Lời mở đầu 1
phần 1. 3
các vấn đề chung về chi phí sản xuất 3
và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị xây lắp . 3
I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 3
1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3
2. Phân loại chi phí sản xuất. 3
II. ý nghĩa của công tác phân loại chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. 6
III. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm. 7
1. Giá thành sản phẩm. 7
2. Phân loại giá thành sản phẩm. 7
IV. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản xuất và cơ sở tính giá thành sản xuất 8
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 9
2. Đối tượng tính giá thành 9
3. Cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 10
4. Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành. 10
5. Ý nghĩa của công tác tập hợp chi phí sản xuất: 11
6. Ý nghĩa của công tác tính giá thành: 11
V. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
VI. Kế toán chi phí sản xuất. 12
1. Các tài khoản kế toán sử dụng. 12
2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 15
VII. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang. 15
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán. 15
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỉ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương 16
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán 16
VIII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong sản xuất xây lắp. 17
1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp) 17
2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 18
3. Phương pháp tổng cộng chi phí: 20
4. Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 21
5. Phương pháp tỷ lệ 22
6. Phương pháp hệ số. 23
Chương II 24
Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. 24
I. Đặc điểm chung của đơn vị. 24
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: 24
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh ở công ty xây dựng Thành Nam 27
II. thực tế công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xây dựng thành nam. 36
1. Phân loại chi phí: 36
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 37
3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất 38
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 52
2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 57
Phần III 59
NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN 59
TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 59
Ở CÔNG TY XÂY DỰNG THÀNH NAM 59
I. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm 59
1. Những ưu điểm cơ bản. 59
II. Những tồn tại. 60
1. Đối với công tác lập chứng từ ban đầu. 60
2. Đối với kế toán chi phí, nhân công trực tiếp. 61
3. Đối với kế toán chi phí khấu hao TSCĐ 61
III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng thành nam. 61
1. Đối với công tác lập chứng từ ban đầu 61
2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp 62
3. Đối với kế toán chi phí sản phẩm máy thi công: 62
4. Đối với kế toán chi phí khấu hao TSCĐ. 63
Kết luận 65
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở dang, bộ phận kế toán tiến hành tính giá thành của từng đơn đặt hàng đã hoàn thành.
Phương pháp đơn đặt hàng cũng tương đối đơn giản nhưng cũng có một số hạn chế:
+ Kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ báo cáo. trong bảng tính giá thành của sản phẩm không phản ánh riêng các chi phí sản xuất đã chi ra trong tháng trước, do đó giá thành thựctế của đơn đặt hàng đã hoàn thành xong trong kỳ báo cáo hạch toán khoong thể phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó.
+ Phương pháp đơn đặt hàng tập hợp các chi phí sản xuất theo toàn bộ đơn đặt hàng, do đó chi phí chi phí thể biết được là toàn bộ giá thành thực tế của toàn đơn đặt hàng là cao hơn hay thấp hơn giá thành kế hoạch. Như vậy khó phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành từng loại sản phẩm.
3. Phương pháp tổng cộng chi phí:
áp dụng đối với các xí nghiệp xây lắp mà quá trình xây dựng được tập hợp nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc.
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Z = DDK + (C1 +C2 +....+ Cn) – DCK
Trong đó:
- Z: giá thành sản phẩm xây lắp.
- C1,....Cn: là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình.
Phương pháp tính giá thành này tương đối dễ dàng chính xác. Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi tiết cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định.
4. Phương pháp định mức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (phương pháp định mức).
Phương pháp này vận dụng một cách có hiệu quả ưu việt của nền kinh tế kế hoạch và trên cơ sở hệ thống định mức để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Giá thành thực tế của sản phẩm
=
Giá thành định mức của sản phẩm
±
Chênh lệch định mức
Thay đổi định mức
±
Giá thành thực tế của sản phẩm được xác định theo công thức:
Để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả đòi hỏi: Quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. Xí nghiệp đã xây dựng được các định mức vật tư, lao động có căn cứ kỹ thuật và tương đối chính xác. Chế độ quản lý theo định mức kiện toàn ở tất cả các khâu, đội xây dựng các chức năng quản lý có liên quan đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng. Đặc biệt là hạch toán ban đầu có sự quản lý chặt chẽ từ các giám đốc đén các phòng ban, tổ đội sản xuất, quyết tâm thực hiện phương thức quản lý mới. Cán bộ công nhân viên trong toàn xí ghiệp phải có tinh thần làm chủ tập thể, ý thức kỷ luật, chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán ban đầu.
Phương pháp được tiến hành như sau:
+ Tính giá thành định mức của sản phẩm:
Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính riêng cho sản phẩm .
+ Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức:
Vì giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành do vậy khi có sự thay đổi định mức cần phải tính toán lại theo định mức. Việc tính toán thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
Chi phí thực tế
(theo từng khoản mục)
Chi phí định mức (theo từng khoản mục)
Chênh lệch do thoát ly định mức
=
+ Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức là chêch lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi. Việc xác định chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng khoản mục chi phí, song số chênh lệch do thoát ly thường được xác định như sau:
+ Tính giá thành thực tế của sản phẩm : Sau khi đã tính toán được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức.
5. Phương pháp tỷ lệ
Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, nhưng đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Trong trường hợp này phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch jhoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỉ lệ phân bổ, thông thường tỷ lệ phân bổ là:
Giá thành thực tế sản phẩm
Tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ phân bổ)
Giá thành kế hoạch (hay dự toán)
x
=
6. Phương pháp hệ số.
Cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số được áp dụng trong trường hợp cùng quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu và kết quả được dồng thời nhièu loại sản phẩm chính khác nhau.
Đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất (do loại sản phẩm) còn đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đã thực hiện.
Nội dung phương pháp :
- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn loại sản phẩm có đặ trưng tiêu biểu nhất (hoặc thông dụng) làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ bằng 1 (hệ số giá thành sản phẩm bằng 1).
- Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã quy định để tính quy đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn sản lượng có hệ số giá thành bằng 1.
Tính giá thành thực tế một đơn vị sản phẩm đã quy đổi theo công thức:
Giá thành thực tế một sản phẩm chuẩn
Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành
Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số 1
=
Giá thành thực tế của sản phẩm cần tính
Giá thành thực tế của sản phẩm tiêu chuẩn
Hệ số
giá thành
=
x
Phương pháp này phù hợp với các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng.
Chương II
Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị.
I. Đặc điểm chung của đơn vị.
- Tên công ty: công ty xây dựng Thành Nam
- Tên đối ngoại: Thanh Nam contruction engineering Co., Ltd
- Tên viết tắt: Cotana
- Ngày thành lập: 1/6/1993
- Trụ sở: 21/199 đường Trường Chinh –Hà Nội.
- Hình thức sở hữu vốn: Vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay.
- Hình thức hoạt động: Xây dựng và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 514 trong đó nhân viên quản lý là 44 người.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
a. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty xây dựng Thành Nam được thành lập theo quyết định số 00803/GP-UP do UBND cấp ngày 08/03/1994. Đăng ký kinh doanh số 040984 UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/06/1993.
*Có chức năng thực hiện các công việc xây dựng gồm:
- Đào đắp đất đá, nề mộc, bê tông, gia công các cấu kiện sắt thép trong xây dựng.
- Lắp đặt trang thiết bị điện, điện lạnh, nước; trang trí nội, ngoại thất và tạo cảnh quan kiến trúc công trình.
*Thực hiện xây dựng các công trình gồm:
- Sửa chữa cải tạo, xây dựng mới công trình dân dụng.
- Xây dựng công trình công nghiệp.
- Xây dựng công trình hạ tầng.
- Xây dựng công trình giao thông.
Công ty xây dựng Thành Nam với một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thi công. Bao gồm:
- 44 tiến sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế.
- 470 công nhân thuộc lực lượng lao động thường xuyên của công ty.
Công ty xây dựng Thành Nam được sự hỗ trợ có hiệu quả của trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, do đó công ty có thể giải quyết những vấn đề phức tạp của thực tế sản xuất nhờ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về kỹ thuật xây dựng.
Việc ứng dụng kỹ thuật tin học vào việc lập dự án thiết kế thi công, quản lý thi công, hoàn công, quản lý tài chính, kế toán và văn phòng đã được công ty triển khai và ứng dụng có hiệu quả trongnhiều năm vừa qua.
Bên cạnh đó công ty còn có một hệ thống các xưởng sản xuất trực thuộc. Bao gồm:
- Xưởng sản xuất và gia công đồ gỗ.
- Xưởng sản xuất và gia công hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ.
- Xưởng sản xuất và gia công kết cấu thép, nhôm kính, Inox.
Công ty có một hệ thống máy móc, thiết bị ngoại nhập tương đối hiện đại đủ sức đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đa dạng hiện nay:
- Máy móc vận chuyển.
- Thiết bị nâng (gồm các loại vận thăng và cần cẩu).
- Thiết bị thi công các hệ thống điện - điều hoà thông gió.
- Thiết bị thi công hệ thống nội thất và sản xuất đồ gỗ, thép, nhôm kính...
Công ty xây dựng Thành Nam đã và đang thực hiện thi công nhiều công trình thuộc chủng loại, đòi hỏi kỹ thuật đa dạng và phức tạp. Bao gồm:
- Xây dựng các công trình dân dụng nhà cao tầng và hệ thống xử lý móng phức tạp.
- Xây dựng khách sạn bao gồm phòng ngủ; văn phòng cho thuê; khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Trang trí nội thất; cung cấp đồ gỗ.
- Lắp đặt hệ thống thang máy cho nhà cao tầng.
- Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch và nước thải. hệ thống hạ tầng, giao thông, sân vườn, khu công cộng.
Những dự án mà công ty đã thi công đòi hỏi kỹ thuật khá đa dạng và phức tạp. Song với khả năng chuyên môn cao, công ty đã hoàn thành xuất sắc các dự án đó.
Trong những năm gần đây với tiềm năng sẵn có, với chiến lược phát triển đúng đắn, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề chuyên môn giỏi, giá trị sản lượng sản xuất của công ty tăng lên không ngừng, công ty đã và đang thi công nhiều công trình có quy mô lớn, kết cấu hiện đại như khách sạn Hoà Bình, khách sạn Kim Liên, khách sạn Hoàng Long, Nhà làm việc Ngân hàng - 46 Lý Thái Tổ, trung tâm đào tạo nghề mộc cao cấp Hà Tây, phòng mổ bệnh viện Xanh Pôn, thi công mái khách sạn The Liên...
Với địa bàn hoạt động cả nước, công ty xây dựng Thành Nam chuyên nhận thầu, xây lắp các công trình với hình thức chìa khoá trao tay hoặc nhận thầu trực tiếp công trình, hạng mục công trình. Bên cạnh đó công ty còn có khả năng về vốn để tiến hành liên doanh, liên kết với mọi hình thức, mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để sản xuất vật liệu, thi công xây lắp và kinh doanh bất động sản.
Khi mới thành lập công ty chỉ có 417,8 triệu tổng số vốn kinh doanh, sau 9 năm hoạt động đến hết năm 2002 số vốn kinh doanh của công ty là 63.664,5 triệu đồng, tăng lên 145 lần.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên doanh thu giữa các năm không được ổn định, cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh vào những năm gần đây của công ty xây dựng Thành Nam như sau:
Đơn vị : triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
1
Doanh thu
21.145
42.847
2
Chi phí
21.118
42.654
3
Tổng lợi nhuận
27,5
192,5
4
Tỷ suất lợi nhuận/DT(%)
0,13
0,45
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh ở công ty xây dựng Thành Nam
a. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Như chúng ta đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình sản xuất các loại sản phẩm của Công ty xây dựng Thành Nam nói riêng và các Công ty xây dựng nói chung có đặc thù sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự đoán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất sau:
- Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp
- Ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (bên A)
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết. Công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc hạng mục công trình).
+ San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng
+ Tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư.
+ Xây, trát, trang trí, hoàn thiện
- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
- Bàn giao công trình hoàn thành và thanh toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
b. Tổ chức sản xuất và công nghệ sản xuất:
- Tiếp thị: Là công việc tiếp cận và nắm bắt các thông tin để tìm kiếm việc làm. Việc tìm kiếm này nhằm nắm bắt các diễn biến về giá cả, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, chuẩn bị số liệu cần thiết cho việc quảng cáo, giới thiệu với khách hàng về năng lực công ty phục vụ cho việc đấu thầu các công trình.
- Lập hồ sơ dự thầu gồm:
+ Bóc tiên lượng dự toán
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công. Bước này do phòng kinh tế - kỹ thuật thực hiện chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc.
- Nhận thầu và thi công công trình : sau khi trúng thầu tiến hành thương thảo và ký hợp đồng với chủ đầu tư và bắt đầu giao cho đội, xí nghiệp tiến hành thi công trên cơ sở hợp đồng và hồ sơ dự thầu
Thi công công trình được tiến hành theo những bước như sau:
+ Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thiết kế, đề xuất ý kiến thay đổi hoặc bổ sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện thi công thực tế.
+ Thi công phải bảo đảm chất lượng, đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động.
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thi công thực hiện các quy định về quản lý vật tư, thiết bị, kiểm tra xác nhận khối lượng công việc hoàn thành.
+ Soạn thảo, phổ biến các quy trình công nghệ, quy trình quy phạm kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
c. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng thành nam
Công ty xây dựng Thành Nam tổ chức bộ máy theo mô hình tập trung gồm: Giám đốc,các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc và phụ trách theo từng mảng khác nhau, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng giúp giám đốc điều hành công việc của công ty ; các đội, xí nghiệp trực thuộc công ty thực hiện công tác thi công xây lắp công trình.
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TCLĐ
Các đội xây lắp 1,2
Phó giám đốc
Phòng KH,KT,KT
Các xí nghiệp 1,2
Phó giám đốc
Phòng TC-KT
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận phòng ban như sau:
- Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, là người điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các phó giám đốc công ty: giúp việc cho giám đốc công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc công ty.
- Kế toán trưởng công ty : giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phân công công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán thống kê của công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Các phòng ban chức năng : giúp việc cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng theo sự phân công của ban lãnh đạo công ty.
* Phòng kinh tế-kế hoạch-kỹ thuật-tiếp thị: là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc và chuẩn bị hồ sơ dự thầu và đấu thầu.
+ Nhận hồ sơ thiết kế, dự toán và các tài liệu có liên quan để giao lại cho các đơn vị thi công, là đầu mối giao tài liệu thanh quyết toán trước khi trình giám đốc ký duyệt, nhận tài liệu khi được chủ đầu tư và đơn vị chủ quản phê duyệt để sao giữ cho các đơn vị phòng ban liên quan.
+ Tham gia cùng với đơn vị tính toán, điều chỉnh bổ sung đơn giá, xây dựng đơn giá đối với những công việc khác biệt, kiểm tra dự toán, quyết toán của các công trình trước khi trình giám đốc.
+ Chuẩn bị mọi thủ tục, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công sau khi được giám đốc công ty giao việc.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo dõi các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện hợp đồng để từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp đồng cho phù hợp.
+ Tiến hành thanh lý hợp đồng với bên A và các đơn vị phụ thuộc.
+ Kiểm tra tính toán xác nhận khối lượng thực hiện của các đơn vị hàng tháng để giám đốc công ty xác định được khối lượng các công việc đã hoàn thành để từ đó có biện pháp thúc đẩy hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng.
+ Lập biện pháp tổ chức thi công, kèm theo biện pháp an toàn lao động.
+ Kiểm tra giám sát tiến độ thi công, chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động, bảo hộ lao động các công trình theo chức năng nhiệm vụ.
+ Cùng với bên A và tư vấn thiết kế giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật, chất lượng, thay đổi thiết kế và tiến độ thi công trong quá trình thi công công trình.
*Phòng tổ chức lao động tiền lương
+ Chuẩn bị hợp đồng giao khoán (khi đã có ý kiến giám đốc)
+ Theo dõi đơn vị thực hiện hợp đồng giao khoán gồm: kiểm tra nhân lực, chứng từ lương, định mức đơn giá khoán nội bộ, phân phối tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở chính sách đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và quy định của nội bộ công ty.
+ Căn cứ vào yêu cầu sản xuất bố trí lực lượng cán bộ cho phù hợp tình hình sản xuất và yêu cầu công việc.
+ Thanh lý hợp đồng giao khoán giữa công ty với đơn vị trực thuộc khi quyết toán được duyệt.
*Phòng tài chính kế toán:
+ Hàng tháng căn cứ kết luận đã được phòng KTKH kiểm tra xác nhận để cho vay vốn theo quy chế sau khi được giám đốc duyệt.
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị để đảm bảo chi đúng mục đích và hiệu quả đồng vốn.
+ Kiểm tra việc hạch toán thu chi của các đơn vị theo mẫu biểu công ty hướng dẫn, kiểm tra chứng từ, thu chi theo quy định của Bộ Tài Chính. Nếu phát hiện sai sót, chưa hợp lý yêu cầu đơn vị sữa chữa hoàn chỉnh chứng từ sổ sách.
+ Kết hợp với phòng KTKH và các đơn vị để lập kế hoạch đôn đốc thu hồi vốn cho phụ vụ thi công công trình, giảm lãi vay cho đơn vị.
+ Hạch toán giá thành, phân tích hoạt động kinh tế của công ty trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và chế độ chính sách Nhà nước hiện hành.
d. Tổ chức kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc. Phòng tài chính kế toán công ty có 6 người, 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên. Tại các xí nghiệp, đội có các nhân viên kế toán. Dưới xí nghiệp, đội không có bộ máy kế toán độc lập mà hạch toán phụ thuộc công ty. Có thể khái quát bộ máy kế toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Thành Nam
Kế toán trưởng
Kế toán thuế lương
Kế toán chi phí sản xuất
Kế toán tổng hợp
KT TSCĐ và vật tư
Kế toán quỹ
Nhân viên kế toán các đội, xí nghiệp trực thuộc
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
- Kế toán trưởng:
+ Phụ trách trực tiếp phân công công việc cho các nhân viên trong phòng thực hiện.
+ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của công ty từ đội, xí nghiệp đến các phòng ban.
+ Nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành cho các đội, xí nghiệp trực thuộc cùng các phòng ban chức năng giải quyết các công việc tài chính kế toán liên quan đến bên A, tổng công ty, cục thuế, ngân hàng, cục quản lý doanh nghiệp,
- Kế toán tổng hợp:
+ Ghi sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản
+ Kiểm tra định khoản kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn cơ quan.
+ Lập bảng cân đối phát sinh của toàn công ty và các đội, xí nghiệp
+ Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty, hạch toán các khoản thuế, các khoản thu nhập.
+ Lập báo cáo quyết toán tài chính toàn công ty
- Kế toán công nợ, quỹ:
+ Theo dõi cấp phát chi phí cho 2 xí nghiệp và các đội, tổ , báo cáo chi tiết công nợ giữa các công ty với các đơn vị
+ Kiểm tra đối chiếu chứng từ thu chi, chứng từ ngân hàng
+ Quản lý và lập báo cáo quỹ.
- Kế toán TSCĐ và vật tư
+ Vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ của khối cơ quan công ty
+ Tính khấu hao TSCĐ của khối cơ quan công ty.
+ Lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ, vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao của toàn công ty
+ Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ
+ Lên bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhập xuất, tồn vật tư
+ Lập bảng quyết toán, hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị
- Kế toán thuế và tiền lương:
+ Hàng tháng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, lập bảng kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra
+ Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng
+ Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước
+ Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, BHXH hàng tháng để báo cáo cán bộ công nhân viên làm việc tại các công trình cho phòng tổ chức lao động tiền lương theo mẫu quy định của công ty.
- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành
+ Tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung
+ Tổng hợp biểu chi phí giá thành công trình của các đơn vị trực thuộc
+ Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình
Xác định kết quả lãi lỗ của công trình
- Nhân viên kế toán các đơn vị trực thuộc:
ở đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán mà chỉ có các nhân viên kế toán. Các nhân viên kế toán này làm nhiệm vụ thu thập chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất của đơn vị mình. Định kỳ hàng tháng, quý các nhân viên kế toán phải gửi về công ty để đối chiếu , so sánh với nhân viên trực tiếp theo dõi ở phòng kế toán công ty.
e. Tổ chức hệ thống chứng từ
Chứng từ được tập hợp về phòng tài chính kế toán công ty:
+ Chứng từ tiền mặt gồm: phiếu thu chi, uỷ nhiệm thu chi
+ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, bảng tính trích KHTSCĐ, phân bổ KHTSCĐ
+ Tiền lương: bảng chấm công, chia lương, bảng thanh toán lương chi tiết, bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Chi phí : bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê chi phí nhân công, bảng kê chi phí máy thi công, bảng kê chi phí khác và bảng kê chứng từ chi phí.
c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Để theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Trình tự tổ chức sổ kế toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán công ty Thành Nam
Chứng từ gốc
Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Các sổ nhật ký “Đặc biệt”
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
kế toán
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi định kỳ (5 ngày)
Quan hệ đối chiếu
II. thực tế công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xây dựng thành nam.
Phân loại chi phí:
Chi phí sản xuất ở công ty xây dựng Thành Nam tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo 4 khoản mục sau:
Chi phí NVLTT: Vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện bê tông, phụ gia, giàn giáo, ván khuôn...
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí sản xuất máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao máy thi công, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác sử dụng cho máy thi công, chi phí sửa chữa lớn máy thi công...
Chi phí sản xuất chung: Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định không phải là máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng cho đội sản xuất.
Phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giúp cho việc quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành và định mức sản xuất cho kỳ sau:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty xây dựng Thành Nam là một doanh nghiệp xây lắp mang đầy đủ những đặc điểm của ngành xây dựng. Vì vậy, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên những căn cứ sau:
- Tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục
- Loại hình sản xuất đơn chiếc
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán cho các xí nghiệp.
- Đảm bảo yêu cầu thực hiện hạch toán nội bộ trong công ty. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác do quy mô sản xuất của công ty và đảm bảo yêu cầu quản lý của Công ty đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nội dung hạch toán chi phí sản xuất
a. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp .
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau. Để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất thi công tránh việc vận chuyển tốn kém nên xí nghiệp tổ chức kho vật liệu ngay ở từng công trình. Vật tư mua về được nhập vào kho công trình. Nhân viên kinh tế đội, thủ kho kiểm tra về số lượng, chất lượng. Rồi lập phiếu nhập kho làm 2 bên (1 liên thủ kho giữ, một liên ở phòng kế toán) khi có nhu cầu sử dụng vật tư, chủ nhiệm công trình (đội trưởng) viết phiếu xuất kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị chuyển cho thủ kho đổi xuất vật tư phục vụ thi công.
Công ty Xây dựng Thành nam
Mẫu 02-VT
Ban hành theo QĐ 1141/TC/QD/CĐKINH Tế
Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính
Phiếu xuất kho
Ngày 10/12/2002
Số 52
Nợ TK 621
Có TK 152
- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Hàn
- Lý do xuất kho: Lát đá hành lang, cầu thang
- Xuất tại kho: Trung tâm thiết bị y tế.
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xi măng
Hoàng Thạch
Kg
2.350
700
1645000
2
Cát vàng
m3
5
49500
247500
3
Đá Granit xám
m3
80
1100000
88000000
4
Cộng
8989
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3111.doc