Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội

MỤC LỤC

Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1

I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1

1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp trong các DNSX 1

1.1. Khái niệm CPSX và các cách phân loại CPSX chủ yếu 1

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1

1.1.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 3

1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành 3

1.1.2.2. Phân loại CPSX theo tính chất biến đổi của chi phí 4

1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí sản xuất 6

1.1.2.4. Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp CP vào đối tượng KTCP 7

1.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí 7

1.3. Khái niệm Zsp và các cách phân loại Z sản phẩm 7

1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7

1.3.2. Các cách phân loại giá thành sản phẩm 8

1.3.2.1. Phân loại Z theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính Z 8

1.3.2.2. Phân loại chi phí theo phạm vi phát sinh chi phí 9

1.3.3. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 10

1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10

1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 11

1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11

1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12

1.6. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 12

1.7. hạch toán chi phí sản xuất 13

1.7.1. Các TK kế toán sử dụng chủ yếu và trình tự hạch toán 13

1.7.2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 17

1.8. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 17

1.9. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm 19

1.9.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn 19

1.9.2. tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số 20

1.9.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 21

1.9.4. Tính giá thành sản phẩm theo hương háp loại trừ chi phí 21

1.9.5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước 22

1.9.6. Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng 23

1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 24

Chương II: Thực trạng về tình hình thực hiện CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội 26

II. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức công tác kế toán tại Cty 26

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cty 26

2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Cty 27

2.2.1. Chức năng của Cty 27

2.2.2. Nhiệm vụ của Cty 29

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Cty 29

2.3.1. Nhiệm vụ của từng hòng ban 30

2.4. Tình hình thực hiện công tác kế toán ở Cty 32

2.5. Tình hình thực hiện chế độ kế toán ở Cty 34

2.6. thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp tại Cty SX bao bì hà nội 36

2.6.1. Đối tượng tậ hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36

2.6.2. Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36

2.6.3. Đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ 54

2.6.4. Phương pháp tính Z sản phẩm 55

Chương III: Phương pháp đổi mới và hoàn thiện CPSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội .56

3.1. đánh giá khái quát thực trạng CPSX và tính Z sản phẩm tại Cty 56

3.1.1. Những ưu điểm của Cty 57

3.1.2. những hạn chế của Cty 58

3.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính Zsp 59

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng 59

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống TK phản ánh CPNVLTT 60

3.2.3. hoàn thiện về thành phần kế toán CPNVLTT 63

3.2.4. Hoàn thiện thành phần kế toán CPNCTT 63

3.2.5. Hoàn thiẹn về phần hành kế toán CPSXC 64

3.2.6. Hạch toán về phương pháp tính giá thành sản phẩm 64

3.2.7. Xây dựng định mức tiêu hao NVL 66

 

docx88 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này thì đối tượng tính giá thành thường xác định chỉ là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã chế biến hoàn chỉnh. Để tính được giá thành của thành phẩm thì trước hết kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai doạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của sản phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính dược giá thành của sản phẩm. Công thức tính: CPSX giai đoạn i CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ = --------------------------------------------------- x Thành phẩm Thành phẩm trong SP hoàn thành giai doạn SP dở cuối kỳ Cuối cùng + giai đoạn 1 Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát như sau: CPSX Giai đoạn 1 CPSX gđ1 Trong TP CPSX Giai doạn 2 CPSX gđ2 Trong TP CPSX Giai doạn n CPSX gđ n Trong TP Giá thành nữa TP 2 1.9.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt, nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng ( tức theo kiểu hợp đồng). Đối tượng tính giá thành là những đơn hàng, từng sản phẩm, từng loại sản phẩm đã hoàn thành. Để tính theo phương pháp này kế toán lập bảng tính giá thành căn cứ vào chi phí tập hợp được ở phân xưởng, tổ đội sản xuất để ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng. 1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, xác định được mức kinh tế hợp lý, quản lý chặt chẽ nề nếp. Trình độ tổ chức tính giá thành và nghiệp vụ kế toán vững vàng, ổn định. Giá thành được xác định theo công thức: Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do thay Chênh lệch thoát = ± ± Sản phẩm mức đổi dịnh mức ly định mức Trong đó: + Giá thành định mức của sản phẩm: Được xây dựng cho sản phẩm, căn cứ vào mức độ kinh tế kỹ thuật hiện hành và tình hình phân tích thực tế qua các kỳ kinh doanh. + Chênh lệch do thay đổi định mức: Khi định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi, bộ phận tính giá thành cần phải căn cứ vào định mức mới để tính lại giá thành theo định mức mới. Việc thay đổi định mức mới thương được áp dụng vào đầu tháng, vì vậy những sản phẩm dở dang cuối tháng trước chuyển sang đã tính theo định mức cũ, phải được tính lại theo định mức mới và tính riêng số chênh lệch theo định mức mới. Khi tính giá thành phải + ( - ) phần chênh lệch đó, phải đảm bảo tính giá thành hợp lý và chính xác. + Chênh lệch thoát ly định mức: Là chênh lệch giữa cchi phí sản xuất thực tế phát sinh và chi phí định mức. Sự chênh lệch thoát ly định mức phản ánh sự tiết kiêm hay lãng phí chi phí sản xuất . Các chi phí sản xuất được tập hợp như sau: * Đối với CPNVLTT: Sử dụng các phương pháp báo cáo, phương pháp cắt vật liệu, kiểm kê… * Đối với CPNCTT: Thì được tính như sau Chênh lệch thoát ly định CPSX thực tế Số lượng sản CPSX Mức CPSXC( phân bổ = của từng đối - phẩm thực tế x chung Cho từng đối tượng) tượng sản xuất định mức. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ XNK BAO BÌ HÀ NỘI II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội 2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Cty TNHH SX và XNH Bao Bì Hà nội được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số: 0102009521, do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày : 05/08/2003. Trụ sở chính của Cty: Đường Phùng Chí Kiên - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội. MST: 0101397753 Điên Thoại: 04.7912816 Fax: 04.7912817 - vốn điều lệ: 2.000.000.000đ - Hội đồng thành viên bao gồm: + Ông Phạm Thanh Toàn chiếm 51% vốn điều lệ tương đương 1.020.000000đ + Ông Phan Văn Minh chiếm 29% vốn điều lệ tương đương 580.000.000đ + Ông Lê Văn Cương chiếm 20% vốn điều lệ tương đương 400.000.000đ Cty đã 4 lần làm lại giấy đăng ký kinh doanh do thay đổi các thành viên góp vốn. Giai đoạn đầu mới thành lập Cty gặp không ít khó khăn trong việc ký kết hợp đồng về các đơn đặt hàng và sản xuất. Tuy nhiên, Cty đã có nhiều cố gắng và tự khẳng định mình để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, tự trang trải thu chi, đảm bảo có lợi nhuận và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường Cty đã đầu tư thêm thiết bị, xây dựng lực lương công nhân vững mạnh để có thể nhận các hợp đồng sản xuất vừa và nhỏ.tổ chức các công nhân sản xuất chính và phụ. Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng bao bì, tự hạch toán kinh tế một cách độc lập tự chủ về mặt tài chính. Sản phẩm làm ra của công ty không thể mang bán trên thị trường mà sản xuất theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Để trở thành doanh nghiệp như hiên nay, Cty đã trải qua nhiều khó khăn nhưng có thể thấy răng trong những năm qua doanh thu của doanh nghiệp đã liên tục tăng lên nhanh chóng vượt kế hoạch đề ra.Có được điều này là do doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, và luôn thực hiện theo phương châm hạot động là: Lấy việc đổi mới thiết bị làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận để tối đa là mục tiêu phát triển. Luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng với phương châm: Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự, uy tín của doanh nghiệp. Giá cả luôn hợp lý, thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1. Chức năng: Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và thương mại, nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bao bì phục vụ cho sản xuất. Do đó ngay từ khi mới thành lập Cty đã xác định được chức năng của mình là sản xuất bao bì phục vụ cho sản xuất. việc xác định rõ chức năng này giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch thích hợp để dầu tư cho chiều sâu Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển thì chúng ta càng thấy rõ vai trò tác động của bao bì đối với việc tiêu thụ sản phẩm.Bao bì không chỉ là vật chứa đựng, bảo vệ,vận chuyển mà còn làm tăng giá trị và tính hấp dẫn của hàng hoá, đồng thời làm chức năng tiếp thị thông qua các thông tin, màu sắc, hình ảnh được in ấn trên bao bì. Giá trị bao bì ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá thành hàng hoá.Do vậy, sản xuất bao bì, đặc biệt là bao bì có chất lượng ngày càng có một vai trò quan trọng góp phần giúp cho hàng hóa Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường nội địa và thâm nhập vào thị trờng khu vực và thế giới. Ngành nghề kinh doanh chính của Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là In, sản xuất bao bì từ nguyên liệu giấy; Thu mua, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản; thu mua gia công hàng thủ công mỹ nghệ; buôn bán vật liệu xây dựng; buôn bán thiết bị điện, điện tử; buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống; buôn bán đồ dùng, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; buôn bán đồ dùng cá nhân và gia đình; buôn bán các loại máy móc, phụ tùng phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp; và dịch vụ thương mại. Thị trường chủ yếu của Cty là sản xuất các loại bao bì trên giấy Duplex phẳng và các loại hộp in offset bồi trên sóng E như hộp bánh, mứt, kẹo, hộp rượu, hộp dược phẩm.v.v.. - Cty đã ký được rất nhiều hợp đồng với các khách hàng như: + Cty Cổ Phần Dược Phẩm Traphaco + Cty Liên Doanh hải Hà kotubuki + Cty Điện Lực Việt Nam. + Tổng Cty Chè. + Cty CP Dược Phẩm Nam Hà + Cty CP Dược Liệu Mediplantex + Cty Rượu Đông Xuân. + ……. Thị trường đầu vào cũng tương đối ổn định trong nước như: Cty bao bì giấy nhôm New Toyo, Cty TTX Việt Nam, Cty SIC, Cty sản xuất bao bì và hàng nhập khẩu, Cty XNK Nam Kỳ, Cty CN giấy và SX bao bì ngọc diệp... 2.2.2. Nhiệm vụ. Là việc cụ thể hoá các chức năng bằng hành động, việc làm cụ thể. Mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiên đầy đủ chức năng bộ máy của mình, cụ thể phải xác định được chương trình sản xuất phù hợp, phải tổ chức mọi hoạt động sản xuất, tài chính, nhân sự. đồng thời phải thực hiên nghĩa vụ với nhà nước. Việc xác định chức năng và nhiêm vụ của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. nó giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu cần đạt tới, từ đó vạch ra những công việc cụ thể phải làm cho từng bộ phận, từng người và có những chính sách phù hợp cho mỗi dự án để thu được hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Địa bàn kinh doanh của Cty hiên nay mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, trong tương lai Cty dự kiến sẽ thay đổi, đa dạnh hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Cty dự kiến khi máy in 2 màu của Đức được đưa vào hoạt động thì đầu năm máy được huy động ở mức độ bình quân 2.500tờ/giờ, đối với khổ giấy bình quân: 395 × 545 mm, chạy 1 ca/ngày, 8 giờ/ca,22 ngày /tháng, 12 tháng/năm,thì sản lượng dự kiến đạt được là: 2.500 tờ × 2 sản phẩm × 8 giờ × 1 ca × 22 ngày × 12 tháng = 10.560.000sp. ( 01 tờ khổ 395× 545 mm in được 2 sản phẩm) Tổng doanh thu của máy in đức đạt được là: 10.560.000sp × 250đ = 2.640.000.000đ ( đơn giá bình quân của 01 sp là 250đ) 2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Cty TNHH sản xuất và XNK Bao Bì Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình. Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất, Cty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung( trực tuyến ). Theo mô hình này thì mọi hoạt động của công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc công ty. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như sau, mỗi phòng ban của công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng, phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.1. Nhiệm vụ của từng phòng ban: ● Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất king doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. ● Phòng kỹ thuật - Kiểm tra chất lượng: xây dựng, quản lý, theo dõi các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm. khi có kế hoạch thì triển khai thử mẫu thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng, dán hộp cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các kho ở các phân xưởng ● Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương: Làm chức năng văn phòng và tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, quản lý quỹ tiền lương, tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động, tham mưu cho Giám đốc điều động, tiếp nhận, sắp xếp CBCNV trong công ty cho phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.Theo dõi, tham mưu cho Giám đốc công tác thi đua khen thưởng, kỹ luật, theo dõi công tác trật tự an ninh trong công ty. ● Phòng tài chính kế toán: Quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất. Phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất của SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH SX & XNK BAO BÌ HÀ NỘI Giám Đốc Phòng Bảo Vệ Phòng Kinh doanh Phòng Kế Toán Phòng TCHC LĐTL Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế Hoạch Trung Tâm Thiết Kế Phân xưởng sản Xuất Quản đốc Phân xưởng I Phân xưởng II Tổ Dán tay Tổ Bế Tổ Cán Láng Tổ In Tổ Chế Bản Công ty, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản… Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty. ● Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác thiết kế mẫu mã các sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường. ● Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong toàn công ty. ● Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và chiếm đa số nguồn nhân lực sản xuất của công ty.Thực hiên nhiệm vụ biến các nguyên vật liệu đầu 2.4. Tình hình thực hiện công tác kế toán: ● Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quản lý, bộ máy kế toán ở Cty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn trong phòng tài chính kế toán của công ty từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp, lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Do phạm vị sản xuất của công ty không lớn lắm nên quy mô tổ chức bộ máy kế toán cũng tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tình hình của công ty, đồng thời vẫn đảm bảo hoàn thành tôt công tác kế toán. Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của công ty qua sơ đồ sau: * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: + Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiêm trước Giám đốc và các cơ quan tài chính về các vấn đề liên quan đến tài chinh của Cty. Chỉ đạo chuyên môn về nhiêm vụ kế toán trong phòng. Bên cạnh đó, là người trực tiếp theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ. + KT tổng hợp kiêm kế toán công nợ phải trả: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng và thanh toán công nợ với khách hàng. Đồng thời, hàng tháng có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng KT tổng hợp kiêm KT công nợ phải trả Thủ quỹ Thủ kho KT công nợ phải thu kiêm KT NH KT lương + KT công nợ phải thu kiêm KT NH, KT lương: Có nhiêm vụ lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và quan hệ thanh toán với ngân hàng như: vay,tra tiền..Tính lương và bảo hiểm cho công nhân trực tiếp sản xuất cũng như ở các phòng thuộc công ty, thanh toán lương, phu cấp và các khoản liên quan cho công nhân trong Cty theo đinh kỳ. + Thủ quỹ: Có nhiêm vụ thu chi và bảo quản tiền mặt tại Cty. + Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu,thành phẩm, đối chiếu thương xuyên với kế toán. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Bao bì hộp carton: Kho tiêu thụ Sản phẩm Đóng gói Kiểm tra Dán Bế Hộp Láng bóng In Chế bản 2.5. Tình hình thực hiện chế độ kế toán. Về hệ thống chứng từ kế toán Cty SX Bao Bì Hà Nội sử dụng mẫu đúng theo chế độ kế toán quy định: * Các Ctừ kế toán được sử dụng trong hạch toán NVL ở cty gồm: + Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT) + Phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT) + Phiếu XK kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03 - VT) + Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT) + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - BH) * Về tài khoản kế toán : Cty áp dụng hầu hết hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và các quy định có sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Cty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Cty áp dụng cả 2 phương pháp đó là + Phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp kiểm kê định kỳ * Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Bắt đầu từ năm 2005 Cty đã sử dụng phần mềm kế toán. - Hình thức kế toán hiện nay Cty đang áp dụng là: Nhật ký chung với hệ thống tài khoản chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ trong máy. có thể nói đây là hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. + Ưu điểm của hình thức nhật ký chung: đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện cho việc phân công lao động trong bộ máy kế toán, ghi chép kế toán rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu sổ liệu. - Hệ thống sổ Cty sử dụng trong quá trình hạch toán : + Sổ nhật ký chung + Sổ cái tài khoản + Sổ kế toán chi tiết * Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: - Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp của Cty tiến hành lập và gửi báo cáo chính theo quy định của bộ tài chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01 - DN) + Bảng cân đối phát sinh các tài khoản + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( mẫu số B02 - DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính ( mãu số B09 - DN) SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH Chứng từ gốc Vào máy Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối Phát sinh Báo cáo tài chính Sổ ( thẻ ) kế Toán chi tiết Bảng tổng hợp Chi tiết Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối Chiếu 2.6. Thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cty SX Bao Bì Hà Nội. Là một đơn vị SXKD nên chi phí và giá thành luôn được Cty coi trọng hàng đầu. Vì điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến sự tồn tại và phát triển của Cty, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay. Chính vì lẽ đó, bộ phận kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Cty được đặt lên vị trí quan trọng và luôn được quản lý một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để năng cao hiệu quả SXKD. 2.6.1. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành san phẩm. * Đối tượng tập hợp CPSX: Sản xuất Bao Bì là một loại hàng hóa đặc biệt, ssản phẩm của Cty lại được đi kèm với hệ số của các doanh nghiệp khác. Cty sản xuất ra sản phẩm không phải cho người tiêu dùng cuối cùng mà lại theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp dược phẩm, thực phẩm, đồ uống…để các doanh nghiệp này đóng gói sản phẩm của mình rồi mới đưa ra thị trường. Do Cty tiến hành sản xuất trong một phân xưởng nên đối tượng tập hợp CPSX là từng loại sản phẩm đối với chi phí NVL chính trực tiếp và là toàn bộ phân xưởng sản xuất đối với chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí vật tư khác, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC. * Đối tượng tính giá thành: Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Việc xác định đúng đối tượng tính hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm mà kế toán Cty SX bao bì Hà nội đã xác định là từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp của sản phẩm hoàn thành. 2.6.2. Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm tại Cty SX Bao Bì Hà Nội. a. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp : Tại Cty, CPNVL có một vị trí quan trọng đối với sản xuất, nó chiếm một tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.NVL của Cty gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau. Do vậy để đảm bảo yêu cầu cho quá tình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm quản lý NVL một cách chặt chẽ có hiệu quả, Cty đã phân chia NVL một cách tỷ mỉ để từ đó nhận biết được số hiện có và tình hình biến động của từng loại NVL đó. Trong quá tring sản xuất sản phẩm, Cty sử dụng những NVL sau: NVL chính gồm: Giấy Duplex, giấy bãi bằng, giấy couches, giấy Dcan, giấy tráng kim… NVL phụ: kẽm, màng, mực, keo dán… Nhiên liệu: Dỗu hoả, cồn, mỡ… Phụ tùng thay thế: Dao xén, trục máy,dao cắt lề, vòng bi… Phế liệu: Lề, đâud cuộn dây, phôi máy giấy... Để hạch toán và quản lý NVL lế toán mở TK 152 và TK này được mở chi tiết. Ngoài ra kế toán còn mở TK 153 “ CCDC” để quản lý công cụ xuất dùng cho sản xuất. Hàng tháng thủ kho đối chiếu sổ sách với thẻ kho, và chuyển cho phòng kế toán tài vụ để kiểm tra số lượng NVL thực nhập – xuất – tồn. Khi có nhu cầu sử dụng NVL, tổ trưởng tổ sản xuất sẽ xuống kho lĩnh vật tưtheo phiếu đề nghị cấp vật tư. Thủ kho căn cứ vào chất lượng ghi trên phiếu đố để cho xuất kho vật liệu. Hiện nay, Cty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để hạch toán NVL xuất kho. Công thức tính dược áp dụng như sau: Giá thức tế vật liệu Số lượng vật Đơn giá thực tế = x Xuất dùng liệu xuất bình quân Trong đó : Đơn giá thực tế bình quân của Giá thực tế VL tồn ĐK + Giá thực tế VL tồn TK = ___________________________________________________________ Vật liệu xuất dùng Số lượng VL tồn ĐK + Số lượng VL nhập TK Với đơn giá tính được, căn cứ vào phiếu XK kế toán vật tư hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí và tính đồng thời lên sổ chi tiết và sổ cái TK 152. Cuối kỳ hạch toán kế toán tiến kiểm kê kho nhằm mục đích xác định chính xác số lượng, chất lượng và giá trị NVL có trong kho tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết NVL. Nếu có chênh lệch thì tuy từng trường hợp cụ thể mà có hình thức sử lý cho phù hợp. Còn nếu thấy khớp đúng thì căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL. VD: Căn cứ vàp quyết định của Giám Đốc và thủ kho viết phiếu xuất kho: Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Địa chỉ: Ngày 20 tháng 03 năm 2007 Số: Người nhận hàng: Nguyễn Văn Danh Đơn vị: Tổ in OFSET 02 Lý do xuất: Sản xuất Stt Mã kho Tên vật tư Tknợ TKcó Đvt Số lượng Giá TT 1 KVLC Giấy BB 58/84 420*590 154 1521 kg 28,11 11814,1 332.094 2 KVLC Giấy couches 80,790*1090 154 1521 kg 37,890 15151,2 574.078 3 KVLC Giấy Dlex 250 g, 709*1090 154 1521 kg 624,300 7835,33 4.891.579 4 KVLC Giấy tráng kim 470g,790*900 154 1521 kg 671,680 17.200 11.552896 Tổng cộng 17.350647 Bằng chữ: mười bảy triệu ba trăm năm mươi nghin sáu trăm bốn bảy đồng Xuất, ngày…tháng…năm2007 Thủ tưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho ( ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 03 năm 2007 Người nhận hàng: Nguyễn Văn Danh Đơn vị: Tổ in OFSET 02 Nội Dung: Cho sản xuất Stt Mãkho Tên vật tư TK nợ TK có Đvt Slượng Đơn giá Thành tiền 1 KVLP Mực xanh AP 154 1522 kg 23,00 111851,62 2.572.587 2 KVLP Mực đen TQ 154 1522 kg 12,50 35.250 440.625 3 KVLP Mực đỏ AP 154 1522 kg 18,00 106167,62 1.911.017 4 KVLP Mức vàng TQ 154 1522 kg 7,50 40.934,77 307.011 5 KVLP Bản kẽm 154 1522 Cái 50,00 22.400,00 1.120.000 6 KVLP Màng bóng 154 1522 kg 30,560 22.322,96 682.190 Tổng cộng 6.414.059 (Bằng chữ: sáu triệu bốn trăm mười bốn nghìn không trăm năm chín đồng) Xuất, ngày…tháng…năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Khi có nhu cầu sử dụng NVL, tổ trưởng tổ sản xuất xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu đề nghị cấp vật tư. Thủ kho căn cứ vào chất lượng ghi tên phiếu đó để cho xuất kho vật liệu. Hiện nay, cty đang áp dụng phương pháp bình quân để hạch toán NVL xuất kho. Công thức tính được xác định như sau: Giá thực tế vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá thực tế = + Xuất dùng xuất dùng bình quân Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế VL tồn ĐK + Giá thực tế VL nhập TK = _______________________________________________________________ của VL xuất dùng Số lượng VL tồn ĐK + Số lượng VL nhập TK Với đơn giá tính được, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí và tính đồng thời lên sổ chi tiết và sổ cái TK 152. Cuối Kỳ hạch toán kế toán tién hành kiểm kê kho nhằm mực đích xác định chính xác số lượng, chất lượng và trị giá NVL có trong kho tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết NVL. Nếu có chênh lệch thì từng trường hợp cụ thể mà có hình thức xủ lý cho phù hợp. Còn nếu thấy khớp đúng thì căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng tổng hợp N – X – T kho NVL. Tổng lại ta có tổng giá trị thực tế NVL xuất dùng. Số liệu này là cơ sở để ghi vào sổ Nhật ký chung. Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 03 năm 2007 ĐVT : đ Chứng từ Diễn giải Tài Khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/3 PKT301 Xuất giấy BB 58/84 In nhãn bánh 621 521 4.009.310 4.009.310 01/3 PKT302 Xuất giấy Dlex 300 In hộp Polytheocol 621 521 14.289.405 14.289.405 04/3 PKT303 Xuất giấy Dcan in nhãn Ospay 621 1521 2.680.510 2.680.510 06/3 PKT304 Xuất bản kẽm cho tổ Chế bản 621 1522 12.628.300 12.628.300 08/3 KT305 Xuất dầu, cồn cho máy Máy 621 1522 6.630.450 6.630.450 31/3 PKT K/c 621 sang 154 621->154 154 621 40.238.020 40.238.020 Cộng 40.238.020 40.238.020 Ngày… tháng…năm2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu) Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội. SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 – chi phí NVL trực tiếp Tháng 03 năm 2007 Số: SDĐK: 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK Đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/03 PKT01 Tổ in lưới 01 Giấy BB58/84 in NB 1521 4.009.310 01/03 PKT02 Tổ in máy R Giấy Dlex 300 1521 14.289.450 04/03 PKT03 Tổ in OFSET Xuất Dcan in Nhãn O 1521 2.680.510 06/03 PKT04 Tổ chế bản Xuất bản kẽm 1522 12.628.300 08/03 PKT05 Tổ bế Xuất dầu + cồn 1522 6.630.450 30/03 PKT K/c 621 sang 154 154 40.238.020 Tổng phát sinh nợ 40.238.020 Tổng phát sinh có 40.238.020 Số dư cuối kỳ 0 Ngày…tháng….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất & xuất nhập khẩu Bao Bì Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan