PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CÁC DN SXKD
I. Tiêu thụ và kết quả tiêu thụ – ý nghĩa, vai trò và các phương thức tiêu thụ
1. ý nghĩa, vai trò của tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
2. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm
II HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
2. Phương pháp hạch toán
III. Đăc điểm hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
2. Phương pháp hạch toán
IV. Hạch toán kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất
1. Khái niệm kết quả tiêu thụ và tài khoản sử dụng
2. Phương pháp hạch toán
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CB KD LƯƠNG THỰC-THỰC PHẨM HÀ NỘI
I. Đặc điểm kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CB KD Lương thực-Thực phẩm Hà Nội.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
2. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cty
154 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Chế biến Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm Hà Nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng giá thanh toán.
- Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại.
Nợ TK 511, 512
Có TK 521
Việc hạch toán chiết khấu thương mại được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: hạch toán chiết khấu thương mại.
TK 511, 512
TK 521
TK 33311
K/c chiết khấu
thương mại
Giá bán
chưa thuế
Thuế GTGT
tương ứng
Tổng giá thành
thực tế
TK 131, 1368, 111, 112
b/ Giảm giá hàng bán.
Giảm giá hàng bán là việc doanh nghiệp chấp nhận giảm đi một phần giá bán thành phẩm, hàng hoá của mình cho khách hàng trong các trường hợp:
- Giao hàng cho khách hàng không đúng thời gian qui định.
- Hàng hoá, thành phẩm của doanh nghiệp giao cho khách hàng không đúng tiêu chuẩn chất lượng như hợp đồng đã ký với khách hàng.
Trong nhiều trường hợp việc giảm giá hàng bán giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ được nhiều khó khăn như: tránh gây ứ đọng vốn hàng hoá, thu hồi dược vốn. Đối với khách hàng nó cũng giúp cho họ bán được hàng hoá thành phẩm đã mua của doanh nghiệp, tạo nên thiện chí muốn tiếp tục mua thành phẩm của doanh nghiệp lần sau.
Khi phản ánh nghiệp vụ giảm giá hàng bán ,kế toán ghi:
Nợ TK 532: Số tiền giảm giá hàng bán ( Giá bán không có thuếGTGT).
Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng.
Có TK 111,112,131,1388: Tổng số tiền khách hàng được giảm giá.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán vào bên nợ TK 511 để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 532: Số tiền giảm giá hàng bán.
Việc hạch toán giảm giá hàng bán được thể hiện qua sơ đồ sau:
sơ đồ: hạch toán giảm giá hàng bán.
TK 511
TK 532
TK 155, 157, 1381
TK 33311
K/c giảm giá
hàng bán
Giá bán
không thuế
Thuế GTGT
tương ứng
Tổng giá trị
hàng bị trả lại
c/Hàng bán bị trả lại.
Hàng bán bị trả lại là việc doanh nghiệp nhận lại thành phẩm hàng hoá đã bán cho khách hàng nhưng họ không tiêu thụ được hoặc sản phẩm hàng hoá đókhông đúng với nhu cầu sử dụng hay tiêu dùng của khách hàng, cũng có thể hàng bị trả lại do doanh nghiệp không tôn trọng hợp đồng kinh tế. Đây cũng là một cách thức bán hàng hết sức linh hoạt và khôn khéo của doanh nghiệp trong việc tạo lập uy tín với khách hàng. Điều này vô cùng quan trọng trong sự cạnh tranh của việc bán hàng trên thị trường hiện nay.
Khi hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 155: Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại đem nhập kho thành phẩm.
Nợ TK 157: Nếu hàng hoá gửi tại kho của người bán.
Nợ TK 1381: Giá trị chờ xử lý.
Có TK 632: Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bị trả lại:
Nợ TK 531: Doanh thu hàng bán bị trả lại (Không có thuế GTGT).
Nợ TK 33311: Thuế GTGT tương ứng.
Có TK 111,112,131,3388: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại vào TK 511 để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 531
Việc hạch toán hàng bán bị trả lại được thể hiện qua sơ đồ sau:
sơ đồ: hạch toán hàng bán bị trả lại.
TK 511
TK 531
TK 155, 157, 1381
TK 33311
K/c giảm giá
hàng bán
Giá bán
không thuế
Thuế GTGT
tương ứng
Tổng giá trị
hàng bị trả lại
2.2-Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phươnh pháp trực tiếp.
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, việc hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm đối với các phương pháp tiêu thụ:
- Tiêu thụ trực tiếp.
- Tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận.
- Tiêu thụ đại lý, ký gửi.
- Tiêu thụ theo phương thức trả góp.
- Tiêu thụ nội bộ.
- Hàng đổi hàng.
Cũng như các trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại .
Kế toán hạch toán tương tự như đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên các bút toán phản ánh doanh thu bán hàng( TK 511) hay doanh thu bán hàng nội bộ (TK 512) được tính bao gồm cả thuế GTGT.
III/ Đặc điểm hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Khái niệm và tài khoản sử dụng.
Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ là việc xác định giá vốn hàng bán không trên các tài khoản thông thường, mà căn cứ vào kết quả kiểm kê đầu kỳ và cuối kỳ để xác định giá vốn của hàng bán dựa trên tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”.
Tài khoản sử dụng trong hạch toán tiêu thụ sẩn phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ là:
* TK 631 “giá thành sản xuất”.
Tài khoản này dùng để phản ánh tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất và các đơn vị kinh doanh dịch vụ trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kất cấu và nội dung phảnánh của tài khoản 631 “ Giá thành sản xuất”.
Bên nợ: -Trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Giá trị thành phẩm sản xuất nhập kho, lao vụ, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
TK 631 không có số dư cuối kỳ.
* Ngoài ra kế toán vẫn sử dụng các TK tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên:
- TK 155: Thành phẩm.
- TK 157: Hàng gửi bán.
- TK 511: Doanh thu bán hàng.
- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
- TK 632: Gía vốn hàng bán.
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
.
2-Phương pháp hạch toán.
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai dịnh kỳ để hạch toán hàng tồn kho thì hạch toán tiêu thụ thành phẩm cũng theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ chỉ khác phương pháp hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên về vấn đề xác định giá vốn hàng bán. Cách xác định giá vốn hàng bán trong trường hợp kiểm kê định kỳ như sau:
Đầu kỳ: Kế toán kết chuyển thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào bên nợ TK 632, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ.
Có TK 155: Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ.
Có TK 147: Trị giá vốn hàng gửi bán tồn đàu kỳ.
Trong kỳ kinh doanh.
Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo các phương thức bán hàng trực tiếp hay gửi bán...Kế toán ghi các bút toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 631: Giá thành sản xuất.
Đồng thời kế toán ghi các bút toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111,112,131: Tổng trị giá thanh toán.
Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng( Giá bán chưa có thuế GTGT).
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Các khoản làm giảm doanh thu được hạch toán như đối với phương pháp kê khai thường xuyên.
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Cuối kỳ kinh doanh:
Căn cứ vào kết quả kiểm kê định kỳ của hàng tồn kho chưa tiêu thụ kế toán ghi:
Nợ TK 155,157: Trị giá hàng tồn kho, gửi bán cuối kỳ.
Có TK 632:Gía vốn hàng bán cuối kỳ.
Đồng thời xác định và kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
Tổng giá thành SP SX hoàn thành trong kỳ
Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ
Giá vốn hàng chưa tiêu thụ
đầu kỳ
Giá vốn
hàng tiêu thụ trong kỳ
=
-
+
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911
Có TK632
Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK511,512
Có TK 911
Việc hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Hạch toán TIêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 111, 112
Kết chuyển hàng tồn kho đầu kỳ
và hàng gửi bán
va
TK 631
TK 632
TK 155,157
TK 33311
ồ Z sp
hoàn thành
K/c hàng gửi bán
trong kỳ
TK 911
TK 511
K/c Z vốn
hàng bán
Thuế GTGT
phải nộp
DT bán hàng
(Không thuế)
ồ Z thanh toán
K/c DT
thuần
IV/ Hạch toán kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
1- Khái niệm kết quả tiêu thụ và tài khoản sử dụng.
Khái niệm kết quả tiêu thụ: Kết quả tiêu thụ (Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng:
*TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”.
TK này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên nợ:- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Số lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên có:- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường.
- Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
* TK 641 “Chi phí bán hàng”
Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá dùng ddể tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
Để hạch toán chi phí bán hàng ké toán sử dụng TK641 “Chi phí bán hàng”.
Kết cấu và nội dung của TK 641- Chi phí bán hàng.
Bên nợ: Tập hợp các chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
Bên có:- Các khoản làm giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911.
TK 641 không có số dư cuối kỳ.
* TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính.... Các khoản chi phí này gồm tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý. Ngoài ra còn có các khoản thuế, lệ phí, tiền điện thoại, tiền nước, tiền công tác phí, khấu hao TSCĐ....
Kế toán sử dụng TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” để hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên nợ: Tập hợp các chi phí liên quan đến quá trình quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ bao gồm : chi phí nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền....
Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
Ngoài ra để hạch toán kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất còn sử dụng các TK khác có liên quan như:
- TK 511- Doanh thu bán hàng.
- TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ.
- TK 632- Giá vốn hàng bán.
- TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.
- .
2-Phương pháp hạch toán:
Để hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
ã Đối với chi phí bán hàng.
Toàn bộ chi phí bán hàng pháp sinh trong kỳ, kế toán tập hợp vào bên nợ TK 641 và ghi đối ứng với các tài khoản khác có liên quan:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 334: Lương phải trả cho nhân viên bán hàng.
Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ...
Có TK 152: Giá trị vật liệu xuất dùng cho bán hàng.
Có TK 153: Giá trị công cụ xuất dùng cho bán hàng.
Có TK 214: Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng.
Có TK 335: Chi phí bảo hành sản phẩm.
Có TK 331: Dụng cụ mua ngoài chưa thanh toán.
Có 111,112: Chi phí khác bằng tiền.
Khi phát sinh các khoản chi phí bán hàng như:phế liệu thu hồi, vật liệu xuất dùng không hết....Kế toán ghi bút toán giảm chi phí bán hàng:
Nợ 111,112,152:Các khoản giảm chi phí.
Có TK 641: Giảm chi phí bán hàng.
Cuối kỳ kết chuyển giảm chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641: Chi phí bán hàng.
ã Đối vối các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hoặc các doanh nghiệp trong chu kỳ không có doanh thu hay có rất ít doanh thu thì chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ kết chuyển vào TK 1422 để kết chuyển dần vào TK 911, việc hạch toán như sau:
Bút toán1- Nợ TK 1422 : Chi phí chờ kết chuyển.
Có TK 641: Chi phí bán hàng.
Bút toán 2- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 1422: Chi phí kết chuyển.
Việc hạch toán chi phí bán hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:
sơ đồ: hạch toán chi phí bán hàng.
TK 334, 338
TK 641
TK 111, 112, 152
Lương và các khoản
trích theo lương của NV bán hàng
Các khoản giảm chi phí
TK 152, 153
TK 911
TK 335, 331, 111, 112
TK 331
CF liên quan khác
TK 1422
Kết
chuyển
Chờ kết
chuyển
K/ch chi phí bán hàng
Chi phí vật liệu dụng cụ
Thuế GTGT tương ứng
(nếu có)
ã Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp pháp sinh trong kỳ, kế toán tập hợp vào bên nợ TK 642 và ghi đối ứng với các tài khoản khác có liên quan:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 334: Lương phải trả cho nhân viên quản lý.
Có TK 338: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ...
Có TK 152: Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 153: Giá trị công cụ xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 129: Dự phòng giảm giá.
Có TK 214: Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý
Có 111,112: Chi phí khác bằng tiền.
Khi phát sinh các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp như:phế liệu thu hồi, vật liệu xuất dùng không hết....Kế toán ghi bút toán giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ 111,112,152:Các khoản giảm chi phí.
Có TK 642: Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cuối kỳ kết chuyển giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
ã Đối vối các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hoặc các doanh nghiệp trong chu kỳ không có doanh thu hay có rất ít doanh thu thì chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kết chuyển vào TK 1422 để kết chuyển dần vào TK 911, việc hạch toán như sau:
Bút toán1- Nợ TK 1422 : Chi phí chờ kết chuyển.
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bút toán 2- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 1422: Chi phí kết chuyển.
Việc hạch toấn chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
sơ đồ: hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 334, 338
TK 642
Lương và các khoản
trích theo lương của NV QLDN
TK 152, 153
TK 129
TK 214
TK 111, 112
K/c chí phí QLDN
TK 1422
Các khoản giảm chi phí
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Dự phòng giảm giá
Khấu hao TSCĐ
Chi phí liên quan khác
TK 133
Chờ kết
chuyển
Kết
chuyển
Thuế GTGT tương ứng
TK 911
TK 111, 112, 152
Cuối kỳ kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641: Chi phí bán hàng được kết chuyển một lần.
Có TK 1422: Nếu chi phí bán hàng được kết chuyển dần.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641: Chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển một lần.
Có TK 1422: Nếu chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển dần.
- Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng.
Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
- Xác định kết quả tiêu thụ:
+ Nếu lãi:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối.
+ Nếu lỗ:
Nợ TK 4212: kết chuyển lỗ.
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ: hạch toán kết quả kinh doanh.
TK 632
TK 911
TK 511, 512
K/c Z vốn hàng bán
(1)
K/c D/thu thuần
(4)
K/c chi phí bán hàng
(2)
TK 142
TK 641
K/c chi phí
bán hàng
K/c dần CF BH
& CF QLDN
TK 642
K/c CF
QLDN
K/c chi phí QLDN
TK 4212
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
Phần II
Thực trạng hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
tại công ty chế biến, kinh doanh lương thực
thực phẩm Hà nội.
I/ Đặc điểm kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty chế biến, kinh doanh lương thực- thực phẩm Hà nội.
1- Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty chế biến, kinh doanh lương thực- thực phẩm Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty lương thực Miền bắc. Công ty là một doanh nghiệp tự hạch toán kinh tế, tự chủ về mặt tài chính và có tư cách pháp nhân.
Công ty có địa điểm tại: 67A- Trương định- quận Hai Bà Trưng-Hà nội.
Trong lịch sử phát triển của mình công ty đã trải qua nhiều thời kỳ biến đổi với nhiều tên gọi khác nhau. Tiền thân của công ty là xí nghiệp bột Hoàng mai, được thành lập vào ngày 27-10-1967, nhiệm vụ chính của xí nghiệp lúc này là chế biến bột mì, bột sắn, bột gạo. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc về trang thiết bị và dây truyền công nghệ xí nghiệp đã sản suất thêm bột dinh dưỡng trẻ em và bánh đa nem phục vụ cho nhân dân Hà nội và các vùng lân cận vào những năm 1980. Từ năm 1967- 1988 xí nghiệp bột Hoàng Mai hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của sở lương thực Hà nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nươcs giao cho xí nghiệp.
Do sự thay đổi của cơ chế thị trường từ tập chung, quan liêu, bao cấp sang tự hạch toán (Cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước), tháng 10- 1989 xí nghiệp đã liên doanh với công ty kỹ nghệ thực phẩm Sài gòn( với tên giao dịch là VI FON). Tháng 1-1990 xí nghiệp liên doanh mì ăn liền nhãn hiệu VI FON Hà Nội ra đời xâm nhập và phát triển trên thị trường phía bắc, được người tiêu dùng tín nhiệm. Đến năm 1993 xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà nội theo quyết định số 986/ QĐ-UB ngày 10-03-1993 của UBND thành phố Hà Nội. Cũng trong thời gian này do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân các tỉnh phía bắc, sản lượng mì ăn liền sản xuất trên một dây truyền không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường cho nên công ty đã vay 3 tỷ đồng của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội để nhập thiết bị sản xuất mì ăn liền 30.000 gói của Nhật Bản.
Tháng 6- 1996 xí nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động, toán bộ tài sản, tiền vốn và số lao động của xí nghiệp liên doanh giao lại cho công ty Kinh doanh và chế biến lương thực Hà nội . Từ tháng 7-1996 công tynhận và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh mặt hàng mì ăn liền. Tên sản phảm VI FON quen thuộc đối với người tiêu dùng nay được đổi thành FOOD HANOI và bắt đầu những bước đường khó khăn mới.
Cho đến nay sản phẩm mì ăn liền FOOD HA NOI của công ty kinh doanh chế biến lương thực Hà Nội đã đứng vững trên thị trường và được người tiêu dùng ở các tỉnh phía bắc tín nhiệm. Tháng 4-2001 công ty đã sát nhập với công ty Vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà và đổi tên thành xí nghiệp Chế biến và kinh doanh lương thực Hà nội. Tháng 1-2003 xí nghiệp chế biến và kinh doanh lương thực Hà nội tách ra khỏi công ty Vĩnh Hà theo quyết định số 399 HĐQT/QĐ-TCLĐ của Tổng công ty lương thực Miền Bắc. Lấy tên gọi là công ty Chế biến, kinh doanh lương thực- thực phẩm Hà nội. Ngoài nhiệm vụ chính là chế biến các loại mì ăn liền, công ty còn sản xuất bột canh Iốt phục vụ cho nhu cầu đa dạng trông quần chúng.
2-Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty chế biến, kinh doanh lương thực- thực phẩm Hà Nội.
Công ty chế biến, kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước với chức năng chủ yếu là chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ lương thực. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường công ty không chỉ giữ một chức năng sản xuất mà thêm vào đó công ty trở thành doanh nghiệp thương mại. Vì vậy chức năng tiêu thụ hàng hoá cũng là một trong những chức năng quan trọng của công ty. Chức năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty tồn tại song song với nhau cùng bổ sung và hỗ trợ nhau hoàn thiện và phát triển. Tiêu thụ sản phẩm là cơ sở của sản xuất vì ngày nay sản xuất bắt nguồn từ tiêu thụ, từ nhu cầu của khách hàng. Sản xuất ra sản phẩm có chất lượng để thúc đẩy tiêu thụ hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp là phương hướng, nhiệm vụ của tất cả mọi người trong công ty.
Đi đôi với chức năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty, nhiệm vụ của công ty là phải tự hạch toán kinh tế, tự cân đối tình hình cung cầu thị trường, từ đó công tác hoạch định mang tính chất khả thi, cân đối nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Mọi hoạt động của công ty đều do công ty đảm đương giải quyết. Nhiệm vụ nặng nề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong công ty từ ban lãnh đạo đến công nhân.
Cùng với quá trình phát triển, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quán lý của mình. Đến nay công ty tổ chức quản lý theo một cấp, đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban, phân xưởng thông qua cac trưởng phòng và các quản đốc phân xưởng.
- Giám đốc: Là người đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý có nhiệm vụ lãnh đạo công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên cũng như pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc phụ trách một số công việc của công ty, giám đốc còn trực tiếp phụ trách hoạt động của phòng bán hàng,phòng tài vụ và phòng tổ chức.
-Phó giám đốc: Là người được giám đốc phân công trực tiếp phụ trách hoạt động sản xuất của công ty cũng như trách nhiệm theo dõi việc cung cấp đầu vào nguyên vật liệu. Phó giám đốc còn phụ trách đầu tư vào các dự án mới của công ty, ngoài ra còn thay giám đốc giải quyết các công việc kinh doanh của công ty khi được giám đốc uỷ quyền.
-Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý về lực lượng lao động toàn công ty, bố trí sắp xếp lao động cả về số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ, tay nghề của công nhân toàn công ty. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm các vấn đề về: Bảo hộ lao động, an toàn lao động, tuyển dụng, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho CBCNV toàn công ty. Phòng tổ chức còn lập bản thanh toán lương cho công nhân vào hàng tháng.
Còn về phần hành chính có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, cung cấp văn phòng phẩm, công tác lễ tân kiêm văn thư lưu trữ.
-Phòng tài vụ: Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Cung cấp cho ban giám đốc những thông tin kinh tế kịp thời để thực hiện các kế hoạch, dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
-Phòng kế hoạch – vật tư: Có nhiệm vụ tổ chức thu mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị máy móc... của công ty. Đồng thời tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và cũng căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mà đưa ra các kế hoạch sản xuất cụ thể đối với từng phân xưởng sản xuất. Phòng kế hoach vật tư còn lập các phiếu nhập- xuất kho dựa trên các chứng từ nhập – xuất gốc. Nhập – xuất – bảo quản vật tư, hàng hoá, sản phẩm của công ty. Theo dõi đối chiếu với phòng tài vụ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vật tư, hàng hoá, sản phẩm.
-Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm của công ty. Nghiên cứu sức cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại cũng như tham mưu cho ban giám đốc những thông tin về thị trường, về các sản phẩm cùng loại, về đối thủ cạnh tranh từ đó có những đề bạt với giám đốc về các phương thức bán hàng mang lại hiệu quả nhất đối với sản phẩm của công ty nhằm thực hiện mục tiêu chung.
-Phòng kỹ thuật: Kiểm tra chất lượng vật tư, sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất để đưa ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thị trường nhằm đa dạng hoá sản phẩm , đáp ứng nhu cầu thị trường.
-Phân xưởng nước ngọt: Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại nước ngọt có ga cho công ty như: STIM UP, GET UP, MELODY, CAPITAL...
-Phân xưởng mì: Phân xưởng này chuyên chế biến và sản xuất các loại mì ăn liền từ bột mì mang nhãn hiệu FOOD HA NOI như mì cân, mì gà, mì bò, mì như ý...
-Phân xưởng gia vị –cháo: Sản xuất các loại cháo ăn liền như cháo gà, cháo thịt băm, cháo hải sản mang nhãn hiệu FOOD HA NOI . Ngoài ra còn sản xuất các loại gia vị phục vụ cho phân xưởng mì, cháo ;phân xưởng còn sản xuất bột canh IÔT được tiêu thụ trên thị trường như bột canh VIP, FOOD.
-Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa trung đại tu toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty cả về phần cơ, điện và hơi từ đó giúp cho các phân xưởng chính hoạt động không bị gián đoạn vì các lý do kỹ thuật thiết bị.
-Phân xưởng bao bì: Sản xuất các loại thùng carton để phục vụ cho việc đóng gói các sản phẩm của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Chế biến kinh doanh Lương thực – Thực phẩm Hà nội được thể hiện qua sơ đồ sau:
II/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán tại công ty Chế biến kinh doanh lương thực- thực phẩm Hà nội.
1.Tổ chức bộ máy kế toán
Công tác kế toán tại công ty được phân cấp cụ thể từ khâu theo dõi, lập chứng từ cho đến việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế, lập các báo cáo kinh doanh ....Mỗi công việc kế toán có thể được thực hiện ở bộ phận chức năng khác nhau nhưng cuối cùng được tập hợp về phòng tài vụ để theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi sự tăng giảm của tài sản cũng như nguồn vốn của công ty và cũng là nơi lập các báo cáo tà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT450.doc