Đề tài Tổ chức kế toán nguyên liệu vật liêu, công cụ dụng cụ

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU-CCDC 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU – CCDC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3

1. Khái niệm, đặc điểm: 3

1.1. Khái niệm nguyên liệu vật liệu 3

1.2. Khái niệm công cụ dụng cụ (CCDC) 3

1.3. Đặc điểm 3

2. Ý nghĩa và yêu cầu quản lý: 4

2.1. Ý nghĩa : 4

2.2. Yêu cầu quản lý : 4

3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ,CCDC 5

4. Những nội dung chủ yếu về công tác hạch toán vật liệu ,CCDC: 6

II. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU,CCDC. 6

1. Phân loại đánh giá vật liệu ,CCDC: 6

1.1. Phân loại : 6

1.2. Đánh giá vật liệu ,CCDC. 8

2. Kế toán chi tiết vật liêu,CCDC: 11

2.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi tiết vật liệu,CCDC 11

2.2.Chứng từ kế toán sử dụng. 12

2.3. Phưong pháp kế toán vật liệu ,CCDC: 12

3. Kế toán tổng hợp vật liệu,CCDC : 17

3.1. Kế toán tổng hợp vật liệu ,CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên(KHTX) 18

3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng: 18

3.1.2. Phương pháp kế toán tổng hợp vật liêu,CCDC: 20

3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu ,CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 22

3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng: 22

3.2.2. Phương pháp kế toán tổng hợp vật liệu,CCDC (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 23

4. Kết luận: 25

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ 27

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỂ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ. 27

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà. 27

1.1. Quá trình hình thành của công ty 27

1.2. Sự phát triển của công ty. 27

2. Lĩnh vực hoạt động của công ty 27

3. Quy trình sản xuất công nghệ 29

3.1. Lĩnh vực sản xuất bàn ghế nội thất inox. 29

3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 30

4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 33

4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 33

4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 33

5. Hình thức kế toán của Công ty 35

6. Phương pháp tính TGTGT và hạch toán hàng tồn kho 36

6.1. Phương pháp tính thuế GTGT 36

6.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 37

II.THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIÊU- CCDC TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ . 37

1. Đặc điểm phân loại nguyên liệu vật liệu – CCDC. 37

2. Phân loại nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ 38

3.Đánh giá NL,VL – CCDC 38

4.Trình tự luân chuyển chứng từ 39

4.1. Các chứng từ sử dụng 39

4.2. Thủ tục nhập – Xuất NVL – CCDC . 40

6. Phương pháp hạch toán NVL – CCDC tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà 41

6.1. Tài khoản sử dụng 49

6.2. Phương pháp hạch toán 49

PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TAI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ 71

I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ . 71

1. Thành tựu tổ chức kế toán nguyên liệu vật liệu, CCDC 71

2. Bên cạnh những ưu điểm trên kế toán nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau : 72

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT THANH HÀ . 73

1. Ý kiến về phân loại hạch toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ : 73

2.Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liêu: 73

3.Ý kiến về hiện đại hoá công tác kế toán. 74

KẾT LUẬN 76

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán nguyên liệu vật liêu, công cụ dụng cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là NK sổ cái. - Đối với hình thức chứng từ ghi sổ :Đặc trưng cơ bản là căn cứ trực tiếp ghi sổ kế toán tổng hợp là: “Chứng từ ghi sổ” .Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từ chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc . - Hình thức NKCT: Đặc trưng cơ bản của NKCT là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo “có” của mỗi TK chỉ tập trung phản ánh trên một NKCT và NKCT sẽ ghi vào sổ cái 1 lần vào cuối tháng. 4. Kết luận: - Qua nghiên cứu lý luân chung về tổ chức công tác kế toán vật liệu,CCDC .Ta thấy vật liệu,CCDC đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành nên thực thể của sản phẩm.Việc quản lý chặt chẽ vật liệu,CCDC từ khâu mua vân chuyển đưa vào sản xuất tránh được những hao hụt mất mát,để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm theo đúng quy định của hợp đồng và không làm chậm tiến độ thi công .Điều này sẽ làm nâng cao uy tín trách nhiêm của các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trườn bên,cạnh tranh hết sức gay gắt, Vì mỗi doanh nghiệp có quy trình sản xuất riêng .cách tổ chức quản lý,tổ chức sản xuất riêng biệt,cho nên không thể vận dụng nó theo một khuôn mẫu nào cả mà phải luôn luôn sáng tạo tìm tòi,phát huy những năng lực sẵn có để luôn phù hợp với cơ chế thị trường để không bị lỗi thời lạc hậu .Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối đầu với những khó khăn thử thách .Vì vậy không phải lúc nào công việc sản xuất kinh doanh cũng được suôn sẻ,mà những rủi ro kinh doanh không phải không có.Nhưng quan trọng là các doanh nghiệp phải nắm bắt được tình hình thực tế của doanh nghiệp .Dự đoán điều gi sẽ xảy ra để đưa ra những phương án tối ưu nhất là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phần II Đặc điểm chung về công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà I. Đặc điểm chung vể công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà. 1.1. Quá trình hình thành của công ty * Quyết định thành lập Công ty Công ty được hình thành vào tháng 6 năm 2001. Theo quyết định của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội ký duyệt.Đến ngày 17 tháng 6 năm 2002 công ty đã chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nội thất bàn ghế inox và cung ứng inox cho các đơn vị có nhu cầu . Tên công ty : Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà * Địa điểm kinh doanh. Trụ sở chính : 57 Ngõ 467 Lĩnh Nam _Hoàng Mai _Hà Nội Cửa hàng: 937 Gải Phóng – Hà nội 1.2. Sự phát triển của công ty. * Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Thuận lợi : Do công ty đóng tại Hà Nội ,là trung tâm kinh tế chính trị của thành phố nên rất thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Khó khăn :Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà là một công ty tư nhân nên việc huy động vốn còn gặp khó khăn và thiếu ứng dụng của khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty mình. 2. Lĩnh vực hoạt động của công ty Công ty được thành lập nhằm sản xuất kinh doanh các loại vật liệu: phôi, ống inox, bàn ghế ,nội thất gia đình nhằm phục vụ đời sống nhân sinh. Sau nhiều lỗ lực cố gắng hiện nay với sự hoạt động đa dạng công ty đã tìm thấy cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực nội thất inox. Bên cạnh đó lĩnh vực thương mại cũng gặt hái được khá nhiều thành công bởi nhu cầu về mặt hàng inox ngày càng phát triển. * Tình hình doanh thu và tài chính của công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà giai đoạn 2003 - 2006 . Bảng 1: Doanh thu giai đoạn 2003 – 2006 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Sản xuất bàn ghế 1.700.000 1.900.000 2.100.000 2.300.000 Sẩn xuất tủ, cửa, nhôm 1.100.000 1.300.500 Thương mại 1.570.000 2.110.000 2.250.000 2.500.000 cộng 3.270.000 3.010.000 5.450.000 6.100.500 Bảng 2: Tình hình tài chính giai đoạn cua Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà 2003 – 2006 Đơn vị tính : 1000 đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Vốn kinh doanh 4.500.000 5.200.000 5.700.000 6.300.000 Doanh thu 2.270.000 4.010.000 5.450.000 6.100.000 Tổng lợi nhuận - 131.000 157.000 330.700 595.000 Nộp NSNN 412.000 430.000 480.000 500.000 Lao động 90 110 170 250 Thu nhập bình quân(tháng/người) 700 1.000 1.300 1.700 Có được kết quả trên là do công ty xác định được hướng đi đúng trong sản xuất kinh doanh , bên cạnh đó phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn bộ công nhân viên trong công ty. Do việc hoạch toán kinh tế độc lập nên công ty phaỉi lo toàn bộ việc tìm kiếm thị trường, kí kết hợp đồng với khách hàng, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đầy đủ ngày một cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty. 3. Quy trình sản xuất công nghệ 3.1. Lĩnh vực sản xuất bàn ghế nội thất inox. Là một công ty mới được thành lập chỗ đứng trong thị trường nội thất inox còn yếu kém so với một số hàng lớn như : Xuân hoà ,Hoà phát ,Cường Lộc,Bảo Lâmlên công ty chủ yếu tập chung vào hai mặt hàng chủ lực là bàn ăn inox và ghế tựa 6 nan .Do mới xâm nhập vào thị trường nội thất bởi vậy công ty đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu .Để tạo uy tín trên thị trường tiêu thụ từ tháng 7 năm 2002 các sản phẩm inox của công ty sau khi hoàn chỉnh chuyển sang giai đoạn hoàn thiện đều được đánh bóng cơ học tạo cho sản phẩm độ sáng bóng bắt mắt .Với phương pháp này công ty không thu được lợi nhuân cao song đã tao dựng uy tín cho khách hàng. Khi đã có được thị trường cho riêng mình, công ty bắt tay đầu tư mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng kip thời nhu cầu của khách hàng.Trong quá trình mở rộng sản xuất công ty cho nắp đặt 20 bể điện hoá giúp giảm chi phí cho giai đoạn đánh bóng sản phẩm giúp tiếp kiệm được nhân lực và các giai đoạn khác. Do sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó . Để có được những sản phẩm hoàn chỉnh chất lượng quy trình sản xuất diễn ra cũng khá phức tạp song do việc sản xuất ghế và bàn inox có nhiều điểm tương đồng ở một số giai đoạn như: Chốt, đánh bóng Do kích cỡ ,kiểu dáng khác nhau nên việc sản xuất bàn ghế inox cũng có nhiều điểm khác biệt nhau như kích cỡ máy uấn ống,kiểu máy . Để khái quát một cách tổng thể quy trình sản xuất của hai loại sản phẩm bàn ghế inox em xin được khái quát quy trình sản xuất của cả hai loại sản phẩm trên theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất bàn ghế inox. Hàn,chốt hàn thiện Cắt ống theo cỡ đã định Điện hoá Bốc, xếp, vận chuyển hàng vào kho Uấn ống Ông inox 3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý * Bộ phận sản xuất chính Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt công tác sản xuất do vậy mà công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp bởi nó gọn nhẹ đúng đầu là giám đốc công ty, người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý chức năng, với khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty . Người giúp cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách hành chính và phó giám đốc phụ trách kinh doanh . Tiếp đó là hệ thống các bộ phận chức năng gồm các phòng ban : phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng hành kinh doanh cùng các đơn vị trực thuộc. * Ban giám đốc : - Giám đốc :là người có quyền lực cao nhất phụ trách chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. - Phó giám đốc kinh doanh: Là những người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động của các phòng ban và các trung tâm kinh doanh đảm bảo cho quá trình kinh doanh được hiệu quả, tiến hành thông suốt liên tục đồng thời là người được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. - Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính : Là người tham mưu giúp giảm đốc các vấn đề nhân sự,giải quyết các vấn đề nội bộ và cũng là người được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. Các bộ phận chức năng - Phòng kế hoạch : Tham gia cho giám đốc theo dõi công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của các phân xưởng ,các trung tâm để phục vụ cho toàn công ty . - Phòng kế toán : Tham mưu cho giám đốc và giúp cho giám đốc quản lý về mặt kế toán – thống kê tài chính trong toàn công ty . - Phòng kinh doanh : Làm nhiệm vụ tiếp nhận các hợp đồng sản xuất ,định các kế hoạch về tiền vốn cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ,Trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại,đại lý . - Phòng hành chính : Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự ,công tác lao động và tiền lương ,tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng ,kỷ luật Các đơn vị trực thuộc công ty - Một xưởng sản xuất với diện tích 300 m2 nằm tại Hiệp Hoà Bắc Giang có nhiệm vụ sản xuất làm kho để hàng ,là nơi thực hiên các hợp đồng thương mại với số lượng lớn. - Hai xí nghiệp tư vấn lắp đặt nội thất gia đình ,văn phòng ,cầu thang inox. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Các đơn vị trực thuộc Giám đốc công tyty Phó giám đốc phụ trách hành chính Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng kinh doanh Giám Đốc Giám đốc trung tâm thương mại kinh doanh khác Giám đốc sản xuất Phân xưởng hoàn thiện Phân xưởng đánh bóng Xí nghiệp tư vấn lắp đặt Xí nghiệp thương mại inox Xí nghiệp sản xuất nhôm kính Xưởng sản xuất Phân xưởng mẫu Phân xưởng cắt Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Phó giám đốc phụ trách kinh doanh 4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán - Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà là đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực ,ngành nghề do vậy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình nửa tập chung nửa phân tán.Công tác kế toán được thực hiện tại văn phòng công ty,còn ở các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thống kê báo sổ (Hoạch toán, thu nhập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết). Sau đó hàng tháng ,quý tập chung nộp báo cáo lên văn phòng công ty,nhờ vậy kế toán công ty nắm bắt được toàn bộ thông tin từ đó kiểm tra , đánh giá chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng cùng chịu sự chỉ đạo của toàn công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán - Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ với số lượng ít, bao gồm 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và một thủ quỹ nhưng lại đạt hiệu quả cao do đội ngũ kế toán viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ đồng thời do Công ty thực hiện công tác kế toán trên phần mềm máy tính. Vì vậy công tác hạch toán các nghiệp vụ được nhanh chóng, chính xác, tránh được nhầm lẫn và hệ thống sổ sách kế toán gọn nhẹ hơn, giảm bớt được việc ghi chép nhiệm vụ của Phòng kế toán. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ vốn,vật tư, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng kế hoạch. - Hạch toán, theo dõi tình hình có và biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty. - Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thay mặt Công ty. - Tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế . - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại Công ty. Với nhiệm vụ như vậy, mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một phần công việc nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công tác kế toán. - Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động và tài chính của Công ty, kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo công tác tài chính, ghi sổ đăng ký,chứng từ ghi sổ và sổ cái lên bảng cân đối bảng phát sinh ,lập các báo cáo quyết toán .Kế toán theo đúng quy định chế độ. + Lựa chọn hình thức hạch toán sao cho phù hợp và hiệu quả. + Thay mặt Công ty giao dịch với các bên đối tác có liên quan đến vấn đề tài chính - Kế toán tổng hợp – ngân hàng : Làm công tác kế toán tổng hợp cùng kế toán trưởng lập báo cáo kế toán cuối tháng lập bảng tình hình doanh thu ,kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp ,lập chứng từ để ghi sổ tổng hợp. - Kế toán thanh toán –Tiêu thụ : Là người tính lương đêt trả cho cán bộ công nhân viên chức và phân bổ chi phí tiền lương bảo hiểm xã hội ,BHYT,KPCĐ và các khoản khác . - Kế toán vật tư thống kê : Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư ,tài sản cố định trong kỳ - Thủ quỹ :Là người quản lý số lượng tiền mặt tại công ty,chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng các khoản thu khác ,chi tiền mặt,rút tiền gửi ngân hàng vể nhập quỹ tiền mặt. Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thống kê phân xưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư – thống kê 5. Hình thức kế toán của Công ty - Để phù hợp với công tác hạch toán và quản lý Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ .Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có nội dung kế toán nhật ký chứng từ và ghi sổ kế toán. Với hình thức nhật ký chứng từ các nhà quản trị của doanh nghiệp dễ dàng theo dõi được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ,một quý nhất định để có thể đưa ra những quyết định kịp thời và chính xác .Mặt khác từ các chứng từ gốc kế toán lên các sổ chi tiết một cách dễ dàng đảm bảo độ chính xác .Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết,lên sổ cái tài khoản và lập báo cáo tài chính ,báo cáo nhập – xuất – tồn vật tư giúp cho các nhà quản trị tìm hiểu ,nắm bắt được tình hình nguyên vật liệu ,thực trạng sản xuất của công ty. Sơ đồ 5 Tình hình kế toán chi phí theo hình thức nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Báo cáo N-X T vật liệu Sổ chi tiết số 2 Thẻ kho Sổ TK khác liên quan: NKCTS1,S2 Sổ chi tiết vật tư Chứng từ gốc Bảng phân bổ vật liệu số 2 Bảng kê Số 4 NKCT Số 5 Số cái tài khoản Bảng kê CPSX, NKCT SSố 7 Bảng kê tổng hợp chi tiết Ghi chú : đ Ghi hàng ngày ô Quan hệ đối chiếu ị Ghi cuối tháng 6. Phương pháp tính TGTGT và hạch toán hàng tồn kho 6.1. Phương pháp tính thuế GTGT - Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào 6.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho - Hạch toán chi tiết : Công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, CCDC nói riêng và hàng tồn kho nói chung theo phương pháp thẻ song song. - Hạch toán tổng hợp : Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên. Hàng ngày căn cứ vào chúng từ nhập kho tồn kho loại vật liệu, CCDC, Giám đốc chặt chẽ tình hình tăng giảm vật tư từ đó lên một hệ thống thường xuyên suốt quá trình hạch toán. II.Thực tế tổ chức kế toán nguyên liệu vật liêu- CCDC Tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà . 1. Đặc điểm phân loại nguyên liệu vật liệu – CCDC.. - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén, tìm hiểu nhu cầu thực tế và tìm hiểu của người tiêu dùng để lập kế hoạch, chương trình dự án đưa ra một mô hình thích hợp để tạo ra sản phẩm được thị trường chấp nhận vì vậy phải nâng cao chất lượng sản phẩm và có phương án thích hợp để phân loại các vật liệu, CCDC. Tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà trong lĩnh vực sản xuất nội thất bàn ghế inox nên vật liêu chính là inox ,chủng loại công cụ dụng cụ đa dạng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Do nguyên liệu chính là kim loại bởi vậy việc bảo đảm nguyên liệu cần được chú trọng không để vật liêu tiếp đất lâu ngày và chánh ẩm .Do giá thành nguyên liệu cao bởi vậy việc bảo quản ,sử dụng tiếp kiệm inox giảm sức tiêu hao lực lượng là biên pháp hữu hiệu cơ bản giứp cho công ty hạ giá thành sản phẩm và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Cũng chính vì vậy mà cần phải quản lý vật liêu chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu bảo quản sử dụng .Hiện nay công ty có hai kho bảo quản inox được thiết kế đặc biệt cao thoáng nhằm tránh những hiện tượng bất thường của khí hậu Việt Nam như gió nồm ,ẩm ướt. Bên cạnh nguyên vật liêu chính là inox ,CCDC cầm tay giúp cho quá trình sản xuất của công ty cũng được bảo quản chặt chẽ.Do là CCDC nhỏ nên việc bảo quản cũng khá rễ dàng như máy phớt , máy mài được để trong tủ thoáng mát cao dáo. 2. Phân loại nguyên liệu vật liệu – công cụ dụng cụ Đối với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc hoạch toán chính xác tình hình thu mua và sử dụng vật liệu thì cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Tại công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất bàn ghế inoõ nên công ty cần phải sử dụng một khối lượng lớn NL,VL chính. Để đáp ứng được nhu cầu quản lý và hoạch toán vật liệu được chia thành những laọi sau: - Nguyên vật liệu chính : là đối tượng lao đọng chủ yếu, là yếu tố vật chất tạo nên thực thể sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ : Tuy không tạo nên sản phẩm song nó lại có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.Nó tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách bình thường . - Phụ tùng thay thế : là những bộ phận của máy móc thiết bị mà công ty mua sắm dự trữ nhằm thay thế những thiết bị máy móc bị hư hỏng . - Phế liệu thu hồi : là những vậliệu thu được loại ra trong quá trình sản xuất. Nó bị mất hoàn toàn hoặc một phần lớn giá trị sử dung ban đầu - Vật liệu khác : bao gồm những loại vật liệu được sử dụng không thường xuyên với khối lượng nhỏ. Đối vối công cụ dụng cụ công ty cũng phân loại và chia nhóm như sau : - Nhóm bảo hộ lao động: Mũ hàn, găng tay, quần áo . - Nhóm dụng cụ cầm tay : Máy khoan, máy mài, máy đành phớt CCDC của công ty khi cần dùng thì giá trị của nó sẽ được phân bổ vào một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ đó . Để đảm bảo thủ kho trực tiếp làm nhiệm vụ xuất hàng ngày hàng tháng , trong kho mỗi loại được xếp riêng từng loại để thuận tiện cho việc bảo quản dự trữ và sử dụng. 3.Đánh giá NL,VL – CCDC Là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NL,VL – CCDC theo những nguyên tắc nhất định dảm bảo yêu cầu trân thực thống nhất. ở công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà NL,VL – CCDC được đánh giá theo những thực tế giúp cho việc hoạch toán được chính xác chi phí NVL trong quá trình sản xuất. Giá trị thực tế của NL,VL –CCDC mua ngoài được tính bằng giá mau ghi trên hoá đơn . Khi xuất nguyên liệu vật liệu – CCDC kế ttoán tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, theo phương phấp này sang đầu tháng sau mới được tính thực tế giá trị vật liệu xuất kho vì phải kết thúc tháng này mới tổng hợp được vật liệu trong tháng .Do vậy khi xuất NVL khế toán chỉ có thể theo dõi số lượng nhập kho và xuất kho . Trích tài liệu : - Ngày 05/04/2005 mua của công ty TTHH inoxTiến Đạt với số lượng 900kg đơn giá :30.000đ/kg thàh tiền 27.000.000 - Ngày 10/04/2005 xuất kho 500 kg inox dùng sản xuất bàn ghế . Trích tài liệu: Cuối tháng 03 năm 2005 nguyên liệu inox có số liệu : Trị giá inox tồn đầu tháng :40.500.000 đ Số inox tồn đầu tháng :1.500 kg. Giá trị inox nhập trong tháng: 75.000.000 đ. Số lượng inox xuất trong tháng 3000 kg * Theo phương pháp bình quân gia quyền thì : Giá trị inox 40.500.000 + 75.000 Xuất dùng = * 3000 =86.625.000 . Trong tháng 1.500 + 2.500 4.Trình tự luân chuyển chứng từ 4.1. Các chứng từ sử dụng Để thực hiện công tác nhập kho và xuất kho vật liệu kế toán sử dụng các chứng từ phiếu nhập kho,phiếu xuất kho .Đồng thời công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên liệu – CCDC Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày trình tự nhập-xuất-tồn kho vật liệu của từng loại NVL- CCDC sẵn theo từng thể loại nhóm để tiện dùng thẻ kho trong ghi chép xuất- tồn kho ,thủ kho kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ đối chiếu số lượng của vật liệu thực tế nhập kho và số lượng ghi trên phiếu nhập kho và xuất kho .Khi kiểm tra xong nếu đúng thì ghi số lượng nhập xuất trên vào chứng từ và thẻ kho . Theo định kỳ khoảng 5 ngày sau khi ghi chép thẻ kho đầy đủ chính xác thủ kho lập chứng từ nhập – xuất vật tư trong tháng giao cho phòng kế toán .Cuối tháng tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho. 4.2. Thủ tục nhập – Xuất NVL – CCDC . Quá trình nhập kho: Do không có nguyên vật liệu - CCDC tự sản xuất lên Công ty chỉ có thủ tục nhập NVL – CCDC do mua ngoài .ở Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà tất cả nguyên vật liệu – CCDC khi mua về đều phải tiến hành làm thủ tục nhập kho sau khi đã kiểm tra khi nguyên vật liệu – CCDC về đến kho .Cán bộ cung ứng đem hoá đơn lên phòng kế hoạch vật tư để phòng kế hoạch tiến hành thành lập ban kiểm nghiệm vật tư. Ban kiểm nghiệm sẽ xem xét hoá đơn .Nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với nguyên vật liệu – CCDC đã mua đúng với hợp đồng đã ký thì đồng ý cho nhập kho nguyên vật liêu – CCDC đó . Phòng kế toán tài vụ khi đã nhận được hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm nếu thấy phù hợp thì viết phiếu nguyên vật liệu – CCDC đó khi nguyên vật liệu – CCDC được nhập kho thì thủ kho phải ký vào the kho .Các loại vật tư mua về được nhập kho theo đúng quy cách thủ kho có trách nhiệm sắp xếp các loại vật liệu trong kho một các hợp lý đảm bảo yêu cầu cho từng loại từng thứ vật liệu để tiện cho việc kiểm tra và việc nhập – xuất nguyên vật liệu – CCDC thủ kho còn có nhiệm vụ phải vào sổ kho các loại vật liệu được nhập kho sau đó thủ kho chuyển chứng từ đến phòng kế toán ,kế toán vào sổ vật liệu chi tiết và sổ tổng hợp Trình tự nhập kho của công ty được thể hiện bằng sơ đồ sau: NVL - CDC Phòng kế hoach vật tư Ban kiểm nghiệm Nhập kho - Quá trình xuất kho : Căn cứ vào yêu cầu của bộ phận sản xuất và mức tiêu hao nguyên vật liệu và căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế phân xưởng ghi danh mục vật tư cần lĩnh cụ thể về số lượng quy cách phẩm chất nguyên vật liệu – CCDC xuất dùng cho sản xuất được thống kê ,phân xưởng ghi sổ để theo dõi vật liệu nhập- xuất –tồn kho để hạch toán chính xác gía trên vật liệu đã xuất dùng và sản xuất. Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà đã sử dụng phiếu xuất kho đê lĩnh vật tư phiếu xuất kho được chia thành 2 liên .Một liên lưu và một liên thủ kho giữ ,ghi váo sổ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Trong trình tự xuất kho thủ kho có nhiệm vụ xuất hàng ke vào phiếu xuất kho và ghi vào sổ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán.Cuối tháng kế toán tập hợp các chứng từ nhập – xuất kho để tính giá thực tế sau đó hoàn thành cột thành tiền và ghi vào sổ chi tiết vật liệu,sổ tổng hợp Sơ đồ trình tự xuất kho của công ty. NVL – CCDC tại kho Bộ phận vật tư Bộ phận sản xuất 6. Phương pháp hạch toán NVL – CCDC tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất Thanh Hà hạch toán chi tiết NVL – CCDC theo phương pháp ghi the song song. Với phương pháp này sổ chi tiết nguyên vật liệu – CCDC sẽ được phản ánh đầy đủ thông tin,số liệu được chuyển từ thẻ kho hay nói cách là từ các chứng từ nhập ,chứng từ xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó có thể giúp kế toán dễ đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu – CCDC để có thể đưa vào bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn và lên sổ tổng hợp. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song. Chứng từ xuất Thẻ kho Sổ chi tiết NVL- CCDC Chứng từ nhập Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Sổ tổng hợp Ghi chú : đ Ghi hàng ngày ô Quan hệ đối chiếu ị Ghi chối tháng Một trong những yêu cầu quản lý nguyên vật liệu – CCDC đòi hỏi phản ánh theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn nguyên liệu vật liệu – CCDC theo từng loại về số lượng ,chất lượng ,chủng loại và giá trị.Để đáp ứng được yêu cầu này thì phải tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu – CCDC .Kế toán chi tiết nguyên vật liệu – CCDC là công việc hạch toán giữa kho ,phòng kinh doanh ,phòng kế toán nhăm theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn –NVL – CCDC và quá trình nhập – xuất diễn ra mỗi ngày . Vì vậy nhiệm vụ của kế toán chi tiết NVL – CCDC rất quan trọng trong việc hạch toán nguyên vật liệu – CCDC và kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu – CCDC .Kế toán sử dụng một số chứng từ sau: hoá đơn mua hàng Phiếu nhập kho Phiêu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm Nội dung hạch toán chi tiết nguyên liệu vật liệu – CCDC được tiến hành như sau : - Hạch toán tại kho hàng ngày, khi nguyên liêu,vật liệu – CCDC kho cán bộ phòng kinh doanh theo dõi vật tư ,lập phiếu nhập kho ở các nội dung theo hoá đơn mua hàng về :Loại vật tư,quy cách sản phẩm đơn vị tính số lượng và các cột trên phiếu nhập cho phù hợp . Phiếu nhập được thủ kho làm thủ tục nhập kho và tiến hành phân loại cuối tháng tính ra khối lượng nhập kho,xuất kho trong tháng . Trích tài liệu : - Ngày 05/04/2005 mua inox của công ty TNHH inox Tiến Đạt .Phiếu nhập kho theo hoá đơn số 02378 ngày 05/04/2005 số lượng 900kg đơn gía là 30000đ/kg . Biểu số 1 Phiếu nhập kho Ngày 05/04/2003 Họ và tên người giao hàng : Công ty TNHH inox Tiến Đạt Theo hoá đơn số : 023748 ngày 05/04/2005 Nhập tại kho : Lĩnh Nam STT Tên sản phẩm hàng hoá MS ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Theo ct Thực nhập 1 Inox Kg 900 900 30000 27.000.000 Cộng 27.000.000 (Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi bảy triệu đồng chẵn). Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) - Ngày 10/04/2003 xuất kho 500 kg inox dùng cho sản xuất ghế . Biểu số 2 Trích :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3328.doc
Tài liệu liên quan