Chương I: Lí luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của TSCĐ
1.1.1.1 Khái niệm TSCĐ
1.1.1.2 Vị trí, vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.2 Phân loại và đánh giá tài sản cố định
1.1.2.1 Phân loại tài sản cố định
1.1.2.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện
1.1.2.1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
1.1.2.1.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
1.1.2.1.4 Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng
1.1.2.2 Đánh giá tài sản cố định
1.1.2.2.1 Nguyên giá tài sản cố định (giá trị ghi sổ ban đầu)
1.1.2.2.2 Giá trị hao mòn của tài sản cố định
1.1.2.2.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định
1.1.3 Yêu cầu quản lý tài sản cố định và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý TSCĐ
1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
1.2 Tổ chức kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định
1.2.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng
1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
1.2.2.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình.
1.2.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
1.2.3.1 Khái niệm khấu hao TSCĐ
1.2.3. 2 Nguyên Tắc tính khấu hao TSCĐ
1.2.3.3 Các Phương pháp tính khấu haoTSCĐ
1.2.3.4 Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ
1.2.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ
1.2.5 Kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình ở công cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.3 Đặc điểm tổ chức của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa chữa là khá lớn, thời gian sửa chữa kéo dài và thường phải lập dự toán chi phí sửa chữa. Chi phí về sửa chữa TSCĐ được theo dõi riêng trên TK 241 (2413). Khi công việc hoàn thành, chi phí sửa chữa này được kết chuyển về TK 142 đối với công việc sửa chữa ngoài kế hoạch hoặc TK 335 với công việc sửa chữa trong kế hoạch.
TK 111,112,152 214,334,331…
Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ (thuê ngoài hoặc tự làm)
TK 133
Thuế GTGT (trường hợp thuê ngoài) hoặc của vật liệu, dịch vụ mua ngoài dùng cho sửa chữa
Tập hợp chi phí sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ
TK 2413
TK 627 641,642
TK 335
Kết chuyển CP sửa chữa lớn, nâng cấp khi công việc hoàn thành bàn giao
TK 142
Tính vào CP phải trả nếu sửa chữa lớn theo kế hoạch
Trích trước theo kế hoạch
Tính vào CP trả trước nếu sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
Phân bổ dần CP sửa chữa
TK 211
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu sửa chữa nâng cấp
Sơ đồ23 : Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Nâng cấp TSCĐ: là hoạt động nhằm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ. Trong trường hợp này, các chi phí phát sinh trong quá trình nâng cấp TSCĐ cũng được tập hợp qua TK 241 (2413), khi công việc hoàn thành thì tất cả các chi phí nâng cấp được ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Sơ đồ 23:
Kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ
Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể.
- Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ, kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tuỳ theo trường hợp cụ thể.
- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Nếu chưa xác định được chủ tài sản trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi giữ hộ.
- TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân xác định người chịu trách nhiệm và sử lý đúng theo quy định hiện hành của chế độ tài chính tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Doanh nghiệp phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá của thời diểm đánh giá lại theo quyết định của nhà nước. Khi đánh giá lại TSCĐ hiện có, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ, đồng thời phải xác định nguyên giá mới, giá trị hao mòn phải điều chỉnh tăng( giảm) so với sổ kế toán được làm căn cứ để ghi sổ. Chứng từ kế toán đánh giá lại TSCĐ là biên bản kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
Sơ đồ 24: Kế toán đánh giá lại tài sản cố định.
TK 412 TK211 TK412
Chênh lệch tăng Chênh lệch giảm
Nguyên giá nguyên giá
TK 214
Chờnh lệch tăng hao mũn Chờn lệch giảm hao mũn
Chương 2
Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình ở công cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
Tên giao dịch: Rang Dong light source and vacuum-flask company
Trực thuộc: Bộ công nghiệp
Tên giám đốc: KS Nguyễn Đoàn Thăng
Tài khoản: 102010000079107 mở tại ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa-hà Nội
Mã số thuế: 0101526991
Mã cổ phiếu: RAL
Địa chỉ: 87-89 Hạ Đình-Thanh Xuân-Hà Nội
Tel: (84-4)8.584310 / 8.589138 / 8.584576.
Fax: (04)8.585038
Email: ralaco@hn.vnn.vn
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập năm 1961 với tên ban đầu là: Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông trực thuộc tổng công ty sành sứ thuỷ tinh-Bộ công nghiệp, với hình thức là sản xuất công nghiệp. Sản phẩm chính của công ty là: Bóng đèn tròn, bóng đèn Huỳnh quang, bóng đèn Huỳnh quang Compact, phụ kiện các thiết bị chiếu sáng, phích nước và các sản phẩm khác.
Nhà máy được xây dựng theo thiết kế của Trung Quốc, khởi công vào tháng 5/1959 đến tháng 6/1962 thì hoàn thành. Ngày 16/3/1963, nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế ban đầu: 1,9 triệu bóng đèn tròn và 200 nghìn ruột phích /1 năm.
Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày càng phát triển và giữ vững được chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới. Để có sự phát triển lớn mạnh như ngày nay công ty đã trải qua bao nhiêu thăng trầm vất vả.
Thị trường chính của công ty:Thị trường trong nước và một số nước ngoài như: Hàn Quốc, Australia, Anh, Ai Cập.
1963-1977: Sản lượng bình quân 1 năm bóng đèn các loại là 1tr/năm. Phích nước: 170 ngàn/năm
1978-1989: Sản lượng bình quân 1 năm 4,3 triệu bóng/ năm. Phích nước: 370 ngàn sp/năm
1994-1997: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư theo chiều sâu. Sản lượng bình quân 1 năm: Bóng đèn các loại 18.6 tr/năm. Phích nước: 1.4tr/năm
1998-2002: Giai đoạn công ty thực hiện hiện đại hoá. Sản lượng bình quân 1 năm: Bóng đèn các loại 36.7tr/năm.Thiết bị chiếu sáng và phụ kiện 900 ngàn/năm. Phích nước: 3.5tr/năm
2003-2005: Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt ngày 1/7/2004 công ty có quyết định chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Sản lượng bình quân 1 năm: Bóng đèn các loại 62.3tr/năm.Thiết bị chiếu sáng và phụ kiện 4tr/năm. Phích nước: 5.8tr/năm
2006: sản lượng bình quân:
15 dây chuyền sản xuất bóng đèn :80trsp/năm
5 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng và phụ kiện:30trsp/năm
2 dây chuyền sản xuất phích nước :7trsp/năm
Khánh thành nhà máy thứ 2 tại Bắc Ninh với diện tích:62000 m2.
Một số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được qua một số năm:
một vài chỉ tiêu kinh tế từ 2002-2006
chỉ tiêu
đ.vị
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị tsl
Tỷ đồng
335,662
470,00
511,917
605,297
809,500
Doanh số tiêu thụ
Tỷ đồng
297,882
354,03
399,38
471,205
609,75
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
27,764
23,500
22,022
33,860
36,400
Thu nhập bình quân
1000đ
2294
2340
2195
2450
2550
Ln thực hiện
Tỷ đồng
15,310
17,800
12,597
40,00
45,755
2.1.3 Đặc điểm tổ chức của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Công ty hiện nay đã chuyển đổi thành công ty cổ phần, có quy mô tương đối lớn. Bộ máy quản lý của công ty có :
- Ban điều hành:
Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định cao nhất công ty.
Hội đồng quản trị: Nhân danh công ty quyết định tất các vấn đề liên quan đến công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Thay mặt hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, có quyền quyết định cao nhất.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
Ban giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty là giám đốc cùng ba phó giám đốc và một kế toán trưởng. Ba phó giám đốc( PGĐ) gồm:
Một PGĐ phụ trách tiêu thụ sản phẩm
Một PGĐ phụ trách phân xưởng
Một PGĐ phụ trách xuất khẩu, tổ chức điều hành
- Các phòng ban chức năng:
+ Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển: Gồm hai bộ phận:
Văn thư: Phụ trách công việc hành chính như tiếp khách, hội họp,lưu trữ giấy tờ .
Tư vấn đầu tư : Thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới
+ Phòng tổ chức điều hành sản xuất: Quản lý nhân sự, điều phối lao động, đảm bảo vật tư cho sản xuất, lên kế hoạch sản xuất và điều hành chung, thống kê vật tư tồn kho, tham mưu cho giám đốc về kỹ thuật, công nghệ.
+ Phòng quản lý kho: Quản lý vật tư, hàng hoá, tài sản trong kho, tiến hành các thủ tục nhập- xuất kho. Thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban chức năng của công ty.
+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng đầu vào, sản phẩm đầu ra qua tất cả các công đoạn sản xuất, giải quyết các vấn đề về chất lượng vật tư, sản phẩm, phụ tùng.
+ Phòng thị trường: Nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng các chiến lược marketing, thực hiện việc bán hàng, mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm.
+ Phòng Kỹ thuật Công nghệ : hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp thay thế máy móc hiện đại.
+ Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh, an toàn trong sản xuất, trong toàn công ty, duy trì nội quy và chế độ kỷ luật của công ty, tiến hành công tác tự vệ phòng cháy chữa cháy.
+ Phòng tài chính kế hoạch tổng hợp: Tổ chức hạch toán, thực hiện các chế độ của của Nhà Nước, tổng hợp số liệu cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý, quản lý các hoạt động tài chính, giám sát hiệu quả sử dụng vốn của công ty, xây dựng kế hoạch tài chính.
Sơ đồ 25: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị
PGĐ phụ trách XK, tổ chức điều hành
Văn phòng GĐ và đầu tư phát triển
Giám đốc
PGĐ tiêu thụ sản phẩm
PGĐ phụ trách phân xưởng
Kế toán trưởng
Phòng tổ chức điều hành sản xuất
Phòng dịch vụ đời sống
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng quản lý kho
Phòng bảo vệ
Phòng KCS
Phòng thị trường
Phòng TCKT tổng hợp
Phân xưởng thuỷ tinh
Phân xưởng bóng đèn tròn
Phân xưởng cơ động
Phân xưởng phích nước
Phân xưởng huỳnh quang
Phân xưởng thiết bị chiếu sáng
Phân xưởng compact
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Sản phẩm chủ yếu của công ty là:
-Bóng đèn tròn
-Bóng đèn huỳnh quang
-Phích nước
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất 3 sản phẩm chính trên công ty tổ chức thành 7 phân xưởng chính với những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm thuỷ tinh làm vỏ bóng đèn tròn, và bình phích nước từ nguyên vật liệu: Cát vân hải, trường thạch, bạch vân…
+ Phân xưởng bóng đèn tròn: Nhận thuỷ tinh từ phân xưởng thuỷ tinh tạo nên vỏ bóng, sản xuất phụ kiện bóng đèn tròn và lắp ráp thành bóng đèn tròn hoàn chỉnh.
+ Phân xưởng chấn lưu: Sản xuất ra các loại chấn lưu phục vụ cho phân xưởng huỳnh quang để sản xuất ra các loại đèn huỳnh quang.
+ Phân xưởng phích nứơc: Có nhiệm vụ sản xuất thành ruột phích, trong đó một phần ruột phích nhập kho để bán và một phần chuyển sang giai đoạn đột dập để lắp ráp thành phích hoàn chỉnh.
+ Phân xưởng cơ động: Cung cấp năng lượng, đông lực( điện, nước, than, ga…) cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.
+ Phân xưởng huỳnh quang: Sản xuất các loại đèn huỳnh quang.
+ Phân xưởng compact: Sản xuất ra đèn huỳnh quang compact. Trong phân xưởng compact có 3 nghành: Ngành chấn lưu điện tử, Ngành chấn lưu điện từ tắc te và ngành ống và lắp ráp
Quy trình sản xuất các loại sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ 26:
PX cơ động
PX bóng đèn
PX phích nước
PX Huỳnh quang
PX thuỷ tinh
Giai đoạn đột dập
sản phẩm phích
sản phẩm bóng đèn tròn
sản phẩm ruột phích
Đèn huỳnh quang
PX thiết bị chiếu sáng
Ban tư vấn chiếu sáng
PX compact-Ngành c.lưu điện tử
PX compact-Ngành c.lưu điện từ tắc te
PX compact-ngành ống và lắp ráp
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ Phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức kế toán theo hình thức tập trung tại phòng tài chính kế toán tổng hợp. Phòng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán,lập các báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ. Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Phòng tài chính kế toán tổng hợp gồm có 15 người với các chức năng:
- Kế toán trưởng:Điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chính sách chế độ kế toán của Nhà Nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty
- Ba phó phòng gồm:
Một phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp: Cùng kế toán trưởng theo dõi định mức vật tư, các yếu tố sản xuất,…để có các quyết định cụ thể. Cuối tháng tiếp nhận các nhật ký chứng từ để lên sổ cái các tài khoản, lập các báo cáo tài chính
Một phó phòng phụ trách kế toán vật tư và tính giá thành sản phẩm: Quản lý tổng thể tình hình thu mua, nhập xuất tồn kho các loại vật tư, tính giá thành các loại thành phẩm.
Một phó phòng phụ trách tin học
Và các bộ phận khác:
* Bộ phận kế toán tiền mặt và tiền gửi Ngân Hàng: Theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền gửi NH, các khoản tiền vay; quản lý và phản ánh tình hình hiện có, tăng giảm của các quĩ tiền mặt và tiền gửi.
* Bộ phận kế toán vật tư và tính giá thành sản phẩm: gồm một số kế toán viên phụ trách quản lí từng loại vật tư (tình hình thu mua, nhập, xuất, tồn kho), tính giá thành từng loại sản phẩm.
* Bộ phận kế toán tạm ứng và công nợ: theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng, quản lí và phản ánh tình hình công nợ.
* Bộ phận kế toán tiền lương: tập hợp, thống kê tình hình thực hiện lao động của công nhân viên, tính và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý quĩ lương của công ty.
* Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: theo dõi tình hình bán hàng của các loại sản phẩm, tổng hợp số liệu để xác định kết quả bán hàng, xác định kết quả kinh doanh thông thường.
Bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 27): Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán tiền mặt và tiền gửi NH
Bộ phận KT vtư và tính giá thành SP
Bộ phận KT tạm ứng và công nợ
Bộ phận kế toán tiền lương
Bộ phận KT chi phí và TSCĐ
Bộ phận KT tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
2.1.4.2 Hình thức kế toán
Hình thức kế toán, hệ thống sổ được áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Đây là hình thức khoa học, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, quy mô của công ty. Hệ thống sổ của công ty gồm: Nhật ký chứng từ số: 1, 2, 4, 5, 7, 8. Bảng kê số: 1, 2, 4, 5, 6, 11. Bảng phân bổ 1,2,3. Sổ cái các tài khoản.Các sổ kế toán chi tiết.Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán: Sơ đồ 29:
Chứng từ gốc và
Các bảng phân bổ
Bảng kê
NKCT
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.1.4.3 Một số vấn đề cơ bản khác
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp: đường thẳng, với nguyên tắc tròn tháng.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15.
Niên độ kế toán : từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ hạch toán: Việt Nam đồng.
Kỳ hạch toán: Theo tháng
2.2 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định HH ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.2.1 Đặc điểm tài sản cố định trong công ty
Do là một doanh nghiệp sản xuất lớn, sản phẩm của công ty được sản xuất ra đòi hỏi phải có điều kiện sản xuất, vận chuyển, dự trữ, cung ứng. Để đáp ứng được quá trình sản xuất đó, TSCĐ của công ty rất đa dang về số lượng, chủng loại, và cả chất lượng. Để quản lý tốt TSCĐ, công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện: gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
Theo cách phân loại này, công ty đã quản lý được cả mặt hiện vật, giá trị và khấu hao TSCĐ một cách khoa học và hợp lý.
- Phân loại theo quyền sở hữu: TSCĐ tự có, TSCĐ thuê ngoài.
Cách phân loại này giúp công ty hạch toán và phản ánh hao mòn, khấu hao, chi phí thuê tài sản.
- Phân loại theo nguồn hình thành: TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung,TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay khác.
Với cách phân loại này, Công ty đã biết được TSCĐ được hình thành từ nguồn nào chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng vốn cố định. Từ đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán các khoản vay đúng hạn.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, em xin đi sâu nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty.
2.2.2 Phân loại và đánh giá TSCĐ HH ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông
2.2.2.1 Phân loại TSCĐ HH
Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả TSCĐ hữu hình thì công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kỹ thuật:gồm các loại:
Nhà cửa, vật kiến trúc: Văn phòng, nhà xưởng, kho.
Máy móc thiết bị sản xuất: Các dây chuyền sản xuất…
Phương tiện vận tải: ô tô.
Dụng cụ quản lý.
Theo cách phân loại này cho ta biết được cấu kết TSCĐ ở trong công ty theo từng nhóm đặc trưng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng số TSCĐ hiện có. Qua đó biết được công ty chú trọng đầu tư TSCĐ HH nào. Tại 31/03/07(quý I/07), tình hình TSCĐ HH của công ty như sau:
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
I. TSCĐ hữu hình
239.047.301.992
160.704.284.178
78.343.017.814
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
69.097.411.049
46.295.265.402
39.297.854.353
2. Máy móc thiết bị
100.498.470.304
67.333.975.104
33.164.495.200
3. Phương tiện vận tải
69.190.418.624
46.357.580.478
22.832.838.146
4. Dụng cụ quản lý
4.318.076.837
2.893.111.480
1.424.965.357
2.2.2.2 Đánh gía TSCĐ HH
Việc đánh giá TCSĐ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết vì nó là điều kiện quan trọng để kế hoạch hoá và hạch toán TCSĐ. Tính và phân bổ khấu hoa chính xác, phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty . Vì vậy muốn thực hiện được công việc đó cần phải đánh giá TCSĐ. ở công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông thì việc đánh giá tài sản được tiến hành theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán. Đó là việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và theo giá trị còn lại.
2.2.2.2.1 Đánh giá TSCĐ HH theo nguyên giá
Nguyên giá TCSĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ và đưa tài sản đó vào quá trình sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá mua thực tế
+
Các khoản thuế không hòan lạị
+
Chi phí liên quan trực tiếp
TSCĐ hữu hình của công ty tăng lên chủ yếu là do mua sắm và do đầu tư xây dựng cơ bản .
Ví dụ:
Ngày 14/2/2007, công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông mua 1 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng mới dùng cho phân xưởng sản xuất thiết bị chiếu sáng. Tổng giá mua: 550 triệu, thuế GTGT: 55triệu. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt: 3.500.000, phí lắp đăt chạy thử trả bằng tiền mặt: 3.000.000đ. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là:
(1)
Giá mua:
=
550.000.000đ
(2)
Phí vận chuyển
=
3.500.000đ
(3)
Phí lắp đặt chạy thử
=
3.000.000 đ
Căn cứ vào nghiệp vụ trên do dây chuyền sx mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên nguyên giá được xác định như sau:
Nguyên giá = (1) + (2) + (3) = 556.500.000đồng
Số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 55.000.000đ số thuế này được phản ánh vào tài khoản 1332 thuế GTGT được khấu trừ TSCĐ. Trong 3 tháng nếu số thuế này chưa được hoàn lại hết thì cơ quan đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế trên
2.2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị hao mòn
Trong quá trình sử dụngTSCĐ bị hao mòn dần về vật chất, giá trị. Công ty cần phải xác định được giá trị hao mòn để đảm bảo cho việc quản lý TSCĐ được chặt chẽ, chính xác. Để tính toán khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Ví dụ: ở ví dụ trên, thời gian sử dụng tài sản trên là 10 năm, thời gian bắt đầu tính khấu hao là tháng 3 năm 2007. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. Vậy mức khấu hao phải trích trong năm 2007 cho tài sản này là:
556.500.000
10năm x 12 tháng
x 10 tháng
=
46.375.000đồng
2.2.2.2.3 Đánh giá TSCĐ HH theo giá trị còn lại
Trong thời gian sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kếgày càng tăng lên, giá trịcòn lại được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo tài chính ngày càng giảm đi. Kế toán theo dõi ghi chép giá trị còn lại nhằm cung cấp số liệu cho công ty xác định phần vốn đầu tư còn lại ở TSCĐ cần phải được thu hồi, đồng thời đánh giá hiện trạng TSCĐ để đề ra các quyết định đầu tư bổ sung, sửa chữa TSCĐ.
Việc đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại được áp dụng theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ.
VD: 1dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng được công ty mua vào ngày 14/02/2007 có nguyên giá là:543.500.000đ, đã khấu hao đến hết năm 2007 là 46.375.000đồng. Vậy giá trị còn lại của dây chuyền sản xuất đó tại thời điểm (1/1/2008) :
556.500.000đ – 46.375.000đ = 510.125.000đ.
2.2.3 Tổ chức kế toán TSCĐ HH tại công ty
2.2.3.1 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ HH tại công ty
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình kỹ thuật công nghệ, căn cứ vào yêu cầu quản lý TSCĐ, công ty tổ chức hạch toán ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Tài khoản kế toán sử dụng : TK 211 Tài sản cố định hữu hình trong đó :
+ TK 2112 Nhà cửa vật kiến trúc.
+TK 2113 Máy móc thiết bị sản xuất
+TK 2114 Phương tiện vận tải truyền dẫn
+TK 2115 Thiết bị quản lý.
TK 211 còn được mở chi tiết theo từng phân xưởng: Ví dụ TK 2113 mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau:
2113.1 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng thuỷ tinh
2113.2 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng compact
2113.3 Máy móc thiết bị sản xuất – PX bóng đèn
2113.4 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng phích nước
2113.5 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng cơ động
2113.6 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng huỳnh quang
2113.7 Máy móc thiết bị sản xuất – Phân xưởng thiết bị chiếu sáng
2113.8 Máy móc thiết bị sản xuất – Ban tư vấn chiếu sáng.
Các TK khác mở chi tiết tương tự như trên.
Các chứng từ kế toán sử dụng :
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định
+Các hoá đơn GTGT .
+Phiếu thu, chi.
+Giấy đề nghị thanh toán.
* Tại bộ phận kế toán
Để thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ, ngoài các chứng từ trên kế toán công ty còn quản lý chi tiết TSCĐ bằng sổ TSCĐ và thẻ TSCĐ.
Sổ TSCĐ được công ty lập để theo dõi toàn bộ tài sản của công ty chi tiết theo nguồn hình thành theo các chỉ tiêu: số thẻ, tên TSCĐ, nước sản xuất, ngày, tháng, năm đưa vào sử dụng.
Thẻ TSCĐ được mở để theo dõi chi tiết từng TSCĐ hiện có của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá , giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
Căn cứ lập thẻ TSCĐ:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
Mỗi khi TSCĐ tăng thêm công ty thành lập ban nghiệm thu kiểm nhận TSCĐ. Ban này có nhiệm vụ cùng với đại diện bên giao TSCĐ lập và kí vào biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ. Với những loại TSCĐ cùng loại giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển đến thì lập chung một biên bản, sau đó kế toán giao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng của từng TSCĐ. Hồ sơ này gồm có (biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho nếu có của đơn vị bán, phiếu chi, các bản sao tài liệu kế toán).
Khi có giảm TSCĐ do thanh lý , nhượng bán công ty lập ban kiểm định TSCĐ và cùng với bên nhận TCSĐ kí xác nhận vào biên bản thanh lý TSCĐ.
Hội đồng kiểm định TSCĐ: ban giám đốc, ban vật tư thiết bị, ban tài chính kế toán sẽ tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo hiện trạng, tình trạng kỹ thuật , giá trị còn lại của TSCĐ.
VD: Ngày 14/2/2007 theo hoá đơn mua 1 dây chuyền sản xuất thiết bị chiếu sáng mới công ty đã trả bằng tài khoản. Căn cứ vào hoá đơn GTGT biên bản giao nhận TSCĐ,giấy báo nợ của ngân hàng, phiếu chi tiền mặt 55 kế toán định khoản , mở thẻ TSCĐ số 181 ghi vào sổ TSCĐ (ghi tăng) của công ty.
Đơn vị: Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Địa chỉ: 87-89 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thẻ tài sản cố định Mẫu số 02/TSCĐ
Số:181 Lập ngày 14/02/2007
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 09 ngày 14/02/2007
- Tên, kí hiệu , quy cách (cấp hạng) TSCĐ: dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng.
- Nước sản xuất: Singapo Năm sản xuất: 2003
- Bộ phận quản lý sử dụng : Phân xưởng thiết bị chiếu sáng. Năm đưa vào sử dụng T3/2007
- Công suất thiết kế:………..
- Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày … tháng… năm……..
Chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên gíá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
GBN 22, PC55
2/2007
Mua 1 dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng.
556.500.000
2007
46.375.000
46.375.000
Cộng
556.500.000
46.375.000
46.375.000
- Lý do đình chỉ ……………………………………….
Người lập thẻ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Công tác kế toán tài chính chi tiết TSCĐ ở công ty không những đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành, theo loại, theo giá trị còn lại , theo ngưyên giá mà còn giúp cho việc sử dụng TSCĐ và bảo toàn vốn cố định ở công ty đạt hiệu quả cao.
Sổ nguồn vốn
T02/2007
Ngày tháng
Tên tài sản
Thông số kỹ thuật
Nguồn hình thành
Ghi chú
Ngân sách
Bổ sung
vay
……..
02/2007
…
…………..
1 dây chuyền SX thiết bị chiếu sáng
…………….
…………
556.500.000…………
Cộng
………….
* Tại các phân xưởng : đầu kỳ kế toán phải gửi tài liệu về tình hình sử dụng máy móc thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh lên phòng kế toán của công ty, kế toán công ty sẽ tổng hợp, trích và phân bổ khấu hao. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh cho toàn công ty, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định. Các phân xưởng sử dụng sổ “ TSCĐ theo đơn vị đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý.
* Cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ: được ghi dựa trên số liệu từ sổ thẻ chi tiết TSCĐ:
Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ
Tháng 2 năm 2007 Đơn vị tính: đồng
S
T
T
Tên TSCĐ
Nguyên giá
Phân theo nguồn hình thành
Ngân sách
Bổ sung
Vay
A
TSCĐ tăng trong kỳ
822.202.521
…
…
…
I
Do đầu tư mua sắm
822.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36849.doc