Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà Nội

Những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất(tr 4)

I.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (tr 4)

I.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (tr 4)

I.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm (tr 5)

I.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)

I.2.1. Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)

I.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất (tr 7)

I.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm (tr 11)

I.3.1. Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất (tr 11)

I.3.2. Kiểm kê, đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ (tr 12)

I.3.3. Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất (tr 13)

I.4. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất (tr 14)

Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội (tr 16)

II.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa Hà nội(tr 16)

II.1.1. Đặc điểm chung của cộng ty Nhựa (tr 16)

II.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa (tr 20)

II.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 23)

II.2.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (tr 23)

II.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa(tr 25)

II.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa (tr 39)

II.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa(tr 41)

Phần III. Một số nhận xét, đánh gía về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 45)

III.1. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm(tr 45)

III.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 46)

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền. Ngoài ra TK 627 còn được mở chi tiết thành 3 TK cấp 3 tương ứng với các phân xưởng trên. * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau nên thành phần của nguyên vật liệu trực tiếp rất khác nhau. Có thể nêu ra các thành phần chủ yếu sau: - Nguyên vật liệu chính: là các đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chúng được chia thành các nhóm chính như sau: + Nhóm hạt nhựa các loại: Hạt HIPS, hạt PEHD, hạt PMMA, hạt PELD, hạt PP, hạt PA... + Nhóm bột nhựa các loại: Bột PVC... + Nhóm dầu phụ trợ: Dầu hoá dẻo DOP... - Vật liệu phụ và vật liệu khác: là đối tượng lao động nhưng nó không trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng vật liệu đó cũng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như: + Bột màu các loại. + Bột ổn định (cadmi, Bari) + Dỗu máy APP-H46... Nguyên vật liệu chính của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu vào khoảng 70%. Do đó, cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ của công ty đều được quản lý theo định mức. Hàng năm, phòng kế hoạch căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm do phòng kỹ thuật - công nghệ nghiên cứu chuyển sang, quy định định mức vật tư cho từng loại sản phẩm bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. (Xem mẫu sổ số 01) Là một loại chi phí trực tiếp nên chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất) theo giá thực tế của từng loại vật liệu đó. Sơ đồ số 07: TK 621-CPNVLTT TK 622 TK 641,642 TK 627 TK 241 K/C trị giá NVLTT dùng cho sx sản phẩm Xuất dùng cho SX Trị gá NVLTT TK 154 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ sau: TK 152, 153 Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công các loại sản phẩm nhựa nên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã, số lượng vật liệu, và vật liệu của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài, thì giá trị của vật liệu khi nhập là giá trị tính theo USD, để theo dõi trên sổ của mình, kế toán phải tiến hành quy đổi ra đồng Việt nam. Và để đảm bảo được sự chính xác trong quá trình ghi sổ và đảm boả cho việc hạch toán giá thành sau này được chính xác thì tỷ giá mà kế toán sử dụng để tiến hành quy đổi là tỷ giá thực tế được ngân hàng công bố tại thời điểm kế toán tính toán. Các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ vật liệu đều được tính vào giá trị của vật liệu nhập kho. Khi nhập kho vật liệu kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 152 Có TK 331 (phần trị giá mua vật liệu theo hoá đơn) Có TK 111 (phần chi phí vận chuyển bốc dỡ) Khi trả tiền cho người bán, kế toán ghi sổ theop định khoản: Nợ TK 331 (phần giá mua nguyên vật liệu theo hoá đoá đơn) Có TK 111 Việc định mức xuất dùng nguyên vật liệu cho một lô hàng sản xuất là do phòng kỹ thuật - công nghệ đảm nhiệm, phòng kế hoạch sẽ dựa vào đó để viết hạn mức vật tư. Khi xuất vật tư căn cứ vào yêu cầu sản xuất và hạn mức vật tư đã được tính toán trước, phòng kế hoạch lập ra “ phiếu xuất kho” hoặc “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Phiếu xuất kho được viết làm 3 liên: - Một liên do phòng kế hoạch giữ lại - Hai liên giao cho người xin lĩnh vật tư Trong đó: + Một liên được thủ kho lưu lại ở kho để cuối ttháng tập hợp cùng với các phiếu xuất - nhập kho trong tháng gửi lên cho kế toán vật liệu. + Một liên do bộ phận xin lĩnh vật tư lưu lại. Ví dụ: Căn cứ yêu cầu của sản phẩm và định mức vật tư do phòng kỹ thuật - công nghệ chuyển sang, phòng kế hoạch sẽ lập ra “ piếu xuất kho” hoặc “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. (Xem mẫu sổ số 02) Mẫu sổ số 01: Trích “sổ định mức vật tư các sản phẩm” Tên sản phẩm Loại nhựa Trọng lượng (g) Máy Năng suất Xô 5L Bình 2L Xô 10L Cốc NT1 Dép HT-38 Dép HT-39 Dép HT-40 Khay cốc NT1 Khay XPNT1 Đế hộp giấy Giá gương NT1 Khung gương NT1 Giá treo khăn Hộp giấy Ke gương NT2 Cốc NT2 Mặt ĐH số3 Mặt DH số 4 ........................ PHG-LDPE “ PEDH HIGP PVC “ “ HIGP “ “ PS-GD “ “ “ PPĐX “ PSHI+GPPS HIPS+GPPS .................... 210 145 500 80 280 290 300 80 148.5/2 78.1 480 930 400 210 7.8/4 54 300 200 ................. 6501/NGNGT NGT 410 NGT 1602 1602 1602 330 330 750 330 120 1602 160/1802/NGT 180/NGT ....................... 500 400 420 360 720/6 720/6 720/6 360 320 337 330/2 190/2 220/2 375 2000/10 420 320/320/320 ............. Mẫu sổ số 02: Sở CNHN CTY Nhựa Hà nội Phiếu xuất kho Ngày 7/12/2000 Số 25/12 Họ tên người nhận hàng: Anh Vũ. Địa chỉ (bộ phận): PXCN1 Lý do xuất kho:........................................................................ Xuất tại kho: Số trừ tiếp Tên, nhãn hiệu, quycách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bột PVC Dỗu DOP Dây gai PPH 730 Rẻm lau ................. ................. ..... ..... Kg “ “ “ “ ..... ..... 550 250 1,5 100 04 ........... ........... 300 ................ ................. .......... ........... ........... ........... Cộng thành tiền bằng chữ:......................................................................................... Thủ trưởng đơnvị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Ngnhận Thủ kho Vì ở công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, nên khi xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất theo phiếu xuất kho, kế toán căn cứ vào giá nhập kho của lần nhập kho của lần nhập trước và đơn giá tồn kho trên sổ chi tiết của từng loại vật liệu để xác định trị gí vật tư xuất kho. Cụ thể: Theo cách tính như trên, kế toán tính toán được trị giá vật te xuất dùng trên phiếu xuất kho số 25/12 ngày 7/12/2000 như sau: - Trị giá Bột PVC xuất dùng là: 550 x 9100 = 5.005.000đ - Trị giá Dỗu DOP xuất dùng là: 300 x 9450 = 2.835.000đ - Trị giá hạt PPH-730 xuất dùng là: 100 x 8800 = 880.000đ - Trị giá Dây gai xuất dùng là: 1,5 x 11.000 = 16.5000đ - ............................................................................................. Trình tự cụ thể như sau: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu là các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, kế toán vật liệu và thủ kho vào thẻ kho. Thủ kho vào thẻ kho hàng ngày chỉ theo dõi về số lượng nhập xuát tồn không ghi phần gía trị. Cuối tháng thủ kho tập hợp tất cả các phiếu xuất nhập kho trong tháng chuyển lên cho kế toán vật liệu để kế toán mở thẻ kho và cũng chỉ ghi phần chỉ tiêu số lượng không ghi phần chỉ tiêu giá trị. Sau đó, căn cứa vào thẻ kho và các phiếu nhập, xuất kho vật liệu kế toán mở sổ chi tiết cho từng loại vật tư trong đó ghi cả phần chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Sau đó, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho cho 2 TK 152 và TK 153 cũng theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Căn cứ vào thẻ kho và các phiếu xuất kho tập hợp được trong tháng, kế toán lập Bảng phân bổ số 2 Mẫu sổ số 03: Sở CNHN Mẫu 06-VT Tên kho....... Ban hành theo QĐ 1141TC/CĐKT Ngày 01/11/1995 của BTC THẻ KHO Ngày lập thẻ: 26/01/2000 Tờ số: 1 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Bột PVC Đơn vị tính: Kg Mã số: Số Thứ tự Chứng từ Diễn giải Ngày N/X Số lượng Ký xác Nhận (kế toán) Số Hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn 3/12 5/12 7/12 10/12 14/12 ......... 29/12 3/12 ........ ......... 12/2000 Đồng phòng KHSX Trả nợ CN1 CN1 CN1 CN1 CN1 .............. CN1 3900 50 120 550 200 250 ........ 140 5371 ............ 13.900 5.700 13.571 Cách tính toán cụ thể như sau : Khi có phiếu Nhập kho vật liệu, số liệu chứng từ 3/12 thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu là bột PVC và ghi vào thẻ kho để theo dõi về số lượng, thủ kho ghi vào cột số lượng thực nhập là 3900. Đối với phiếu xuất kho thủ kho cũng tiến hành tương tự, cho làm thủ tục xuất kho và ghi vào thẻ kho để theo dõi về mặt lượng. VD: Theo phiếu xuất kho số hiệu 3/12 thủ kho ghi vào cột xuất số lượng thực xuất của vật liệu bột PVC là 50 kg. Cuối tháng, khi nhận được tất cả các phiếu nhập, xuất kho do thủ kho tập hợp được và gửi lên, kế toán cũng vào thẻ kho và cũng chỉ theo dõi về mặt lượng tương tự như thủ kho. Sau khi vào thẻ kho, kế toán lại căn cứ vào các phiếu nhập , xuất kho vật liệu để vào sổ chi tiết vật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và gí trị. Cụ thể, trên sổ chi tiết vật liệu Bột PVC, mỗi phiếu nhập kho kế toán ghi một dòng. Như vậy, công việc theo dõi về số lượng nhập, xuất, tồn kho vật liệu của thủ kho và kế toán trên thẻ kho là trùng nhau. Để tránh bị trùng lặp về công việc ghi chép mà vẫn đảm bảo được sự theo dõi của kế toán thì kế toán có thể không cần lập thẻ kho mà chỉ cần lập ngay sổ chi tiết vật tư sau khi nhận được các phiếu xuất, nhập kho do thủ kho tập hợp và chuyển lên. Còn đối với phiếu xuất kho, kế toán phải tiến hành tính giá xuất kho cho từng loại vật tư trên từng phiếu xuất kho, sau đó ghi vào sổ chi tiết vật tư ở các cột và dòng tương ứng. VD: Kế toán tính được giá xuất kho của 550 kg bột PVC trên phiếu xuất kho số 25/12 ngày 7/12/2000 là 550kg x 9100đ = 5.005.000đ. Vì bột PVC tồn kho: 5371kg thành tiền là 48.876.100đ. Kế toán sẽ tính được giá bột PVC tồn kho là: 48.876.100đ/5371 = 9100 (đ/kg) + Ngày 5/12 đã xuất 120kg còn (5371 + 3900) - 120 = 9151kg Trong đó: số lượng bột tồn kho là: 5371kg - 120kg = 5251kg + Ngày 7/12 xuất tiếp 550kg vẫn nằm trong số tồn kho nên kế toán tính được giá xuất kho của 550kg bột PVC này theo giá tòn kho của bột PVC, tức là 550kg x 9100 = 5.005.000đ Kế toán làm tương tự cho đến lúc xuất hết số tồn kho 5371kg thì mới tiếp tục tính đến giá của lần nhập 3900kg ngày 3/12 và các lần nhập tiếp theo trong tháng. Sau khi vào sổ chi tiết vật tư, kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho cho TK 152 và TK 153 cũng làm tương tự. Căn cứ vào cột trích yếu trên sổ chi tiết vật tư, kế toán biết được bộ phận nào sử dụng vật tư để ghi vào cột TK trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn. VD: Xuất vật tư cho PXCN1 kế toán ghi vào cột TK 6211 Xuất vật tư cho PXCN 2 kế toán ghi vào cột TK 6212 Xuất vật tư cho QLDN kế toán ghi vào cột TK 642 ............................................................................ Mỗi một sổ chi tiết vật tư kế toán lấy dòng sổ cuối cùng của sổ tương ứng với các cột nhập, xuất, tồn để ghi vào một dòng trên bảng nhập, xuất, tồn. VD: Đối với vật tư là bột PVC kế toán tổng hợp được trên sổ chi tiết vật tư là xuất dùng cho PXCN1, kế toán ghi vào cột TK 6211. - Số lượng tồn đầu kỳ là: 5.371 kg; Thành tiền là: 48.876.100 đ. - Nhập trong kỳ: Số lượng: 1.3900 kg; Thành tiền: 129.270.000đ. - Xuất trong kỳ: Số lượng: 5.700 kg; thành tiền: 51.935.800đ (5371kg x 9100 + 329kg x 9300 = 51.935.800đ) - Tồn cuối kỳ: Số lượng: 13.571 kg; Thành tiền: 126.210.300đ Đối với các loại vật tư khác kế toán cũng tiến hành làm tương tự. (Mãu sổ số 04) Sau khi đã lập được Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn của các TK 152, 153 kế toán tiến hành lập bảng phân bổ số 2. (Biểu số 02, 03) Căn cứ vào cột TK đã ghi trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kế toán biết được số vật tư phân bổ cho ccác bộ phận sử dụng nào. Ví dụ: Cộng tất cả các dòng có TK 6211 kế toán tính được giá trị vật tư xuất dùng cho PXCN1 và ghi vào dòng TK 621, chi tiết PXCN1: 353.145.580 Cộng tất cả các dòng có TK 642 kế toán tính được giá trị vật tư xuất dùng cho QLDN và ghi vào dòng TK 642: 8.473.000 Tương tư như vậy kế toán tính toán và ghi vào các dòng khác trên bảng phân bổ số 2. Đối với TK 153, kế toán cũng xác định được giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho các bộ phận sử dụng và ghi vào cột TK 153 và các dòng TK tương ứng trên BPB số 2. Như đã trình bày ở trên, để có thể tập hợp được chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng là từng phân xưởng sản xuất kế toán phải lập bảng phân bổ số 2 (Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ) ở công ty đối với những công cụ dụng cụ sản xuất có giá trị lớn, khi xuất dùng kế toán không tiến hành phân bổ dần qua TK 142, mà căn cứ vào số đã phân bổ sử dụng hàng tháng (cũng căn cứ vào các phiếu xuất kho công cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng và tương tự như đối với nguyên vật liệu), đã tính toán trên bảng phân bổ số 2 để trích thẳng từ TK 153 vào các TK chi phí. Biểu số 03: BảNG PHÂN Bổ Số 2 “Bảng Phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” Tháng 12/2000 Số Thứ Tự TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 TK 153 1521 – NVLC 1522 - NVLP Cộng 1. 2. 3. 4. TK 621 PXCN 1 PXCN 2 PXCN 3 TK 627 PXCN 1 PXCN 2 PXCN 3 TK 642 TK 338 681.132.384 353.145.580 230.138.262 97.848.542 681.132.384 353.145.580 230.138.262 97.848.542 8.473.000 4.200.000 9.032.600 2.302.900 3.500.700 3.229.000 8.239.750 Cộng 681.132.384 693.805.384 17.272.350 * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay ở công ty Nhựa Hà nội, công nhân sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm theo đơn giá trên từng mã, từng lô hàng, từng bước công việc trong trong quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động với từng bước công việc mà các phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ do một tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm trước Phân xưởng về các công việc do tổ mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần công việc được giao của mình, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lên bảng chấm công. Cuối tháng, thống kê phân xưởng tập hợp các bảng chấm công gửi lên Phòng tổ chức và tập hợp các phiếu báo ốm, báo nghỉ gửi lên Phòng kế toán. Chi phí tiền lương công nhân sản xuất được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng. Trong điều kiện máy móc thiết bị có phần hạn chế, chi phí này còn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có ảnh hưởng và có quyết định lớn đến việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành sản phẩm và việc tính toán thanh toán tiền lương, tiền công một cách kịp thời, thoả đáng cho người lao động. Cụ thể việc tính toán và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở công ty như sau: Tại phòng tổ chức, thống kê căn cứ vào các bảng chấm công, phiếu ghi năng suất cá nhân, phiếu lương theo thời gian, cân đối thời gian lao động và cân đối sản phẩm được lập cho từng công nhân, từng tổ sản xuất, từng phân xưởng để theo dõi chi tiết đến từng bước công việc làm ra từng loại sản phẩm đó, bao nhiêu sản phẩm và tiền công nhận đựơc là bao nhiêu. Các phiếu này cùng với phiếu nhập kho thành phẩm có sự xác nhận của thủ kho hoặc tổ trưởng sản xuất, cũng phản ánh cả số sản phẩm nhập kho trong tháng và tổng số lượng sản phẩm mà công ty phải trả cho người lao động cho loại sản phẩm đó. Sau khi đã tính toán hợp lý, thống kê lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” và lên sổ tổng hợp của mình. VD: Trong tháng 12/2000 lương của công nhân sản xuất ở các phân xưởng được xác định như sau: Nhân viên tính lương phòng tổ chức căn cứ vào các chứng từ ban đầu là các “phiếu ghi năng suất cá nhân” hoặc “Phiếu lương thời gian” ở các phân xưởng chuyển lên để tính lương cho từng công nhân. Nhưng dù tính lương theo sản phẩm hay tính lương theo thời gian thì đều có đơn giá lương sản phẩm và đơn giá lương thời gian đã được quy định sẵn trên “Sổ định mức đơn giá”. Phiếu ghi năng suất cá nhân. Tháng 12/2000 Ngày tháng Tên sản phẩm, công việc Máy sản xuất Thực hiện Xác nhận của thủ kho hoặc tổ trưởng sản xuất Ghi chú Thời gian (giờ) Số lượng (cái, kg) 26 27 29 30 31 1 2 3 4 CN Cốc NT 1 Khay XPNT 1 - Vệ sinh máy - Khay XPNT 1 Khay xpnt 1 Khay XPNT 1 Lễ Khay XPNT 1 Khay XPNT 1 Hạt quai dép Khuấy bột 3 h 180 320 225 350 350 350 350 275 275 Ca 3 Ca 3 Phiếu lương thời gian Công ty Nhựa Hà nội Ngày ký phiếu: 12/12/2000 Họ tên công nhân: Hùng Phân xưởng Công nghệ 1 Tổ: 2 Ca: 1 Từ ngày 12 tháng 12 năm 2000 đến ngày....tháng.....năm 2000 Nội dung công việc: 1) - Vệ sinh rửa nhựa máy 1502 - Chuyển ABS sang PEHD 2) -Vệ sinh phễu nhập liệu và xy lanh máy 852 Thời gian thực hiện: 4 h Số lượnh sản phẩm:.................... Tổ trưởng S/X Quản đốc ph/xg Phòng KH Kỹ thuật Trực S/X P.G.đốc Trích: Sổ định mức đơn giá Sản phẩm Cấp bậc công việc Máy sản xuất Dịnh mức SL/LĐ Đơn giá Ghi chú Ca 1 Ca 2 1. Dép HT 2. Khuấy đế 3.Cắt hạt PVC đen 4. Khuấy bột 5. Dán khoá quai 6. Âu cơm 7. Nắp cài các CáCH MạNG SINH VIêN ........................... 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 4 4 3 ............... ép kích Máykhấy Cán + đùn Máy khuấy Dán thủ công 180 85L2 ............................ 710/6 900 150 900 1500 500 1200 3000 ............. 73,9 9,72 58,31 9,72 5,83 18,55 7,73 2,74 ............. 77,6 Cụ thể: Căn cứ vào “Phiếu ghi năng suất cá nhân” của ông Tài đơn vị 1 PXCN1 và “Sổ định mức đơn giá lương” nhân viên tính lương phòng tổ chức tính được lương tuần 01 tháng 12 năm 2000 của ông Tài như sau: Tên sản phẩm, Công việc Đơn giá Ca 1, 2 Ca 3 Vượt N/S 106% Vượt N/S 111% Nghỉ lễ 14.169,00 1 công Cốc NT1 49,98 180 Khay XPNT1 28,99 1.505 320 120 Tạo hạt quai 38,03 230 45 Khuấy bột 15,90 275 Vệ sinh máy 8.746,00 0,38 Trong đó đơn giá và công thức tính lương như sau: Ca 1, Ca 2: Đơn giá x 1,2 x Số lượng sản phẩm x 1.45 Ca 3 : Đơn giá x 1,2 x Số lượng sản phẩm x 1,45 x 1,35 Vượt năng suất: 106 % : Đơn giá x1,2 x Số sản phẩm vượt định mức x 1,45 x 1,1 111 % : Đơn giá x 1,2 x Số sản phẩm vượt định mức x 1,45 x 1,15 Trong đó: 1,45 là Hệ số tiết kiệm vật tư 1,35 là Hệ số lương ca 3 Hiện nay, ở công ty Nhựa Hà nội vẫn áp dụng tính lương cho công nhân theo đơn giá lương cũ chi nên để chuyển thành đơn giá lương mới thì phải lấy đơn giá lương cũ nhân với hệ số 1,2. Và công ty cũng áp dụng hình thức lương luỹ tiến tức là một khoản tiền thưởng khi công nhân làm vượt năng suất so vớ định mức: Nếu vượt năng suất ở mức 106 % thì nhân thêm với hệ sô 1,1 Nếu vượt năng suất ở mức 111% thì nhân thêm với hệ số 1,15 Cụ thể, đối với ông Tài: Để biết được công nhân có vượt năng suất định mức hay không thì nhân viên tính lương phải căn cứ vào Sổ định mức năng suất hay Sổ định mức đơn giá như đã trrình bày ở trên. ở đây, sản lượng định mức của sản phẩm Khay xà phòng nội thất 1 là 320 sản phẩm một ca nhưng ông Tài thực hiện được 350 sản phẩm. Do đó để biết được ông Tài vượt năng suất ở mức nào ta lấy: = 350SP 320SP 1.093... Ta thấy vượt năng suất ở mức 106% và số lượng sản phẩm vượt định mức là: 1945 - (320 x 6 ca) = 120 sản phẩm. Tương tự đối với công việc tạo hạt quai dép, nhân viên tính lương cũng tính được: Ông Tài vượt năng suất là 45 sản phẩm và vượt ở mức 111%. Sau đó áp dụng công thức đã trình bày ở trên tính được lương tuần 1 - tháng 12/2000 của ông Tài - tổ 1 PXCN1 như sau: Lễ : 14.169,000 Cốc NT1 : 49,98 x 1,2 x 180 x1,45 x 1,35 = 21.132,543 Khay XP NT1 : . Ca 1 : 28,99 x 1,2 x 1505 x 1,45 = 75.916,113 . Ca 3 : 28,99 x 1,2 x 320 x 1,45 x 1,35 = 21.791,203 . Vượt năng suất : 28,99 x 1,2 x120 x145 x 1,1 = 6.658,423 Tạo hạt quai dép : . Ca 1 : 38,03 x 1,2 x 230 x 1,45 = 15.219,606 . Vượt năng suất : 38,03 x 1,2 x 45 x 1,45 x 1,15 = 3.424,4113 Khuấy bột : 15,9 x 1,2 x 275 x 1,45 = 7.608,150 Vệ sinh máy : 8746 x1,2 x 0,38 x 1,45 = 5.782,885 Tổng cộng : 171.702,000 Đối với lương các tuần khác cũng tính tương tự ta được: Lương 4 tuần của ông tài = 171.702 + 141.698 +138.300 + 158.800 = 610.500 Hay nói cách khác lương tháng 12/2000 của ông Tài tổ 1 PXCN1 là: 610.500đ. Với cách tính tương tự, nhân viên tính lương sẽ tính được lương tuần và tháng của tất cả các công nhân khác và lên “Bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp” của từng tổ, từng phân xưởng trong tháng như sau: ( Xin xem biểu số 04 - bảng thanh toán tiền lương) ở phòng kế toán, sau khi đã có các bảng chấm công, bảng thanh toán lương và phụ cấp của từng tổ sản xuất do phòng tỏ chức đưa sang, kế toán tiền lương sẽ vào sổ tổng hợp thanh toán lương và BHXH. Trong đó, kế toán phân chia lương chính, lương phụ và các khoản khác. Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để lập bảng phân bổ số 1: “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Theo quy định kế toán tính 19% gồm: 2% KPCĐ 15%BHXH 2% BHYT vào giá thành sản phẩm. Còn 6% gồm: 5% BHXH 1% BHYT là người lao động phải chịu và được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng. Trên bảng phân bổ kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành sản phẩm như sau: - Cột trích 2% KPCĐ (TK 3382) là trích trên tổng lương thự tế bao gồm lương chính và lương phụ. Cụ thể: Đối với PXCN1: 2% của cột TK 3382 = (30.834.800 + 540.200) x 2% = 627.500 - Cột trích 15% BHXH (TK 3383) và 2% BHYT (TK 3384) là trích trên lương cơ bản. Đối với PXCN 1 là: 18.148.000 x 15% = 2.722.200 và 18.148.000 x 2% = 362.960 Số liệu về lương cơ bản này không được phản ánh trên bảng phân bổ số 1 mà chỉ đực kế toán tổng hợp từ các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp của các tổ sản xuất do phòng tổ chức lập và đưa sang. ở công ty nhựa Hà nội, trên Bảng phân bổ số 1 ta thấy kế toán không tách riêng lương của nhân viên quản lý phân xưởng mà gộp cả vào với lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Về cách tính toán và tổng hợp số liệu thì không sai lệch vì cuối cùng để tính được giá thành sản phẩm kế toán vẫn phải phân bổ số lương này cho từng loại sản phẩm. Nhưng về cách hạch toán thì kế toán đã hạch toán sai làm cho trên bảng phân bổ só 1 không thấy được tiền lương của bộ phận nhân viên quản lý phân xưởng. (Thiếu các dòng của TK 627 đối ứng Có với TK 334 và TK 338 trên bảng phân bổ số 1). (Biểu số 05) * Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, khi phát sinh các chi phí về tiền lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc phân xưởng ...), chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất chung ở công ty chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất. ở công ty Nhựa Hà nội, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: - Chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung phản ánh trên TK 6272 là các khoản chi để mua sắm vật liệu phục vụ thêm cho quá trình sản xuất như: + Vật liệu phụ ngoài định mức: dầu mỡ dùng để bôi trơn máy móc. + Phụ tùng thay thế như bu lông, ê cu, dây gai, dây đai, vòng bi ... + Vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt thép ... Các vật liệu trên khi tham gia vào quá trình sản xuất chỉ góp phần nâng cao năng suất của máy mó, tạo điều kiện cho sản xuất trôi chảy chứ không làm tăng chất lượng của sản phẩm. - Chi phí công cụ dụng cụ phản ánh vào TK 6273: bao gồm chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng như khay, zoang, dẻ lau, tắc te, cầu chì, các dụng cụ điện như bóng đèn...và các dụng cụ sản xuất khác. Khoản chi phí này cũng được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 theo định khoản: Nợ TK 627 (6273) 9.032.300 Có TK 153 9.032.300 - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất:được hạch toán trên TK 6274. ở công ty, khoản mục này tính vào chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm khấu hao cơ bản toàn bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp tại các phân xưởng như: nhà xưởng, máy móc thiết bị (máy liên hợp, máy làm lạnh, máy ép, máy dập, máy đùn...), vật kiến trúc và một số tài sản khác. ở công ty nhựa, chi phí khấu hao được hạch toán vào TK này không bao gồm các chi phí khấu hao cơ bản của những TSCĐ dùng cho quản lý chung ở công ty như các TSCĐ dùng ở các phòng ban quản lý như điện thoại, máy Photocopy, két sắt, nhà làm việc... TSCĐ của công ty được theo dõi từng loại trên sổ TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: được hạch toán trên TK 6277. ậ công ty Nhựa Hà nội, khoản mục chi phí này bao gồm: tiền điện trả cho chi nhánh điện-Sở điện lực Hoàn Kiếm và tiền nước mua của công ty kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm. - Chi phí khác bằng tiền: bao gòm các chi phí bằng tiền khác không bao gồm các khoản chi phí đã trình bày ở trên phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất như các chi phí tiếp khách giao dịch, chi phí trả cho công nhân sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị sản xuất, chi phí mài dao kéo, sụng cụ sản xuất... * Kế toán chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng: ở công ty Nhựa Hà nội, khi tính lương ở phòng tổ chức khoản tiền lương của nhân viên phân xưởng như tiền lương của quản đốc, phó quản đốc phân xưởng...được tính theo hình thức lương thời gian. Nhưng ở đây khi tập hợp, kế toán tiền lương đã không tách và hạch toán riêng khoản ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0641.doc
Tài liệu liên quan