Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 3
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 3
1. Khái niệm TSCĐ. 3
2. Đặc điểm TSCĐ. 4
3. Vai trò của TSCĐ 5
4. Yêu cầu quản lý TSCĐ. 6
5. Nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán TSCĐ. 7
5.1. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ 7
5.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ 7
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8
1. Phân loại TSCĐ. 8
1.1.Mục đích phân loại TSCĐ 8
1.2.Phân loại TSCĐ 8
1.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất của tài sản cố định 9
1.2.2 Phân loại TSCĐ theo tính chất sở hữu: 9
1.2.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng. 10
1.2.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 10
2. Đánh giá tài sản cố định. 11
3.3. Giá trị còn lại của tài sản cố định. 15
II. Hạch toán tổng hợp tài sản cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 16
1. Tài khoản sử dụng. 16
1.1 Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: 16
1.2 Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính: 16
1.3 Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình: 16
1.4 Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định: 17
1.5. Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. 17
1.6.Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài 18
1.7.Tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao. 18
1.8 TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. 18
2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ. 19
2.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình và vô hình. 19
2.1.1. Thủ tục chứng từ. 19
2.1.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ 20
2.2 Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình và vô hình 21
2.2.1 Thủ tục chứng từ 21
2.2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ 22
3. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 24
3.1 Thủ tục chứng từ 24
3.1 Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ 24
3.2 Trường hợp phải nộp vốn khấu hao và cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao - kế toán hạch toán theo sơ đồ sau 25
4. Hạch toán tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê 25
4.1. Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính 25
4.1.1 Tại các doanh nghiệp đi thuê 25
4.1.2. Tại doanh nghiệp cho thuê 26
4.2. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động. 27
4.2.1 Tại đơn vị đi thuê 27
4.2.2 Tại doanh nghiệp cho thuê: 28
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 28
1. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ 28
2. Tổ chức hạch toán tổng hợp theo các hình thức sổ kế toán 30
2.1 Hình thức Nhật ký chung 30
2.2 Hình thức nhật ký sổ cái: 30
2.3 Hình thức chứng từ ghi sổ. 31
5.4 Hình thức nhật ký chứng từ 32
IV. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 33
1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ. 34
1.1. Kết cấu của TSCĐ. 34
1.2 Hệ số tăng TSCĐ: Hệ số tăng TSCĐ được xác định bằng công thức: 34
1.3 Hệ số giảm TSCĐ tính bằng công thức: 34
1.4 Hệ số đổi mới TSCĐ, tính được bằng công thức: 35
1.5 Hệ số loại bỏ TSCĐ, tính được bằng công thức 35
1.6 Hệ số hao mòn TSCĐ. 35
2 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 36
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY VẬN TẢI HOÀNG LONG 37
I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HOÀNG LONG 37
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 37
2. Đặc điểm kinh doanh và hệ thống tổ chức kinh doanh 39
2.1 Đặc điểm kinh doanh. 39
2.2.Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh của Công ty 40
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 41
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 42
4.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty vận tải Hoàng Long 43
4.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 43
4.2.Tổ chức công tác kế toán của công ty 45
II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HOÀNG LONG 47
1. Đặc điểm TSCĐ của công ty 47
2. Tổ chức quản lý tài sản cố định 49
3. Trình tự tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty 49
3.1 Hạch toán tăng TSCD 49
3.2 Hạch toán giảm TSCĐ 54
III Kết luận của ban thanh lý TSCĐ 56
Bảng ngang trang 25 tập 4 58
3.2 Hạch toán khâu hao TSCĐ tại công ty vận tải Hoàng Long 59
3.4 Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động 63
Chương III 65
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 65
và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long 65
I Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long. 65
1. Đánh giá công tác kế toán TSCĐ của công ty 65
2.Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty vận tải Hoàng Long. 67
II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY 71
1. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ 71
2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 73
III .MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 75
1. Về phương pháp khấu hao tài sản cố định. 75
2. Về vấn đề lập dự phòng giảm giá TSCĐ 77
3. Về vấn đề tuân thủ nguyên tắc trọng yếu trong kế toán 78
Kết luận 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 80
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28... Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ hợp lệ theo chế độ chứng từ kế toán quy định theo QĐ số 1141/TC/ CĐKT ngày 01/11/1995 như sau:
Phiếu xuất kho
Hoá đơn mua hàng
Biên bản giao nhận TSCĐ: mẫu số 01- TSCĐ
Kế toán lập thẻ tài sản cố định: mẫu số 02 - TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ: mẫu số 03 - TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: mẫu số 04 - TSCĐ
Biên bản đánh giá lại TSCĐ: mẫu số 05- TSCĐ
Định kỳ hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao phải trích cho từng tài sản là lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Trên cơ sở sổ chi tiết kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp TSCĐ. Sổ được mở từ đầu kỳ theo dõi các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh theo trình tự thời gian, có kết cấu như sau:
Đơn vị:................ Sổ tài sản cố định
Loại tài sản................
STT
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
SH
N/T
Tỷ lệ (%) khấu hao
Mức khấu hao
SH
N/T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cộng
X
X
Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị..). Từng đơnvị sử dụng có sổ TSCĐ riêng.
Sổ tài sản theo dõi đơn vị sử dụng
Năm 2000
Tên đơn vị (phòng, ban hoặc người sử dụng ) ..
Ghi tăng tài sản và công cụ lao động
Ghi giảm tài sản và công cụ lao động
Ghi chú
Chứng từ
Tên, nhãn hiệu, quy cách tài sản cố định và công cụ lao động nhỏ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
Chứng từ
Lý do
Số lượng
Số tiền
SH
N/T
SH
NT năm
1
2
3
4
5
6
7
(5x6)
8
9
10
11
12
13
Tổ chức hạch toán tổng hợp theo các hình thức sổ kế toán
2.1 Hình thức Nhật ký chung
Theo hình thức này tất cả nghiệp vụ phát sinh đều phải hạch toán vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Sau đó lấy số liệu liên quan trên sổ nhật ký chung làm căn cứ ghi sổ cái. Trình tự hạch toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chung có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Nhật ký chung
Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, 222...
Thẻ TSCĐ :Sổ chi tiết TK 211, 212, 213, 214 và các TK 627,641,642, 222...
Báo cáo kế toán
2.2 Hình thức nhật ký sổ cái:
Theo hình thức này kế toán kết hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và theo hệ thống trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Hình thức tổ chức sổ kế toán này tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết. Trình tự hạch toán tài sản cố định theo hình thức nhật ký sổ cái có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Nhật ký sổ cái
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TK 211, 212, 213, 214 và các TK 627,641,642, 222...
Báo cáo kế toán
2.3 Hình thức chứng từ ghi sổ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ". Các nghiệp vụ kinh tế được kế toán ghi chép theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ: do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
Sổ cái của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở 1 hoặc 1 số trang thuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái theo nội dung kinh tế phát sinh.
Việc hạch toán TSCĐ theo hình thức chứng từ ghi sổ được khái quát bằng sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 211, 212, 213, 214, 222...
Thẻ TSCĐ
Sổ chi tiết TK 211, 212, 213, 214 và các TK 627,641,642, 222...
Báo cáo kế toán
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
5.4 Hình thức nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ là hình thức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của các TK đối ứng. Kế toán kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK)
Trình tự hạch toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chứng từ có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc + Bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng kê số 6
Bảng kê số 5
Bảng kê số 4
Nhật ký chứng từ
số 1,2 và 9
Sổ cái TK 211, 212,213, 214, 222, 821 ...
Báo cáo kế toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
IV. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sử dụng hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm ... Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình biến động TSCĐ.
TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường xuyên biến động về quy mô kết cấu và tình trạng kỹ thuật.
Để phân tích tình hình biến động TSCĐ, cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau:
Kết cấu của TSCĐ.
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị. Phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ. Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng. Cần chú ý rằng, cơ cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật của từng ngành, từng doanh nghiệp.Ví dụ như đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì nhà xưởng và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn hoặc đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thì các phương tiện vận tải phải chiếm tỷ trọng lớn...
Hệ số tăng TSCĐ: Hệ số tăng TSCĐ được xác định bằng công thức:
Hệ số tăng TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến.
1.3 Hệ số giảm TSCĐ tính bằng công thức:
Hệ số giảm TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng được điều động đi nơi khác không bao gồm phần khấu hao.
Hệ số đổi mới TSCĐ, tính được bằng công thức:
Hệ số đổi mới TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
(kể cả chi phí hiện đại hoá)
Giá trị TSCĐ ở cuối kỳ
Hệ số loại bỏ TSCĐ, tính được bằng công thức
Hệ số loại bỏ TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ
Hai hệ số tăng và giảm TSCĐ phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần tuý về quy mô TSCĐ. Còn hai hệ số đổi mới và loại bỏ TSCĐ ngoài việc phản ánh tăng giảm thuần tuý về TSCĐ, còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Khi phân tích, có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kỳ và đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp.
Hệ số hao mòn TSCĐ.
Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì trình độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, việc phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay cũ hoặc mới, cũ ở mức nào, có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ, bằng công thức tính:
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Tổng mức khấu hao TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
+ Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần tới 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ.
+ Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới.
Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
1) Sức sản xuất của 1 đồng TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sử dụng kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị doanh thu.
1) Sức sinh lời của 1 đồng TSCĐ
=
Lãi thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiều đồng lãi.
Cả hai chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ càng tốt.
Chương II: Thực trạng tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty vận tải Hoàng Long
I Những đặc điểm chung của Công ty vận tải Hoàng Long
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty vận tải Hoàng Long - tiền thân là xí nghiệp tư nhân Hoàng Long được thành lập theo giấy phép số 017227 GP/ TLTN do UBND Thành phố Hải Phòng cấp ngày 06/01/ 1997. Xí nghiệp mở chi nhánh tại Hà Nội theo giấp phép số 3377 KTP - UB do UBND Thành Phố Hà Nội cấp ngày 21/01/1998.
Cách đây hơn 3 năm, trong khi hầu hết các tuyến vận tải, ôtô khách đang bung ra đủ mọi thành phần kinh doanh, chủ yếu “hành” khách hơn là phục vụ khách kiếm lời thì Công ty Hoàng Long (khi đó là xí nghiệp Hoàng Long) đã mạnh dạn tung ra thị trường loại hình kinh doanh mới: “Vận tải hành khách liên tỉnh - chất lượng cao”. Hoàng Long chính là người khơi luồng mở tuyến xe chất lượng cao và cách phục vụ đó đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của đông đảo hành khách đi xe tuyến Hà Nội ô Hải Phòng.
Năm 1999, xí nghiệp tư nhân Hoàng Long được thành lập lại thành Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long do 8 thành viên sáng lập với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
Trụ sở chính: Số 5 Phạm Ngũ Lão – Hải Phòng.
Chi nhánh tại Hà nội: 62 Yên Phụ – Ba Đình – Hà Nội.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0202000012 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 22/02/1999, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty vận tải Hoàng Long bao gồm:
+ Kinh doanh vận tải hàng hoá, vận tải hành khách Thuỷ bộ, bến tàu khách, bến xe khách, vật tư thiết bị, phụ tùng ngành giao thông vận tải, ôtô, xe máy.
+ Sửa chữa phương tiện Thuỷ, bộ.
Mục tiêu kinh doanh của công ty rất rộng, chủ trương kinh doanh
Bến xe khách đang được công ty triển khai nhưng do chưa được phép của cấp có thẩm quyền nên chưa bắt đầu hoạt động . Thực tế hiện nay ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty vận tải Hoàng Long bao gồm:
1. Kinh doanh vận tải hàng hoá,vận tải hành khách đường bộ .
2. Sửa chữa ô tô :
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường từng bước hội nhập với thế giới thì nhu cầu của xã hội về vận tải là rất lớn. Là công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực vận tải chuyên tuyến Hải Phòng – Hà Nội hai thành phố lớn của nước ta, công ty đã góp phần đáng kể giúp các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân giữa hai thành phố thực hiện các giao dịch nhanh chóng,kịp thời và hiệu quả. Điều này thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu hoạt động của công ty cụ thể như sau:
Một số chỉ tiêu về vốn, doanh thu, chi phí:
Đơn vị đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
1999
9 tháng 2000
1 Tổng tài sản
2.741.227.782
5.194.177.784
7.702.331.125
- Tài sản lưu động
210.500.000
405.650.000
714.720.000
- Tài sản cố định
2.530.777.782
4.788.527.784
6.987.611.125
2 Tổng doanh thu
888.460.000
2.969.600.000
4.635.000.000
3. Tổng chi phí
837.153.000
2.804.303.000
4.369.550.000
4. Lợi tức thực hiện
51.307.000
165.297.000
265.450.000
5. Nhân lực
90 người
150 người
182 người
6. thu nhập bình quân
600.000
1.000.000
1.550.000
Số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm đảm bảo tổng lợi tức thực hiện duy trì ở mức độ cao. Nhìn chung thu nhập của người lao động tăng.
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 1998
%
Năm 1999
%
9 tháng năm 2000, %
1. Bố trí cơ cấu vốn
- Tài sản lưu động/Tổng TS
7,67
7,8
9,2
-Tài sản cố định/ tổng TS
92,3
92,2
90,7
2. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
5,7
5,6
5,7
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
1,8
2,97
3,1
Mặc dù công ty Hoàng Long còn gặp nhiều khó khăn của đơn vị khỏi luồng mở tuyến xe “chất lượng cao” nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập (1997) đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, duy trì được tốc độ phát triển, phát huy tối đa năng lực của máy móc thiết bị đặc biệt là phương tiện vận tải và khai thác có hiệu quả tiềm năng vật lực sẵn có... khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty.
Đặc điểm kinh doanh và hệ thống tổ chức kinh doanh
Đặc điểm kinh doanh.
Công ty vận tải Hoàng Long là công ty vận tải chuyên tuyến Hải Phòng-Hà nội. Doanh thu vận tải hành khách, hàng hoá Hà nội-Hải phòng chiếm 70%-90% tổng doanh thu của công ty. Năm 1997, 1998 khi công ty mới thành lập số xe ô tô vận tải ít xưởng sửa chữa ô tô của công ty chủ yếu sửa chữa xe ngoài, doanh thu sửa chữa xe năm 1998: 266.850.000 đồng (chiếm 30% tổng doanh thu). Cuối năm 1999, 2000 số lượng xe ôtô tăng mạnh 30 xe xưởng sửa chữa ô tô của công ty chủ yếu là sửa chữa xe ô tô để đảm bảo kịp thời cho hoạt động vận chuyển của công ty, việc kinh doanh sửa chữa xe ngoài giảm chiếm 10%-20% tổng doanh thu.
Khác với các tuyến xe liên tỉnh khác, công ty Hoàng Long là người khơi luồng mở tuyến xe Chất lượng cao của Việt Nam . Đặc điểm của xe chất lượng cao thể hiện ở các trang thiết bị và phong cách phục vụ hành khách cụ thể như sau:
Xe chạy đúng giờ, không đón trả khách dọc đường trừ bến do công ty quy định.
Đảm bảo an toàn cho hành khách và tài sản mà khách mang theo nếu mất bồi thường theo thoả thuận
Mỗi hành khách đi xe được phục vụ 1 chai nước uống và một khăn lau mặt miễn phí.
Xe đảm bảo độ thông thoáng mát mẻ cho khách; xe có lắp điều hoà nhiệt độ, vô tuyến để giúp cho khách có thể giải trí đỡ căng thẳng trên cả đoạn đường đi xe.
Một điểm đặc biệt trong kinh doanh của Công ty vận tải Hoàng Long là việc kinh doanh vận chuyển hàng hoá, chuyển phát nhanh đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng gồm: bưu phẩm, công văn giấy tờ, thư tín... với thời gian vận chuyển nhanh 120 phút, hàng hoá, thư tín ở hai đầu thành phố Hà nội – Hải Phòng đã đến tận nơi khách hàng yêu cầu; công ty Hoàng Long đã có được một lượng đông đảo khách hàng là các doanh nghiệp và nhân dân Hải Phòng, Hà nội.
Có thể khái quát hoạt động kinh doanh của công ty vận tải Hoàng Long qua sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh của công ty như sau:
2.2.Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh của Công ty
Tổ vận chuyển (xe máy) vận chuyển hàng hoá, thư tín đến tận nơi khách yêu cầu
Tổ vận chuyển (xe máy) chuyển phát hàng hoá thư tín đến nơi khách yêu cầu
Công ty vận tải Hoàng Long
Đầu Hải Phòng
Đầu Hà Nội
Xưởng sửa chữa ôtô
Các văn phòng giao dịch: ký hợp đồngxe, nhận bưu phẩm hàng hoá
Bến xe Tạm bạc bán vé nhận hàng hoá
Sửa chữa xe của Công ty
Dịch vụ kinh doanh sửa chữa xe ôtô
Bến xe Kim Mã Bán vé hành khách và nhận hàng hóa
Văn phòng chi nhánh: Ký hợp đồng xe nhận bưu phẩm hàng hoá
Tổ vận chuyển (xe máy) chuyển phát hàng hoá thư tín đến nơi khách hàng yêu cầu
Tổ vận chuyển (xe máy) chuyển phát hàng hoá thư tín đến nơi khách hàng yêu cầu
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Toàn công ty hiện có 182 cán bộ công nhân viên trong đó có 32 cán bộ quản lý điều hành, 80 lái phụ xe, 30 công nhân sửa chữa xe và 40 công nhân vận chuyển hàng hoá. Công ty vận tải Hoàng Long tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức trực tuyến tránh việc chồng chéo trong chỉ đạo phân công và tổ chức thực hiện.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Giám đốc chi nhánh Hà nội
Xưởng trưởng xưởng sửa chữa ô tô
Phòng kế toán tài vụ công ty
Phòng tổ chức hành chính quản trị
Đội điều hành, vận chuyển đầu HP
Kế toán chi nhánh
Hành chính văn phòng
Đội điều hành, vận chuyển đầu HN
Kế toán xưởng
Tổ sửa chữa điện lạnh (vô tuyến điều hoà)
Tổ sửa chữa máy ô tô
+ Giám đốc Công ty: là đại diện cao nhất của Công ty, quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch mà các thành viên sáng lập Công ty nhất trí thông qua, theo chính sách pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn nhất định.
+ Phó giám đốc Công ty, Giám đốc chi nhánh Hà nội: là những người giúp việc cho giám đốc hoàn thành công việc điều hành hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá ở hai đầu Hải Phòng và Hà nội.
+ Xưởng trưởng xưởng sửa chữa ôtô: điều hành hoạt động kinh doanh sửa chữa ôtô.
+Phòng tổ chức hành chính quản trị: có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc tổ chức lao động một cách khoa học như phân công, bố trí sắp xếp lao động...
+ Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng vốn, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện công tác tham mưu về tài chính cho Giám đốc, giúp các thành viên sáng lập Công ty đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác. Phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh hướng dẫn, kiểm tra , đối chiếu, theo dõi công tác kế toán chi nhánh, xưởng sửa chữa ôtô.
+ Đội điều hành vận chuyển hàng hoá, hành khách hai đầu Hải Phòng, Hà nội: có nhiệm tổ chức nhận hàng hoá, bì thư công văn giấy tờ, gửi kèm theo xe vận chuyển hành khách và có nhiệm vụ giao hàng hoá tại địa điểm mà khách yêu cầu.
4.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty vận tải Hoàng Long
4.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty vận tải Hoàng Long được tổ chức thành phòng kế toán tài vụ, chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc công ty, kế toán trưởng công ty và cơ quan tài chính thống kê cùng cấp.
Với đặc điểm kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá giữa hai thành phố Hà nội - Hải Phòng và bao gồm cả kinh doanh sửa chữa ô tô hiện nay công ty đang sử dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Cán bộ kế toán xưởng và kế toán chi nhánh thực hiện chức năng chuyên thu, chuyên chi, thực hiện phần hành kế toán phát sinh tại đơn vị, hàng tháng báo cáo về phòng kế toán để tổng hợp.
Phòng kế toán tài vụ gồm 6 người đều có trình độ đại học. Mỗi người được phân công các công việc cụ thể để đảm bảo theo dõi về công tác tài chính của công ty một cách chính xác kịp thời.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán của công ty, có trách nhiệm đảm nhận công tác quản lý tổ chức tính toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, thanh lý hợp đồng kinh tế. Kế toán trưởng trên cơ sở số liệu phát sinh tại công ty, phát sinh tại xưởng, tại chi nhánh Hà nội vào sổ cái, lập các báo cáo kế toán. Đồng thời với chức năng là kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi chi tiết TSCĐ, tính và trích khấu hao hàng tháng, quý, năm.
Kế toán thanh toán: kế toán các khoản chi phát sinh tại công ty và kế toán lương cho công nhân lái phụ xe, sửa chữa và cán bộ quản lý điều hành.
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán quỹ: Theo dõi mọi quan hệ giao dịch trong thanh toán với ngân hàng, quyết toán các khoản nộp ngân sách với cục thuế Hải Phòng, cùng thủ quỹ thu nộp và rút tiền mặt theo nhu cầu kinh doanh.
Kế toán công nợ, kế toán lãi kinh doanh cho các thành viên góp vốn: Phụ trách theo dõi các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, hạch toán chi tiết công nợ phải thu, phải trả, phân phối lãi cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn.
Kế toán chi nhánh Hà nội: Hạch toán doanh thu chi phí đầu Hà nội cuối tháng lập báo cáo về phòng kế toán công ty. Hàng tháng lập báo cáo thuế giá trị gia tăng đầu Hà nội, nộp tiền thuế GTGT tại cục thuế Hà nội, lập quyết toán thuế GTGT năm.
Kế toán xưởng: Hạch toán chi phí vật liệu, phụ tùng ô tô, chi phí nhân công, chi phí quản lý phân xưởng hàng tháng gửi báo cáo về phòng kế toán công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được khái quát bằng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán kế toán lương
Kế toán ngân hàng, kế toán quỹ
Kế toán công nợ kế toán lãi các thành viên góp vốn
Kế toán chi nhánh Hà nội
Kế toán xưởng sửa chữa ô tô
4.2.Tổ chức công tác kế toán của công ty
Công ty vận tải Hoàng Long là công ty kinh doanh quy mô vừa áp dụng chế độ kế toán hiện hành cho các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ (Ban hành theo quyết định số 114/ TC/CĐKT ngày 1/11/1995) doanh nghiệp không sử dụng các TK 621, 622, 627 hạch toán trực tiếp vào TK 154 theo quy định. Ngoài ra do đặc điểm kinh doanh của công ty Hoàng Long không sử dụng TK 128, 129, 139, 155, 156, 157, 161, 229, 344, 512, 631. Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán theo chế độ quy định tiu nhiên công ty chưa lập thẻ tài sản cố định. Do đặc điểm kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá công ty vận tải Hoàng Long sử dụng “phơi lệnh xe” do công ty quản lý bến xe khách phát hành. Trong đó ghi rõ số lượng hành khách, hàng hoá , số tiền thu được của từng chuyến xe khi xuất bến. Để có căn cứ viết hoá đơn thuế GTGT xác định doanh thu hành khách, hàng hoá trong ngày và thuế GTGT đầu ra, kế toán phải tập hợp trên Bảng kê bán vé hành khách và hàng hoá cho từng xe trong ngày.
Bảng kê hành khách đi xe
Ngày .... tháng .... năm 2000
Chuyến xe trong ngày
Xe 29L – 5757
Xe 29L - 3464
Xe...
v.v...
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Chuyến 1
Chuyến 2
Chuyến 3
Chuyến 4
Cộng
X
x
x
x
x
x
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để tổ chức công tác kế toán của công ty. Công ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán nguyên liệu xuất kho theo phương pháp Nhập trước xuất trước.
Theo hình thức chứng từ ghi sổ, trình tự ghi sổ kế toán được biểu thị theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK
Hệ thống sổ chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Thực tế tìm hiểu cho thấy kế toán công ty sau khi lập chứng từ ghi sổ đã bỏ qua việc ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi thẳng vào sổ cái.
Định kỳ hàng tháng lập báo cáo thuế GTGT, hàng quý kế toán trưởng lập báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính, cuối năm lập bảng cân đối kế toán. Công ty Hoàng Long không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
II Thực trạng kế toán TSCĐ của công ty vận tải Hoàng Long
Đặc điểm TSCĐ của công ty
Là đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ về vận tải và sửa chữa nên TSCĐ là yếu tố sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Hoàng Long có nét đặc trưng riêng biệt của các doanh nghiệp vận tải là quy mô TSCĐ lớn chiếm 90% giá trị tổng tài sản. Trong đó phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn chiếm 80% giá trị TSCĐ của công ty.
Một đặc điểm quan trọng khác biệt của TSCĐ trong công ty là số lượng TSCĐ không nhiều nhưng giá trị từng TSCĐ rất lớn và có những quy định bắt buộc về chế độ bảo quản, bảo dưỡng. Để tạo thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán, kế toán công ty đã phân chia TSCĐ theo các loại đặc thù dựa vào một số tiêu thức cụ thể sau đây:
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có chiếm 75% tổng giá trị TSCĐ
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay chiếm 25% tổng giá trị TSCĐ
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
Nhà cửa vật kiến trúc chiếm 19% tổng giá trị TSCĐ
Phương tiện vận tải chiếm 79,4% tổng giá trị TSCĐ
Thiết bị sửa chữa chiếm 1,3% tổng giá trị TSCĐ
Thiết bị văn phòng chiếm 0,2% tổng giá trị TSCĐ
Riêng phương tiện vận tải kế toán công ty Hoàng Long còn phân loại theo tình hình sử dụng:
Phương tiện chạy tuyến chất lượng cao
Phương tiện (xe) chạy hợp đồng ngoài
Phương tiện chờ thanh lý
Xe phục vụ Ban giám đốc công ty
Báo cáo kiểm kê TSCĐ ngày 31/12/1999
Loại TSCĐ
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
I. Nhà cửa vật kiến trú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0582.doc