Trong thời gian qua bằng nhiều nỗ lực ,Tổng công ty rau quả Việt Nam đã luôn tồn tại và đứng vững trên thương trường .Với doanh số tăng không ngừng ,Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành rau quả Việt Nam và đã phát huy được tiềm năng của đất nước.
Tuy nhiên,bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả.Song điều này là khó tránh khỏi đối với một nước đang còn nghèo nàn ,lạc hậu và mới tham gia vào thị trường hàng hoá thế giới như hiện nay.Vì vậy, để tăng cường hiệu quả kinh doanh XK mặt hàng này và xứng đáng với tên gọi của mình trong thời gian tới Tổng công ty cần phải kịp thời đề ra các chiến lược các sách lược kinh doan cụ thể để phù hợp với các biến động của thị trường.
Qua đợt thực tập tại Tổng công ty rau quả Việt Nam được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác ,cô chú tại phòng kế toán tài chính,bản thân em có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu mọi hoạt động của Tổng công ty ,kiểm nghiệm lại kiến thức đã học và rút ngắn khoảng cách thực tiễn và lý thuyết.Từ đó ,em xin đề xuất một số ý kiến với Tổng công ty để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả trong những năm tới , kinh doanh có hiệu quả và trở thành con chim đầu đàn của Bộ thương mại.
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến quá trình xuất khẩu
Trong các nghiệp vụ xuất khẩu có các chứng từ sau:
Bộ chứng từ gửi cho nước nhập khẩu gồm:
- Vận đơn (Bill of Lading): là giấy chứng nhận của đơn vị vận tải về loại hàng hoá, số lượng, nơi đi, nơi đến.
- Hoá đơn thương mại (Conmecial Invoice): la chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn.
- Bảng kê đóng gói (Packing List): là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất ra hàng hoá.
- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality): là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp với điều khoản trong hợp đồng.
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity): là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): xác nhận lô hàng nào đã được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
- Giấy chứng nhận kiểm định.
Ngoài bộ chứng từ trên, doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ khác như phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, bảng kê tính thuế, các chứng từ vận chuyển, bốc dỡ hàng...
6. Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
Ngoài những tài khoản đã được liệt kê, trong quá trình mua và bán hàng xuất khẩu còn sử dụng một soó tài khoản sau:
- TK 143 – Chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của doanh thu và tình hình xử lý số chênh lệch đó.
- TK511 (5111) – Doanh thu bán hàng: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc giá không có thuế VAT (với các doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ).
- TK 531 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh số của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
- TK 532 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản nàt dùng để phản ánh các tài khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồm các tài khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu, và các khoản giảm giá đặc biệt do những nguyên nhân thuộc về người bán.
- TK 641 – Chi phí bán hàng: Tài khoản này dùng để tập hợp phân bổ những chi phí pháp sinh liên quan tới quá trình bán hang trong kỳ.
- TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng để tập hợp và phân bổ chi phí quản lý phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp.
- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, được mở chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...
7. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
a. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp (tính VAT theo phương pháp khấu trừ)
Phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho đem đi xuất khẩu
Trị giá vốn của hàng xuất khẩu = Trị giá mua thực tế của hàng xuất khẩu
Do đó:
- Nếu hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng từ địa phương đến cảng xuất thì:
Giá ghi trên hoá đơn của người bán là gía không có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ và là giá bao gồm cả VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp.
- Nếu hàng mua về nhập kho thì khi xuất kho đem đi xuất khẩu trị giá mua thực tế của hàng xuất khâủ được tính theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tế xuất hàng hoá ở lô nào để bán thì lấy đúng giá mua thực tế của lô đó dể tính giá thực tế của hàng xuất bán cho đối tượng.
+ Phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền: Bao gồm có giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sau mỗi lần nhập, giá bình quân cuối kỳ trước (hoặc đầu kỳ này)
Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán trong kỳ
=
Số lượng hàng xuất bán trong kỳ
x
Giá bình quân gia quyền
Giá bình quân sau mỗi lần nhập là doanh nghiệp phải tính lại giá hàng xuất kho sau mỗi lần nhập hàng.
Giá bình quân cuối kỳ trước có nghĩa doanh nghiệp sử dụng giá bình quân của cuối kỳ trước làm giá để tính cho hàng xuất kho kỳ này.
+ Phương pháp tính theo giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá mua thực tế lần cuối cùng:
Trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ
=
Số lượng hàng tồn
cuối kỳ
x
Đơn giá mua thực tế lần cuối
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
=
Trị giá mua của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng nhập trong kỳ
-
Trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ
+ Phương pháp nhập trước xuất trước:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp vì nó đảm bảo xác định trị giá mua của hàng hoá bán ra kịp thời, sát với thực tế vận động của hàng hoá. Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng hoá nào nhập kho trước thì xuất bán trước. Do đó khi sử dụng phương pháp này, giá vốn của hàng hoá dược tính theo giá của đợt nhập đầu tiên, sau đó tính theo giá của đợt nhập kế tiếp.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng hoá nhập sau cùng được xuất bán tiên. Vì vậy, việc tính giá ngược với phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp giá hàng hoá hạch toán (hay phương pháp hệ số giá):
Theo phương pháp này, hàng hoá xuất kho trong tháng được ghi theo giá hạch toán, cuối kỳ khi tính được giá thực tế sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán hàng hoá xuất kho về giá trị thực tế. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hoặc giá tạm tính hay giá thực tế đầu kỳ.
Giá hạch toán hàng hoá xuất trong tháng
=
Số lượng hàng hoá xuất trong tháng
x
Đơn giá hạch
toán
Giá thực tế hàng hoá xuất trong tháng
=
Giá hạch toán hàng hoá xuất trong tháng
x
Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán
Hệ số giá hàng hóa
=
Giá thực tế hàng hoá
tồn đầu tháng
+
Giá thực tế hàng hoá nhập trong tháng
Giá hạch toán hàng hoá tồn đầu tháng
+
Giá hạch toán hàng hoá nhập trong tháng
Trình tự hạch toán:
- Phản ánh số hàng chuyển đi xuất khẩu:
Nợ TK 157: trị giá mua của hàng chuyển đi xuất khẩu.
Nợ TK 1331: VAT của hàng mua chuyển thẳng.
Nợ TK 138 (1388): trị giá bao bì kèm theo (nếu có).
Có TK 156 (1561): trị giá mua hàng xuất kho.
Có TK 153 (1532): trị giá bao bì xuất kho kèm theo.
Có TK 331, 151, 111, 112: trị giá hàng và bao bì thu mua chyển thẳng đi xuất khẩu.
- Khi hàng được xác định là tiêu thụ (hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận tải và rời biên giới) kế toán ghi
Bút toán 1: phản ánh giá vốn của hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632
Có TK 157
Bút toán 2: phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu và bao bì tính riêng được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ ngoại tệ:
Nợ TK 131, 1112, 1122: số tiền tính theo tỷ giá hạch toán
Nợ (hoặc Có) TK 413: phần chênh lệch tỷ giá.
Có TK 5111: doanh thu tính theo tỷ giá thực tế.
Có TK 138 (1388): trị giá bao bì tính theo tỷ giá thực tế.
+ Nếu doanh nghiệp không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ ngoại tệ:
Nợ TK 131, 1112, 1122: số tiền tính theo tỷ giá thực tế.
Có TK 5111: doanh thu tính theo tỷ giá thực tế.
Có TK 138 (1388): giá trị bao bì tính theo tỷ giá hạch toán.
Bút toán 3: phản ánh số thuế xuất nhập khẩu phải nộp:
+ Nếu doanh nghiệp xác nhận nộp thuế xuất khẩu bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 5111: Doanh thu (theo tỷ giá thực tế).
Nợ (Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá.
Có TK 3333 – thuế xuất khẩu (theo tỷ giá hạch toán).
Khi nộp thuế xuất khẩu:
Nợ TK 3333 – thuế xuất khẩu: tỷ giá hạch toán.
Có TK 1112, 1122 : tỷ giá hạch toán
+ Nếu doanh nghiệp nộp bằng tiền Việt Nam đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 511: doanh thu (theo tỷ giá thực tế).
Có TK 3333 – thuế xuất khẩu (theo tỷ giá thực tế).
Khi nộp thuế xuất khẩu:
Nợ TK 3333 – thuế xuất khẩu: tỷ giá thực tế.
Có TK 111, 1121 : tỷ giá thực tế.
- Khi doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu cho khách hàng:
Nợ TK 811: số chiết khấu bán hàng (theo tỷ giá thực tế).
Nợ (Có) TK 413: chênh lệch tỷ giá.
Có TK 131,1112, 1122: tổng số chiết khấu (theo tỷ giá hạch toán).
- Khoản giảm giá hàng hoá bán phát sinh ghi:
Nợ TK 532: số giảm giá hàng bán (tỷ giá thực tế).
Nợ (Có) TK 431: số chênh lệch tỷ giá.
Có TK 111, 112, 131, 3388: tổng số giảm giá theo tỷ giá hạch toán.
- Trường hợp hàng bán bị trả lại:
Bút toán 1: phản ánh giá vốn của số hàng xuất khẩu bị trả lại.
Nợ TK 1561, 151, 1388
Có TK 632.
Bút toán 2: phản ánh doanh thu của hàng bị trả lại.
Nợ TK 531: số doanh thu của hàng bán bị trả lại theo tỷ giá thực tế.
Nợ (hoặc Có) TK 413: phần chênh lệch tỷ giá .
Có TK 131, 1112, 1122, 3388: trị giá của hàng xuất khẩu bị trả lại theo tỷ giá hạch toán.
Bút toán 3: phản ánh số thuế xuất khẩu tương ứng của hàng bị trả lại.
Nợ TK 111, 112: số thuế được hoàn lại bằng tiền (tỷ giá hạch toán)
Nợ TK 3333 – thuế xuất khẩu: số được hoàn lại trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau (tỷ giá hạch toán).
Nợ (Có) TK 431: số chênh lệch tỷ giá
Có TK 511: số thuế xuất khẩu được hoàn lại (theo tỷ giá thực tế).
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán trả lại vào doanh thu:
Nợ TK 5111
Có TK 531, 532.
- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ trong kỳ sau khi trừ các khoản giảm trừ:
Nợ TK 5111.
Có TK 911.
- Kết chuyển giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ:
Nợ TK 911.
Có TK 632.
- Nếu trong quá trình xuất khẩu phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642.
Có TK 111, 112, 334, 338, 214, 152....
- Cuối kỳ kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho hàng đã tiêu thụ:
Nợ TK 911.
Có TK 641, 642...
- Xác định kết quả tiêu thụ:
+ Nếu lãi: Nợ TK 911.
Có TK 421.
+ Nếu lỗ: Nợ TK 421.
Có TK 911.
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toánnghiệp vụ xuất khẩu thì giá vốn hàng bán không ghi nhận theo từng nghiệp vụ tiêu thụ mà xác định chung một lần vào cuối kỳ hạch toán, còn doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phản ánh giá vốn:
+ Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ:
Nợ TK 611 (6112)
Có TK 156, 157, 151.
+ Phản ánh trị giá hàng hoá mua trong kỳ:
Nợ TK 611 (6112)
Nợ TK 1331: VAT của hàng mua vào trong kỳ.
Có TK 111, 112, 331.
+ Căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ kế toán tính ra trị giá hàng hoá tồn cuối kỳ:
Nợ TK 156, 157, 151.
Có TK 611 (6112).
+ Phản ánh trị giá vốn của hàng đã bán:
Nợ TK 632
Có TK 611.
+ Kết chuyển giá vốn vào kết quả:
Nợ TK 911
Có TK 632.
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp (trang sau)
b. Trường hợp xuất khẩu uỷ thác:
Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác:
- Phản ánh trị giá mua của hàng giao cho đơn vị nhận uỷ thác:
Nợ TK 157
Nợ TK 1331: VAT của hàng mua chuyển thẳng đi xuất khẩu
Có TK liên quan (1561, 151, 331, 112, 111...)
- Phản ánh số tiền giao cho bên nhận uỷ thác để nộp thuế xuất khẩu:
Nợ TK 138 (1388): số tiền đã chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác
Có TK 111, 112...
- Khi nhận được thông báo của đơn vị uỷ thác về số hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu, kế toán ghi các bút toán như sau:
Bút toán1: Phản ánh trị giá mua của hàng đã xuất khẩu:
Nợ TK 632
Có TK157.
Bút toán 2: Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu (nếu kế toán dùng tỷ gí hạch toán).
Nợ TK 138 (1388): số tiền phải thu ở đơn vị nhận uỷ thác (tỷ giá hạch toán)
Nợ (hoặc Có) TK 413: phần chênh lệch tỷ giá.
Có TK 138 (1388): số đã thanh toán theo tỷ giá hạch toán.
- Phản ánh số thuế xuất nhập khẩu được nộp hộ:
+ Số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511
Có TK 3333 – thuế xuất khẩu.
+ Số thuế đã nộp:
Nợ TK 3333 – thuế xuất khẩu.
Có TK 138 (1388).
- Trường hợp bên nhận uỷ thác chi tiền nộp hộ thuế xuất khẩu:
Nợ TK 511
Có TK 3333 – thuế xuất khẩu.
Sau đó ghi:
Nợ TK 3333 – thuế xuất khẩu.
Có TK 3388.
Các bút toán phản ánh chiết khấu, giảm giá, bao bì tính riêng, kết chuyển doanh thu thuần, kết chuyển giá vốn hàng bán... hạch toán giống như xuất khẩu trực tiếp.
Trường hợp doanh nghiệp không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ ngoại tệ, TK 138 (1388), 3388 được ghi theo tỷ lệ giá thực tế.
Sơ đồ1.8: Sơ đồ nghiệp vụ hạch toán xuất khẩu uỷ thác
TK 3333
TK 1331
TK 641
TK 641
(tại đơn vị giao uỷ thác)
Tiền thuế và chi phí nhờ nộp hộ, chi bộ
Doanh thu xuất khẩu đã thanh toán
TK 111, 112
TK 1388
TK 111, 112
TK 511
Hoa hồng uỷ thác
Doanh thu xuất khẩu uỷ thác phải thu thác phải thu
VAT trên hoa hồng uỷ thác
Khi nhận được chứng từ nộp thuế
X K bên nhận uỷ thác chuyển đến
Thuế xuất khẩu phải nộp
Kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác:
Đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng hợp đồng với từng đơn vị uỷ thác. Khi nhận hàng do đơn vị uỷ thác bàn giao, nếu chuyển thẳng và bán theo giá FOB thì không phải ghi sổ kế toán tổng hợp. Trường hợp hàng nhận nhập kho để chờ xuất khẩu hoặc chuyển thẳng xuống phương tiện để xuất theo giá CIF thì ghi đơn: Nợ TK 003.
- Khi đơn vị uỷ thác chuyển tiền đến để nộp hộ thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 (3388).
- Khi bán được hàng, ghi đơn: Có TK 003 (nếu trước đây ghi Nợ) đồng thời ghi các bút toán sau đây:
Bút toán 1: Phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu thu được:
Nợ TK 1112, 1122
Có TK 338 (3388): Tổng số tiền hàng uỷ thác tính theo tỷ giá hạch toán.
Bút toán 2: Phản ánh hoa hồng uỷ thác được hưởng:
Nợ TK 338 (3388): hoa hồng được hưởng trừ vào nợ phải trả theo tỷ giá hạch toán.
Nợ TK 111, 112: hoa hồng uỷ thác nhận bằng tiền.
Nợ (hoặc Có) TK 413: phần chênh lệch tỷ giá .
Có TK 511: hoa hồng được hưởng theo tỷ giá thực tế.
Có TK 3331: thuế VAT tính trên hoa hồng uỷ thác.
Bút toán 3: Thanh toán tiền hàng cho đơn vị uỷ thác (tỷ giá hạch toán)
Nợ TK 338 (3388): Số tiền trả cho đơn vị giao uỷ thác (tỷ giá hạch toán)
Có TK 1112, 1122: Trả bằng tiền (tỷ giá hạch toán)
- Khi nộp thuế cho đơn vị uỷ thác:
Nợ TK 338 (3388)
Có TK 111, 1112.
Trường hợp bên uỷ thác chưa chuyển tiền, nếu bên nhận uỷ thác phải bỏ tiền ra để nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388).
Có TK 111, 1112.
Các bút toán còn lại (chi phí bán hàng, doanh thu thuần...) hạch toán như các doanh nghiệp khác.
Sơ dồ 1.9: Sơ đồ nghiệp vụ hạch toán xuất khẩu uỷ thác
(Tại đơn vị nhận uỷ thác)
TK 112
TK 3388
TK 112,131
TK 511
TK 413
Số thực trả cho đơn vị uỷ thác
Số tiền hàng đã thu, phải thu của khách hàng
Tiền hoa hồng uỷ thác
TK 3331
VAT trên hoa hồng uỷ thác
Chênh lệch
tỷ giá
Chú ý: Đối với các nghiệp vụ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp được hạch toán như sau:
- Chi phí bao gồm cả số thuế VAT đầu vào
- Doanh thu và nhập cả số thuế VAT đầu ra phải nộp.
Phần thứ hai .
Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
của tổng công ty rau quả việt nam.
I- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty rau quả Việt Nam.
Tổng Công ty rau quả Việt Nam được thành lập ngày 11/12/1988 theo QĐ Số 63 NN-TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ: Ngoại Thương, Nông nghiệp và công nghiệp Thực phẩm.
Tổng Công ty là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả, bao gồm các hoạt động từ sản xuất đến chế biến công nghiệp, xuất nhập khẩu rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tuy mới hoạt động được gần 13 năm nhưng Tổng Công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 100 nước khác nhau trên thế giới. Quá trình hoạt động và phát triển của Tổng Công ty có thể chia làm 3 thời kỳ:
1.1 Thời kỳ 1988-1990.
Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong thời gian naỳ đang nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt-Xô (1986-1990). Đây là chương trình hợp tác lớn thứ 2 sau chương trình hợp tác dầu khí và là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chương trình hợp tác này cả 2 bên đều có lợi. Về phía Liên Xô, đáp ứng được nhu cầu rau quả tươi cho vùng Viễn Đông Liên Xô. Còn về phía Việt Nam được cung cấp các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có 1 thị trường tiêu thụ lớn, ổn định. Kim ngạch xuất khẩu rau quả thu được từ thị trường này chiếm 97,7% tổng số kim ngạch của Tổng Công ty (10 năm đầu).
1.2.Thời kỳ 1991-1995.
Đây là thời kỳ đầu cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt chính sách mới của nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện đã tạo cho Tổng Công ty rau quả Việt Nam cơ hội có môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó Tổng Công ty cũng không gặp ít khó khăn.
Ban đầu, Tổng Công ty rau quả Việt Nam được nhà nước giao cho nhiệm vụ làm đầu mối nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau qủa. Nhưng đến thời kỳ 1991-1995 thì đã có hàng loạt doanh nghiệp được phép kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng này. Hơn nưã, các doanh nghiệp cũng vào Việt Nam đầu tư kinh doanh về rau quả khá nhiều, tạo ra thế cạnh tranh rất quyết liệt đối với Tổng Công ty.
Thứ hai, chương trình hợp tác rau quả Việt-Xô thờì kỳ này không còn nữa. Việc chuyển đổi hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu ở các cơ sở của Tổng Công ty còn lúng túng, bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm cho mình một hướng đi sao cho thích hợp với môi trường mới.
Trong bối cảnh này, Tổng Cty đã tích cực mở rộng thị trường kim ngạch xuất khẩu với các thị trường khác ngoài Liên Xô (cũ) từ 1 triệu USD (1990) đã tăng lên 23,5 triệu USD (năm 1995). Mặt khác, do cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ và tranh thủ các thiết bị mới nên sẩn phẩm của Tổng Công ty đã bước đầu xâm nhập vào các thị trường mới. Trong đó, mỗi năm đã xuất được hầng trăm Conteiners dứa hộp sang thị trường Hoa Kỳ.
1.3 Thời kỳ 1996 đến nay
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, những năm qua Tổng Công ty vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả. Năm 1996 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 36 triệu Rúp và USD, tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 31,3 tỷ đồng, lãi ròng 2,4 tỷ đồng. Năm 1996 cũng là năm Tổng Công ty bắt đầu hoạt động theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (s[s 395, ngày 29/12/1995) về việc thành lập lại Tổng Công ty rau quả Việt Nam theo quyết định 90 TTg của Thủ tướng Chính Phủ, với vốn đăng ký 125,5 tỷ đồng. Tổng Cty quản lý 29 đơn vị thành viên (6 Cty, 8 nhà máy, 6 nông trường, 1 viện nghiên cứu rau quả và 1 bệnh viện, ngoài ra có 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài).
Hiện nay, tên giao dịch quốc tế của Tổng Công ty là VEGETEXCO, trụ sở chính của Tổng Công ty đặt tại số 2- Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa, Hà Nội.
2-Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý SXKD của Tổng Công ty rau quả Việt Nam:
Tổ chức hoạt động SXKD ở Tổng Công ty gồm 4 khối:
2.1-Khối công nghiệp:
Gồm 15 nhà máy chế biến:
-Sản phẩm đóng hộp, sản phẩm lạnh, sản phẩm sấy khô, sản phẩm muối và dầm dấm như: rau, quả, dưa chuột, nấm mỡ, thịt, cá...
-Gia vị: ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, tiêu
-Nước quả cô đặc: chuối, dứa, đu đủ
-Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, hò, carton...
2.2-Khối nông nghiệp:
Tổng công ty có 28 nông trường với 40000 ha đất canh tác trên toàn quốc.Các nông trường này trồng cấc loại cây công nghiệp ,cây nông nghiệp như dứa ,chanh ,chuối ,lạc,cao su ,cà phê...và chăn nuôi gia súc như châu ,bò ,lợn..
2.3-Khối xuất nhập khẩu
Tổng Công ty có 3 Công ty XNK: ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Các mặt hàng XK:
-Quả tươi: chuối, dứa, cam, bưởi... và các loại quả nhiệt đới khác.
-Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột...
-Sản phẩm đóng hộp, đông lạnh
-Hoa tươi và cây cảnh
-Các sản phẩm nông nghiệp khác như chè, cafe, cao su...
Các mặt hàng nhập khẩu của Tổng Công ty gồm có:
-Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống rau.
-Vật tư công nghiệp: sắt tấm, hộp rỗng, lọ thuỷ tinh, carton, axi cho thực phẩm và đường.
-Máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến
-Các loại hoá chất khác.
2.4-Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo:
Tổng Công ty rau quả Việt Nam có 1 viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu giống mới, sản phẩm mới, cải tạo bao bì, nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật.
2.5.Hệ thống tổ chức quản lý của Tổng Công ty.
2.5.1-Chức năng quyền hạn.
Tổng Công ty rau quả Việt Nam có những chức năng quyền hạn như sau:
-Một là, Tổng Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
-Hai là, Tổng Công ty được quyền cho doanh nghiệp hoạch toán độc lập nhân danh Tổng Công ty thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng Công ty theo phương án được hội đồng quản trị phê duyệt.
-Ba là, Tổng Công ty có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng Công ty để tái đầu tư, đổi mới công nghệ (trừ những tài sản đi thuêm đi mượn, giữ hộ, nhận thế chấp)
-Bốn là, Tổng Công ty được chủ động thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng tài sản hư hỏng không thể phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sử dụng.
-Năm là, Tổng Công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh và điều hoà vốn nhà nước giữa doanh nghiệp thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng Công ty phê duyệt.
Ngoài ra, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực và thông tin không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
2.5.2-Nhiệm vụ:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tổng Công ty có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Tổng Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả liên doanh với các tổ chức nước ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và xuất khẩu rau quả.
Thứ hai, Tổng Công ty có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn được giao từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ ba, Tổng Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán, kiểm toán và công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm của mình theo hướng dẫn của bộ tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã công bố.
Thứ tư, Tổng Công ty phải tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho việc kinh doanh rau quả.
Sự bố trí cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty rau quả Việt Nam như trên có ưu điểm là các bộ phận chức năng được tạo lập có khả năng và kinh nghiệm chuyên sâu hơn các bộ phận khu vực được sở dụng mang lại lợi ích để chú trọng 1 số sản phẩm nhất định đã tạo ra ưu thế hơn. Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ là 1 điều kiện quan trọng quyết định sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Hội đồng quản trị (HĐQT):
Có từ 5-7 thành viên do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm miễn nhiệm trong đó có chủ tịch HĐQT, một thành viên kiêm tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật, kinh tế tài chính, quản trị doanh nghiệp, pháp luật. HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Cty theo nhiệm vụ nhà nước giao.
Tổng giám đốc:
Là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty. Tổng giám đốc cùng chủ tịch HĐQT ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nứơc để quản lý, sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng Công ty.
Phó tổng giám đốc:
Là người giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất:
Là người giúp việc cho Tổng giám đốc phụ trách quản lý về mặt SX của các nhà máy, nông trường, xí nghiệp, phó Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật.
+ Các nhà máy như: nhà máy thực phẩm XK Vĩnh Phú, nhà máy thực phẩm XK Hà Nội, nhà máy thực phẩm XK Nam Hà, Nam Định, nhà máy thực phẩm XK Tân Bình, quận Tân Bình-HCM.
- Chức năng và nhiệm vụ của các nhà máy: vừa là nơi sản xuất vừa là khâu bảo quản và là nơi chế biến những sản phẩm như đồ hộp, nước quả, đông lạnh, gia vị, giống rau...
+ Các nông trường: Nông trường Đồng Giao II, Nông trường Châu Thành, Nông trường Lục Ngạn.
-Chức năng và nhiệm vụ của các Nông trường: là nơi trồng và thu hoạch các loại rau hoa quả tươi như bắp cải, khoai tây, cà rốt, dưa hấu, thanh long, nhãn, cam, quýt, bưởi, hoa lay ơn, loa kèn, phong lan...+ Các xí nghiệp: XN bao bì XK Hải Hưng, XN chế biến r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0473.doc