Đề tài Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong một tiết dạy - học

Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả thì ngay khi nhận lớp, làm quen HS – ngoài những yêu cầu theo quy chế năm học của nhà trương – GV nên có những quy ước cách thức làm việc giữa GV với HS trong đó có quy ước về hình thức hoạt động nhóm. Không phải tôi đề xuất rằng GV phải thể hiện cái “tôi” đối với HS, nhưng khi đưa ra những quy ước thì về sau khi giảng dạy việc tổ chức hoạt động nhóm sẽ nhanh chóng hơn, HS làm việc có khoa học hơn; việc xử lí tình huống (HS vi phạm những quy ước) cũng hiệu quả hơn.

Tuỳ theo từng lớp học, từng bài học, từng phần việc cụ thể mà ta có thể chia hoặc không chia nhóm. Cũng vậy, ta có thể chia theo nhóm hai, nhóm bốn,

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong một tiết dạy - học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NGỎ Kính thưa: - Hội đồng Khoa học Trường THCS ……………………... - Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục ………………….. Việc đổi mới phương pháp dạy học đưa vào áp dụng nhiều năm qua và đã mang lại những kết quả rất khả quan trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, những kết quả đạt được không thể hiện hết việc áp dụng triệt để của phương pháp mới. Trên thực tế, vấn đề áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy còn gặp không ít khó khăn, bất cập. Vấn đề tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong một tiết dạy – học là một điển hình. Như chúng ta đã biết, thành công lớn nhất của việc áp dụng phương pháp mới là kích thích được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Vấn đề tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh mang một ý nghĩa quan trọng đến sự thành công đó. Để một tiết dạy – học, được thành công, đòi hỏi người giáo viên phải có những khả năng nhất định và kinh nghiệm là vấn đề không thể thiếu. Là một giáo viên qua thực tiễn giảng dạy, đã đúc kết được những kinh nghiệm nhất định về vấn đề: “Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong một tiết dạy - học”. Rất mong Hội đồng Khoa học các cấp và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bài báo được đầy đủ hơn. Xin chân thành cảm ơn! TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH TRONG MỘT TIẾT DẠY - HỌC A- ĐĂT VẤN ĐỀ: Nói đến phương pháp dạy học hiện nay, điều phải quan tâm trước tiên đó là kích thích được tính tích cực, chủ động của HS (học sinh). Để làm được điều đó, việc tổ chức hoạt động nhóm cho HS là một vấn đề không thể thiếu nếu không muốn nói là rất cần thiết. Nói như thế không có nghĩa là bất cứ tiết dạy nào chúng ta cũng phải tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khi tham gia hoạt động nhóm thì bản thân mỗi HS luôn chủ động tư duy. Vấn đề ở chổ là phải tổ chức như thế nào cho phù hợp với đặc điểm, tình hình lớp mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy? Bản thân tôi, lần đầu tiên khi áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi không khỏi lúng túng, nhất là khâu tổ chức hoạt động nhóm cho HS. Và do đó đã nhiều lần tôi thất bại. Ở đây tôi xin nói thêm, tôi có đến một số điểm trường, kể cả trường đạt chuẩn quốc gia, tất cả đều không có “lí tưởng” về bàn ghế dành cho HS giống như bàn ghế có trong lớp học trên băng đĩa ở tiết dạy mẫu mà tôi đã từng gặp những khi tập huấn thay sách. Tôi chỉ gặp toàn những bàn đôi (một bàn dành cho hai HS cùng ngồi). Vâng! Tôi muốn nói đến bàn đôi. Chính loại bàn này đã làm cho tôi biết bao khó khăn mỗi khi tổ chức hoạt động nhóm cho HS. Từ đó, tôi bắt đầu công việc của mình là tìm tòi, nghiên cứu xây dựng cho kì được cách thức tổ chức hoạt động nhóm cho HS. Tôi bắt đầu bằng nhiều hình thức chia nhóm: hai nhóm, bốn nhóm, sáu nhóm… Nghĩa là tôi chỉ quan tâm đến số lượng nhóm. Dần dần đổi thành nhóm hai (mỗi nhóm có hai HS), nhóm bốn (mỗi nhóm có không quá bốn HS), nhóm sáu… Tôi đã chuyển sang quan tâm đến số lượng HS trong nhóm. Bây giờ tôi thấy mình đã khắc phục được rất nhiều những rút mắc mà trước đây tôi vấp phải. Đó cũng là lí do vì sao tôi tâm đắc vấn đề này. Nhân đây, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình về “Hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy”. B- NHỮNG KINH NGHIỆM ĐƯỢC ĐÚT KẾT TỪ THỰC TIỄN. I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM 1- Ưu điểm: Ưu điểm của việc tổ chức hoạt động nhóm là giúp HS: - Biết cách làm việc đồng đội, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhau để giải quyết một vần đề, biết cách phân công, chia việc. Từ đó tạo cho HS tình đoàn kết giữa các thành viên. - Tích cực tư duy, khắc phục được tính tự ti, kích thích sự năng động, sáng tạo ở HS. - Biết thảo luận, có thể tranh luận, biểu quyết từ đó đi đến thống nhất. Trên cơ sở đó HS nhớ bài được lâu hơn. - Học hỏi được lẫn nhau, HS có sự so sánh bản thân với bạn bè. Từ đó tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu vươn lên trong học tập. - Có phong cách nhanh nhẹn, làm việc có khoa học hơn. 2- Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, việc tổ chức hoạt động nhóm còn có những nhược điểm sau đây: - Mất nhiều thời gian do một số phòng học không đảm bảo “lí tưởng” về bàn, ghế hoặc do bố trí bàn, ghế không phù hợp; số lượng HS đông… - Khó quản lí, gây ồn ào, mất tập trung ở một số HS hoặc xảy ra một vài tình huống khác. - Mức học giữa các thành viên không đều, một nhóm có thể có một hoặc hai HS hoạt động. Do đó có thể tăng thêm tính thụ động, tự ti ở một số HS yếu, kém. - Mức độ công việc không đồng đều. Chẳng hạn: bài tập của nhóm này có nhiều phần hơn hoặc khó hơn so với nhóm khác. II- NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM. - Phân phối số lượng thành viên nhóm và số lượng công việc không phù hợp. Chẳng hạn, với mức độ bài tập đơn giản, cần có nhanh kết quả để vào tình huống có vấn đề mà GV (giáo viên) huy động nhóm sáu hoặc nhóm tám thì mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó chúng ta chỉ cần nhóm hai là đủ. - Không hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động nhóm hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng. Có một số GV, khi giao việc cho nhóm hoạt động xong thì đi hướng dẫn từng nhóm. Làm như thế mất sẽ mất nhiều thời gian. Đôi lúc có những nhóm khác ngồi “giết” thời gian để chờ sự hướng dẫn của GV. Thế thì tại sao ta không hướng dẫn hay quy ước trước cách thức tổ chức hoạt động như thế nào, các thành viên trong nhóm phải làm những công việc gì?... - Không hướng dẫn cách xử lí công việc mà khi giao việc xong chỉ chờ hết thời gian mới trở lại cùng với HS xử lí công việc đó. Trong khi có một vài nhóm không xử lí được công việc. Thế là thời gian hoạt động của những nhóm này coi như bị lãng phí và như vậy lớp học hoạt động không đều. - Chia phần việc cho các nhóm không đều. Có nhóm hoàn thành rất nhanh nhưng lại có nhóm không đủ thời gian để hoạt động. - Không có sự liên kết công việc giữa các nhóm với nhau. Do đó công việc của nhóm này đôi lúc nhóm khác không biết hoặc không cần biết đến. III- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM. Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả thì ngay khi nhận lớp, làm quen HS – ngoài những yêu cầu theo quy chế năm học của nhà trương – GV nên có những quy ước cách thức làm việc giữa GV với HS trong đó có quy ước về hình thức hoạt động nhóm. Không phải tôi đề xuất rằng GV phải thể hiện cái “tôi” đối với HS, nhưng khi đưa ra những quy ước thì về sau khi giảng dạy việc tổ chức hoạt động nhóm sẽ nhanh chóng hơn, HS làm việc có khoa học hơn; việc xử lí tình huống (HS vi phạm những quy ước) cũng hiệu quả hơn. Tuỳ theo từng lớp học, từng bài học, từng phần việc cụ thể mà ta có thể chia hoặc không chia nhóm. Cũng vậy, ta có thể chia theo nhóm hai, nhóm bốn,… 1- Nhóm hai: * Đặc điểm: Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động tương đối ngắn (không quá 1 phút), thường dành cho những công việc (trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thí nghiệm…) đơn giản, nhằm củng cố những kiến thức cơ bản hoặc đưa HS vào tình huống có vấn đề. * Cách tổ chức: Cho hai HS cùng bàn hợp thành một nhóm, GV giao cho tất cả các nhóm cùng giải quyết một công việc. Yêu cầu HS thảo luận nhanh. Sau đó yêu cầu một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Từ đó đi đến nêu vấn đề nếu là dạng câu hỏi, bài tập nhằm nêu vấn đề, hoặc chốt lại vấn đề nếu là dạng câu hỏi, bài tập củng cố. * Tình huống xảy ra và cách xử lí: Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra các tình huống sau: - Có một vài HS ngồi lẻ bàn (ngồi một mình). GV không nên cho những HS ngồi lẻ bàn hợp lại thành nhóm hai vì như thế sẽ làm mất thời gian của các em. Ta có thể cho những HS ngồi lẻ này cùng với hai HS ngồi phía sau hợp lại thành một nhóm (nhóm ba). Nếu có HS ngồi lẻ ở bàn sau cùng của dãy bàn thì cho hai HS ngồi trên cùng với HS ngồi lẻ này hợp thành một nhóm. Tốt hơn hết, ngay khi ổn định lớp, GV nên sắp xếp chổ ngồi cho HS theo dự kiến của mình thì sẽ rút ngắn được thời gian khi cho HS tiến hành hoạt động nhóm. - Có sự bất đồng quan điểm về kết quả của công việc dẫn đến không đưa ra kết quả chung của nhóm. Trường hợp này rất hiếm xảy ra vì đây là những công việc đơn giản. Đa số HS thực hiện tốt. Nhưng nếu đã xảy ra thì sẽ có ít nhất một kết quả sai ở nhóm đó. Lúc này – khi kết thúc hoạt động – GV không nên phủ nhận ngay kết quả của HS mà cần biểu dương HS biết bảo vệ ý kiến của mình nhằm trang bị tính quyết đoán cho HS. Sau đó GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động và đưa ra đáp án đúng. 2- Nhóm bốn: * Đặc điểm: Hình thức chia nhóm này Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động vừa phải (khoảng 3 – 5 phút), thường dành cho những công việc mang tính củng cố kiến thức hoặc vận dụng kiến thức mới. Mức độ công việc vừa phải, có đôi lúc mở rộng đào sâu. * Cách tổ chức: Cho hai HS ngồi bàn trên cùng hai HS ngồi bàn phía sau hợp thành một nhóm. GV nên hướng dẫn cách hoạt động như sau: Mỗi nhóm cử một HS làm nhóm trưởng, một HS làm thư kí (nhóm trưởng và thư kí cần luân phiên cho những hoạt động lần sau nhằm phát huy tính tích cực chủ động của mỗi HS). Cách hoạt động là: - Thảo luận tìm cách xử lí công việc. - Biểu quyết. - Thống nhất kết quả hoạt động. - Giải tán nhóm. GV cần hướng dẫn thêm ngoài việc thảo luận, nhóm trưởng có nhiệm vụ quyết định kết quả hoạt động của nhóm và thư kí có nhiệm vụ ghi lại đầy đủ kết quả của hoạt động. GV nên chia việc cho các nhóm với mức độ như nhau, có thể dùng phiếu học tập (phiếu ghi sẵn nội dung công việc). Trường hợp có công việc khó cần giải quyết thì GV nên hướng dẫn cách xử lí trước khi giao việc. Sau khi hoạt động nhóm xong, nếu là lớp có “lí tưởng” về số lượng HS (số HS ít, khoảng từ 25 – 30 HS), GV yêu cầu tất cả các nhóm báo cáo kết quả hoạt động bằng cách dán phiếu học tập lên bảng. Trường hợp nếu lớp có số lượng HS lớn thì với mỗi một công việc GV nên chọn ngẩu nhiên một hoặc hai nhóm báo cáo kết quả rồi yêu cầu HS ở các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau. Sau đó GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. Cuối cùng đưa ra đáp án đúng bằng cách treo bảng phụ (đã chuẩn bị sẵn) lên bảng. * Các tình huống xảy ra và cách xử lí: Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra các tình huống sau: - Có một số HS lẻ nhóm: + Nếu lẻ một HS thì cho HS này cùng với nhóm lân cận hợp thành nhóm năm. + Nếu lẻ hai HS thì có thể cho hai HS này hợp thành nhóm hai như trường hợp nhóm hai (đã nói ở trên) hoặc tách hai HS này mỗi HS cùng với nhóm khác hợp thành nhóm năm. + Nếu lẻ ba HS thì cho ba HS này hợp thành nhóm ba. - Có sự bất đồng quan điểm về kết quả. + Nếu có một thành viên có ý kiến khác với nhứng thành viên còn lại thì GV hướng dẫn HS biết phục tùng ý kiến đa số nhằm trang bị cho HS biết cách sống tập thể: phải lắng nghe và phục tùng ý kiến tập thể. + Nếu nhóm chia thành hai phân nhóm có ý kiến khác nhau (2 – 2) GV cần hướng dẫn HS biết phục tùng ý kiến của nhóm trưởng. - Những nhóm hoàn thành công việc trước và đã giải tán, gây ồn ào làm ảnh hưởng hoạt động của những nhóm còn lại. GV cần yêu cầu những HS này độc lập giải quyết các công việc của những nhóm khác, để sau khi kết thúc hoạt động cho các em nhận xét hoạt động của nhóm khác nhằm tạo sự liên kết công việc của các nhóm với nhau. 3- Nhóm sáu, nhóm tám: * Đặc điểm: Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động tương đối nhiều (khoảng 10 – 15 phút), thường áp dụng cho những tiết thực hành, thí nghiệm nhằm củng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. * Cách tổ chức: - Nếu có phòng thực hành – thí nghiệm thì việc chia nhóm sẽ rất tiện lợi. GV chỉ cần hướng dẫn công việc của các nhóm cần làm. - Trường hợp không có phòng thực hành – thí nghiệm, phải thực hiện tại lớp thì sau khi hướng dẫn công việc của các nhóm, GV có thể cho ba bàn cùng dãy hợp thành một nhóm. Với bốn dãy bàn, ta có bốn nhóm. Số HS còn lại (số thừa ra ở mỗi dãy) hợp thành một nhóm. Hoặc GV có thể ghép hai dãy bàn lại với nhau, ta được hai dãy đôi, mỗi dãy chia làm ba nhóm (hai bàn đôi trên cùng với hai bàn đôi phía dưới hợp thành một nhóm). Nếu là tiết thực hành thí nghiệm thì sau khi chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí xong, GV cho nhóm trưởng nhận dụng cụ thực hành. Cần nhắc nhỡ HS cẩn thận khi sử dụng dụng cụ, hoá chất… nhằm hướng cho HS biết giử gìn, bảo quản của công và an toàn lao động. Sau khi hoạt động xong, GV thu báo cáo và yêu cầu HS chùi rữa sạch sẽ dụng cụ (nếu cần) nạp lại. GV sau khi kiểm tra dụng cụ nên nhận xét tiết thực hành. Cần biểu dương những HS tích cực, năng động trong công việc và phê bình những trường hợp thiếu nhiệt tình, thờ ơ trong công việc. - Riêng đối với tiết thực hành ngoài trời, GV cho mỗi nhóm xếp thành một hàng (ngang), cho HS ngồi và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện công việc. Sau đó cho nhóm trưởng nhận dụng cụ thực hành và bắt đầu tiến hành công việc. Trong khi HS thực hiện GV cần theo dõi, uốn nắn, sửa sai nếu HS thực hiện chưa tốt. Sau khi hoạt động xong, cho HS trở lại phòng học. Nếu cần có bài kiểm tra thì cho HS thực hiện riêng lẻ, còn nếu yêu cầu HS viết báo cáo thì tiến hành chia nhóm như đã nói ở trên. * Tình huống xảy ra và cách xử lí: Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra những tình huống sau: - Mất nhiều thời gian cho việc chia nhóm (nếu thực hiện tại phòng học). Muốn rút ngắn thời gian thì ngay tiết học trước, sau khi hướng dẫn về nhà, GV hướng dẫn thêm cho HS cách bố trí bàn ghế để chuẩn bị tiết thực hành. - HS không biết cách sử dụng dụng cụ hoặc sử dụng sai. Trường hợp này, nếu xảy ra ở nhóm nào thì GV hướng dẫn trực tiếp ở nhóm đó và yêu cầu HS thực hiện lại. Nếu đa số các nhóm không biết cách thực hiện, GV cho cả lớp ngừng ngay hoạt động, GV làm mẫu một lần sau đó yêu cầu HS bắt đầu thực hiện lại. Khi đó có thể giảm bớt một số yêu cầu của công việc nhằm đảm bảo thời gian. 4- Nhóm có từ ¼ - ½ HS lớp: * Đặc điểm: Thời gian dành cho hoạt động này tuỳ theo mức độ của công việc. Hình thức chia nhóm này thường dành cho những buổi sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, chuyên đề… * Cách tổ chức: - GV có thể chia mỗi nhóm một dãy bàn (thường là một tổ) hoặc ghép hai dãy bàn hợp thành một nhóm. Sau đó hướng dẫn công việc của mỗi nhóm. Tuỳ theo hình thức sinh hoạt, mức độ công việc (có thể là đố vui, bài tập vui, thi ca, trò chơi…) mà có cách thực hiện công việc khác nhau. - Nếu thực hiện ngoài trời, GV cho HS xếp hàng theo đúng yêu cầu của công việc rồi hướng dẫn cách thực hiện và cho HS tiến hành hoạt động. C- KẾT QUẢ ỨNG DỤNG. Sau khi áp dụng các hình thức chia nhóm trên vào trong tiết dạy, tôi thấy mình đã đạt được những kết quả sau: - HS đã biết cách làm việc đồng đội, biết phải phối hợp với nhau để giải quyết một vần đề, biết cách phân công, chia việc, có sự đoàn kết giữa các thành viên. - HS tích cực tư duy, tích cực phát biểu, năng động trong học tập. - HS có sự học hỏi lẫn nhau, và có thái độ thi đua học tập. - HS có phong cách nhanh nhẹn, làm việc có khoa học hơn. Trên đây là những kinh nghiệm được đút kết trong quá trình giảng dạy của bản thân. Song, bằng vốn kinh nghiệm và khả năng của mình, tôi nghĩ rằng sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết. Rất mong Hội đồng Khoa học các cấp cùng các đồng nghiệp góp ý kiến để bài báo cáo được đầy đủ hơn. Xin chân thành cảm ơn! ………………………….., ngày … tháng 5 năm 2008. Duyệt của BGH Người viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong một tiết dạy - học.doc
Tài liệu liên quan