Lời cảm ơn
Mục lục
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Doanh nghiệp
I. Chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
1.1 Chi phí sản xuất.
1.2 Phân loại sản xuất.
2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định
2.1 Khái niệm
2.2 Căn cứ xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
3.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp.
4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
II. Giá thành sản phẩm và các phương pháp tính giá thành.
1. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm.
1.1 Khái niệm giá thành.
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp in xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tài liệu của các đơn vị trong ngành.
ở xưởng in của xí nghiệp in xây dựng bao gồm 3 tổ: tổ máy in offset, tổ mi bản và tổ sách.
+ Tổ mi bản: được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như máy trang li tâm, máy phơi. Tại đây các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định và được sữa, chụp phim, bình bản để tạo nên các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật, cuối cùng được phơi bản để hiện hình trên bản kẽm.
+ Tổ máy in offsetto: Tổ này cũng được trang bị máy móc thiết bị hiện đại như máy in offset 4 trang, offset 8 trang, offset 10 trang. Khi nhận được chế bản khuôn in do tổ mi bản chuyển sang tổ máy in offset sử dụng kết hợp bản in, giấy, mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu.
Nguyên tắc của quy trình in là sử dụng 4 màu in: xanh đỏ, vàng, đen. Tuỳ thuộc vào yêu cầu màu sắc của từng đơn đặt hàng để pha ra được yêu cầu đó.
+ Tổ sách: là bộ phận cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Sau khi tổ máy in in thành các tờ rời, tổ sách có nhiệm vụ hoàn thành một sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bắt đầu từ việc tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm (bộ phận kiểm hoá), đến việc cắt xén sản phẩm cuối cùng là việc dỡ, gấp, soạn, khâu, và bìa, đóng gói.
Ngoài các bộ phận sản xuất chính xí nghiệp in cò có bộ phận sản xuất phụ trợ đó là bộ phận cơ khí. Bộ phận này có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, tiến hành lắp đựat khi có thiết bị mới cho các tổ, giám sát các bộ phận, dây chuyền sản xuất đồng thời chấp hành đầy đủ về lao động và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Xí nghiệp in tổ chức sản xuất tại các bộ phận với quy trình công nghệ sau:
Khi nhận được hợp đồng ký kết của khách hàng với tài liệu gốc ban đầu, bản thảo đánh máy, tranh ảnh... phòng kế hoạch sẽ lập lệnh sản xuất chuyển xuống các bộ phận, quá trình sản xuất phải trải qua các bước công nghệ chủ yếu sau:
- Thiết kế kỹ thuật: sau khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận thiết kế kỹ thuật trên cơ sở nội dung in thiết kế lên các yêu cầu cần in.
- Vi tính: Đưa bản thiết kế vào vi tính, sau đó tiến hành điều chỉnh, bố trí các trang in, tranh ảnh, dòng, cột, kiểu chữ (to, nhỏ, độ đậm, màu sẵc)... Nếu khách hàng có yêu cầu chụp ảnh thì sẽ tiến hành chụp ảnh. Thông thường khách hàng vẫn thường có ảnh kèm theo.
- Công tác phim tiến hành sửa và sắp xếp phim đẻ khi in kết hợp với khổ giấy in.
- Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, ảnh, bộ phận bình bản làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại (chữ, hình ảnh...) có cùng một màu vào các tấm mica theo từng trang in.
- Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn theo từng khuôn kẽm.
- In: khi nhận được các chế bản khuôn mẫu kẽm (đã được phơi) lúc này bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó.
- Thành phẩm: sau khi in ấn xong nếu ấn phẩm là các loại sách văn hoá, tạp chí... thì được chuyên sang khâu đóng sách, gấp, đóng, vào bìa, cắt xén. Trước khi đóng gói và nhập kho thành phẩm bộ phận kiểm hoá tiến hành kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
Cuối cùng, căn cứ vào số thành phẩm đã sản xuất và hợp đồng đã ký kết với khách hàng, phòng vật tư chịu trách nhiệm giao hàng cho khách hàng đầyđủ số lượng và đảm bảo thời gian.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Khách hàng
Kế hoạch sản xuất
Thiết kế kỹ thuật
Chụp ảnh
Bình bản
Phơi bản
In
Thành phẩm
Vi tính
công nghệ phim
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp in xây dựng
Với đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Do đó để phuc vụ quá trình sản xuất kinh doanh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp in được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, là quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới.
+ Đứng đầu là giám đốc: chịu trách nhiệm chung toàn xí nghiệp, là đại diện pháp nhân của xí nghiệp trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp.
+ Phó Giám đốc là người giúp việc cho giám đốc
+ Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, nằm vững khả năng máy móc, thiết bị và con người để xây dựng các kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch sản xuất.
Theo dõi, giám sát chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật để kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Giám sát chế độ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải tiến điều kiện làm việc đi sâu nghiên cứu tìm nguồn hàng, liên tục học hỏi, tiếp cận khách hàng nhằm gây uy tín và thu hút khách hàng.
Khi có lệnh sản xuất được giám đốc duyệt, kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện cả về số lượng, chất lượng và thời gian giao nộp sản phẩm.
+ Phòng hành chính tổng hợp:
Phải nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền động viên các thành viên trong xí nghiệp thực hiện đồng thời nghiên cứu đề xuất với giám đốc duy trì thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động trong xí nghiệp. Phối hợp với các phòng ban nghiên cứu sửa đổi trình giám đốc phê chuẩn các hình thức thành lập đội hay ca sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ.
Dựa vào kế hoạch sản xuất phải xây dựng được kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho người lao động.
Đề xuất biện pháp và thực tiễn chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, tổ chức mua và vận động mọi người tham gia mua bảo hiểm.
Duy trì và thực hiện tốt công tác hành chính quản trị như tổ chức mua sắm và bảo vệ trang thiết bị phương tiện phục vụ đi lại, giám sát việc thực hiện nội quy sản xuất và nội quy ra vào cơ quan.
+ Phòng tài chính kế toán:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn như vốn Nhà nước cấp, vốn tự có, vốn huy động từ các nguồn khác... nhằm phát triển và mở rộng sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường. Dựa vào kế hoạch sản xuất phải xây dựng được kế hoạch tài chính cho các hoạt động của đơn vị. Kế thúc năm kế hoạch mọi lĩnh vực thu chi của xí nghiệp phải được thể hiện bảng tổng kết tài sản đảm bảo đầy đủ và chính xác.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hạch toán, kế toán thống kê của Nhà nước ban hành và các thông tin hướng dẫn của ngành, các cơ quan chức năng có liên quan.
Phải duy trì và đảm bảo báo cáo thu chi nộp ngân sách Nhà nước, trả lãi, chia lợi nhuận...theo đúng quy định. Phải có biện pháp chủ động về tiền vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu vật tư thiết bị để sản xuất được ổn định. Kho quỹ phải thường xuyên kiểm tra, kiểm kê bảo đảm ghi chép rõ ràng, đầy đủ, chính xác và có biện pháp bảo quản tốt, tránh mất mát, hư hỏng gây lãng phí.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp in xây dựng
Giám đốc
P.Giám đốc
Bí thư đảng uỷ
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kế hoạch SX kinh doanh
Phòng Tài chính kế toán
Tổ vi tính
Xưởng in
Tổ mi
Tổ in
Tổ sách
4. Bộ máy kế toán của xí nghiệp in xây dựng.
Xí nghiệp in xây dựng là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán tập trung
Xí nghiệp chỉ có 1 phòng kế toán duy nhất gồm có:
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán kế toán thông tin kinh tế. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành và thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của xí nghiệp. Bên cạnh đó kế toán trưởng còn theo dõi các phần hành sau:
Dựa vào số liệu, sổ sách của kế toán viên xác định doanh thu, lỗ, lãi của xí nghiệp
Lập các báo cáo tài chính của xí nghiệp theo quy định
Phổ biến, hướng dẫn cụ thể hoá kịp thời các chính sách chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước .
Kế toán bằng tiền và thanh toán kiêm kế toán vật tư và TSCĐ
Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu , chi ,tồn quỹ của xí nghiệp đồng thời theo dõi thanh toán với khách hàng cũng như việc theo dõi và hạch toán việc nhập, xuất, sử dụng vật tư, hạch toán chính xác chi phí vật liệu trong sản xuất. Ngoài ra kế toán còn theo dõi ghi sổ sự tăng giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ trong kỳ đồng thời hạch toán các khoản chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của TSCĐ
- Thủ quỹ: Giữ tiền mặt của xínghiệp. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc hợp lệ, thủ quỹ tiến hành nhập xuất quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi đồng thời giám sát việc thu chi tiền mặt. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán kiêm kế toán VT và TSCĐ
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Thủ quỹ
* Hình thức kế toán
Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán “nhật ký chứng từ” với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và theo đúng quy định của Nhà nước đảm bảo công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
Đối chiếu kiểm tra
* Hình thức tổ chức kế toán
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, trình độ quản lý cùng với địa bàn tập trung xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán tập trung. Hình thức này rất phù hợp tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đặc biệt là sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng, lãnh đạo xí nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất của xí nghiệp. Toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán từ khâu tập hợp chứng từ, ghi sổ kế toán đến khâu lập báo cáo và phân tích các hoạt động kinh tế.
* Phương pháp hach toán hàng tồn kho
Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Đâylà phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các TK và sổ kế toán tổng hợp.
* Niên độ kế toán
Được bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
* Phương pháp kế toán VAT.
Xínghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
II. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in xây dựng
1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp in xây dựng.
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp in xây dựng.
1.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Xí nghiệp in là đơn vị hạch toán độc lập với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại phức tạp, và liên tục. Trong quá trình sản xuất lần lượt phải trải qua các công nghệ chế biến phức tạp (không có bộ phận nào tiến hành sản xuất song song, đồng thời được). Sau khi nhận được phiếu giao việc của phòng kế hoạch các tổ tiến hành viết phiếu xin lĩnh vật tư. Thông thường nguyên vật liệu chính được phân bổ cho tổ máy in còn nguyên vật liệu phụ phân bổ cho tổ sách.
Là loại hình doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Hàng tháng xí nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng với số lượng và yêu cầu khác nhau. Vì vậy với những đơn đặt hàng khác nhau thì phải sử dụng những loại giấy, khổ giấy, cách pha mực... khác nhau.
Tuy vậy, xí nghiệp in không tiến hành hạch toán chi phí sản xuất cho từng bộ phận hay từng đơn đặt hàng mà tiến hành hạch toán chung cho toàn bộ xí nghiệp và cho tất cả các đơn đặt hàng trong tháng.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp in
Chi phí sản xuất ở xí nghiệp in được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Từng khoản mục chi phí trong xí nghiệp được tập hợp như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm bao gồm:
o/ Chi phí nguyên vật liệu chính như giấy, mực in, trong khi đó có giấy và mực lại có rất nhiều loại khác nhau. Do vậy xí nghiệp phải tổ chức theo dõi riêng cho từng loại mực và giấy
Giấy (theo dõi trên TK 152.1)
Mực (theo dõi trên TK 152.2)
o/ Chi phí nguyên vật liệu phụ: như rẻ lau máy, xà phòng, keo, chỉ khâu, dây thép gai, băng dính, cồn... được theo dõi trên tài khoản cấp 2: 152.3.
Nhóm nhiên liệu như dầu ô ma, dầu hoả, axeton, dung dịch NaOH... dùng đề cung cấp, phục vụ cho công tác lau chùi, sửa chữa, bảo quản máy móc thiết bị. Việc ghi chép các nghiệp cụ có liên quan đến nhiên liệu được theo dõi trên TK cấp 2 TK152.4.
o/ Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng điện.
+ Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, CPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
+ Chi phí chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất bao gồm: là chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo đó. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp in là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tại xí nghiệp in việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng với nội dung và khối lượng luôn thay đổi. Quy trình công nghệ tuy được bố rí thành các bước rõ ràng nhưng do sản phẩm có đặc thù riêng lại được sản xuất qua nhiều công đoạn và được thực hiện khép kín trong từng bộ phận, sản phẩm dở dang có không đáng kể. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất
1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Xí nghiệp in sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất và kế toán sử dụng các tài khoản:
TK 621: chi phí NVL trực tiếp
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623: chi phí sản xuất chung
TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
và một số TK liên quan khác
1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Xí nghiệp in chuyên sản xuất các loại sách khoa học (chủ yếu là của Bộ giao) tạp chí, biểu mẫu... thuộc ngành in trên quy trình công nghệ in offset. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất là sản xuất theo đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế mà mỗi đơn đặt hàng đòi hỏi khác nhau về quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Do vậy, vật liệu trong xí nghiệp cũng gồm rất nhiều thứ loại khác nhau.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường xí nghiệp phải tự tìm nguồn và thu mua vật liệu. Do vật liệu của ngành in tương đối dễ mua nên xí nghiệp thường dùng đến đâu mua đến đó. Xí nghiệp chỉ dự trữ một lượng nhất định cho kỳ đầu và kỳ cuối và cũng chỉ cho loại vật liệu thường xuyên được dùng đến mà thôi. Đây là mặt tích cực góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giải quyết nhu cầu về vốn của xí nghiệp.
Vật liệu chính của xí nghiệp là giấy và mực, ngoài ra còn có các vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... Việc sử dụng vật liệu được căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất. Khi có kế hoạch sản xuất đặt ra, căn cứ vào tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi loại ấn phẩm phòng vật tư xét duyệt và cung cấp đầy đủ số lượng và chủng loại vật liệu cần thiết. Đặc biệt do giấy và mực là nguyên liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm nên xí nghiệp đã xây dựng được định mức tiêu hao của giấy và mực cho mỗi loại sản phẩm. Xí nghiệp xuất giấy theo định mức tờ, khổ và xuất theo số lượng trang in đã được tính trước.
Để đảm bảo cho việc thực hiện tiết kiệm vật liệu trong sản xuất mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xí nghiệp đã và đang xây dựng định mức tiêu hao cho tất cả các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất nhằm mục đích hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giấy in bao gồm nhiều loại với khổ giấy khác nhau để phù hợp với từng đơn đặt hàng. Giấy mua có thể ở dạng nguyên lô, nguyên cuộn hoặc đã được gia công cắt xén. Xí nghiệp in sử dụng nhiều loại giấy khác nhau như giấy Bãi Bằng, giấy Đài Loan, giấy Tân Mai, giấy Couche...
Mực in cũng gồm nhiều loại khác nhau như mực Trung quốc , mực Nhật, mực Anh.. với các màu khác nhau như đen, xanh, đỏ cờ... tuỳ theo yêu cầu thẩm mỹ và đòi hỏi của khách hàng để pha chế...
Vật liệu phụ và nguyên liệu khác (phụ tùng thay thế, nhiên liệu...) đều được mua từ nhiều nguồn khác nhau có thể là trong nước hoặc nước ngoài.
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho toàn xí nghiệp.
Căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư phòng kế hoạch tiến hành viết phiếu xuất kho. Tại xí nghiệp nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá thực tế bình quân vật liệu xuất kho trong kỳ
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ
=
Đơn giá bình quân vật liệu xuất dùng trong kỳ
x
Số lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ
Ví dụ: Trích thẻ kho nhập xuất giấy số 1 (tháng 2/2001)
Tên vật liệu: giấy Bãi Bằng 58g/m2 84 x 125
Số lượng (tờ)
Số tiền (đồng)
Tồn đầu tháng
23.375
17.110.500
Nhập trong tháng
50.000
36.600.000
Xuất trong tháng
36.168
=>
Đơn giá thực tế bình quân của giấy bãi bằng 58g/m2 84x125
=
17.110.500 + 36.600.000
=
53.710.500
=
732đ/tờ
23.375 + 50.000
73.375
=> Trị giá thực tế xuất dùng trong tháng = 732 x 36.168 = 26.474.976 (đ)
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. TK ngày dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dùng cho sản xuất chi phí phát sinh trong kỳ.
Trình tự hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Cuối kỳ, các phiếu lĩnh vật tư được kế toán kiểm tra, phân loại, tổng hợp theo từng loại vật liệu, từng đối tượng sử dụng. Sau đó xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng tính cho từng đối tượng sử dụng.
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý phân xưởng
- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác
Toàn bộ kết quả tổng hợp, phân loại tính toán này cuối kỳ sẽ được phản ánh vào bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ”
Đơn vị: xínghiệp in xây dựng
389 Đội Cấn
Bảng phân bố số 2
Bảng phân bổ nguyên vật liệ - công cụ dụng cụ
Tháng 2/2001
TT
Ghi có các TK
TK 152
TK 153
TK 1521
TK 1522
TK 1523
TK 1524
TK 1525
Cộng có TK 152
Đối tượng sử dụng (ghi nợ các TK)
1
Chi phí NVL trực tiếp (TK621)
1.850.620.700
30.060.670
110.200.380
1.990.881.750
2
Chi phí sản xuất chung (TK627)
25.630.270
5.230.400
10.350.600
41.211.270
1.020.300
3
Chi phí bán hàng (TK641)
3.320.100
3.520.100
4
Chi phí quản lý DN (TK 642)
250.000
1.850.230
2.100.230
320.600
5
Cho Công ty khác vay
150.200.000
150.200.000
Tổng cộng
2.000.820.100
30.060.670
136.080.650
10.600.730
10.350.600
2.187.913.350
1.340.900
Ngày... tháng.... năm ............
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng phân bố số 2 của xí nghiệp được xác định là một loại sổ kế toán chi tiết dùng để phản ánh trị giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ theo giá thực tế tính theo từng đối tượng sử dụng:
- Giấy, mực dùng cho sản xuất được tập hợp vào TK 621
- Các loại nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất quản lý phân xưởng được tập hợp trên TK 627.
- Nhiên liệu phục vụ cho chuyên chở thành phẩm tiêu thụ được tập hợp trên TK 641.
- Giấy và các loại vật liệu khác dùng cho việc quản lý xí nghiệp được tập hợp trên TK 642.
- Ngoài ra quá trình sản xuất kinh doanh xí nghiệp còn xuất vật liệu cho đơn vị bạn vay thì được tập hợp trên TK 138.
Trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế phản ánh trong bảng phân bổ số 2 dùng làm căn cứ để ghi vào bảng kê số 4 “bảng kê tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng” theo định khoản sau.
Nợ TK 621: 1.990.881.750
Có TK 152: 1.990.811.750
(Chi tiết có TK 1521: 1.850.620.700
Chi tiết có TK 152.2: 30.060.670
Chi tiết có TK 1523: 110.200..380)
Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Kế toán ghi
Nợ TK 154: 1.990.881.750
Có TK 621: 1.990.881.750
1.3.2. Kế toán chi chí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp bao gồm lương và các khoản trích theo, lương của công nhân sản xuất
Về nguyên tắc chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trường hợp không được tập hợp thẳng vào các đối tượng thì tiến hành phân bổ gián tiếp,tiêu thức phân bổ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. ở xí nghiệp chi phí nhân công trực tiếp được tính cho từng bộ phận sau đó tập hợp cho toàn xí nghiệp vào cuối tháng.
Hàng tháng căn cứ vào phiếu ghi kết quả sản xuất sản phẩm hàng ngày của công nhân trực tiếp sản xuất tồng hợp lại để có số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của từng công nhân.
Các tổ trưởng tiến hành theo dõi tình hình sản xuất của công nhân trong tổ mình. Mỗi cá nhân trực tiếp sản xuất hàng ngày sẽ ghi tên sản phẩm công việc mình làm vào phiếu báo cáo kết quả sản xuất. Cuối tháng nộp phiếu đó cho kế toán, kế toán tiến hành tính toán dựa vào số sản phẩm, công việc người đó làm được x đơn giá lương của sản phẩm công việc đó.
Tại xínghiệp in chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được trả theo hai hình thức: tiền lương thời gian và tiền l ương sản phẩm.
Tiền lương phải trả cho 1 công nhân
=
Tiền lương thời gian
+
Tiền lương sản phẩm
+
Các khoản phụ cấp (nếu có
Trong đó:
Tiền lương
thời gian
=
Thời gian
làm việc
x
Mức lương
thời gian
Ví dụ: Tính lương chị Lê Thị Lê tổ máy in offset tháng 2/2001 như sau:
Thời gian hưởng lương là 170 giờ với đơn giá lương là 1.800đ/giờ. Do đó lương thời gian = 170 x 1800 = 306.000đ
Tổng hợp từ phiếu báo kết quả sản xuất hàng ngày, kế toán tính được số lương sản phẩm của chị là 1.057.818đ
Tổng cộng tiền lương tháng 2/2001 của chị là:
1.057.818 + 433.245 = 1.491.063
Căn cứ vào bảng tính lương, bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ, kế toán tập hợp phân loại chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán số tiền lương phải trả để ghi vào dòng phù hợp cột ghi có TK 334 trên bảng phân bổ số 1.
Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và số tiền phải trả theo đối tượng sử dụng kế toán tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào dòng phù hợp cột ghi có TK 338 trên bảng phân bổ số 1.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được xí nghiệp trích như sau:
- BHXH: 15% x lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- BHYT: 2% x lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- KPCĐ: 2% tổng hợp số tiền lương phải trả.
Cụ thể:
- KPCĐ = 90.521.100 x 2% = 1.810.422
- BHXH = 15% x 87.520.600 = 13.128.090
- BHYT = 2% x 87.520.600 = 1.750.412
Tính tương tự đối với TK 627, 641, 642, 338
Việc tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng sử dụng (công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp) được thực hiện trên bảng phân bổ số 1 “bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”
Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào bảng kê số 4 “tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng dùng cho các TK 154, 631, 621, 622, 627” theo định khoản sau:
Nợ TK 622: 107.210.024
Có TK 334: 90.521.100
Có TK 338: 16.688.924
TK 3382: 1.810.422
TK 3383: 13.128.090
TK 3384: 1.750.412
Đơn vị: Xínghiệp in xây dựng
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 2/2001
TT
Ghi có TK
Đối tượng
sử dụng
(ghi nợ các TK)
TK 334 phải trả công nhân viên
TK 338 - phải trả, phải nộp khác
TK 335 chi phí phải trả
Tổng cộng
Lương cấp bậc
Các khoản khác
Cộng
KPCĐ (3382)
BHXH (3383)
BHYT (3384)
Cộng có TK 338
1
TK 622
87.520.600
3.000.500
90.521.100
1.810.422
13.128.090
1.750.412
16.688.924
107.210.024
2
TK 627
6.184.200
520.000
6.704.200
134.084
927.630
123.684
1.185.398
6.827.884
3
TK 641
3.850.000
5.920.010
9.770.010
195.400
577.500
77.000
849.900
10.619.910
4
TK 642
35.100.060
6.200.300
43.300.360
866.007
5.265.009
702.001
6.933.017
50.133.377
5
TK 338
4.052.680
4.052.680
81.053
607.902
81.053
770.008
4.822.688
6
Cộng
136.707.540
15.640.810
152.348.350
3.046.967
20.506.131
2.734.150
26.287.248
178.635.598
Ngày.... tháng ..... năm 2001
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối kỳ tính toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm , kế toán ghi:
Nợ TK 154: 107.210.024
Có TK 622: 107.210.024
1.3.3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0028.doc