in sẽ được kiểm tra chất lượng ngay tại phân xưởng in offset để loại bỏ ngay các trang in không đạt yêu cầu. Sản phẩm của giai đoạn này là các trang in hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật và thẩm mỹ theo yêu cầu của khách hàng.
- Giai đoạn hoàn thiện ấn phẩm: Giai đoạn này nhận các trang in từ phân xưởng in offset đưa lên các máy cẳt, dỗ tạo ra các trang in nhỏ hơn để đưa vào gấp thành các tay in của ấn phẩm. Các tay in sẽ được soạn thảo theo thứ tự tạo thành quyển. Các quyển được đưa lên máy khâu gáy sau đó mang sang ép bìa. Sản phẩm của giai đoạn này là các ấn phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của khách hàng và có thể lưu hành trên thị trường.
Tương ứng với ba giai đoạn của công nghệ in OFFSET, cơ cấu sản xuất của công ty được chia làm ba phân xưởng chính:
- Phân xưởng chế bản: Có nhiệm vụ tạo ra các bản in mẫu, được sắp xếp theo một trật tự nhất định để phục vụ cho quá trình tiếp theo. Công việc của phân xưởng này đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao.
- Phân xưởng in OFFSET: Từ những bản in mẫu, thực hiện công đoạn in trên giấy và chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm.
- Phân xưởng đóng sách: Có nhiệm vụ hoàn trỉnh sản phẩm đã in, đóng gói, kiểm tra chất lượng và số lượng sản phẩm.
Cả ba phân xưởng trên được đặt dưới sự điều hành và giám sát chung của phòng kỹ thuật cơ điện.
Sơ đồ quy trình công nghệ in ở công ty in Công Đoàn
Tài liệu cần in
Phân xưởng chế bản
Vi tính ( đánh chữ ) Phân màu ảnh in
Bình bản
Phơi bản
Phân xưởng in offset
In
Kiểm tra chất lượng
Phân xưởng đóng sách
Dỗ Cắt Gấp Soạn Khâu Vào bìa
ấn phẩm hoàn chỉnh
3/ Tổ chức sản xuất:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức hoạt động kinh doanh là nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
Khách hàng
P. kế
hoạch
PX. Chế bản
PX. In
OFFSET
PX đóng
sách
Thành
phẩm
Vật tư
Nhập kho
4/ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, công ty in Công đoàn đã xây dựng một bộ máy quản lý phù hợp với quy mô sản xuất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty in Công đoàn
Đảng uỷ
Ban giám đốc
Công đoàn
P.kế toán
tài vụ
P. kỹ thuật cơ
điện, K hoạch VT
P. tổ chức
cán bộ
PX chế bản
PX in offset
PX đóng sách
P.vi
Tính
Pbình bản
P. phơi
bản
PX
Toshiba
Tổ
Coromas
PX máy
màu
Tổ gấp xén
và KCS
Tổ lồng
báo
Tổ sách
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ thông tin phối hợp
Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:
- Giám đốc: Là người có quyền quyền quyết định cao nhất trong công ty. Giám đốc công ty do tổng liên đoàn lao động Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên, trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, điều động sắp xếp lao động, thực hiện các chính sách tiền lương đối với người lao động. Ngoài ra còn thực hiện công tác bảo hộ lao động, công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Phòng kế hoạch vật tư: Là nơi quan hệ trực tiếp với khách hàng và chịu trách nhiệm với cấp trên và khách hàng về chất lượng sản phẩm, về thời gian hoàn thành hợp đồng, về định mức tiêu thu vật tư cho quá trình sản xuất. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch năng suất lao động sau đó triển khai thực hiện ở các phân xưởng làm công tác đIũu độ sanr xuất. Xác định nhu cầu tiêu dùng của thị trường,đIũu tra khai thác nguồn hàng.
- Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc tổ trức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát công tác tài chính của công ty. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm quản lý các nguồn vốn có hiệu quả, thanh toán các hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập kế hoạch giá thành, sôa lượng in ấn, doanh thu của công ty, cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất, kiểm tra và phân tích hoạt động tàI chính, lập báo cáo quyết toán hàng quý, năm theo quy định.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật in, quản lý và ban hành các quy trình công nghệ của sản phẩm in, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện tốt các quy trình công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất tới từng bộ phận và theo dõi quá trình thực hiện. Chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị cho toàn công ty để luôn đảm bảo tiến độ in ấn.
- Các phân xưởng: Là cấp quản lý có nhiệm vụ tổ chức, quản lý mọi hoạt độngcủa phân xưởng mình, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao phó.
5/ Tổ chức công tác kế toán ở công ty in Công Đoàn Việt Nam
5.1/ Tổ chức bộ máy kế toán
Vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là một nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Việc vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về cơ cấu sản xuất, tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh, về sự phân cấp quản lý . . Đã chi phối nhiều đến việc sử dụng cán bộ, nhân viên kế toán và việc thực thiện chức năng phản ánh giữa giám đốc và kế toán.
Trên cơ sở lý luận đó, thực tế ở công ty in Công Đoàn đã lựa chọn và tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với trình độ sản xuất và tổ chức quản lý của công ty. Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán trong công ty ( ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, lập báo cáo kế toán, kiểm toán, . . . ) đều tập trung tại phòng kế toán, ở các phân xưởng công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Mọi chứng từ đều được tập trung về phòng kế toán tài vụ của công ty để xử lý và hệ thống hoá thông tin nhằm phục vụ cho công tác tài chính của công ty.
Xuất phát từ mô hình tổ chức cũng như yêu cầu quản trị đặt ra, số lượng nhân viên kế toán ở phòng kế toán tài vụ của công ty gồm 5 người, mỗi người có một chức năng nhiệm vụ riêng.
- Kế toán trưởng: Đồng thời cũng là trưởng phòng tài vụ, có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên kế toán, phối hợp hoạt động giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình kế toán. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác của các nhân viên kế toán và lập kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tình hình thanh toán nội bộ như: tạm ứng, thanh toán tạm ứng. Đồng thời phụ trách công việc giao dịch, theo dõi, tính toán lãi vay, kế hoạch trả lãi vay và tiền gốc vay với ngân hàng. Hàng tháng, thủ quỹ phải nộp báo cáo quỹ cho kế toán trưởng.
Thủ quỹ theo dõi các tài khoản : TK 111 ; TK 112 ; TK 141 ; TK 311 ; TK 341.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Tiến hành ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng và trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập, xuất, kiểm tra việc chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu. Cùng với thủ kho, tính toán kiểm tra số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời, nguyên vật liệu thiếu, thừa, kém phẩm chất giúp công ty có biện phát xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo dõi các tài khoản:
TK 152 ; TK 153 (tk 1531; tk 1532) ; TK 621.
- Kế toán thanh toán tiền lương: Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi các giao dịch của công ty với nhà cung cấp và với khách hàng. Hàng tháng, kế toán thanh toán phải lập báo cáo công nợ cho kế toán tổng hợp. Kế toán thanh toán theo dõi trên các tài khoản: TK 331 ; Tk 131 (chi tiết theo từng đối tượng ); TK 133 ( tk 1331 ; tk 1332 );TK 333 ( tk 3331 ; tk 3333 ; tk 3334 ; tk 3335 ; tk 3338 ; tk 3339 ).
- Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính chính xác lương và các khoản trích theo lương như : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Kế toán tiền lương phải lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương chuyển cho kế toán tổng hợp để lập bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên. Kế toán tiền lương theo dõi các tài khoản: TK 334 ; TK 338 (tk 3381; tk 3382 ; tk 3383 ; tk 3384 ; tk 3388 ); TK 622 ; TK 627 ( tk 6271 – tk 6278 ).
- Kế toán tổng hợp: Đồng thời cũng là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, có nhiệm vụ tập hợp các số liệu do các nhân viên kế toán khác cung cấp, vào sổ tổng hợp và lập các báo cáo kế toán.
Kế toán tổng hợp theo dõi tất cả các tài khoản còn lại mà công ty sử dụng như: TK 211 ; TK 214 ; TK 414 ; TK 415 ; TK 421 ; TK 431 ; TK 511 ; TK 632 ; TK 641 ; TK 642 ; TK 721 ; TK 711 ; TK 911.
Nhìn chung, tuy mỗi nhân viên kế toán có một nhiệm vụ khác nhau song luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mỗi người nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cả phòng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty in Công Đoàn
Kế toán
tổng hợp
Kế toán thanh toán
và tiền lương
Kế toán vật liệu,
công cụ dụng cụ
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
5.2/ Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty in Công Đoàn
Công ty in Công Đoàn áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 1141-TC/ QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính, hình thức ghi sổ kế toán công ty đang vận dụng là hình thức “ chứng từ ghi sổ “.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ỏ chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp.
Theo hình thức này, việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo thứ tự thời gian ( ghi nhật ký ) và ghi theo hệ thống ( ghi theo tài khoản ), giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản
- Sổ kế toán chi tiết: thẻ kho, sổ xuất, nhập vật tư, sổ chi tiết thanh toán với người mua, . . .
Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát như sau:
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ở công ty in Công Đoàn
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp C.từ)
Sổ đăng ký chứng
Từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu
5.3/ Niên độ kế toán, kỳ kế toán.
Niên độ kế toán ở công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch ( 1/1/N đến 31/12/N ). Còn kỳ kế toán của công ty áp dụng theo quý.
Hàng quý, công ty tổ chức lập các báo cáo tài chính theo quy định:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo trên nhằm giúp lãnh đạo công ty kịp thời nắm bắt được thực trạng của công ty. Ngoài ra còn cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng liên quan như báo cáo được gửi đến cục thuế Hà Nội, cục thống kê, tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cục quản lý vốn.
5.4/ Phương pháp kế toán hàng tồn kho.
Công ty in Công Đoàn áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
5.5/ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
Công ty in Công Đoàn áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Việc tính thuế tuân thủ theo quy định tại luật thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 1/1/1999.
Tình hình thực tế về tổ chức kế toán vật liệu tại công ty in Công Đoàn
Đặc điểm chung về vật liệu của công ty in Công Đoàn
Hiện nay, ở công ty có gần 400 thứ vật liệu khác nhau trong đó giấy và mực là 2 loại vật liệu quan trọng nhất. Hầu hết các loại vật liệu dùng cho công nghệ in của công ty đều có sẵn trên thị trường với giá cả ít biến động cho nên việc thu mua nguyên vật liệu không gặp khó khăn, tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng và kịp thời cho mọi nhu cầu sản xuất đồng thời giảm bớt được số lượng vật liệu dự trữ trong kho, không để xẩy ra tình trạng ứ đọng vốn.
Mỗi vật liệu có tính chất lý, hoá học riêng, yêu cầu dự trữ và bảo quản cũng khác nhau, đặc biệt là giấy, loại vật liệu chính có đặc tính dễ cháy, hút ẩm, thấm nước, dễ mối mọt. Do đó phải chú trọng công tác quản lý sử dụng , tránh hư hỏng, hao hụt lãng phí.
* Phân loại vật liệu ở công ty in Công Đoàn
- Vật liệu chính: Gồm những vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm của công ty gồm 3 nhóm:
+ Giấy các loại: như giấy cuộn, giấy couche, giấy offset, . . .
+ Mực in các loại: Mực đen, mực mầu của các nước khác nhau.
+ Kẽm các loại
Vật liệu phụ: gồm rất nhiều chủng loại như lưỡi dao chổ, tút bảng, chổi tút, băng dính, kim khâu, bột chống váng, bột phun khô, . . .
Nhiên liệu, phụ tùng thay thế
Phế liệu thu hồi
* Đánh giá vật liệu ở công ty in Công đoàn
Công ty in Công Đoàn thực hiện việc đánh giá vật liệu theo giá thực tế.
Đánh giá vật liệu nhập kho
Tuỳ theo nguồn nhập vật liệu mà giá trị thực tế vật liệu nhập kho được xác định theo những cách khác nhau:
Đối với vật liệu mua ngoài: Thông thường khi mua vật liệu với ssố lượng lớn, công ty thường mua với ơhương thức chọn gói, bên bán sẽ giao vật liệu tại kho của công ty. Chi phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán chi ra và chi phí này được cộng vào giá bánghi trên hoá đơn. Đối với vật liệu mua với số lượng nhỏ thì sẽ do cán bộ vật tư chuyên chở.
Vậy giá thực tế vật liệu mua ngoài nhập kho của công ty là giá mua ghi trên hoá đơn ( không bao gồm thuế GTGT đầu vào).
- Đối với phế liệu thu hồi: Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá của vật liệu có thể sử dụng được, giá có thể bán, hoặc giá có thể ước tính ( theo tỉ lệ phần trăm của vật liệu còn mới ).
Đánh giá vật liệu xuất kho
Do công ty thường nhập vật liệu theo từng lô hàng với số lượng lớn nhưng khi xuất với số lượng nhỏ tuỳ theo yêu cầu của sản xuất. Vì vậy để quản lý tốt vật liệu, kế toán sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá trị của vật liệu xuất kho.
Thủ tục nhập, xuất kho vật liệu tại công ty in Công Đoàn
Thủ tục nhập kho vật liệu
Để đảm bảo một quá trình sản xuất liên tục, vật liệu trong kho phải luôn dự trữ một lượng cần thiết. Khi có nhu cầu sản xuất với số lượng lớn công ty phải tiến hành mua vật liệu để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất. Quá trình thu mua vật liệu do phòng kế hoạch vật tư đảm nhận.
Tất cả các loại vật liệu về đến doanh nghiệp đều phải làm thủ tục kiểm nhận và nhập kho. Thực tế, tại công ty in Công Đoàn, khi vật liệu về đến kho thủ kho sẽ căn cứ vào chứng từ do bộ phận cung ứng giao để kiểm nghiệm về các chỉ tiêu như tên sản phẩm, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tổng tiền hàng, thuế suất, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán, . . .Quá trình nhập kho nhất thiết phải có sự hiện diện của cán bộ cung ứng và nhân viên kế toán vật liệu. Công việc này sẽ kết thúc khi kế toán vật liệu lập phiếu nhập kho với đầy đủ chữ ký của thủ kho, cán bộ cung ứng, kế toán vật liệu.
Phiếu nhập kho viết thành 3 liên: một liên thủ kho lưu làm căn cứ để ghi vào sổ kho, một liên giao cho cán bộ cung ứng giữ, liên còn lại cán bộ kế toán lưu cùng với hoá đơn bán hàng và hợp đồng cung cấp hàng (nếu có) để làm căn cứ thanh toán với người bán và ghi sổ kế toán.
Mẫu hoá đơn khi mua vật liệu nhập kho của công ty in Công Đoàn:
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTTK -3LL
Liên 2: Giao khách hàng GK/01- B
Ngày 8 tháng 1 năm 2002 N0 063016
Đơn vị bán hàng: Công ty tin học TTX – VN
Địa chỉ: 11A Phan Huy Chú Số tài khoản:
Điện thoại MS: 0100108085 – 1
Họ tên người mua hàng: Nguyên Cao Khải
Đơn vị: Công ty in Công Đoàn
Địa chỉ: 169 Tây Sơn - Đống Đa – Hà nội: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: MS: 0100110454 – 1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Giấy couche 120g/m2
( 65 X 86 )
Kg
1341,6
(80 ram)
11.545,45
15.489.376
2
Giấy couche 80g/m2
( 65 X 86 )
kg
894,4
(80 ram)
12.000
10.732.800
Cộng tiền hàng: 26.222.176
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.622.217
Tổng cộng tiền thanh toán: 28.844.393
Số tiền viết bằng chữ: Hai tám triệu tám trăm bốn bốn nghìn ba trăm chín ba đồng chẵn./.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Hoá đơn bán hàng Mẫu số: 02 GTTK -3LL
Liên 2: Giao khách hàng GK/01- B
Ngày 21 tháng 01 năm 2002 N0 049416
Đơn vị bán hàng: Lữ Thị Bích Huệ
Địa chỉ: 28 Hàng Hòm – Hà nội Số tài khoản:
Điện thoại MS: 0100128902 –3
Họ tên người mua hàng: Nguyên Cao Khải
Đơn vị: Công ty in Công Đoàn
Địa chỉ: 169 Tây Sơn - Đống Đa – Hà nội: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: MS: 0100110454 – 1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Băng dính nhật
Cuộn
100
7.500
750.000
Cộng tiền hàng: 750.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 750.000
Số tiền viết bằng chữ: Baỷ trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Đơn vị: Công ty in công đoàn Mẫu số 01-VT
Địa chỉ: 169 Tây Sơn - Đống Đa – Hà nội QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Phiếu nhập kho Số 02
Ngày 9 tháng 1 năm 2002
Nợ TK 152
Có TK 331
Họ tên người nhận: Nguyễn Cao Khải
Theo hoá đơn số 063016 ngày 8/1/2002 của công ty tin học TTX-VN
Nhập tại kho: Giấy
TT
Tên nhãn hiệu (Sản phẩm )
Mã số
Đ vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo C.Từ
Thực hập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
GiÂý couché
120g/m2(65x8680ram x 250tờ = 20.000 tờ
kg
1341,6
1341,6
11.545,45
15.489.376
2
GiÂý couché
80g/m2(65x86)80ram x 250tờ = 20.000 tờ
kg
894,4
894,4
12.000
10.732.800
Cộng
26.222.176
Cộng thành tiền (Bằng chữ): Hai sáu triệu, hai trăm hai hai ngàn, một trăm bảy sáu đồng.
Ngày 9 tháng 1 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị KTtrưởng Phụ trách cung tiêu Thủ kho
Đơn vị: Công ty in công đoàn Mẫu số 01-VT
Địa chỉ: 169 Tây Sơn - Đống Đa – Hà nội QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Phiếu nhập kho Số 15
Ngày 21 tháng 1 năm 2002
Nợ TK 152
Có TK 111
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thái Hà
Theo hoá đơn số 049461 của cửa hàng Lữ Thị Bích Huệ
Nhập tại kho: Vật liệu
TT
Tên nhãn hiệu (Sản phẩm )
Mã số
Đ vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo C.Từ
Thực hập
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Băng dính nhật
Cuộn
100
100
7.500
750.000
Cộng
750.000
Cộng thành tiền (Bằng chữ): Bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn.
Ngày 21 tháng 1 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị KTtrưởng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Trường hợp số vật liệu nhập kho không đạt tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu khác thì thủ kho không nhập kho và có quyền trả lại người bán.
* Đối với vật liệu nhận gia công chế biến nhập kho
Tuỳ từng hợp đồng in ấn đã ký kết, giấy có thể do khách hàng giao còn Công ty chỉ làm gia công in ấn. Mọi thủ tục nhập, xuất giấy của khách đều được tiến hành tương tự như thủ tục nhập vật liệu từ mua ngoài và xuất vật liệu cho sản xuất ở công ty, chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi chi tiết chứ không theo dõi về mặt giá trị.
* Đối với phế liệu thu hồi.
Công ty không làm thủ tục nhập phế liệu thu hồi mà sau mỗi kỳ sản xuất, phế liệu lấy ra từ các xưởng sản xuất được tập trung ở nơi quy định, không qua một hình thức kiểm tra nào.
5.6- Thủ tục xuất kho vật liệu
Công ty in
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0273.doc