Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 2

I. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2

1. Các khái niệm cơ bản 2

2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

3. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5

4. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 6

II. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất 6

1. Đối tượng kế toán và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 6

2. Các chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất 7

3. Trình tự kế toán chi phí sản xuất 9

III. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 12

1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 12

2. Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 13

3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 14

4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm 17

Chương II. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội 21

I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí Hà Nội 21

1. Quá trình hình thành và phát triển 21

2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty cơ khí Hà Nội 22

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 23

4. Đặc điểm bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán 24

II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 25

1. Đối tương và quy trình tập hợp chi phí 26

2. Trình tự và phương pháp hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất 26

3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 45

Chương III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Hà Nội 51

I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 51

1. Ưu điểm 51

2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội 54

II. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội 55

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 55

2. Phương hướng hoàn thiện 56

KẾT LUẬN 61

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tùng mệnh lệnh. Cụ thể: đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc có 4 phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu. - Phó giám đốc nội chính. - Phó giám đốc phụ trách về chất lượng sản phẩm. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất. Ngoài việc ủy quyền phụ trách cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng. Các phòng ban chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo và giá sát chủ yếu của giám đốc và phó giám đốc bao gồm: - Phòng kế toán thống kê tài chính: làm tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của nhà nước và công ty theo luật. - Phòng vật tư: có chức năng tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư kỹ thuật đúng với các chỉ tiêu và định mức kỹ thuật và đảm bảo cung ứng chi phí sản xuất kinh doanh được liên tục nhịp nhàng theo kế hoạch. - Phòng kỹ thuật: thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu các hợp đồng kinh tế. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và sản phẩm. - Phòng điều động sản xuất: phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp đề xuất các giải pháp quản lý tổ chức cơ sở sản xuất. - Phòng cơ điện: phối hợp chặt chẽ với các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, các phòng đơn vị sản xuất phục vụ cho sản xuất cho công ty. - Phòng KCS: kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện đảm bảo hàng hoá đưa ra thị trường có chất lượng cao. - Phòng Tổ chức: giúp giám đốc đưa ra các quyết định, quy định, nội quy, quy chế về nhân sự và giải quyết các vấn đề xã hội. - Tổng kho: tiếp nhận bảo quản cung ứng vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị các sản phẩm cho sản xuất, thị trưởng và các hợp đồng kinh tế. - Ban nghiên cứu và phát triển: nghiên cứu chiến lược kinh tế của đảng và nhà nước, nghiên cứu cơ chế thị trường, đặt ra chiến lược sản phẩm. Từ đó xây dựng phương án đầu tư phát triển đảm bảo khai thác tiềm năng thế mạnh, đồng thời tìm giải pháp huy động vốn. Ngoài ra còn một số phòng ban khác như: phòng đời sống, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng giao dịch thương mại. 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Công ty Cơ khí Hà Nội có 11 phân xưởng: - Xưởng máy công cụ: là xưởng sản xuất chính chuyên gia công và sản xuất các mặt hàng máy công cụ tức là sản xuất tất cả các chi tiết để lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ như máy phay, máy tiện, máy bào Xưởng máy công cụ gồm 3 phân xưởng. - Xưởng đúc: làm nhiệm vụ tạo phôi thép, gang đúc và đúc các công cụ, phụ tùng cơ khí phục vụ cho xưởng máy công cụ, xưởng rèn, xưởng cơ khí. - Xưởng cơ điện: làm nhiệm vụ sửa chữa các loại thiết bị, ngoài ra còn gia công các chi tiết phục vụ cho việc đại tu. - Xưởng thủy lực: làm nhiệm vụ chuyên gia công mới và sửa chữa các thiết bị thuỷ lực của máy công cụ và máy công nghiệp. - Xưởng kết cấu: chuyên gia công hàng thuộc mía đường và xi măng. - Xưởng các xuất thép: làm nhiệm vụ sản xuất các loại thép xây dựng. - Xưởng mộc mẫu: tạo mẫu đức cho các phân xưởng đúc gang thép. - Trung tâm lắp đặt thiết bị: có nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận, chi tiết thành một máy công nghiệp hoàn chỉnh nhập kho. - Xưởng áp lực và nhiệt luyện: gia công các chi tiết phục vụ cho phân xưởng cơ khí hoặc gia công các hàng phi tiêu chuẩn. - Xưởng bánh răng: chuyên cung cấp bánh răng, trục răng, mâm cặp cho các phân xưởng. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt với khối lượng vừa và nhỏ theo lệnh sản xuất hoặc đơn đặt hàng. Hiện nay công ty hiện chia thành 2 luồng sản phẩm: Đối với sản phẩm trong kế hoạch của công ty, đó là các loại máy công cụ được phòng kế hoạch kinh doanh lên dự kiến hàng năm, sản xuất những loại máy nào cần trang thiết bị nào, phụ tùng nào đi kèm Đối với các đơn đặt hàng, sau khi ký hợp đồng với khách hàng, bộ phận ký hợp đồng chuyển toàn bộ các bản vẽ của khách hàng cho phòng kỹ thuật xử lý. Nếu đòi hỏi phải thiết kế kỹ thuật, phòng sẽ cho thiết kế theo yêu cầu của khách. Căn cứ vào bản vẽ, phòng kỹ thuật tính toán toàn bộ kích thước, trọng lượng và chủng loại quy cách vật tư để lập dự trù cho từng hợp đồng, từng loại sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng hướng dẫn công nghệ từ tạo phôi đến gia công chi tiết, nhiệt luyện, lắp ráp, tính toán và định mức cho từng công việc. Sau đó, phòng điều độ sản xuất phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng tạo phôi và gia công. Phôi đúc cho các phân xưởng đúc thực hiện, phôi rèn do phân xưởng rèn chế tạo, gia công cơ khí do phòng điều độ phân công cho các phân xưởng thực hiện. Phòng điều độ cử điều độ viên theo dõi và đôn đốc, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm giải quyết hợp đồng nhanh gọn và đúng tiến độ. Sản phẩm của công ty có nhiều loại, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất riêng, ở đây xin trình bày tóm tắt về quy trình sản xuất máy công cụ, mặt hàng truyền thống của công ty. Sản phẩm máy công cụ của công ty có kỹ thuật phức tạp được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao. Mỗi chi tiết cấu thành máy công cụ được chế biến gia công theo một trình tự nhất định. Tuy các chi tiết có một trình tự gia công cụ thể song có thể khái quát quy trình sản xuất máy công cụ theo trình tự sau: - Xưởng đúc: nhận nguyên vật liệu từ tổng kho tiến hành đúc ra phôi, sản phẩm có thể là thép hoặc gang theo mẫu mà phòng kỹ thuật đã hướng dẫn. Phôi sản phẩm này phục vụ cho xưởng áp lực hoặc phục vụ cho xưởng cơ khí. - Xưởng máy công cụ: tiếp nhận phôi sản phẩm gang hoặc thép từ xưởng đúc, phôi rèn từ phân xưởng rèn và thép cây từ tổng kho tiến hành gia công các chi tiết máy công cụ. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các chi tiết mà có thể được chế tạo bằng một hoặc một số phương pháp công nghệ phức tạp như tiện, phay Các bước công nghệ trên đều được KCS kiểm tra chặt chẽ cho đến khi hoàn thiện nhập kho. Bộ phận lắp ráp căn cứ vào phân công sản xuất và nhận chi tiết đã gia công hoàn chỉnh từ kho bán thành phẩm, nhận vật tư mua ngoài từ tổng kho theo dự trù định mức. Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh, hoàn thiện chạy thử không tải, có tải và các thao tác kỹ thuật khác sau đó làm phiếu nhập kho. 4. Đặc điểm bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán của công ty gồm 14 người. Đứng đầu là trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán trong công ty làm nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tính toán các hợp đồng kinh tế đi đến quyết định ký duyệt, điều hành các công việc thuộc phòng kế toán thống kê tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thông tư, chỉ thị do chế độ kế toán tài chính nhà nước và công ty ban hành. Cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng kế toán như sau: - Tổ tài vụ: làm nhiệm vụ ghi chép phản ánh các nghiệp vụ phát sinh về cấp phát thanh toán và tiêu thụ sản phẩm, tình hình vốn và sử dụng vốn bao gồm: + Một kế toán thanh toán thu chi và quản lý quỹ tiền mặt. + Một kế toán ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về thu chi hàng ngày. + Một kế toán tiêu thụ lập bảng kê số 10. NKCT số 8, các sổ theo dõi công nợ của khách hàng. + Một kế toán viết hoá đơn bán hàng mở sổ theo dõi doanh thu của công ty hàng ngày, hàng tháng. + Một kế toán vật tư quản lý tình hình vật tư của công ty. + Một kế toán quản lý kho bán thành phẩm, kho phế liệu và kho công cụ dụng cụ. + Một kế toán tiền lương. + Một kế toán quỹ mở sổ sách theo dõi tình hình tiền mặt của công ty. + Một kế toán phụ trách xây dựng cơ bản và TSCĐ, ngoài ra còn kiêm công tác thống kê của công ty phụ trách thanh toán, phân xưởng mộc mạ, xưởng cán thép. - Tổ hạch toán gồm 4 kế toán phụ trách 11 phân xưởng nhưng phụ trách 4 phân xưởng lớn. + Xưởng máy công cụ. + Xưởng cơ khí lớn và kết cấu thép. + Xưởng bánh răng và xưởng thủy lực. + Xưởng đúc kiêm tổng hợp. Nhiệm vụ là ghi chép hàng tháng theo dõi phát sinh nợ TK 154, phân xưởng chi phí vật tư, phân bổ tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế đối với các sản phẩm đã hoàn thành nhập kho để kết chuyển bên có TK 154 sang nợ TK 155. Công ty Cơ khí Hà Nội tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung với nội dung hợp nhất công tác tài chính kế toán thống kê vào một phòng. Hiện nay, công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” cải biên với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp, đúng với chế độ quy định của công tác tài chính kế toán của nhà nước và của công ty. II.Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ Khí Hà Nội. 1. Đối tượng và quy trình tập hợp chi phí. * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Do đặc điểm tổ chức sản xuất theo các bộ phận, công việc được tổ chức thực hiện tại các xưởng, phân xưởng; do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nên ở Công ty Cơ Khí Hà Nội kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Kế toán chi phí và tính giá thành của từng phân xưởng sẽ tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình và chi tiết cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc hợp đồng. * Quy trình tập hợp chi phí sản xuất : Từ các chứng từ hạch toán ban đầu như phiếu cấp vât tư, phiếu xuất công cụ dụng cụ, bảng chấm công, ... kế toán chi phí và giá thành tiến hành đối chiếu với bảng tổng hợp vật tư của xưởng theo từng sản phẩm hợp đồng ( do kế toán vật tư chuyển sang) và bảng tổng hợp thanh toán lương (do kế toán lương chuyển sang); tiến hành phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bảng phân bổ quỹ lương cho xưởng mình, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ toàn công ty và bảng tổng hợp lương bảo hiểm xã hội toàn công ty, Từ các bảng khấu hao, bảng phân bổ điện nước cho từng xưởng, kế toán chi phí và giá thành từng xưởng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, hợp đồng trên bảng chi tiết phân bổ Nợ Tk 627. Kế toán chi phí và giá thành lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho xưởng và bảng kê số 4 cho xưởng mình. Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp lương toàn công ty và bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627 từng xưởng, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 621, 622 , 627 và lên bảng kê số 4 toàn công ty. Sau đó, cuối tháng vào NKCT số 7 toàn công ty. 2-Trình tự và phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. ở Công ty Cơ Khí Hà Nội, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo các khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Trong giới hạn chuyên đề, tôi xin đề cập đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một sản phẩm máy công cụ T 18A được thực hiện ở xưởng máy công cụ trong tháng 2- 2002. 2.1- Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc thù của ngành cơ khí nên chi phí nguyên vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất( khoảng 70 %-80 %) hơn nữa số lượng và chủng loại vật tư của công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm hàng nghìn các loại vật tư khác nhau như thép, tôn các loại, đồng, chì, nhôm, kẽm, các loại vòng bi, đất , ... Việc phân chia nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ là rất phức tạp và chỉ là tương đối, thường phải dựa vào vai trò và công dụng của vật liệu trong từng quy trình sản xuất mới xác định nội dung hạch toán. Để hạch toán nguyên vật liệu, công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 152- nguyên vật liệu, được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: + TK 152.1: nguyên vật liệu chính ( không bao gồm bán thành phẩm ) + TK 152.2 : nguyên vật liệu phụ + TK 152.3 : nhiên liệu + TK 152.4 : vật liệu thay thế - Phôi đúc ( còn gọi là bán thành phẩm ) do phân xưởng đúc chế tạo được theo dõi trên Tk 154-BTP. Bán thành phẩm được sản xuất tại công ty và trở thành nguyên vật liệu chính cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo và nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí - TK 153 - công cụ dụng cụ, ở Công ty Cơ Khí Hà Nội có sử dụng tài khoản 153 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và kết chuyển vào chi phí. ở chế độ không quy định nghiệp vụ này nhưng do đặc thù sản xuất của công ty nên vẫn hạch toán. * Trình tự hạch toán: - Căn cứ vào hướng dẫn cắt thép và tạo phôi, bản dự trù vật liệu cần thiết cho chế tạo sản phẩm của phòng kỹ thuật, phòng điều độ sản xuất viết phiếu cấp vật tư ghi rõ loại nguyên vật liệu, khối lượng và quy cách, cấp cho sản phẩm nào ... theo mẫu sau: Biểu số1. HAMECO Phiếu cấp vật tư Mã số BM 0907 Số 614/090709 Ngày 04/02/2002 Người lính vật tư Thân Đơn vị lĩnh : CKL Tên vật tư Thép C T 3 Ngày cấp 04/2/2002 Ký hiệu quy cách B 01 004 Cấp tại kho vật liệu –thép đơn vị tính Kg SL thực nhập Tại kho 4 Số lượng duyệt 4 Tại đ vị Người duyệt Kho còn nợ Hạch toán vào Sản phẩm Người nhập Son HĐ 562/01-dầu khí Người xuất Thân Lần cấp thứ TCKT Số lượng vượt đ.mức Đơn giá 4500 Lý do Thành tiền 18.000 Người xác nhận Kê Sau khi lĩnh vật tư, phiếu được trả cho thủ kho. Kế toán vật tư xuống kho nhận phiếu và ký nhận vào thẻ kho sau khi xác nhận số vật tư trên thẻ và phiếu xuất vật tư hợp lệ theo chứng từ kế toán, tra giá nguyên vật liệu viết vào phiếu rồi chuyển cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng phân xưởng. Công ty Cơ Khí Hà Nội đang áp dụng giá xuất vật liệu là giá theo phương pháp bình quân gia quyền trong đó bao gồm cả chi phí thu mua phân bổ cho từng đơn vị.(không bao gồm VAT) Đơn giá vật liệu xuất kho = Giá thực tế vật liệu Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + nhập trong tháng Số lượng vật liệu + số lượng vật liệu tồn đầu kỳ nhập trong tháng Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Đơn giá vật liệu xuất kho * Số lượng vật liệu xuất -Kế toán chi phí và giá thành căn cứ vào nội dung kinh tế phát sinh trên chứng từ để xác định đối tượng hạch toán. Tiến hành lấy số lượng nhân đơn giá để xác định giá trị vật tư đưa vào hạch toán các TK liên quan và đối chiếu với kế toán vật tư số tổng cộng. VD: Vật tư xuất để trực tiếp làm ra sản phẩm thì hạch toán vào TK 621. Nhưng cũng vẫn vật tư đó được xuất để phục vụ chế tạo gá cho máy hay để sửa chữa nhỏ tại xưởng thì hạch toán vào TK 627.2. - Kế toán chi phí và giá thành từng xưởng lập bảng phân bổ vật liệu cho xưởng mình, chi tiết cho từng sản phẩm hoặc hợp đồng. (Biểu số 2: Bảng phân bổ vật liệu xưởng máy công cụ). Từ bảng phân bổ vật liệu của xưởng máy công cụ, kế toán lên bảng kê số 4 của xưởng theo định khoản: Nợ TK 621: 152.208.468 Có Tk 152: 130.254.455 Có TK 331: 21.954.013 Đồng thời, kế toàn vào bảng tập hợp chi phí sản xuất của xưởng mình chi tiết cho từng loại sản phẩm, hợp đồng( Biểu 19) và chuyển cho kế toán vật tư lên tổng hợp vật liệu toàn công ty. (Biểu số 3: Bẩng phân bổ vật liệu toàn công ty) -Trong quá trình sản xuất, xưởng nào sử dụng phôi của phân xưởng đúc để tiếp tục gia công chế tạo sản phẩm thì các phôi này là khoản mục CPNVLTT đối với phân xưởng đó. Bán thành phẩm xuất xưởng được tập hợp trên bảng kê xuất kho BTP cho từng sản phẩm, hợp đồng sau đây (Biểu số 4) Kế toán giá thành xưởng máy công cụ căn cứ vào bảng kê định khoản: Nợ TK 621-BTP: 110.070.473 Có Tk 154-BTP: 110.070.473 -Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ sau của kế toán công cụ dụng cụ để xác định chi phí công cụ dụng cụ cho từng sản phẩm, hợp đồng. Biểu số 5. Bảng phân bổ công cụ dụng cụ toàn công ty Tháng 2-2002 Đối tượng sử dụng Ghi có TK 153.1 Ghi Có TK 153.2 Ghi chú 1. TK 627.3 X. Đúc X. GCAL&NL X. MCCụ --- Cộng Tk 627.3 2.TK 642.3 ( CPvăn phòng) Cộng TK 642.3 --- 2.702.744 6.873.280 56.011.822 112.982.308 9.495.042 9.495.042 --- Tổng cộng 133.050.491 Cuối tháng, kế toán giá thành ghi định khoản: Nợ TK 621.2 Có TK 153 Nghiệp vụ này chỉ xảy ra ở xưởng máy công cụ trong trường hợp công cụ dụng cụ trở thành NVLTT khi đưa vào sản xuất. Ví dụ: Chế tạo khoan nối dài từ mũi khoan bình thường để được một công cụ dụng cụ có tính năng cao hơn. Định khoản này không có trong chế độ kế toán nhưng do đặc thù của ngành và nội dung công viêc, công ty đã hạch toán như vậy bởi sau khi được hoàn thành sản phẩm này lại được nhập lại kho. Nợ TK 153 Có TK 154 Trong tháng 2-2002, nghiệp vụ này không xảy ra ở xưởng máy công cụ. Các số liệu trên cuối kỳ chuyển cho kế toán tổng hợp giá thành tiến hành lập bảng bảng tập hợp chi phí sản xuất cho từng xưởng ( biểu số 19), bảng kê số 4 và NKCT số 7 toàn công ty. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào NKCT số 7 lên sổ cái TK 621. Biểu số 6. Sổ Cái Tài Khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK 621 Ghi có các TK khác Tháng1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 NKCT số 7 2.527.896.864 Tổng PS Nợ TK 621 2.527.896.864 Tổng PS Có Tk 621 2.527.896.864 Số dư cuối kỳ Nợ Có 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. ở công ty cơ khí Hà Nội, tiền lương thanh toán cho công nhân viên gồm những khoản sau : - Lương công ty giao cho các xưởng theo hình thức khoán sản phẩm nhập kho, giá trị tiền lương phản ánh qua định mức thời gian * đơn giá lương một giờ sản phẩm ( đơn giá của khâu gia công cơ khí bình quân là 1.800đ/giờ) - Lương gián tiếp công nhân phục vụ sản xuất của xưởng máy công cụ bằng tổng tiền lương của công nhân sản xuất chính nhân 10 %. - Lương của quản lý xưởng bằng 10% tính trên tổng quĩ lương công nhân sản xuất & tổng quĩ lương phục vụ. - Tiền trách nhiệm tổ trưởng sản xuất bằng 1% tổng quĩ lương công nhân sản xuất. - Tiền bồi dưỡng độc hại được tính thời gian thực tế tiếp xúc độc hại theo chấm công nhân tỷ lệ phần trăm độc hại theo ngành nghề qui định. - Phép, lễ, hội họp được trả 100% lương cấp bậc hiện hành của từng người - Tiền lương hệ số hàng tháng căn cứ mức điểm của đơn vị được ban thi đua, hội đồng lương công ty xét để tính Lương hệ số =ồ quỹ lương * hệ số lương được hưởng. - Các khoản trích nộp theo quy định gồm: +BHXH: 15%Lương cơ bản. +BHYT: 2% Lương cơ bản. +KPCĐ: 2% Lương thực tế. Trong đó: Lương cơ bản là lương hệ số tính theo cấp bậc thợ * mức lương tối thiểu. Lương thực tế là tiền lương công nhân được nhận. Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng TK hạch toán theo đúng chế độ. TK 622- CPNCTT tập hợp các khoản lương của CNTTSX TK 627.1- CPSXC tập hợp các khoản lương của công nhân phục vụ và bộ phận quản lý tại phân xưởng. TK 641.1- Chi phí bán hàng, TK 642.1 - chi phí quản lý doanh nghiệp: để tập hợp các khoản lương của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. TK 334, TK 338: Phản ánh lương phải trả và các khoản phải trích nộp theo lương. * Trình tự hạch toán: - Căn cứ vào bảng kê phiếu nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm, phiếu phối hợp công đoạn và phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm (các chứng từ thanh toán lương), trưởng các đơn vị lập lập các chứng từ đã được hoàn thành theo khối lượng công việc để phòng điều độ duyệt mức lương cho xưởng, xong chuyển cho phòng nhân sự kiểm tra và tổng hợp tổng tiền lương cần phải thanh toán cho xưởng. Các chứng từ này được chuyển về kế toán chi phí và giá thành từng xưởng để đối chiếu thống nhất và lập bảng tổng hợp đề nghị chi lương cho xưởng. Kế toán giá thành căn cứ vào Bảng thanh toán lương của xưởng tiến hành lập Bảng phân tích quĩ lương và lên tổng hợp quĩ lương Biểu số 7. Bảng tổng hợp quĩ lương Tháng 2-2002 Xưởng máy công cụ Nội dung Tổng tiền Trong dó CNSX QL & PVụ Trong bảng lương Lương trong tháng Lương tổ trưởng Lễ, phép Lương hệ số Lương khoán gọn Lương công nghệ Cộng trong bảng lương 84.361.044 675.790 15.917.100 3.346.029 4.400.000 400.000 109.099.963 67.579.128 675.790 13.265.900 2.703.165 3.520.000 87.743.983 16.781.916 2.651.200 642.864 880.000 400.000 21.355.980 2.Ngoài bảng lương Tiền độc hại 12-01 và 1-02 Lương KCS 1.826.000 4.296.096 1.826.000 4.296.096 Cộng 115.222.059 89.569.983 25.652.076 Các khoản chi ngoài Bảng lương : Đối chiếu với tổng hợp lương để phân tích số liệu cụ thể tháng 2-2002 của Xưởng máy công cụ. Trong tháng, thanh toán tiền lương của công nhân sản xuất chính gồm 37.543,96 giờ . Trong số giờ trên có cả giờ thanh toán cho công nhân tham gia sửa chữa máy thiết bị & dụng cụ phục vụ cho xưởng, cho các xưởng trong công ty. Vậy ta phải tiến hành chuyển tiền lương đó cho các đối tượng sử dụng qua Bảng phân bổ lao vụ sản xuất. Theo số liệu 2-2002 của Xưởng máy công cụ, giờ lao vụ cho các xưởng bằng 1.477,13 giờ ; cho phòng ban là 702,5 giờ. Tiền lương một giờ của công nhân sản xuất chính tính chuyển cho lao vụ là : 89.569.983 - 3.520.000 ( lương khoán gọn ) = 86.049.983 Tiền lương một giờ sản xuất của công nhân chính bằng : = 2292 đồng/giờ. Bảng phân bổ lao vụ của xưởng chuyển cho bộ phận tổng hợp lao vụ tiền lương. Biểu số 8. Bảng tổng hợp lao vụ xưởng máy công cụ Ghi Có TK 622 Ghi Nợ TK 6272 & 642 (đơn giá: 2292đ/giờ) TK ghi Có TK Ghi Nợ Đơn vị nhận lao vụ Giờ Tiền Ghi chú 627.1 - Rèn - Bánh răng - Cơ khí lớn - Máy công cụ Cộng 6272 166,63 56,4 569 685,1 1477,13 382.000 129.273 1.304.100 1.570.249 3.385.619 642 Quản lý xí nghiệp 702,5 1.610.130 Tổng cộng 2.179,63 4.995.749 Như vậy, quĩ tiền lương của công nhân sản xuất chính Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 là 89.569.983 - 4.995.749 = 84.574.234 Tiền lương trả cho KCS được phân cho TK 6271 ở Xưởng máy công cụ là 4.296.096 . Từ số liệu trên, ta lập bảng phân bổ quĩ tiền lương theo đối tượng sử dụng như sau: Biểu số 9. Bảng tổng hợp phân bổ quĩ tiền lương Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 Tài khoản ghi Nợ Đối tượng sử dụng Thành tiền 622 627 627(lao vụ) + 642 Công nhân sản xuất chính Chi phí phân xưởng Lao vụ 84.574.234 25.652.076 4.995.749 Cộng 115.222.059 Sau khi lập xong bảng phân bổ quỹ lương, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chuyển cho bộ phân kế toán tổng hợp tiền lương để lên bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toàn công ty. Bảng này sẽ cho biết chi phí tiền lương lao vụ cần hạch toán ở xưởng Máy công cụ là bao nhiêu vì chi phí tiền lương lao vụ hạch toán ở xưởng bao gồm cả chi phí lương công nhân xưởng khác phục vụ xưởng mình và loại trừ chi phí đi phục vụ xưởng khác. Biểu số 10. Bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toán công ty Tháng 2-2002 TK Có TK Nợ Máy công cụ Cơ khí lớn Bánh răng Rèn Cơ điện Tổng - Máy công cụ - Cơ khí lớn - Bánh răng - Rèn 1.570.249 1.304.100 129.270 382.000 6.645.854 4.219.040 3.260.000 5.789.589 1.304.100 6775.124 3.642.000 Cộng 6271 Cộng 642 3.385.619 1.610.130 6.645.854 7.479.040 17.510.513 1.610.130 Tổng cộng 4.995.749 6.645.854 7.479.040 19.120.643 Tiền lương lao vụ xưởng Máy công cụ, kế toán ghi Nợ TK 627.1 : 5.789.589 Có Tk 334 : 5.789.589 Lập xong, gửi cho bộ phận tổng hợp tiền lương làm cơ sở cho việc phân bổ bảo hiểm xã hội & trích vào giá thánh và lên tổng hợp lao vụ. Để tính vào quĩ lương phân bổ cho hạch toán giá thành, tiền bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế được trích 19% vào giá thành sản phẩm. Biểu số 11. Bảng tổng hợp lương, BHXH toàn công ty. Tháng 2-2002 Đối tượng 334 338 Tổng TK 622 TK 6271 TK 642 TK 2413 - Xưởng máy công cụ -Xưởng cơ khí lớn ..... Cộng TK 622 - Xưởng máy công cụ - Xưởng cơ khí lớn .... Cộng TK 627.1 84.574.234 17.445.894 ...... 318.679.092 31.441.665 14.540.986 ...... 119.729.528 ...... ....... 11.444.950 5.268.945 ...... 53.950.109 4.716.150 1.469.458 ....... 14.503.131 ..... .... 96.019.184 22.714.839 ..... 372.629.201 36.157.815 16.010.444 ..... 132.882.659 ...... .... Cộng. 630.095.225 96.074.288 726.169.513 Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp trên, kế toán giá thành ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản: Nợ TK 622: 96.019.184 Có TK 334: 84.574.234 Có TK 338: 11.444.950 Căn cứ vào số liệu Bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn công ty, kế toán tính ra đơn giá giờ công và phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm hoặc hợp đồng trên bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 622 để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm. Số giờ thực tế làm của CNSXC = Tổng giờ làm - số giờ lao vụ Lương bình quân 1 giờ sản phẩm = 96.019.184 - 3.520.000 = 2.615 (đ/giờ) 37.543,96 - 2.179,63 Biểu số 12. Bảng chi tiết phân bổ Nợ Tk 622 Xưởng máy công cụ Tháng 2-2002 (bảng trích) Đơn giá 2.615đ/giờ. Tên sản phẩm, Hợp đồng Tổng giờ Thành tiền -Máy tiện T14L -Máy tiện T18A -Máy tiện T630A ---- -Hợp đồng 191/01 -Hợp đồng--- --- 2.953 3.536,92 5.200 ----- 7.722.095 9.249.045 13.598.000 --- --- --- Tổng 35.364,33 96.019.184 Cuối tháng, kế toán tổng hợp giá thành sẽ lên bảng kê số 4 và NKCT số 7 toàn công ty, và vào sổ cái TK 622. Biểu số 13. Sổ cái Tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3239.doc
Tài liệu liên quan