CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - CUNG CẤP DỊCH VỤ
1.1 - BẢN CHẤT HẠCH TOÁN TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CUNG CẤP DỊCH VỤ . 10
1.1.1. Vai trò công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh . 10
1.1.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. 10
1.1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh . 10
1.1.2. Khái niệm về tiêu thụ . 11
1.1.2.1. Tiêu chuẩn xác định tiêu thụ . 11
1.1.2.2. Phân loại . 11
1.1.3. Tài khoản sử dụng . 11
1.1.4. Phương thức hạch toán tiêu thụ . 14
1.1.4.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp . 14
1.1.4.2. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng . 18
1.1.4.3. Phương thưc tiêu thụ qua các đại lý ( ký gửi) . 19
1.1.4.4. Phương thức bán hàng trả góp . 20
1.1.4.5. Phương thức hàng đổi hàng . 22
1.1.4.6. Phương thức bán hàng nội bộ . 23
1.1.5. Hạch toán kết quả tiêu thụ . 24
1.2 - ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DU LỊCH, DỊCH VỤ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN . 26
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ . 26
1.2.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán trong các tổ chức du lịch . 27
1.3 - TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT VỀ TIÊU THỤ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CHỦ YẾU TRONG DU LỊCH . 28
1.3.1. Hạch toán chi phí các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong du lịch . 28
1.3.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 28
1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . 30
1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung . 30
1.3.1.4. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp . 32
1.3.2. Nội dụng chi phí sản xuất - kinh doanh trong kinh doanh du lịch . 33
1.3.2.1. Nội dung chi phí trực tiếp trong kinh doanh du lịch, dịch vụ . 33
1.3.2.2. Nội dung chi phí quản lý trong kinh doanh du lịch, dịch vụ . 34
1.3.3. Hạch toán kết quả và phân phối kết quả trong du lịch . 34
1.4 - TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH . 35
1.4.1. Khái niệm kết quả kinh doanh và công thức tính . 35
1.4.2. Hạch toán kết quả kinh doanh . 36
1.5 - CHỨNG TỪ VÀ NHỮNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN PHỤC VỤ CHO HẠCH TOÁN VỀ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - CUNG CẤP DỊCH VỤ . 37
1.5.1. Chứng từ kế toán . 37
1.5.2. Hình thức Nhật ký chung . 37
1.5.3. Hình thức Nhật ký - Sổ cái . 38
1.5.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ . 39
1.5.5. Hình thức Chứng từ - Ghi sổ . 41
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH
2.1 - KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH . 43
2.1.1. Quá trình phát triển . 43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty . 44
2.1.3. Đặc điểm công tác hạch toán của Công ty . 47
2.1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty . 47
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán . 48
2.1.3.3. Hình thức sổ kế toán và phương pháp hạch toán áp dụng tại Công ty . 49
2.2 - THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH . 50
2.2.1. Tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty . 50
2.2.1.1. Tổ chức hạch toán chi tiết . 50
2.2.1.2. Tổ chức hạch toán tổng hợp . 70
2.2.2. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh. 70
2.2.2.1. Hạch toán chi phí bán hàng . 70
2.2.2.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp . 72
2.2.2.3. Hạch toán kết quả tiêu thụ . 75
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH
3.1 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH . 79
3.1.1. Những ưu điểm . 79
3.1.2. Những hạn chế . 80
3.2 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH . 81
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lao vụ, dịch vụ của ngành Kinh doanh khách sạn, Du lịch và dịch vụ. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng, tập hợp chi phí riêng biệt ( kinh doanh hàng ăn, uống, vận chuyển, buồng ngủ, dịch vụ...). Thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng. Khi tập hợp chi phí không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
Để theo dõi các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”
Phương pháp hạch toán:
+ Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
- Xuất kho nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ kế toán ghi :
Nợ TK 621 - ( Chi tiết theo từng hoạt động, dịch vụ)
Có TK 152 - Giá thực tế xuất dùng
- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, lao vụ, kế toán ghi :
Nợ TK 621 - ( Chi tiết theo từng hoạt động, dịch vụ)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111,112,331... - Vật liệu mua ngoài
- Cuối kỳ vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho, ghi :
Nợ TK 152
Có Tk 621
- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi :
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
+ Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
- Căn cứ kết quả kiểm kê cuối kỳ trước, cuối kỳ này và nguyên liệu, vật liệu nhập trong kỳ, để xác định số lượng và giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho, kế toán ghi :
Nợ TK 621
Có TK 611 - Mua hàng
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu tính vào giá thành sản xuất.
Nợ TK 631
Có TK 621
Sơ đồ 1.8: sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152
TK 111,112,131
TK 621
TK 154
TK 152
TK 133
Xuất thẳng
K/c chi phí NVL
Nhập kho
Nhiên liệu thừa
1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản về chi phí lao động trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ (Nhân viên hướng dẫn du lịch, lái phụ xe, nhân viên phục vụ buồng ngủ, nhân viên bếp, bar, nhân viên phục vụ bàn...). Gồm các khoản lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ ( phần tính vào chi phí).
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng.
Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay công nhân thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 - Chi tiết theo từng hoạt động
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định.
Nợ TK 622 - Chi tiết theo từng hoạt động
Có TK 338
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí, kế toán ghi:
+ Phương pháp kê khai thường xuyên
Nợ TK 154
Có TK 622
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ
Nợ TK 631
Có TK 622
1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ.
+ Phương pháp hạch toán:
- Khi tính tiền lương chính, lương phụ và phụ cấp có tính chất liền lươngphải trả cho nhân viên phân xưởng trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6271) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 334
- Trích BHXH, HBYT, KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6271) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 338 (2,3,4)
- Chi phí vật liệu chi ra để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng ( trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho), kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6272) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 152
- Khi xuất dông cụ dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho loại hoạt động của các bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh. Căn cứ theo phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6273) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 152
Còn loại có giá trị lớn phải phân bổ dần thì được hạch toán thông qua Tài khoản 142 - “Chi phí trả trước”
- Trích khấu hao TSCĐ cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( 6274) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Có TK 214
- Phát sinh các dịch vụ mua ngoài : Điện, nước, điện thoại:
Nợ TK 627 ( 6271) - Chi tiết theo từng bộ phận, loại hoạt động
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 111,112,331...
- Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí xuất dùng, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331...
Có TK 627
- Cuối kỳ tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các TK có liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu thức thích hợp.
+ Phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 154
Có TK 627 - Chi tiết theo từng hoạt động
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ:
Nợ TK 631
Có TK 627 - Chi tiết theo từng hoạt động
Sơ đồ 1.9: sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 338(2,3,4)
TK 334
TK 152
TK 214
TK 111,112,331
TK 627
TK 154
TK 631
TK 133
P/s các khoản giảm chi phí
KKTX
KKĐK
1.3.1.4. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Cũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động khác, chi phí quản lý doanh nghiệp trong ngành du lịch là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của các doanh ntghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như: chi phí kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí quản lý khác.
Để hạch toán các khoản chi phí này, kế toán sử dụng Tài khoản 642 - “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642
- Đối với các hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 142 (1422) - Chi phí trả trước
Có TK 641
- Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp. Tài khoản 642 có thể được mở thêm một số TK cấp hai để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiêp.
1.3.2. Nội dung chi phí sản xuất - kinh doanh trong kinh doanh du lịch
1.3.2.1.Nội dung chi phí trực tiếp trong kinh doanh du lịch, dịch vụ
Như đã nêu ở trần trước, đặc điểm của kinh doanh du lịch, dịch vụ là không tạo ra sản phẩm hàng hóa mà tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, người lao động sử dụng tư liệu lao động và kỹ thuật của mình cùng một số loại vật liệu, nhiên liệu phù hợp với từng loại hoạt động dịch vụ đã tạo ra sản phẩm lao vụ phục vụ khách hàng nói chung cũng như du khách nói riêng. Vì vậy, chi phí trực tiếp cho từng loại kinh doanh dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
* Hoạt động hướng dẫn du lịch ( lữ hành) : Đối với hoạt động này chi phí trực tiếp được xác định là những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch, gồm có:
- Tiền trả cho các khoản ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò, phà, tiền vé vào cửa các di tích danh lam, thắng cảnh...
- Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ) của cán bộ hướng dẫn du lịch.
- Chi phí trực tiếp khác: công tác phí của cán bộ hướng dẫn du lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho các môi giới.
* Hoạt động kinh doanh buồng ngủ, hàng ăn, hàng uống và kinh doanh các dịch vụ khác: Các chi phí trực tiếp tính cho các loại hoạt động này gồm :
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ và của nhân viên phục vụ các dịch vụ khác.
- Chí phí vật liệu trực tiếp
- Khấu hao tài sản cố định sản xuất kinh doanh
- Chi phí điện, nước, vệ sinh
- Các chi phí trực tiếp khác: Nhiên liệu, công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển...
* Hoạt động kinh doanh vận chuyển : Trong hoạt động kinh doanh du lịch, việc vận chuyển khách du lịch đi tham quan theo tuyến du lịch có ý nghĩa tất lớn. Các chi phí thực tiếp được tính cho hoạt động này bao gồm :
- Chi phí vật liệu trực tiếp : Nhiên liệu, dầu, mỡ và các vật liệu khác
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, HBYT, KPCĐ), tiền thưởng trong lương của lái phụ xe.
- Khấu hao phương tiện vận tải
- Trích trước chi phí xăm, lốp
- Chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển
- Lệ phí giao thông
- Tiền mua bảo hiểm xe
- Chi phí trực tiếp khác : Thiệt hại đâm,đổ và các khoản bồi thường thiệt hại
1.3.2.2. Nội dung chi phí quản lý trong kinh doanh du lịch, dịch vụ
Ở các đơn vị du lịch, chi phí quản lý là các chi phí gián tiếp và có tính chất chung trong toàn doanh nghiệp. Các chi phí này được tập trung cho mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hoá...
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo nội dung khoản mục chi phí như: Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế vốn, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi phí về sửa chữa TSCĐ, lãi tiền vay phải trả, tiền điện thoại, điện tín, chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí...
1.3.3. Hạch toán kết quả và phân phối kêt quả trong du lịch
* Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh trong du lịch bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả của hoạt động về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng bán ( gồm cả sản phẩm hàng hoá và lao vụ, dịch vụ) và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện bằng chỉ tiêu lãi ( hoặc lỗ) về tiêu thụ.
Phương pháp hạch toán như các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khác.
* Kết quả hoạt động tài chính : Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính.
* Kết quả hoạt động khác : Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường. Ngoài ra thu nhập của các đơn vị trong ngành du lịch còn gồm các khoản thu về phí phục vụ là khoản thu đặc thù của ngành du lịch theo thông lệ quốc tế.
Việc hạch toán kết quả và phân phối kết quả được thực hiện giống như các đơn vị sản xuất - kinh doanh khác.
1.4 - TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH
1.4.1. Khái niệm kết quả kinh doanh và công thức tính
Kết quả
kinh doanh
Kêt quả
hoạt động kinh doanh
Kết quả
hoạt động
tài chính
Kết quả từ hoạt động khác
=
+
+
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là tổng doanh thu và thu nhập với một bên là tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu và thu nhập từ các hoạt động lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi ( lợi nhuận). Ngược lại nều doanh thu và thu nhập nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh ( Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh) : Là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính, được đo bởi công thức sau:
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng hoá tiêu thụ
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí
quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần
=
Tổng số doanh thu
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
-
-
-
Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT
* Kết quả hoạt động tài chính ( Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính) : Là kết quả được hình thành từ hoạt động đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, mua bán ngoại tệ, góp vốn liên doanh... Được tính bằng công thức:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
Thu nhập từ hoạt
động tài chính
Các khoản giảm trừ thu nhập hoạt động
tài chính
=
+
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
=
Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính
Chi phí hoạt
động tài chính
-
* Kết quả hoạt động khác ( Lợi nhuận từ hoạt động khác) : Là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện và cả những hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận khác
=
Thu nhập khác
-
Chi phí khác
1.4.2. Hạch toán kết quả kinh doanh
Sơ đồ 1.10: sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh
TK 632
TK 641,642,1422
TK 635
TK 811
TK 911
TK 511
TK 515
TK 711
TK 421 (4212)
K/c GVHB
K/c CPBH, CPQLDN
Và chi phí chờ K/c
K/c chi phí hoạt động
Tài chính
K/c chi phí hoạt động khác
K/c doanh thu thuần
K/c thu nhập
Hoạt động tài chính
K/c thu nhập
Hoạt động khác
K/c lỗ
K/c lãi
1.5 - CHỨNG TỪ VÀ NHỮNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN PHỤC VỤ CHO HẠCH TOÁN VỀ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - CUNG CẤP DỊCH VỤ
1.5.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Hoá đơn bán hàng
- Biên lai vận chuyển
- .........
1.5.2. Hình thức Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
èƯu điểm: hình thức này là thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra với chứng từ gốc, tiện lợi cho việc sử dụng máy vi tính.
èNhược điểm: các số liệu bị ghi trùng lặp. Do đó, cuối mỗi tháng phải loại bỏ các số trùng lặp rồi mới ghi vào Sổ Cái.
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
1.5.3. Hình thức Nhật ký - Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức “ Nhật ký - Sổ cái” là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký - Sổ cái.
Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc.
è Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, áp dụng thích hợp ở đơn vị kế toán nhỏ số người làm kế toán ít.
èNhược điểm: Không áp dụng ở những đơn vị kinh tế quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản và có nhiều người làm công tác kế toán vì kết cấu sổ không tiện.
Sơ đồ 1.12 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký - Sổ cái”
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhật ký - Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.5.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ
Đặc trưng của hình thức này là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng.
æ Các nguyên tắc cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ:
- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các TK, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản phù hợp với việc lập báo cáo tài chính.
è Ưu điểm: Trong điều kiện kế toán thủ công thì hình thức Nhật ký - Chứng từ có một số ưu điểm sau:
- Giảm đáng kể công việc ghi chép hàng ngày. Do đó tránh được trùng lặp và nâng cao năng suất lao động của nhân viên kế toán.
- Thuận tiện cho việc làm báo cáo tài chính rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý.
- Dễ chuyên môn hoá bộ phận kế toán do đó nâng cao được tay nghề.
öNhược điểm:
- Không tiện cho sử dụng kế toán trên máy.
- Không phù hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế.
- Không áp dụng ở những đơn vị mà trình độ nhân viên kế toán còn yếu và không đồng đều.
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức “ Nhật ký - Chứng từ”
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
tài khoản
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.5.5. Hình thức Chứng từ - Ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập “ Chứng từ ghi sổ” trước khi ghi vào sổ kế toán. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian được thực hiện trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện.
Chứng từ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng tứ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cung một nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số thứ tự trong từng tháng, năm ( theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ) phải có đính kèm chứng từ gốc và phải được Kế toán trưởng đuyệt trước khi ghi sổ kế toán.
è Ưu điểm: dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, công việc kế toán phân đều trong tháng, dễ phân chia, chia nhỏ. Hình thức này phù hợp với mọi loại hình sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, dễ áp dụng trên máy vi tính.
èNhược điểm: ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng công việc chung, dễ nhầm lẫn, vì nhiều sổ nên phải làm đồng đều phải kiểm tra, đối chiếu cuối tháng, nếu có sai sót phải sửa trên nhiều sổ.
Sơ đồ 1.14: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức “ Chứng từ - Ghi sổ”
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ - ghi sổ
Sổ cái
Sổ, thẻ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DU LỊCH THANH NIÊN QUẢNG NINH
2.1.1. Quá trình phát triển
Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 771 QĐ/UB ngày 21/04/1993 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ninh.
Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh là một đơn vị doanh nghiệp Nhà nước. Nhiệm vụ chức năng là kinh doanh Du lịch, thương mại. Hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng và có con dấu để giao dịch.
Tên gọi : Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh
Địa chỉ : Đường Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh
Điện thoại : (033) 846.464
Fax : (033) 845.739
Trước năm 1993 Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh chưa có sự hoạt động độc lập như hiện nay mà nó hoạt động chịu sự chi phối của Tỉnh đoàn Quảng Ninh. Từ sau năm 1993 Công ty mới tách ra hoạt động riêng, tự chịu trách nhiệm về mạt pháp nhân cũng như các thiết chế quy định chung có tính nguyên tắc của Sở Du Lịch Quảng Ninh.
Khi mới bước vào hoạt động điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế về mặt nhân lực. Lúc đó Công ty chỉ có 10 thành viên chính thức. Trong bối cảnh đó, Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh đã từng bước đổi mới, không ngừng phát triển để thích nghi với hoàn cảnh và hoà nhập với nền kinh tế thị trường.
Sau 10 năm hoạt động Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh đã có những bước phát trển vượt bậc với đội ngũ CBCNV lên tới 114 người ( chưa kể nhân viên hợp đồng theo từng thời vụ). Trong đó phần lớn là đội ngũ trẻ, có trình độ được đào tạo chính quy về nghiệp vụ và chuyên môn. Chất lượng các dịch vụ của Công ty được đánh giá cao, là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến ngày càng nhiều.
Những kết quả mà Công ty đạt được không chỉ nhờ vào sự đầu tư và quan tâm của Sở Du Lịch Quảng Ninh mà còn là sự nỗ lực của chính bản thân Công ty. Công ty Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh luôn hoạt động theo nguyên tắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của UBND Tỉnh Quảng Ninh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Ninh. Và cho đến nay Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc và ổn định trong nền kinh tế thị trường.
ê Một số chỉ tiêu Công ty đạt được trong những năm gần đây
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính : ĐVN
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1.
Doanh thu
8.800.293.530
9.252.191.400
2.
Chi phí
8.756.220.490
9.201.487.100
3.
Lợi nhuận trước thuế
44.073.040
50.704.300
4.
Thuế TNDN
14.103.373
16.225.376
5
Thu nhập sau thuế
29.969.667
34.478.924
Qua bảng trên ta thấy Lợi nhuận sau thuế của năm 2001 so với năm 2002 tăng khoảng 5 triệu đồng. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là du lịch dịch vụ nên mức tăng lợi nhuận là tương đối ổn định. Bởi vì lượng khách du lịch trong và ngoài nước là tương đối ổn định theo mùa. Vào mùa hè lượng khách thường rất đông còn vào mùa đông thì lượng khách ít hơn. Mặt khác Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn và đồng thời đảm bảo đời sống của CBCNV trong toàn Công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
· Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh phân bố theo kiểu trực tuyến chức năng. Công ty có 2 phòng ban chức năng thuộc văn phòng Công ty, 4 bộ phận tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh và một trung tâm Lữ hành (Quốc tế, nội địa).
· Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Nhà hàng
Khách sạn
Dịch vụ
T.T
Lữ hành
T/c hành chính
Thanh niên mart
Kế toán tài vụ
· Chức năng của các phòng ban:
æ Ban giám đốc: gồm 3 người Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng
- Giám đốc : Là người đứng đầu trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội Công nhân viên chức. Có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và phạm vi hạch toán kinh tế của các bộ phận trực thuộc Công ty phù hợp theo tiêu chuẩn chức danh, cấp bậc và theo yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Công ty trước cấp trên, trước chi bộ và Đại hội Công nhân viên chức.
- Phó giám đốc : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về những nhiệm vụ thuộc phạm vi quyền hạn Giám đốc giao. Tổ chức thực hiện hoàn thành phần việc được phụ trách. Đề xuất các ý kiến, kiến nghị những việc thuộc phạm vi trách nhiệm với Giám đốc Công ty. Giải quyết một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền. Được duyệt chi tài chính từ mức 1 triệu đồng trở xuống.
- Kế toán trưởng : Nhiệm vụ quyền hạn của Kế toán trưởng theo Quy định của Nhà nước đã ban hành. Có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán -
thống kê trong đơn vị, phân công, phân nhiệm, bố trí các nhân viên kế toán trong phòng Kế toán - Tài vụ cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công tác kế toán tài chính.
æ Phòng Tổ chức - Hành chính : Có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty xây dựng mô hình và sắp xếp bộ máy tổ chức của Công ty. Xây dựng kế hoạch tiền lương, tổ chức thực hiện công tác hành chính, y tế, sự vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, dịch vụ, lập kế hoạch giám sát, quản lý việc đầu tư tài sản, cơ sở vật chất xây dựng cơ bản của từng bộ phận và của toàn Công ty.
æ Phòng Kế toán - Tài vụ : Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong đơn vị. Tổng hợp, phân tích các số liệu hoạt động kinh tế trong Công ty, tham mưu đề xuất cho công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
Cập nhật sổ sách, chứng từ, hạch toán đầy đủ các loại doanh thu và chi phí sản xuất trong đơn vị. Tổ chức áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công tác kế toán và sắp xếp, tinh giảm gọn nhẹ bộ máy kế toán trong đơn vị cho phù hợp với mô hình sản xuất, kinh doanh của Công ty. Thường xuyên báo cáo thông tin kịp thời những số liệu về tài chính với Giám đốc Công ty và các ban ngành có liên quan.
æ Khách sạn : Là một bộ phận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0272.doc