Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1. Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường.

1.1 .Ý nghĩa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường

1.2 Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.3 .Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2. Chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

2.1 .Khái niệm chi phí sản xuất.

2.2 .Phân loại chi phí sản xuất

2.3 .Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

3. Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành

3.1 .Khái niệm giá thành sản phẩm

3.2 .Bản chất chức năng giá thành

3.3 .Các loại giá thành

3.4 .Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành

3.5 .Các phương pháp tính giá thành

3.5.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp

3.5.2 Phương pháp tính giá thành hệ số

3.5.3 Phương pháp tính giá thành tổng cộng chi phí

3.5.4 Phương pháp tính giá thành tỷ lệ

3.5.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

3.6.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

4. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.

4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

4.1.1 Khái niệm và tài khoản

4.1.2 Hạch toán các nghiệp vụ

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục vụ nhiều kỳ kinh doanh - Chi phí phải trả về thuê dịch vụ. - Chi phí mua các loại bảo hiểm. - Chi phí thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. - Chi phí xây dựng, lắp đặt công trình tạm thời, đơn giản, giàn giáo và khuôn dùng trong XDCB. - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Sơ đồ khái quát kế toán chi phí trả trước TK 153,2443,111,112,338 TK 142 TK 627,641,642 (1) (7) TK 641,642 TK911 (2) (4) 4.4 Kế toán chi phí phải trả: Chi phí phải trả là những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo kế hoạch nhằm làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ít bị biến động giữa các kỳ. Thuộc chi phí phải trả bao gồm: - Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch - Chi phí thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch - Chi phí về bảo hành sản phẩm hàng hoá dự tính trước theo kế hoạch - Chi phí lao vụ dịch vụ thuê ngoài sẽ phát sinh - Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. Số chi phí phải trả tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh và số thực tế phát sinh được phản ánh trên tài khoản 335 chi phí phải trả. Sơ đồ kế toán chi phí phải trả TK 153,2413,111,112,331 TK 335 TK 627,622,641,642 (1) (2) (3) (1) Trích trước chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (2) Chi phí phải trả thực tế phát sinh (3) Chí phí phải trả thực tế phát sinh Số chênh lệch (4) Chí phí phải trả thực tế phát sinh 4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 4.5.1 Khái niệm và tài khoản: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng tổ đội như: Chi phí về tiền công, các khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí, phân xưởng bộ phận sản xuất sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ được tiến hành dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí, sản xuất chung chi phí trực tiếp việc tập hợp chi phí và kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung được thực hiện trên TK 627 - Chi phí nhân NV phân xưởng sản xuất - Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng - Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền ở phân xưởng *Tài khoản sử dụng TK 627 Chi phí sản xuất chung - Nợ : Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ - Có :+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK tính giá thành sản phẩm - Tài khoản này không có số dư Có 2 Tài khoản cấp 2: - TK 627.1 Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 627.2 Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng - TK 627.3 Chi phí công cụ, dụng cụ - TK 627.4 Chi phí KHTSCĐ dùng cho phân xưởng - TK 627.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 627.8 Các chi phí khác bằng tiền 4.5.2 Hạch toán các nghiệp vụ: - Phản ánh việc tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế, kế toán ghi Nợ TK 627 Chi tiết từng phân xưởng bộ phận Có TK 334 Chi phí nhân viên Có TK 152, 153, 142 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Có TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 111, 112, 331,335 Chi phí dịch vụ mua ngoài và tiền khác - Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 627 - Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154, kế toán ghi: Nợ TK 154 Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 627 Chi tiết theo TK cấp II Do chi phí sản xuất chung có liên quan tới nhiều loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí cho từng đối tượng ( sản phảm, lao vụ, dịch vụ…) theo tiêu thức thích hợp. Trong thực tế các tiêu thức được sử dụng phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung là: theo định mức lao động thực tế của công nhân sản xuất Mức chi phí sản Xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí Sản xuất chung X Tiêu thức Phân bổ cho Từng đối tượng Tổng tiêu thức Phân bổ 4.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Các chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất đã tập hợp được ở trên cuối cùng đều phải hạch toán vào bên nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, phân xưởng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Nợ TK 154 Có TK 621 chi tiết theo từng đối tượng. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 154 Có TK 622 Chi tiết theo từng đối tượng - Giá trị ghi giảm chi phí phế liệu thu hồi Nợ TK 152 Có TK 154 chi tiết theo sản phẩm, lao vụ Nợ TK 138 Giá trị vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất. Có TK 154. Nợ TK152 Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho Có TK 154 chi tiết theo sản phẩm, lao vụ 5 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khác với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu thành phẩm trong kho tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản phẩm dở dang để xác định chi phí hoàn thành. Vì thế việc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có sự khác biệt. Tài khoản sử dụng 631 Giá thành sản xuất - Nợ: + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ - Có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ + Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ - Không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá Sơ đồ hạch toán TK 154 TK 631 TK 154 xxx (1) (8) TK 632 TK 611 TK 621 (2) (5) (9) TK 334,338 TK 622 (3) (6) TK 611,142 TK 627 (7) TK 214 (4) TK 111,112, 331 Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào thời điểm cuối kỳ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào thời điểm cuối kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào thời điểm cuối kỳ Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ (9) = (1) + (5) +(6) + (7) – (8) 5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 5.1.1 Tài khoản sử dụng * Tài khoản sử dụng: Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ tài khoản để tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ là TK 631 Kết cấu của TK 631. Bên nợ: - Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ - Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành Tài khoản 631 không có số dư vì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được kết chuyển vào tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đồng thời kế toán vẫn sử dụng tài khoản 621, 622, 627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh tại các doanh nghiệp theo các khoản mục. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn kho đến kỳ giá thành thực tế vật liệu nhập kho và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính toán như sau: Giá trị thực tế NVL xuất dùng = Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ - Giá trị thực tế NVL tồn cuối kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định được giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho các nhu cầu sản xuất chế tạo sản phẩm phục vụ bán hàng hay quản lý doanh nghiệp, xuất bán phải căn cứ vào số liệu hạch toán có thể bóc tách riêng cho từng đối tượng được. Đây là nhược điểm lớn của phương pháp này trong công tác quản lý ta không thể biết tình hình xuất dùng sử dụng nguyên vật liệu như thế nào. 5.1.2 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho và hàng mua đi đường kế toán ghi: Nợ TK152 : Giá trị vật liệu tồn kho Nợ TK153 : Giá trị công cụ tồn kho Nợ TK151 : Giá trị hàng mua đang đi đường Có TK 611 (611.1) Giá trị tồn kho cuối kỳ. Trên cơ sở phát sinh nợ TK 611 (611.1) và kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất tiêu thụ kỳ này (tổng số phát sinh nợ TK 611 (611.1) trừ giá trị tồn kho vật liệu công cụ dụng cụ cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621 Chi tiết theo đối tượng hạch toán Có TK 611 (611.1) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng - Cuối kỳ kế toán chuyển chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ vào giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ ( Chi tiết theo đối tượng ), kế toán ghi: Nợ TK 631 Có TK 621 5.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng bằng bút toán: Nợ TK 631 Có TK 622 5.3 Chi phí sản xuất chung. Toàn bộ chi phí sản xuất chung cuối kỳ được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tài khoản cấp II tương tự như doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm lao vụ để tính giá thành và ghi: Nợ TK 631 Có TK 627 Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 631 Tổng giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành trong kỳ Nợ TK 632 Có TK 631. 6. Phương pháp tính giá trong một số doanh nghiệp: - Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường hay sử dụng phương pháp trực tiếp. - Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng sử dụng phương pháp hệ số, - Doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liên tục sử dụng phương pháp tổng cộng chi phí. - Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất kinh doanh phụ sử dụng phương phap tổng cộng chi phí và phương pháp loại trừ sản phẩm. 7. Sổ sách kế toán sử dụng 7.1 Hình thức nhật ký sổ cái 7.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký sổ cái: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình từ thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký- Sổ cái. Căn cứ vào sổ Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. 7.1.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 7.1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký - sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết). Về nguyên tắc, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ nhật ký sổ cái phải khớp đúng với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng. 7.2 Hình thức sổ nhật ký chung 7.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghệp vụ phát sinh. 7.2.2 Các loại sổ kế toán chủ yếu: Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây: Sổ Nhật ký chung Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết 7.2.3 Nội dung kết cấu và phương pháp ghi sổ Nhật ký chung: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái. 7.2.4 Kết cấu và phương pháp ghi: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành của Bộ tài chính. - Cột 1: Ghi ngày, tháng ghi sổ. - Cột 2+3: Ghi sổ và ngày, tháng lập của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ. - Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Cột 5: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào sổ cái - Cột 6: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. - Cột 7: Ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi Nợ. - Cột 8: Ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi Có. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang. Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, đơn vị có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó. 7.3 Hình thức chứng từ ghi sổ 7.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình từ thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. 7.3.2 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 7.3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 7.4 Hình thức nhật ký chứng từ 7.4.1 Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (NKCT) Tập hợp và hệ thống báo cáo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toá chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo Tài chính. 7.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết 7.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào những chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán. Chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chi tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Phần II: Tình hình hạch toán và tính giá thành sản phẩm ở công ty sơn tổng hợp hà nội 1.Đặc điểm chung của công ty sơn tổng hợp hà nội: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1970 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội và đến năm 1992 công ty mới có tên gọi như ngày nay. Tên giao dịch quốc tế: HANOI SYNTHETIC PAINT COMPANY (HasynpaintCo) Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là cơ sở sản xuất của công ty đặt tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Từ khi mới thành lập cơ sở vật chất ban đầu của công ty còn rất nghèo nàn và thô sơ, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu và mực in để phục vụ cho các nhà in báo của Đảng và nhà nước. Từ 1971, Nhà máy Sơn mực in đã mạnh dạn lắp một nồi nấu nhựa Alkyd cỡ 300 lít, gia nhiệt bằng than và sơn Alkyd cũng có mặt từ đó tuy nhiên chất lượng còn kém. Năm 1974, Nhà máy Sơn mực in mở rộng cả về phạm vi, qui mô sản xuất và cơ sở vật chất. Cũng trong thời điểm này, sản phẩm sơn Alkyd của nhà máy đã chiếm ưu thế trong làng sơn Việt Nam. Từ sau 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng cục Hoá chất được tiếp nhận thêm một số cơ sở sản xuất sơn ở miền Nam như Xí nghiệp Sơn á Đông, sơn Việt Điểu. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất này có sản lượng không lớn vì vậy Nhà máy sơn mực in vẫn là con chim đầu đàn trong ngành sơn của Tổng cục Hoá chất. Trong thời gian tiếp theo, Nhà máy Sơn mực in đã sớm trở thành trung tâm ứng dụng nhiều công trình nghiên cứu của các viện, các trường đại học, đặc biệt là các đề tài của Viện Hoá Công nghiệp. Để hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất, nhà máy Sơn mực in ngoài việc sản xuất nâng cao sản lượng sơn và mực in hàng năm, nhà máy đã cho lắp đặt thêm các máy móc và thiết bị như: Năm 1979: Lắp đặt một hệ thống tổng hợp nhựa phenol. Năm 1982: Xây dựng xưởng sản xuất bột ôxit sắt. Năm 1984: Xây dựng xưởng cao su vòng hoá. Từ hệ thống sản xuất nhựa của các xưởng này nhà máy đã cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới như sơn Alkyd - melamin, sơn chống hà, sơn cách điện. Thời kỳ sau 10 năm đổi mới (từ 1989 đến nay), với sự đầu tư đúng hướng từng bước chẵc chắn, nhờ đó công ty đã có mức tăng trưởng bình quân 20%/năm và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sơn Việt Nam mà thời điểm này đã có nhiều hãng sơn nước ngoài tham gia. Năm 1992 được xem là cái mốc khá quan trọng đối với sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty mạnh dạn lập dự án vay 55.000USD đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất sơn Alkyd - sản phẩm truyền thống được thị trường tin dùng. Chỉ sau 1 năm khi dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động sản lượng sơn của công ty đã tăng gấp đôi (năm 1993 sản xuất được 1200 tấn sơn Alkyd). Năm 1995, công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đưa trọn vẹn 5 dây chuyền thiết bị hiện đại vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến 31/12/1992 Nhà máy đã được thành lập lại theo quyết định số 682/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá chất Việt Nam và đổi tên gọi thành Công ty Sơn tổng hợp Hà nội như hiện nay. Cũng từ quyết định này Công ty đã được phép hoạt động và hạch toán kinh tế độc lập. Năm 1997, công ty đã hợp tác với công ty PPG của Mỹ để cung cấp sản phẩm dịch vụ, tư vấn kỹ thuật sơn ô tô cho hãng Ford Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cũng trong năm này công ty đã hợp tác với hãng Kawakami của Nhật Bản cung cấp sơn xe máy cho công ty Honda Việt nam và Yamaha Việt nam, góp phần thực hiện chủ trương nội địa hoá sản phẩm của nhà nước. Công ty không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như sơn epoxy, sơn polyurethan, sơn cao su clo hoá, sơn phản quang, sơn tường... Hàng năm công ty tiêu thụ trên 200 tấn các loại, chiếm từ 10 - 12% sản lượng tiêu thụ của Công ty. Năm 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd hiện đại với công suất 3000 tấn/năm ở giai đoạn đầu và sẽ nâng lên 6000 tấn/năm ở giai đoạn hai vào những năm 2000. Nhờ đó công suất sản xuất nhựa tăng gấp 5 lần, chất lượng tương đương với chất lượng nhựa mà trước đây công ty vẫn phải nhập ngoại. Đặc biệt, tháng 7/1999 hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Từ đây, các sản phẩm của Công ty tung ra thị trường đã được khẳng định hơn về chất lượng và có uy tín lớn. Trải qua hơn 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã từng bước phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ công nhân viên và qui mô sản xuất. Công ty đã tạo được niềm tin và uy tín tốt đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, giữ vững và phát huy vị thế của mình trên thị trường sơn đầy biến động. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác do đặc điểm của ngành hoá chất, sản phẩm sản xuất có nhiều loại khác nhau nên việc tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý cũng mang những đặc thù riêng và ngày càng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với chính sách chế độ quy định. Đảng uỷ Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty có thể biểu diễn theo sơ đồ sau Công đoàn Giám đốc Cty P.giám đốc P.giám đốc P.Kỹ thuật P.Thị trường P.Kế hoạch P.đảm bảo chất lượng P.Kế toán P.Tổ chức P. Vật tư P.Tiêu thụ Công ty đã sử dụng cơ cấu tổ chức theo chức năng hoạt động. Giám đốc: là người quản lý cao nhất. Giám đốc đại diện cho Công ty chịu trách trách nhiệm trước Tổng Công ty, Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng có hiệu quả các tài sản của doanh ngiệp. Phó giám đốc: có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành công tác theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quá trình thực hiện công việc và kết quả của công việc được giao. Song song với Ban giám đốc là Đảng uỷ và Công đoàn Các phòng ban chức năng bao gồm: Phòng đảm bảo chất lượng: xây dựng, áp dụng hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm của Công ty. Kiểm soát các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm. Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất trong công ty. Nghiên cứu các yêu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm cho phù hợp. Khảo sát sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. Phòng cơ điện: lập kế hoạch và tổ chức điều hành việc sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị. Thực hiện việc cải tiến máy móc thiết bị để đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của công nghệ sản xuất. Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất theo năm, tháng để giao cho các đơn vị. Theo dõi, điều độ sản xuất, tiếp nhận và xem xét yêu cầu cung cấp các loại sơn. Phòng thị trường: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch phân phối sản phẩm. Tìm kiếm và phát triển các đại lý, các cửa hàng bán lẻ thuộc công ty. Thực hiện các quá trình xúc tiến, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Phòng tiêu thụ: bán hàng, thông tin cho khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm của công ty. Điều hành hoạt động bán hàng của các cửa hàng bán lẻ thuộc Công ty. Phòng quản lý vật tư: thực hiện và kiểm soát công tác chuẩn bị tài liệu mua hàng. Lựa chọn nhà cung ứng, tổ chức tiếp nhận vật tư, đảm bảo chất lượng của nguyên liệu mua về phù hợp với những yêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0087.doc
Tài liệu liên quan