LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Những đóng góp chính của chuyên đề 2
5. Bố cục của chuyên đề 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1 - SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 3
1.1.1 - Vị trí của vật liệu đối với quá trình sản xuất: 3
1.1.1.1 Khái niệm vật liệu: 3
1.1.1.2 Vị trí của vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh: 3
1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu, vai trò của nó trong quá trình sản xuất 3
1.1.3.Yêu cầu quản lý vật liệu: 4
1.1.4. Ý nghĩa, nhiệm vụ kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 5
1.2. Phân loại vật liệu và Đánh giá vật liệu 6
1.2.1. Phân loại vật liệu 6
1.2.2 Sổ danh điểm vật liệu 7
1.2.3. Đánh giá vật liệu 7
1.2.2.1 Đánh giá vật liệu theo giá gốc: 7
1.2.2.2 Tính giá vật liệu theo giá hạch toán 10
1.3 - Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11
1.3.1.Chứng từ sử dụng 11
1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu: 11
1.3.3.1 Phương pháp thẻ song song 11
1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 12
1.4- Kế toán tổng hợp vật liệu 15
1.4.1 . Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 15
1.4.1.1 TK sử dụng 16
1.4.1.2 Trình tự kế toán tổng hợp vật liệu: 17
1.4.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 18
1.4.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 19
1.4.2.1 TK sử dụng 19
1.4.2.2 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 20
1.5- Hình thức sổ kế toán: 22
1.5.1- Hình thức Nhật ký chung: 22
1.5.2. Hình thức Nhật ký -Sổ cái 22
1.5.3- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: 23
1.5.4- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH BÁNH NGỌT ĐỨC NHẬT 26
2.1- Những Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và tổ chức quản lý của công ty: 26
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26
2.1.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28
2.1.2.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 28
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30
2.1.3.- Kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm qua: 31
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 33
2.1.4.1 Chính sách kế toán 33
2.1.4.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán: 33
2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng của từng bộ phận 34
2.2- Tình hình chung về vật liệu tại công ty 36
2.2.1. Đặc điểm và phân loại vật liệu 36
2.2.2.Đánh giá vật liệu 37
2.3 Tổ chức kế toán chi tiết vật liệu tại công ty tnhh bánh Ngọt Đức Nhật 39
2.3.1.Thủ tục nhập kho vật liệu 39
2.3.2. Thủ tục xuất kho 42
2.3.3. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu tại Công ty TNHH Đức Nhật 43
2.4.Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty bánh Ngọt Đức Nhật 51
2.4.1. Tài khoản sử dụng 51
2.4.2. Quy trình luân chuyển chứng từ 52
2.4.3. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu 53
2.4.4. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu 58
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 66
3.1 - Nhận xét chung về công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty: 66
3.1.1 Ưu điểm cần phát huy: 66
3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục: 69
3.2 - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liêụ ở Công ty Bánh ngọt Đức Nhật: 70
KẾT LUẬN 74
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đức Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho còn được phản ánh vào các bảng kê, sổ chi tiết, nhật ký chứng từ có ghi số phát sinh bên có của TK 152.
Chương 2
Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH bánh ngọt Đức Nhật
2.1- Những Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và tổ chức quản lý của công ty:
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH bánh ngọt Đức Nhật là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập tự chủ về tài chính và có tư cách pháp nhân.
Công ty đóng trên địa bàn tại số 11 ngõ 124 dường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội
Công ty TNHH Đức Nhật được thành lập theo quyết định số 676 GP/UB của UBND thành phố Hà Nội giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty là 0102020367 ngày 09/5/2005 của sở kế hoạch đầu tư. Vốn diều lệ đăng ký của công ty là 1.500.000.000 đồng do các thành viên tham gia góp vốn:
Bà : Vũ Thuý Hương : 600.000.000 đồng
Ông: Nguyễn Vũ Thuỷ : 450.000.000 đồng
Ông: Nguyễn Ngọc Thắng : 450.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất và buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, rươu bia, nước giải khát và bánh kẹo.
- Sản xuất và buôn bán đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Vận chuyển hành khách , vận chuyển hàng hoá.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Kinh doanh khách sạn nhà hàng ăn uống.
Hiện tại do điều kiện chưa cho phép nên mặt hàng chủ yếu của công ty là các sản phẩm bánh ngọt. Thời gian đầu khi mới thành lập ,Công ty gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công nhân. Khi đó doanh nghiệp chỉ có một phân xưởng sản xuất, sản phẩm sản xuất chưa đa dạng, hàng hoá cung cấp ra thị trường ít, chưa có chỗ đứng trên thị trường.
Đến nay, tuy thời gian chưa nhiều nhưng Đức Nhật đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, phân xưởng sản xuất được mở rộng, mặt hàng sản xuất phong phú, số lượng lớn hơn. Hiện nay, Công ty đang từng bước trưởng thành phát triển mạnh, xây dựng được bộ máy quản lý có kinh nghiệm. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề. Các cán bộ công nhân viên trong công ty luôn coi trọng chất lượng sản phẩm nên đã dần chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm của Đức Nhật
Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác công ty cũng đổi mới phương thức quản lý sao cho hiệu quả nhất, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân theo đúng pháp luật. Trong quá trình tiêu thụ Đức Nhật đã tạo cho mình những khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó bằng hình thức khuyến mại công ty đã tăng được số lượng sản phẩm bán ra làm cho doanh thu tăng không ngừng, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất , nâng cao đời sống công nhân viên.
Công ty TNHH Đức Nhật vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động nhưng công ty đã phát huy hết khả năng của mình nhằm tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của thị trường.Trong tương lai doanh nghiệp còn phát triển hơn nữa đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2.1.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Công ty TNHH bánh ngọt chuyên sản xuất các mặt hàng bánh ngọt phục vụ nhu cầu trong nước. Trong đó sản xuất và kinh doanh phải được tiến hành đồng bộ, phải hướng đến mục tiêu chung là doanh thu và lợi nhuận của công ty, cũng như để thực hiện nhiệm vụ nhỏ bé của mình để xây dựng và đổi mới đất nước:
Vì công ty sản xuất bánh ngọt nên lượng hàng sản xuất ra chỉ đáp ứng cho việc tiêu thụ trong hai ngày, do đó mà vốn công ty không bị ứ đọng tạo điều kiện cho công ty quay vòng vốn rất nhanh. Cơ sở sản xuất của công ty đang dần được củng cố. Ban đầu khi mới thành lập công ty chỉ có số vốn là 1,5 tỷ hiện nay tổng số vốn của công ty đã lên đến trên 2 tỷ:
Từ khi thành lập công ty đến nay công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng chữ tín cho sản phẩm, chữ tín cho công ty, xây dưngh và bảo vệ thương hiệu của mình:
Quy trình sản xuất của công ty có đối tượng chế biến là bột mì, trứng, sữaChúng được phối trộn với nhau tạo ra các mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất của mỗi mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của từng loại hàng đó. Do mỗi mặt hàng kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầu sản xuất riêng về việc phối trộn các nguyên liệu đầu vào về thời gian hoàn thành cho nên tùy từng chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất cùng trên một quy trình nhưng không được tiến hành đồng thời cùng một thời gian. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức kỹ thuật của mỗi loại chi phí cấu thành số lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác nhau.
Quy trình sản xuất của công ty khá đơn giản. Các mặt hàng mà công ty sản xuất có nhiều kiểu cách và chủng loại khác nhau, song tất cả đều trải qua các giai đoạn: Đánh xốp, nướng, để nguội, Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty qua sơ đồ sau:
Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
(Bột mì, nước, trứng, sữa, kem tươi)
Đánh xốp
Tạo khuôn mẫu
Lò nướng
Đẻ nguội
Thành phẩm
Bảo quản
Phối trộn
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Bánh ngọt Đức Nhật áp dụng theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất và điều hành công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy như sau:
Giám đốc
Phòng tổng hợp
Phòng kế toán
Phân xưởng sản xuất
a.Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc.
*Chức năng: quản lý điều hành hoạt động sản xuất của công ty.
*Nhiệm vụ: chỉ đạo công việc có liên quan đến tình hình tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kỹ thuật trong công ty. Xây dựng mô hình tổ chức của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm và công tác tuyển chọn đào tạo công nhân.
*Quyền hạn: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật.Nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì giám đốc có quyền đình chỉ hoặc thôi việc với họ. Ngoài ra giám đốc công ty còn có quyền ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh khi nguyên vật liệu không đáp ứng chất lượng sản phẩm.
b.Chức năng nhiện vụ của phòng kế toán.
Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý tài chính kế toán của công ty theo quy định của nhà nước, lập kế hoạch giá thành sản phẩm, giám sát, kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm, thanh toán và báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định.
c.Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổng hợp.
*Chức năng: Quản lý điều hành công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng.
*Nhiệm vụ: quản lý điều hành công tác kỹ thuật trong sản xuất từ khâu nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng gồm: cân đối điều kiện chuẩn bị sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ, hướng dẫn thay đổi qui trình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn điều hành công tác định múc kinh tế kỹ thuật của công ty theo đúng qui định
*Quyền hạn: chịu trách nhiệm trước giám đốc về phạm vi công việc được giao, trực tiếp chỉ đạo những công việc được phân công cụ thể là chỉ đạo công tác sản xuất ở các phân xưởng.
d.Phân xưởng sản xuất
*Chức năng, nhiệm vụ: thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà công ty đã giao. Đảm bảo đúng mẫu mã quy định, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất.
*Quyền hạn: được quyền đề xuất các ý kiến về chất lượng sản phẩm.
2.1.3.- Kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm qua:
Công ty TNHH Đức Nhật là doanh nghiệp có tuổi đời còn rất trẻ mặc dù mới thành lập những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với rất nhiều mặt hàng đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Nhưng dưới sự lãnh đạo trực iếp của Ban Giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên nên Công ty đã đạt được qua các năm sau:
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Số liệu qua các năm
So sánh (%)
Năm 2006
Năm 2007
2007/2006
1
Doanh thu
Tr. đ
2.116,3
3.069,7
145
2
Chi phí
Tr. đ
2.010,485
2.976,09
148
3
Lợi nhuận trước thuế
Ngh. đ
105.815
92.091
87
4
Nộp ngân sách Nhà nước (% lợi nhuận trước thuế)
Ngh. đ
0
0
0
5
Lợi nhuận sau thuế
Ngh. đ
105.815
92.091
87
Qua số liệu trên cho thấy doanh thu của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty. Năm 2005 công ty bắt đầu đi vào hoạt động, doanh thu 2005 đạt 1.050,4 tr.đ do phải đầu tư nhiều trong năm 2005 nên năm 2005 công ty chưa có lãi. Đến năm 2006 công ty đã đạt mức doanh thu là 2.116,3 tr.đ. Đem lại lợi nhuận cho công ty là 105.815 nghìn đồng. Năm 2007 là năm công ty tiếp tục đầu và mở rộng sản xuất nên doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 953,4 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 145%, nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 2006 bởi vì công ty mới đầu tư mở rộng sản xuất. Đến năm 2008 doanh thu của công ty đã đi vào ổn định, 6 tháng đầu năm 2008 công ty đã đạt tổng doanh thu là 1.920,4 tr.đ với tổng chi phí 1.823,1 tr.đ. Như vậy với 6 tháng đầu năm 2008 lợi nhuận của công ty đã đạt 97.3 tr.đ nhiều hơn tổng lợi nhuận của cả năm 2007. Tuy nhiên mức lợi nhuận này vẫn còn hạn chế, công ty cần phát huy thêm trong những năm tới, vì trong những năm tới công ty đã ổn định đầy đủ các điều kiện sản xuất. Trong những năm qua vì kinh doanh có hiệu quả nên thu nhập bìnhq quân của người lao động tăng đều qua các năm, đến nay thu nhập bình quân theo đầu người là 2tr.đ/ 1 người.
Đạt được những kết quả trên là một sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên và lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp góp phần quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của đất nước.
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
2.1.4.1 Chính sách kế toán
- Niên độ kế toán: 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán quý
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng.
- Chính sách thuế: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1.4.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán:
Dựa trên quy mô, quy trình sản xuất kinh doanh. Để bảo vệ cho việc hạch toán được rõ ràng chính xác và lên báo cáo kịp thời tại công ty TNHH Đức Nhật đã áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ” cho việc hạch toán kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” là căn cứ trực tiếp vào chứng từ gốc để ghi sổ tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách thực tế
tại công ty bánh ngọt đức nhật
Chứng từ ghi sổ
Bảng kê xuấtVL
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
Bảng kê nhập VL
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết vật liệu
Sổ cái TK152
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ kho
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
2.1.4.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng của từng bộ phận
Công tác kế toán của công ty do một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm gọi là phòng kế toán tài vụ. Phòng kế toán gồm hai người thực hiện công tác kế toán tài chính theo hình thức tập trung và chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của công ty từ khâu ghi chép tới khâu tổng hợp lập báo cáo và kiểm tra kế toán để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kế toán. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và trình độ hạch toán của cán bộ, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo sơ đồ sau, có phân rõ nhiệm vụ của từng kế toán.
Mô hình bộ máy kế toán tại công ty TNHH Đức Nhật
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Do mô hình tổ chức doanh nghiệp còn nhỏ nên một kế toán phải cùng lúc đảm nhiệm công việc của nhiều người, cụ thể như sau:
*Kế toán trưởng của công ty phải đảm nhiệm 4 công việc là:
+ Phụ trách công tác kế toán công ty, cung cấp thông tin kinh tế giúp ban lãnh đạo về công tác chuyên môn xác định kết quả kinh doanh. Tổ chức việc kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kì, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, theo chế độ bảo lưu dự trữ
+Kế toán giá thành: tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí của công ty để tính giá thành sản phẩm.
+Kế toán tiêu thụ: theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng đồng thời theo doi công nợ với khách hàng, kiểm tra tình hình tài chính trong quỹ.
+Kế toán thuế: Theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn GTGT, lên bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra, lên tờ khai thuế và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
* Kế toán viên cũng phải thực hiện các phần hành sau:
+ Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tình hình thuchi sử dụng quỹ tiền mặt TGNH của Công ty ở ngân hàng, hàng ngàyđối chiếu số dư trên tài khoản của Công ty ở Ngân hàng với sổ ngân hàng theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng như khách hàng nhà cung cấp, nội bộ công ty.
+ Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu trong kỳ và cung cấp kịp thời số liệu chính xác cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán tài sản cố định và tiền lương: Theo dõi quá trình mua mới nhượng bán, phản ánh chính xác số liệu tài sản cố định hiện có, tăng giảm trong công ty. Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức ghi chép, phản ánh số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động, tính ra lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng chế độ quy định.
2.2- Tình hình chung về vật liệu tại công ty
2.2.1. Đặc điểm và phân loại vật liệu
a. Đặc điểm, yêu cầu quản lý
a.1 Đặc điểm
Công ty TNHH bánh ngọt Đức Nhật là doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng bánh ngọt, nên ngoài những đặc điểm chung thì vật liệu của đơn vị còn có những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của đơn vị mình.
Vật liệu chủ yếu của công ty là đường, bột mỳ, bơ, sữa, trứng, kem tươi, và các loại phụ gia khác như tinh dầu, hương va ni, phẩm màu.
Nhìn chung vật liệu của công ty TNHH bánh ngọt Đức Nhật rất phong phú về chủng loại, khối lượng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm hoàn thành.
a2 Yêu cầu quản lý
+ Công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng đảm bảo, nhà kho được xây dựng hợp lý đủ độ thoáng mát cho việc bảo quản và dự trữ vật liệu .
+ Căn cứ vào kế hoạch hàng ngày, hàng tháng, hàng quý công ty đã tiến hành lập kế hoạch sản xuất và yêu cầu sử dụng vật tư, lập kế hoạch thu mua vật liệu. Căn cứ vào kế hoạch thu mua sẽ bố trí các nhân viên đi mua vật tư về công ty .
+ Khi vật liệu mua về công ty thường được kiểm duyệt trước khi nhập kho. Nếu không đảm bảo chất lượng thì không được nhập kho , nếu đảm bảo quy cách chất lượng thì thủ kho tiến hành nhập kho
b. Phân loại nguyên vật liệu:
+Nguyên vật liệu chính (TK152.1)được xác định là phần vật chất cơ bản để cấu thành nên sản phẩm bao gồm: đường, bột mỳ, bơ, sữa, trứng, kem tươi (làm bánh)
+Nguyên vật liệu phụ (TK152.2) là các loại vật liệu phụ như tinh dầu, , cà phê, lạc, thùng túi, nhãn bánh
2.2.2.Đánh giá vật liệu
a. Nguyên vật liệu nhập kho:
Để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu và phục vụ cho việc hạch toán kế toán một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập kho vật tư, công ty đã tiến hành hạch toán nguyên vật liệu theo giá mua thực tế.
Vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là nhập từ bên ngoài, bên cạnh đó còn có các vật liệu, phế liệu thu hồi nhập kho. Do đó vật liệu của công ty được đánh giá như sau:
- Đối với vật liệu cung cấp theo hợp đồng : Công ty áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với vật liệu mua ngoài nên giá trị thực tế của vật liệu mua vào có cả thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT và được hạch toán vào TK 133: thuế VAT được khấu trừ.
Giá thực tế vật liệu mua ngoài
=
Giá hoá đơn (chưa có thuế GTGT)
+
Thuế nhập khẩu (nếu có)
+
Chi phí thu mua thực tế
-
Giảm giá, hàng mua bị trả lại (nếu có)
VD: Theo Hoá đơn GTGT số 006911 ngày 04/03/2008, Công ty mua Bột mỳ của Công ty cổ phần lương thực, thực phẩm Hà Nội . Giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có thuế VAT) là 2.490.000 thuế VAT là 249.000 tổng giá thanh toán là 2.739.000đ.
Như vậy trị giá thực tế của lượng Bột mỳ này chính là giá mua chưa tính thuế GTGT, kế toán sẽ ghi số tiền 2.490.000đ vào cột "thành tiền" của sổ chi tiết vật liệu. Đối với giá thực tế vật tư nhập lại kho cần đổi chủng loại hoặc do xuất thừa từ trước thì được xác định đúng bằng trị giá thực tế xuất kho của chúng khi trước.
b. Nguyên vật liệu xuất kho:
Trong quá trình sản xuất, công ty đã sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nên để theo dõi chính xác cụ thể từng loại vật liệu, công ty đã áp dụng phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ vì số lượng nguyên vật liệu nhiều, hệ thống kho tàng chưa thống nhất, cụ thể:
Trị giá VL tồn đầu kỳ + trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ
Đơn giá vật liệu =
Số lượng VL tồn đầu kỳ + số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ
Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x đơn giá bình quân
VD: Tính giá thực tế của Bột mì như sau:
Chỉ tiêu
Đơn giá(đ)
Số lượng (kg)
Thành tiền
Tồn đầu tháng
12.400
100
1.240.000
Phiếu nhập số 18
12.450
200
2.490.000
Phiếu nhập số 19
12.450
100
1.245.000
Phiếu nhập số 23
12.450
150
1.867.500
Đơn giá bình quân của Bột mì
=
1.240.000 + 2.490.000 + 1.245.000 + 1.867.500
=
12.441
100 + 200 + 100 + 150
2.3 Tổ chức kế toán chi tiết vật liệu tại công ty tnhh bánh Ngọt Đức Nhật
2.3.1.Thủ tục nhập kho vật liệu
Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho: Do Công ty không có ban kiểm nghiệm vật tư, do đó không sử dụng "Biên bản kiểm nghiệm vật tư" mà vật tư mua về chi phí qua người mua kiểm tra trước khi mua và thủ kho kiểm tra trước khi nhập kho.
Căn cứ vào hoá đơn hoặc giấy báo nhận hàng, thủ kho lập và ký thành 3 liên phiếu nhập kho vật tư. Thông thường người bán giao hàng tại kho của Công ty thì chỉ kiểm nhận nhập kho số vật tư, hàng hoá đủ phẩm chất, chủng loại... số còn lại trả cho người bán.
Sơ đồ: Biểu diễn thủ tục nhập kho
Hóa đơn
GTGT
Thủ kho
(kiểm tra)
Nhập
kho
Hóa đơn ( GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL
Liên 2 ( giao khách hàng)
Ngày 04/03/2007
N0:0069112
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần lương thực, thực phẩm Hà Nội
Địa chỉ: Số 13- Đường Hoàn Thành – Hoàn Kiếm – Hà Nội Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 01 01 118079001
Họ tên người mua hàng: Dương Quốc Bảo
Đơn vị : Công ty TNHH Bánh ngọt Đức Nhật
Địa chỉ : Số 11, Ngõ 124 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Hình thức thanh toán: trả sau MST: 01 01 652668
STT
Tên hàng hóa
dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Bột mỳ
Kg
200
12.450
2.490.000
Cộng tiền hàng: 2.490.000
Thuế suất GTGT: 10% 249.000
Tổng tiền thanh toán: 2.739.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm ba mươi chín nghìn chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký , ghi rõ họ tên) (ký , ghi rõ họ tên)
Biểu số 01
Đơn vị: Công ty TNHH Đức Nhật
Công ty TNHH Đức Nhật Phiếu nhập kho Số: N0018
Ngày 04 tháng 3 năm 2008 Nợ : TK 152
Có : TK 331
Họ tên người giao hàng: Dương Quốc Bảo
Theo HĐGTGT số 0069112 ngày 04 tháng 3 năm 2008 của công ty Cổ phần lương thực, thực phẩm Hà Nội
Nhập tại kho : Công ty
STT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Theo thực nhập
1
2
3
4
5
6
7
8
1.
Bột mỳ
Kg
200
200
12.450
2.490.000
Cộng
200
2.490.000
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3.2. Thủ tục xuất kho
Vật liệu ở kho của công ty chủ yếu xuất cho các phân xưởng sản xuất dùng cho việc sản xuất ra các loại sản phẩm của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức do phòng kế toán cung cấp, công ty yêu cầu phòng kế hoạch vật tư viết phiếu xuất kho trình lên thủ trưởng đơn vị ký duyệt sau đó giao cho phân xưởng. Sau khi các phân xưởng nhận phiếu xuất kho mang xuống thủ kho để lĩnh vật tư, khi nhận phiếu xuất kho, thủ kho kiểm tra tính chính xác và tiến hành xuất vật tư cho các phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào số thực xuất thủ kho ghi vào cột thực xuất trên phiếu xuất kho.
Sơ đồ: Thủ tục xuất kho
Yêu cầu sản xuât
Phiếu xuất kho
Xuất PXSX
Biểu số 02
Đơn vị: Công ty TNHH Đức Nhật
Công ty TNHH Đức Nhật Phiếu xuất kho Số: X0022
Ngày 01/3/2008 Nợ : TK 621
Có : TK 152.1
Họ tên người nhận hàng: Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất kho: Xuất kho phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: Công ty
Đơn vị tính: đồng
STT
Tên nhãn hiệu quy cách
vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Theo thực xuất
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Bột mỳ
Kg
50
50
12.441
622.000
Cộng
280
622.000
Thủ trưởng đơn vị
(Ký , họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
( Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký,họ tên)
2.3.3. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu tại Công ty TNHH Đức Nhật
Hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán, nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng thứ, từng loại nguyên vật liệu về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Để hạch toán chi tiết tình hình biến động nguyên vật liệu phương pháp hạch toán chi tiết được Công ty áp dụng là phương pháp thẻ song song.Phương pháp này giúp dễ dàng thực hiện công việc kiểm tra, đối chiếu cũng như phát hiện sai sót trong quá trình ghi chép, giám sát chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị.
Tại Công ty, chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hạch toán kế toán nguyên vật liệu gồm:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê nhập nguyên vật liệu
Bảng kê xuất nguyên vật liệu
Sổ kho
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu
Chứng từ nhập
Sổ kho
Sổ chi tiết
Nguyên vật liệu
Bảng kê nhập
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn , tồn tồn
Bảng kê xuất
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành theo trình tự sau:
Chứng từ xuất
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng* Quy trình hạch toán tại kho:
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện trên sổ kho. Thủ kho sử dụng sổ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu. Sổ kho được đóng thành quyển phù hợp với từng nhóm, loại vật liệu như bột mỳ, đường, kem tươiTrong sổ kho có đánh số cho từng trang sổ, mỗi trang từng thứ vật liệu, một số riêng ( nếu vật liệu nào nhập kho nhiều thì để nhiều trang). ở đầu sổ kho có mục lục số, tên vật tư để việc tìm kiếm được nhanh chóng và trong một năm chỉ mở một lần .Thủ kho sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, chính xác của chứng từ, đối chiếu với vật liệu nhập hoặc xuất kho thực tế với số liệu nhập, xuất ghi trên chứng từ, rồi ghi số thực nhập, thực xuất trên chứng từ vào sổ kho. Tính ra số vật liệu tồn kho trên sổ kho. Trên cơ sở đó kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ kho với số liệu hiện có trong kho.
Biểu số 03
Đơn vị: Công ty TNHH Đức Nhật
Sổ kho
Năm 2008
Tên vật liệu: Bột mỳ
Đơn vị tính:kg
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi chú
Ngày tháng
Số phiếu
Nhập
Xuất
Tồn
NK
XK
1
2
3
4
5
6
7
8
Tồn đầu tháng 3
100
01/3
X0022
XK Bột mỳ phục vụ PXSX
50
50
04/3
N0018
NK Bột mỳ, chưa trả
200
250
05/3
X0026
XK Bột mỳ phục vụ PXSX
100
150
13/3
X0029
XK Bột mỳ phục vụ PXSX
50
100
17/3
N0021
NK Bột mỳ,trả bằng TM
100
200
20/3
X0032
XK Bột mỳ phục vụ PXSX
150
50
24/3
N0022
NK Bột mỳ trả bằng TGNH
150
200
28/3
X0034
XK Bột mỳ phục vụ PXSX
50
150
Cộng
450
400
150
*Quy trình hạch toán tại phòng kế toán:
Tại phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ chi tiết để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư theo chỉ tiêu số liệu và đơn giá
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ (phiếu nhập, xuất kho) mà thủ kho gửi lên, kế toán nguyên vật liệu kiểm tra tính chính xác hợp lý hợp lệ của chứng từ, do đó sắp xếp phân loại (nếu là chứng từ nhập) và theo từng đối tượng (nếu là chứng từ xuất) kế toán ghi giá trị vật tư mà TK 331 phản ánh hoặc các tài khoản khác nếu có. Căn cứ vào đơn giá bình quân để xác định cho từng thứ tự vật liệu kế toán vào cột đơn giá tính ra thành tiền để ghi vào cột thành tiền của các bảng kê (bảng kê nhập, bảng kê xuất).
- Căn cứ vào số liệu trong các bảng kê kế toán vật liệu ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Trong tháng tiến hành kiểm tra giữa sổ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu số liệu trên hai sổ này phải trùng nhau.
Biểu số 04
Đơn vị: Công ty TNHH Đức Nhật
bảng kê nhập vật liệu chính: bột mì
Tháng 03 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
SH
NT
1
2
3
4
5
6
N 0018
04/3
Mua bột mì nhập kho còn nợ
200
12.450
2.490.000
N 0021
17/3
Mua bột mì nhập kho trả bằng tiền mặt
100
12.450
1.245.00
N 0022
24/3
Mua bột mì nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6526.doc