Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới CCùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới Công ty nên trang bị máy vi tính cho kế toán, mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được tính chính xác và nhất quán trong công tác hạch toán. Hơn thế nữa trang bị công nghệ tin học sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, chóng đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ đắc lực trong công tác quản lý của Công ty.
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng tiền của phần giá trị của TSCĐ đã hao mòn. Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ còn mục đích của trích khâú hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
Hao mòn TSCĐ có hai loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng phải thanh lý. TSCĐ bị hao mòn hữu hình trước hết do nó trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, mức độ hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng của chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu nói trên, trong khi sử dụng và cả trong khi không sử dụng tài sản còn bị hao mòn hữu hình do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu, thời tiết. TSCĐ phải hoạt động thường xuyên trong môi trường tự nhiên do đó mức độ hao mòn của chúng thường là lớn hơn so với các ngành khác. hình thức hao mòn này phát sinh một cách thường xuyên, mức độ cao hay thấp tuỳ thuộc cường độ sử dụng, chế độ bảo dưỡng, điều kiện môi trường, trình độ quản lý và sử dụng để giảm bớt hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng, TSCĐ phải được bảo quản tốt, lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ, người sử dụng đúng với tính năng kỹ thuật vốn có của nó.
Hao mòn vô hình là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do có những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình không phải do chúng được sử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện KHKT ngày càng phát triển, người ta có thể sản xuất ra máy móc thiết bị cùng loại nhưng giá hạ hơn hoặc giá không đổi nhưng có tính năng tác dụng, công suất cao hơn những máy móc được sản xuất ở thời gian trước đây sẽ bị mất giá so với hiện tại. Sự mất giá đó chính là hao mòn vô hình.
Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị chấm dứt dẫn đến những maý móc thiết bị để chế tạo sản phẩm cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
Như vậy hao mòn là một tất yếu khách quan, nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư TSCĐ. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư TSCĐ gọi là khấu hao. Khấu hao là TSCĐ biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ.
Hao mòn là khái niệm trừu tượng, còn khấu hao mang tính chất chủ quan, biểu hiện bằng một số tiền. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hao mòn là nội dung bên trong khấu hao, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài mà nội dung thì quyết định hình thức, do đó mức độ khấu hao phải trích phụ thuộc vào mức độ hao mòn của TSCĐ.
2. Các phương pháp xác định giá trị hao mòn TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, mọi TSCĐ trong các doanh nghiệp phải được huy động sử dụng tối đa và phải tính khấu hao đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá theo quy định hiện hành. Việc tính mức khấu hao có nhiều phương pháp song thực tế hiện nay ở các công ty phương pháp khấu hao phổ biến là khấu hao đều theo thời gian. Theo phương pháp này, việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng tài sản đó. Thời gian sử dụng tài sản này do nhà nước quy định cụ thể nhưng đối với một số doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất có thể quy định thời gian sử dụng tài sản lâu hơn hoặc ngắn hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị nhưng phải nằm trong khoảng thời gian tối đa do nhà nước quy định. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Mức khấu hao bình quân hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12 tháng
Ngoài ra trong thực tế, việc tính khấu hao TSCĐ có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm, điều kiện môi trường hoạt động, mức huy động công suất TSCĐ.
Trong thực tế, thời gian sử dụng TSCĐ được nhà nước quy định sẵn thời gian tối thiểu và thời gian tối đa cho từng loại, từng nhóm TSCĐ nhưng doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để nâng cao mức trích khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm giá thành quá cao, ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng các chính sách giá cả của nhà nước.
Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng thì tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải trích khấu hao. Do vậy để xác định khấu hao của tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trường hợp có biến động tăng giảm TSCĐ.
Để giảm bớt công việc tính toán này, người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích trong tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau:
Số khấu hao phải tính trong tháng
=
Số khấu hao đã tính tháng trước
+
Số khấu hao tăng trong tháng
-
Số khấu hao giảm trong tháng
Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ.
Bảng tính và phân bố khấu hao này là chứng từ kế toán để hạch toán trích khấu hao TSCĐ. Bảng này được lập vào cuối tháng, cuối quý. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc kỹ thuật do vậy ở nhiều doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng phương pháp bình quân tỏ ra không hiệu quả, bởi lẽ phương pháp này tuy có ưu điểm và phần khấu hao được phân bố một cách đều đặn vào chi phí đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành và lợi nhuận ổn định song nhược điểm của phương pháp này là tốc độ thu hồi vốn đầu tư chậm nên khó tránh khỏi.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể tham khảo phương pháp khấu hao nhanh hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi.
Phương pháp số dư giảm dần:
Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được xác định nhờ một tỷ lệ cố định nhân với còn lại của TSCĐ.
Nếu thời gian sử dụng là từ 1 đến 4 năm T = TK
Nếu thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm T = TK x2
Nếu thời gian sử dụng là từ 6 năm T = TK x 2,5
Với T : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư bình quân.
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cho phép khấu hao nhanh TSCĐ song nó lại cũng có hạn chế là giá trị khấu hao những năm đầu rất cao do đó gây ra những biến động lớn về giá trị thành sản phẩm và không thu hồi hết được nguyên giá TSCĐ nên đến năm cuối phải chuyển sang.
ã Phương pháp tổng số: Theo phương pháp này số trích khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao hàng năm, tỷ lệ đó được xác định bằng cách chia số năm còn lại của thời gian TSCĐ phục vụ cho tổng số dãy số từ năm thứ nhất cho tới năm phục vụ.
TKT =
2 x (T - t+ 1)
T (t + 1)
Với T : Thời gian phục vụ của TSCĐ theo năm
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao
TKT : Tỷ lệ trích khấu hao năm
Phương pháp này cho phép vừa khấu hao nhanh mà tỷ lệ trích khấu hao cũng không quá lớn và đảm bảo thu hết nguyên giá TSCĐ
Trên thực tế, nếu áp dụng một trong hai phương pháp khấu hao trên đã trình bày thì có thể khắc phục được những rủi ro do hao mòn vô hình gây nên hơn là hao mòn bình quân.
a. Tài khoản sử dụng để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình, đi thuê dài hạn và tài sản vô hình.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ như thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác.
Bên Có : Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ do đánh giá lại TSCĐ
Số dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị
TK 214 có 3 TK cấp 2
- TK 214 (1) Hao mòn TSCĐ hữu hình
- TK 214 (2) Hao mòn TSCĐ đi thuê
- TK 2134 (3) Hao mòn TSCĐ vô hình
Nội dung và trình tự hạch toán:
Định kỳ (tháng, quý) đơn vị tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 214
Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản ghi đơn vào bên nợ TK 009 – nguồn vốn khấu hao TK ngoài bảng cân đối kế toán.
- Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điền chuyển cho đơn vị khác
+ Được hoàn trả lại, khi nộp kế toán ghi:
Nợ TK 136 (8)
Có TK 112
Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao, ghi đơn vào bên có TK 009 nguồn vốn khấu hao
Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả ghi bút toán ngược lại.
+ Không được hoàn trả lại:
Nợ TK 411
Có TK 111, 112, 338 (8)
+ Trường hợp cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao
Nợ TK 128
Nợ TK 228
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 009
TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước
+ Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 412
Có TK214
+ Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn.
Nợ TK 412
Có TK 214
+ Trường hợp giảm giá trị hao mòn
Nợ TK 214
Có TK 412
+ Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ ghi:
Nợ TK 412
Nợ TK 214
Có TK 211
Trường hợp giảm TSCĐ thì đồng thời với việc phản ánh nguyên giá TSCĐ phải phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ
- Đối với TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp dự án thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ trích khấu hao TSCĐ 1 năm một lần
V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Đặc điểm sửa chữa TSCĐ
- TSCĐ trong các doanh nghiệp được khấu hao bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng đều.Để duy trì năng lực hoạt động của các tài sản cố định đảm bảo cho các tài sản cố định này hoạt động bình thường thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định khi bị hư hỏng.
Tuỳ theo quy mô tính chất cùng việc sửa chữa mà người ta chia làm 2 loại: Sửa chữa thường xuyên, bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ và sửa chữa lớn TSCĐ khi hư hỏng nặng hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ.
2. Nội dung hạch toán sưả chữa nhỏ.
Hoạt động sửa chữa nhỏ là hoạt động sửa chữa mà các chi phí phát sinh thường ít diễn ra thường xuyên nên không gây ra các biến động lớn đối với giá thành sản phẩm. Bởi vậy kế toán hạch toán các chi phí này trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng với bộ phận sử dụng TSCĐ đó.
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 111, 112,
3. Nội dung hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ.
- Hoạt động sửa chữa lớn do thời gian sửa chữa kéo dài, các chi phí phát sinh cho một lần sửa chữa thường rất lớn nên không thể hạch toán toàn bộ vào chi phí kinh doanh một kỳ được. Nếu không nó sẽ gây các biến động lớn đối với giá thành sản phẩm trong kỳ sửa chữa. Mặt khác, xét về mặt ý nghĩa, kết quả của việc sửa chữa sẽ phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất. Đầu mỗi năm, đơn vị lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để lên dự toán chi phí sửa chữa. các khoản chi phí này được phân bổ đều và được tính trước vào chi phí trong kỳ sản xuất.
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu. Theo phương thức tự làm, các chi phí phát sinh được tập hợp vào bên nợ TK 241 (3) chi tiết theo từng công việc sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 241 (3)
Có TK 111, 112.
Theo phương thức giao thầu, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng của công trình sửa chữa lớn.
Nợ TK 241 (3)
Có TK 331
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp :
Nợ TK 627, 641
Nợ TK 642
Có TK 241 (3)
Hoặc kết chuyển vào TK chi phí trả trước (nếu chi phí lớn và ngoài kết hoạch trích trước) hoặc chi phí phải trả (nếu sửa chữa theo kế hoạch doanh nghiệp đã tính trước hàng tháng.
Nợ TK 142
Nợ TK 335
Có TK 241 (3)
- Trường hợp sửa chữa nâng cấp, hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCĐ thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển để tăng nguyên giá của TSCĐ
Nợ TK142
Có TK 241 (3)
Sơ đồ hạch toán sửa chữa TSCĐ
Chi phí thực tế về sửa chữa thường xuyên theo phương thức tự làm.
Chi phí thực tế về sửa chữa lớn thuê ngoài
Kết chuyển chi phí sửa chữa vốn về kinh phí
Kết chuyển giá thành sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
Tính trước chi phí vào chi phí kinh doanh
Kết chuyển chi phí sửa chữa tăng nguyên giá TSCĐ
Phân bổ chi phí sửa chữa vốn TSCĐ vào chi phí kinh doanh
Kết chuyển giá thành sửa chữa trong kế hoạch
VI. Kiểm tra và đánh giá lại TSCĐ
1. Kiểm tra TSCĐ
Kiểm tra TSCĐ theo định kỳ là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp, kiểm tra là sự đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế khi tiến hành kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập hội đồng kiểm kê TSCĐ bao gồm, giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, đại diện nơi sử dụng TSCĐ và kế toán theo dõi TSCĐ.
- Đối với TSCĐ doanh nghiệp kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần trước khi lập báo cáo quyết toán năm. hội đồng kiểm tra phải lập kế hoạch kiểm kê, chuẩn bị nhân sự, phương tiện kiểm kê sau đó thực hiện kiểm kê và lập biên bản kiểm kê để so sánh TSCĐ giữa sổ sách và thực tế để xác định những TSCĐ thừa hoặc thiếu, thay đổi về chất lượng TSCĐ cần dùng nay không cần dùng để kiến nghị với doanh nghiệp xử lý. Biên bản kiểm kê phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.
Dựa vào biên bản kiểm kê kế toán xử lý kết quả kiểm kê TSCĐ kiểm kê thừa
Trường hợp quên chưa ghi sổ kế toán tìm xem TSCĐ tăng trong trường hợp nào để ghi tăng TSCĐ theo trường hợp đó và trích khấu hao bổ sung cho TSCĐ này.
TSCĐ thiếu trong kiểm kê:
- Nếu chưa biết nguyên nhân:
Nợ TK 138 (1)
Nợ TK 214
Có TK 211
- Tìm nguyên nhân, bắt bồi thường:
Nợ TK 138 (8)
Nợ TK 415
Nợ TK 821
Có TK 138 (1)
2. Tính lại giá TSCĐ
Tính giá lại TSCĐ khi giá trị còn lại trên sổ kế toán không phù hợp với giá trị hiện tại của TSCĐ trên thị trường.
+ Tính giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau:
+ Tính giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước.
+ Tính giá lại TSCĐ khi tham gia góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
+ Tính giá lại TSCĐ khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Khi tiến hành đánh giá lại TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ. Hội đồng đánh giá TSCĐ sau đó xác định tại thời điểm hiện tại trên thị trường, lập biên bản tính giá TSCĐ
Để phản ánh chênh lệch đánh giá lại TSCĐ, sử dụng TK 412.
Dựa vào kết quả biên bản, tính giá lại để ghi sổ kế toán.
+ Nếu chênh lệch giá tăng:
Nợ TK 211, 213
Có TK 412
+ Nếu chênh lệch giá giảm:
Nợ TK 412
Có TK 211, 213.
VII. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán TSCĐ
1. Hạch toán chi tiết TSCĐ
Mỗi TSCĐ đều phải có một số liên riêng không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng, do phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật đơn vị xây dựng. Phòng kế toán quản lý ghi vào chứng từ hoặc thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, sổ liên này phải được thông báo cho các đơn vị sử dụng biết.
Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ vẽ kỹ thuật và hồ sơ kế toán. hồ sơ kỹ thuật gần bản vẽ thiết kế, biên bản giao nhận.
Hồ sơ kế toán gồm có biên bản giao nhận TSCĐ vẽ mặt hiện vật giá trị, biên bản giao nhận sửa chữa vốn hoàn thành, bản sao và các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến việc sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Mỗi hồ sơ của từng đối tượng TSCĐ phải được đánh số thứ tự, ghi sổ số hiệu TSCĐ và được sắp xếp bảo quản theo nhóm TSCĐ khi chuyển giao hoặc nhượng bán TSCĐ toàn bộ hồ sơ về mặt kỹ thuật và kế toán được kèm với đơn vị nhận. Căn cứ vào hồ sơ phòng kế toán phải mở sổ thẻ, TSCĐ để hạch toán chi tiết từng đối tượng TSCĐ theo mẫu quy định. Thẻ TSCĐ lập xong được đăng ký vào sổ TSCĐ của doanh nghiệp và được bảo quản tại phòng kế toán. Để tiện cho việc kiểm tra, săp xếp, đối chiếu hàng ngày, thẻ TSCĐ sắp xếp theo từng nhóm khác nhau, mọi biến động về TSCĐ phát sinh trong tháng như tăng, giảm sửa chữa lớn hoàn thành, thanh lý nhượng bán, đều phải được ghi chép kịp thời vào thẻ TSCĐ trên cơ sở các chứng từ gốc (biên bản giao nhận, biên bản thanh lý). Trong sổ TSCĐ các đối tượng TSCĐ được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với thẻ TSCĐ đã quy định. Tổng số các TSCĐ trong sổ phải khớp với tổng số TSCĐ ghi trên thẻ TSCĐ, thẻ sổ TSCĐ ghi chép những chỉ tiêu chủ yếu đặc trưng theo đối tượng TSCĐ như tên tài sản, mã ký hiệu, năm sản xuất, nơi sản xuất, thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá tỷ lệ khấu hao và tình hình sửa chữa lớn, trang bị thêm và các chỉ tiêu cấu thành khác.
Tóm lại, thẻ sổ TSCĐ như một lý lịch theo dõi toàn bộ quá trình mua sắm, sử dụng cho tới khi thanh lý TSCĐ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm chắc được cụ thể TSCĐ hiện có trong đơn vị mình,nhờ đó tăng cường công việc bảo vệ và sử dụng TSCĐ hoặc đổi mới khi cần thiết.
Đơn vị :
Thẻ Tài sản cố định
Địa chỉ :
Số :
Ngày tháng năm lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số.........ngày .........tháng.......năm
Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ.
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất năm sản xuất
Bộ phận quản lý, sử dụng Năm đưa vào sử dụng
Công suất (diện tích) thiết kế
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày........tháng...........năm.........
Lý do đình chỉ:
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
Ngày,tháng,năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số........ngày.........tháng .............năm
Lý do giảm:
Đồng thời với việc hạch toán chi tiết TSCĐ, đơn vị còn phải tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng,nó cung cấp một khối lượng thông tin khái quát về toàn bộ quá trình tái sản xuất và những mối quan hệ ràng buộc trong từng khâu, từng giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Hệ thống thông tin được biểu hiện dưới dạng giá trị trên các tài khoản kế toán và được liên kết chặt chẽ với nhau bởi những bút toán kép chính vì vậy số liệu kế toán tổng hợp được sử dụng để xác định tình hình vốn kinh doanh, sử dụng vốn kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thực hiện cân đối và tính toán hiệu quả nền kinh tế Quốc dân.
Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tổng hợp TSCĐ bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ biên bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành.
Thực hiện việc ghi chép vào sổ kế toán là công việc có khối lượng rất lớn phải thực hiện thường xuyên hàng ngày. Do đó cần phải tổ chức một cách khoa học hợp lý hệ thống sổ sách kế toán, có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của cán bộ kế toán đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của công tác quản lý tại đơn vị hoặc báo cáo kế toán gửi lên cấp trên và cơ quan nhà nước. Mỗi đơn vị có một hệ thống sổ sách kế toán,chính sách theo chế độ quy định. Hạch toán TSCĐ được hiện trên sổ thống nhất đó việc sử dụng loại sổ nào, sổ hạch toán TSCĐ gồm có: sổ nhật ký, sổ cái khác nhau cho mỗi hình thức sổ.
ở các doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trước hết được phản ánh vào chứng từ ghi sổ mỗi doanh nghiệp tăng giảm được lập một chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ sau đó sẽ vào sổ cái các TK 211, 212, 213, 214, 411.
Đối với các nghiệp vụ về nhượng bán, thanh lý TSCĐ từ chứng từ gốc cũng được giao ghi vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ và sổ cái các TK 821, 721, 111, 112.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, phần kế toán tổng hợp TSCĐ sử dụng nhật ký chứng từ số 9, phản ánh số phát sinh bên có của TK 211, 212, 213.
Cơ sở để ghi nhật ký chứng từ số 9 là các biên bản bàn giao, nhượng bán, thanh lý và các chứng từ có liên quan đến giảm TSCĐ của DN.Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ nhật ký chứng từ số 9 .xác định số phát sinh bên có TK 211,212,213 đối ứng nợ của các TK có kiên quan và lấy sổ tổng cộng của nhật ký chứng từ để ghi sổ cái.
VIII. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ
1. Hệ tống chỉ tiêu phân tích
- Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ
- Các chỉ tiêu tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ
- Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
2.Nội dung phân tích .
* Hệ số hao mòn :
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Giá trị TSCĐ đã hao mòn
Nguyên giá TSCĐ
* Hệ số còn sử dụng:
Hệ số còn được sử dụng =
Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Các chỉ tiêu này đánh giá tình trạng cũ hay mới, mức độ hao mòn của TSCĐ hiện có của DN.
* Hệ số loại bỏ TSCĐ:
Hệ số loại bỏ TSCĐ =
Giá trị TSCĐ lạc hậu cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở đầu năm
* Hệ số đổi mới TSCĐ:
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ
Hai hệ số này không những phản ánh sự tăng giảm thuần tuý về TSCĐ mà còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của DN. Khi phân tích ta so sánh các hệ số trên giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ, hoặc giữa thực tế và kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư đổi mới trang thiết bị của DN.
* Mức sản xuất của TSCĐ:
Mức sản xuất của TSCĐ =
Giá trị tổng sản phẩm
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ càng tốt.
* Mức sinh lợi của TSCĐ:
Mức sinh lợi của TSCĐ =
Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
* Hiệu suất hao phí TSCĐ:
Hiệu suất hao phí TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Giá trị tổng sản lượng
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như hệ số sử dụng công suất, chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ. Thông qua đó nhà quản lý sẽ so sánh, phân tích để cho ra những quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô kinh doanh cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có, khắc phục những tồn tại trong quản lý .
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Bố trí, sắp xếp sử dụng TSCĐ phù hợp với đặc trưng kỹ thuật kết cấu TSCĐ.
- Tiến hành kiểm kê TSCĐ theo định kỳ để qua đó đánh giá được thực trạng TSCĐ để có kế hoạch sửa chữa lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ.
- Tăng cường công tác bảo quản TSCĐ khi đưa vào sử dụng để TSCĐ đạt hiệu quả cao nhất
- Đối với những TSCĐ cũ, lạc hậu, những TSCĐ không phát huy tác dụng cần được nhượng bán, thanh lý kịp thời để thu hồi vốn tạo nguồn tái sản xuất đầu tư đổi mới kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kinh doanh.
Phần II :
thực trạng tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ
Tại công ty cơ khí ô tô 3/ 2
I. Đặc điểm chung của công ty cơ khí ô tô 3/2.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Nhà máy ô tô 3/2 được thành lập ngày 9/3/1964 taị quyết định số 185/QĐTC/ 9/3/1964 của Bộ Giao thông Vận tải do đồng chí Phạm Trọng Tuệ - cấp trên trực tiếp của nhà máy ký. Trước đây là Cục cơ khí Bộ GTVT nay là liên hiệp các xí nghiệp cơ khí GTVT - Bộ GTVT.
Trụ sở chính đặt tại đường Giải Phóng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà nội.
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy:
Sửa chữa lớn (từ cấp phục hồi, đại tu trở xuống tất cả các loại xe du lịch và xe công tác)
Sản xuất hàng loạt các loại phụ tùng của các loại xe con và xe tải cung cấp cho thị trường. Từ khi thành lập đến nay, nhà máy đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhà máy đã được nhà nước tặng một huân chương lao động hạng II và một huân chương lao động hạng III về thành tích sản xuất và chiến đấu trong những năm chống Mỹ cứu nước. Được Bác Hồ và Bác Tôn gửi lẵng hoa, thời kỳ đầu của nhà máy chỉ có dưới 200 cán bộ CNV với vài chục máy móc thô sơ chủ yếu được phục vụ việc sửa chữa vặt và đột xuất các xe công tác cho cơ quan trung ương đóng tại HN.
Sau đó nhà máy dần dần phát triển toàn diện và khá đồng bộ mà đỉnh cao là những năm cuối thập kỷ 80, số cán bộ công nhân viên chức lên đến gần 700 người, trong số đó số CB KHKT có trình độ ĐH và trung cấp chiếm 10% số công nhân bậc cao thuộc đủ các ngành nghề cơ khí tính từ bậc 4 đến 7/7 chiếm 18%. Nhiều loại trong thiết bị mới tương đối hiện đại được nhà nước trang bị đưa điều kiện sản xuất công nghệ cao các mặt hàng cơ khí chính xác như bộ đôi bản cao áp, các loại xe IFA, W50L, máy 3D12, D2....chính xác cấp I tổng số thiết bị có trên 200 chiếc.
Diện tích nhà xưởng được mở rộng, có hệ thống kho tàng và đường vận chuyển nội bộ hoàn chỉnh.
Diện tích nhà sản xuất trên 8000 m2
Diện tích khu làm việc 1000 m2
Diện tích kho tàng trên 1500 m2
Về chủng loại mặt hàng cũng tăng nhanh
Đối với khâu sửa chữa ô tô trước đây, nhà máy chỉ chuyên sửa chữa các loại mác xe do các nước XHCN sản xuất như : Bắc Kinh, Gat 69, Volga...
Đến nay ngoài các mác xe cũ nhà máy đã sửa chữa lớn (có công trình côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3396.doc