LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔCHỨC CÔNGTÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP
I – SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3
1 – Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.1 – Phi phí sản xuất 3
1.2 – Giá thành sản phẩm 3
1.3 – Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
II – PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5
1 – Phân loại chi phí sản xuất 5
1.1 – phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 5
1.2 – Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí 6
1.3– Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí xản xuất và mỗi quan hệ đối với đối tượng chiụ chi phí 7
1.3 – Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công
việc, lao vụ sản xuất trong kỳ 7
2- Phân loại giá thành sản phẩm 7
2.1– Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính
giá thành 7
2.2– Phân loạigiá thành sản phẩm theo phạm vi các chi phí cấu thành 8
III- TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 9
1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 9
2- Nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ 10
3- Tài khoản sử dụng 10
3.1- Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên 10
74 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tích là 24ha. Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chở triển lãm kinh tế. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, úc, Thái Lan
Tình hình tài chính năm 2003 của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Tổng vốn kinh doanh là: 370.121.265.195đ
Vốn cố định là: 123.895.333.814đ chiếm 35%
Vốn lưu động là; 239.721.971.825đ chiếm 65%
Tổng doanh thu là: 500.683.000.000đ
Nộp ngân sách: 17.948.000.000đ
Lợi nhuận: 2.000.000.000đ
Thu nhập bình quân: 1.000.000đ/người/tháng.
2. Đặc điểm qui trình công nghệ:
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ mắy kế toán nói riêng. Vì vậy khi nghiên cứu hoạt động của bộ máy kế toán trong công tác tập hợp chi phíi sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công việc đầu tiên là phải nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Do công ty Dệt may Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm mà mỗi loại sản phẩm lại có rất nhiều chủng loại, quy cách khác nhau, ví dụ: sản phẩm sợi có gần 60 chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60; nên khi nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ssản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội, em chỉ đi sâu nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi cũng như quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm Sợi:
Theo quy trình này nguyên vật liêu chính bông xơ được đưa vào máy xé thành sợi rồi qua sơ chế tại nhà máy nghiền và máy chải thô. Sản phẩm Sợi là sản phẩm Cotton, Peco hay PE được pha trộn trên dây chuyền ghép tạo thành sản phẩm sợi pha và tiếp tục xử lý theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên máy sợi thô. Sau đó, qua dây chuyền sợi con lại được xử lý và cuốn thành ống sợi đơn. Sản phẩm sợi đơn chủ yếu đuợc bán ra ngoài, phần còn lại là đầu vào của giai đoạn hai. Tại dây chuyền của máy xe, sợi đơn được xe thành sợi đôi tạo thành sản phẩm sợi xe.
Quy trình công nghệ sản xuất Sợi
Bông
Xé trộn
Chải thô
Xé trộn
Nghiền
Nghiền
Xơ PE
Ghép trộn I
Chải kỹ
Ghép trộn
Ghép trộnII
Cuộn cũi
Ghép
Ghép
Chải thô
ống
Ghép thô
Sợi đơn:
Cotton Peco PE
Sản phẩm bán ra
thị trường
Sợi con
ống
Xe
Đậu
Sợi xe
3.Tổ chức bộ máy quản lý:
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty Dệt May Việt Nam bổ nhiệm. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Giúp việc cho tổng giám đốc có Phó Tổng Giám Đốc.
-1 phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách công tác kĩ thuật và công nghệ.
-1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách sản xuất.
-1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách kinh tế.
-1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách hành chính - dịch vụ, đời sống.
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban do Tổng giám đốc công ty phân công như sau:
-Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức lao động khoa học hợp lý, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở quy chế đã ban hành đồng thời quản lý công tác văn thư, lưu trữ , hành chính, pháp chế, công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
-Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác sản xuất nhằm đảm bảo kịp thời cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành xây dựng các kế hoạch, chương trình đổi mới công nghệ, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế các mẫu mã sản phẩm.
-Phòng tài chính kế toán: Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ đúng, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng các mức chi phí và phân tích các mặt liên quan đến tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc về kế hoạch tài chính.
-Phòng xuất nhập khẩu: Giúp cho Tổng giám đốc quản lý về công tác xuất nhập khẩu, tiếp cận xử lý các thông tin về thị trường ngoài nước, nghiên cứu chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Phòng kế hoạch thị trường : Có chức năng xây dựng cân đối kế hoạch tháng, quý, năm đồng thời phân bổ kế hoạch cho các đơn vị trong công ty, quản lý ông tác tiêu thụ sản phẩm trong nước, tiếp thị, giao dịch, tìm kiếm khách hàng, quản lý hệ thống kho tàng vận tải.
-Phòng đời sống: Đảm bảo về các mặt chăm soc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. phục vụ ăn uống cho công nhân viên toàn công ty, quản lý, đảm bảo vẹ sinh mặt bằng và cây xanh.
-Trung tâm KCS: Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra giám sát công nghệ sản xất, quá trình sản xuất trên dây chuyền, kiểm tra vật tư, nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, tham gia vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hệ thống các phòng ban này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và mối quan hệ với các nhà máy, đơn vị thành viên trong công ty. Các nhà máy và đơn vị thành viên của công ty gồm:
Nhà máy Sợi .
Nhà máy Dệt Nhuộm.
Nhà máy May 1.
Nhà máy May 2.
Nhà máy Cơ Điện.
Nhà máy Dệt vải DENIM.
Nhà máy May thêu Đông Mĩ.
Nhà máy Dệt Hà Đông
Nhà máy Sợi Vinh.
Các đơn vị dịch vụ.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Nhà máy Sợi HN
Tổng giám đốc
P.TGĐ phụ trách
kĩ thuật công nghệ
P.TGĐ phụ
trách sản xuất
P.TGĐ phụ
trách kinh tế
P.TGĐ phụ trách
hành chính,dịch
vụ, đời sống
P. tổ chức
hành chính
P.Đời sống
P.Xuất
nhập khẩu
P.Kế hoạch
Thị trường
P.Kế toán
tài chính
P.Kĩ thuật
đầu tư
Nhà máy Sợi Vinh
Trung tâm KCS
Nhà máy May II
Nhà máy May I
Nhà
máy
Dệt
Nhuộm
Trung tâm
y tế
Nhà máy May thêu Đông mỹ
Nhà máy Dệt Hà Đông
Nhà máy dệt vải Denim
Nhà máy cơ Điện
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán tài chính bao gồm 20 người: kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Nhiệm vụ được phân công như sau:
-Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán tài chính): Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và Tổng giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.
-Phó phòng tài chính kế toán: Giúp việc cho trường phòng. Phó phòng kế toán tài chính kế toán có trách nhiệm cùng kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của công ty.
-Kế toán nguyên vật liệu: Bao gồm kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán nguyên vật liệu phụ theo dõi trực tiếp việc xuất nhập nguyên liêu, vật liệu và lập các loại chứng từ có liên quan như sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ số 2 Đồng thời thực hiện hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đén nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho cùng với thủ kho để đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán và thực tế tại kho.
-Kế toán giá thành: Bao gồm kế toán giá thành sản phẩm Sợi và kế toán giá thành Dệt kim. Nhiệm vụ của kế toán giá thành là căn cứ vào các bảng phân bổ các chứng từ có liên quan để tập họp và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó kế toán gía thành phải tiến hành lập các bảng kê số 4,5 và nhật ký chứng từ số 7.
-Kế toán tiền mặt: Theo dõi toàn bộ quá tình thu chi tiền mặt, lập sổ quỹ tiền mặt và Nhật ký chứng từ số 1.
-Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phảI nộp bằng uỷ nhiệm chi của công ty để nhập sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay và lập Nhật kí chứng từ số 2.
-Kế toán công nợ; Theo dõi tình hình phải thu, phải trả của công ty, lập Nhật ký chứng từ số 4, số 5.
-Kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong công ty đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách có liên quan, hạch toán xây dựng cơ bản, tham gia vào công tác quyết toán công trình xây dựng và mọi nhiệm vụ có liên quan đến đầu tư mới, cũng như những sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
-Kế toán tiêu thụ: Bao gồm kế toán tiêu thụ sợi, xuất khẩu nội địa. Mỗi kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm sau đó vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại, lập các chứng từ có liên quan như Nhật lý chứng từ số 8, bảng kê số 10
-Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán luơng cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
-Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty và thục hiện việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi .
-Nhân viên kinh tế các nhà máy: Chịu sự chỉ đạo nghành dọc của phòng kế toán tài chính của công ty, thực hiện tổng hợp các công việc xảy ra trong nhà máy sau đó báo cáo lên phòng tài chính tài chính của công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán tiền mặt
Kế toán TGNH
Kế toán công nợ
Nhân viên kinh tế các nhà máy
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán thanh toán
Kế toán TP và tiêu thụ
Kế toán chi phí và giá thành
Thủ quỹ
Kế toán lương và bảo hiểm
Kế toán TSCĐ và XDCB
Phó phòng kế toán
(kế toán tổng hợp)
Trưởng phòng
sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chứng từ
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Sổ cái
Báo cáo
kế toán
Ghi chú:
-Ghi hàng ngày
-Ghi cuối tháng
-Đối chiếu, kiểm tra
Đồng thời do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá lao động kế toán, công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chhứng từ” trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này, hệ thống sổ mà công ty sử dụng được ban hành theo quyết định 1141 – TC/CĐKT của Bộ tài chính bao gồm 10 Nhật ký chứng từ, 4 bảng phân bổ,10 bảng kê, 6 sổ chi tiết và sổ cái. Quá trình luân chuyển chứng từ được thực hiện qua sơ đồ trên.
Cũng trên 3 nguyên tắc: Thống nhất, đặc thù, hiệu quả mà công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của doanh nghiệp. Đó chính là hệ thống tài khoản kế toán được ban hành và thống nhất của Bộ Tài Chính, quy định áp dụng từ 1/1/1996. Hệ thống tàI khoản này là cơ sở để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhTuy nhiên do đặc đỉem riêng của công ty nên các tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản ký và được quy định cụ thể tại công ty. Như một số tài khoản sau: 1521 -Bông,1522 – Xơ, 6271 – Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi I, 6272 – Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi II
Ngoài ra công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Trên đây là những đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinhh doanh và công tác hạch toán kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
Tuy nhiên do đặc điểm của công ty rất đa dạng, phong phú trong đó sản phẩm sợi (các nhà máy sợi I, sợi II, sợi Vinh) là nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn bông nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm sợi đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy trong chuyên đề này em xin đề cập đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại nhà máy sợi I trong quý III/ 2003.
II – Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty dệt may hà nội:
1. Phân loại chi phí:
Đặc điểm chi phí của công ty Dệt May Hà Nội là chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo khoản mục chi phí.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Đồng thời chi phí sản xuất của công ty cũng được phân loại theo yếu tố chi phí. Do đó toàn bộ 3 khoản mục chi phí trên được chi tiét thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loạI trừ phế liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Gồm toàn bộ tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng hợp số tiền khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng tring sản xuáat kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà công ty đã chi trả các dịch vụ mua ngoài như tiền đIện, nước phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Việc xác định chính xác đối tưọng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác kế toán chi phí sản xuất. Tại công ty Dệt may Hà Nội, quá trình sản xuất sợi là một quá trình sản xuất liên tục với quy trình công nghệ khép kín. Đây là quy trình công nghệ gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau, theo một trình tự nhất định:
- Giai đoạn I: Sản xuất ra sợi đơn. Sợi đơn chủ yếu được bán ra ngoàI và một phần là đối tưọng chế biến của giai đoạn 2.
- Giai đoạn II: Sản xuất ra sản phẩm sợi xe từ sợi đơn.
Để phù hợp với đặc điểm này cũng như đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí , kế toán công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng nhà máy, từng phân xưởng. Cụ thể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung được chi tiết theo từng nhà máy sợi 1 và sợi 2. Riêng chi phí nhân công trực tiếp ngoài việc được mở chi tiết theo nhà mày sợi 1 và sợi 2 còn được chi tiết cho từng giai đoạn sợi đơn và sợi xe. Đối với chi phí phát sinh ở các phân xưởng sản xuất phụ như Nhà mày điện, Nhà máy động lực, đơn vị tổ xe được Công ty tập hợp và phản ánh trên khoản mục chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sau đó mới tiến hành phân bổ vào khoản mục chi phí sản xuất chung của nhà máy sợi 1 và sợi 2 theo các tiêu thức thích hợp.
Như vậy công ty đã áp dụng cả hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp (đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) và phương pháp phân bổ gián tiếp (đối với chi phí sản xuất chung).
Do công ty vân dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được vân dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:
Hiện nay chi phí sản xuất tại côg ty được tập hợp theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tất cả những khoản mục này chính là những bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Với hình thức áp dụng nhật ký chứng từ, kế toán công ty sử dụng đầy đủ các loại nhật ký chứng từ, bảng kê theo quy định hiện nay trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty và chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
- Các bảng phân bổ:
+ Bảng phân bổ số1: Tiền lương và BHXH.
+ Bảng phân bổ số 2: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
+ Bảng phân bổ số 3: Khấu hao TSCĐ.
- Các bảng kê:
+ Bảng kê số 4+5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng.
- Sổ cái tài khoản: 621, 622, 627, 154.
Cùng với các loại chứng từ như: Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, biên bản hoàn thành, phiếu nhập xuất,
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo đúng chế đọ kế toán hiện hành và có thể khái quát theo sơ đồ “Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chứng từ”.
Chi tiêt việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện như sau:
3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệumà công ty dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty (khoảng 60%).
Nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm nhiều loại. Cụ thể:
-Nguyên vật liệu chính: Bông, xơ.
-Vật liệu phụ: ống giấy, túi PE,.
-Nhiên liệu: Xăng A92, dầu CN20, dầu FO, dầu dizen,.
-Phụ tùng thay thế: Một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất.
Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp mở thẻ song song, đồng thời công ty sử dụng TK 152 –“Nguyên vật liệu” và chi tiết thành từng tiểu khoản cấp II, cấp III:
-TK 1521: Bông, Xơ.
-TK 1522: Vật liệu phụ.
1522.1: ống giấy.
1522.2: Túi PE.
-TK 1523: Xăng dầu.
-TK 1524: Phụ tùng thay thế.
-TK 1527: Phế liệu thu hồi.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty đã sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TàI khoản này được mở chi tiết cho từng mhà máy:
-TK 621.1: Chi phí NVLTT nhà máy sợi I.
-TK 621.2: Chi phí NVLTT nhà máy sợi II.
Giá hạch toán
NVL nhập (xuât)
Đơn giá hạch toán
Số lượng NVL nhập
=
x
Do nghiệp vụ nhập – xuất kho của NVL thường xuyên diễn ra một cách liên tục, nên để đơn giản công việc hạch toán hàng ngà công ty đã sử dụng giá hạch toán .Giá hạch toán không có ý nghĩa trong thanh toán và hạch toán tổng hợp về vật liệu. Khi sử dụng giá hạch toán, hàng ngày kế toán ghi sổ về nhập – xuất – tồn kho vật liệu theo giá hạch toán:
Còn giá thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm: Giá mua cộng với chi phí thu mua (chi phí vận chuyển , bốc dỡ...).Và để tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho, đến cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế theo các bước sau:
-Xác định hệ số giá của từng loại vật liệu:
Giá hạch toán VL nhập kho trong kỳ
+
Giá hạch toán VL tồn kho ĐKỳ
Hệ số giá
=
Giá thực tế VL tồn kho ĐKỳ
Giá thực tế VL nhập kho trong kỳ
+
-Xác định giá trị thực tế VL xuất dùng trong kỳ:
=
Trị giá thực tế VL
Xuất dùng trong kỳ
x
Giá hạch toán NVL
xuất dùng trong kỳ
Hệ số giá
Quá trình tính toán được thực hiện trên bảng kê số 3: “Bảng tính giá thành NVL & CCDC” _ Biểu số 01 _ (Trích số liệu quý III/ 2003).
Sau khi tính được giá thực tế VL xuất kho, kế toán tiến hành tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng loại VL và theo đối tượng sử dụng vật liệu để tập hợp và phân bổ chi phí. Kết quả tính toán được thể hiện trên bảng phân bổ số 2: “Bảng phân bổ NVL _ CCDC” _ Biểu số 02 _ (Trích số liệu quý III/ 2003).
Ngoài ra trong sản xuất sợi nhà máy thu được một lượng bông phế (phế liệu). Lượng bông phế này được thu hồi và nhập kho. Nhưng do bông phế F1, F2 có thể tái sử dụng, nên khi xuất kho phế liệu kế toán theo dõi và tập hợp cho từng đối tượng sử dụng theo giá hạch toán. Từ đó lên bảng: “bảng phân bổ phế liệu” – Biểu số 03.
Biểu số 03:
Bảng phân bổ phế liệu
Quý III/ 2003
STT
TK 152.7 – Phế liệu
HT
TT
1
TK 621
- 6211
343.899.750
- 6212
485.315.900
2
TK 627
- 6271
1543.800
- 6272
367.500
- 627. D
63.000
3
TK 642
6.455.250
4
TK 641
-
5
TK 1312
516.874.801
Tổng cộng
Căn cứ vào hai bảng phân bổ trên, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các nhà máy trên bảng kê số 4 + 5, từ đó tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp trên nhật ký chứng từ số 7 .
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621: 46.902.628.918
CT 6211: 46.902.628.918
Có 152: 46.902.628.918
CT 1521: 46.902.628.918
- Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp:
Nợ TK 621: 5.292.789.477
CT 6211: 5.292.789.477
Có TK 152: 5.292.789.477
CT 1522: 5.292.789.477
-Chi phí bông phế, xơ phế:
Nợ TK 621: 343.899.750
CT 6211: 343.899.750
Có TK 152: 343.899.750
CT 1527: 343.899.750
-Cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí trên bảng kê 4 + 5.
Nợ TK 154: 52.539.318.145
CT 1541: 52.539.318.145
Có TK 621: 52.539.318.145
CT 6211: 52.539.318.145
3.2- Chi phí nhân công trực tiếp:
Tiền lương là một khoản chi phí của doanh nghiệp song cũng là khoản thu nhập đối với người lao động, mặt khác tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất, cho nên việc tính giá thành và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Theo hình thức này quỹ lương được lập thông qua đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Lương sản phẩm ngày = Tổng sản phẩm ngày x Đơn giá
Lương sản phẩm đêm = Tổng sản phẩm đêm x Đơn giá x 1,6
Trong đó:
-Đơn giá tiền lương sản phẩm đuợc xác định trên cơ sở mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất và được lập riêng cho từng loại sản phẩm, công việc.
-Số lượng sản phẩm hoàn thành được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm. Như vậy sản phẩm hoàn thành chỉ được tính khi đã qua kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng và có xác nhận của thủ kho.
Việc trả lương cho từng công nhân trực tiếp sản xuất cũng được tiến hành theo những cách khác nhau.
Đối với các phân xưởng sản xuất có tính chất chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ, tiền lương sản phẩm đuợc xác định theo các phân xưởng sản xuất (phân xưởng đậu, phân xưởng xe,). ở đây nhân viên thống kê chịu trách nhiệm theo dõi ghi nhân công việc của từng người trong phân xưởng cũng như việc bàn giao khối lượng sản phẩm khối lượng công việc hoàn thành cho bộ phận kiểm nghiệm hoặc kho.
Đối với công nhân gián tiếp thì công ty trả lương theo thời gian.
Đồng thời công ty cũng áp dụng hình thức thưởng cho công nhân sản xuất theo quy định của công ty. Tại công ty có các hình thức thưởng như: Thưởng cho công nhân làm ra sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất lao động caoVới chế độ này sẽ khuyến khích động viên người lao động tích cực làm việc, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng, đồng thời cố gắng phấn đấu tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra công ty cũng tiến hành trích BHXH , BHYT, KPCĐ theo quy định của chế độ kế toán tài chính:
-Trích BHXH 20% tính theo lương cơ bản
+ 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ 5% người công nhân phải chịu và khấu trừ ngay trước khi phát lương.
-Trích 3% BHYT theo lương cơ bản:
+ 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ 1% trừ vào thu nhập của người công nhân sản xuất.
-Riêng KPCĐ công ty trích 2% theo lương thực tế phải trả nhân viên trong kỳ và được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Số KPCĐ này công ty nộp cấp trên 0,8%; còn 0,2% để lại cho công đoàn địa phương, 1% thuộc công đoàn công ty.
Về mặt hạch toán để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản:
TK 334 “Phải trả công nhân viên”
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
Để tập hợp chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng nhà máy và từng giai đoạn công nghệ.
-TK 6221: “Chi phí nhân công trực tiếp nhà máy Sợi I”
+ TK 622.1: “CPNCTT sợi đơn - nhà máy sợi I”
+TK 622.2: “CPNCTT sợi xe - nhà máy sợi I”
-TK 6222: “Chi phí nhân công trực tiếp nhà máy sợi II”
+TK 6222.1: “CPNCTT sợi đơn - nhà máy sợi II”
+TK 6222.2: “CPNCTT sợi xe - nhà máy sợi II”
Hàng tháng bộ phận tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công hoàn thành, kết hợp phiếu báo cáo nghiệm thu sản phẩm do phân xưởng báo cáo lên để tính tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Đồng thời dựa vào bảng chấm công và các phiếu làm thêm giờ, thêm ca để tính thưởng phải trả cho công nhân sản xuất. Trên cơ sở đó kế toán lâp bảng thanh toán lương cho các nhà máy, phân xưởng, các tổ tiến hành trích quỹ BHXH, KPPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định.
Cụ thể trong quý III/ 2003, công ty có các số liệu về quỹ lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp như sau:
Lương cơ bản của CNSXTT giai đoạn sợi đơn của nhà máy sợi I là: 613.211.600đ
Lương cơ bản của CNSXTT giai đoạn sản xuất sợi xe của nhà máy sợi I là: 49.015.800đ.
Lương cơ bản của CNSXTT toàn nhà máy Sợi I là: 662.227.400đ
Các khoản phụ cấp của CNSXTT toàn nhà máy Sợi I là: 740.416.145đ
Lương thực tế phải trả cho CNSXTT toàn nhà máy Sợi I là: 1.402.643.545đ
Từ các số liệu trên nhân viên tính lương tại các nhà máy tính ra số trích BHXH, BHYT của công nhân viên nàh máy như sau:
BHXH = 662.227.400 x 5% = 33.111.370
BHYT = 662.227.400 x 1% = 6.622.274
Đồng thời cuối quý kế toán thanh toán lương sẽ tổng hợp tất cả các bảng thanh toán lương của các nhà máy trong quý, phân loại riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính ra số trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty từ đó lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” - Biểu số 04.
BHXH = 662.227.400 x 15% = 99.334.115
BHYT = 662.227.400 x 2% = 13.244.549
KPCĐ = 1.402.643.545 x 3% = 28.052.872
Từ “Bảng p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT560.doc