Lực lượng kiểm tra gồm nhiều thành phần nhằm đảm bảo tính khoa học, phong phú, phát huy tính dân chủ, tích cực nhằm mang tính quần chúng trở thành một bộ phận hoạt động quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên. Sau đó, tiến hành tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên, cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, các bước hoạt động kiểm tra một cách đồng bộ và chính xác khi đánh giá năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của giáo viên qua các tiết dự giờ chủ yếu là do từng thành viên trong ban phụ trách nhưng cũng có đôi lúc chưa nghiêm khắc vẫn còn mang tính bao che hoặc nhẹ tay trong việc cho điểm, xếp loại so với mức độ đạt được tiết dạy đó của giáo viên. Do vậy, bản thân tôi rất tâm đắc và không hời hợt trong hoạt động này, thường xuyên giám sát việc thực hiện của từng thành viên. Vận dụng linh hoạt các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng kiểm tra hoặc chế độ bồi dưỡng khác, đồng thời tôi có tham mưu với cấp trên để có chế độ khen thưởng cho những thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ và phê bình thẳng thắn những thành viên chưa thực hiện tốt công tác này.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4454 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với việc kiểm tra quy chế chuyên môn của giáo viên là phải kiểm tra toàn bộ đội ngũ một cách tương đồng giữa các lớp.
Kế hoạch kiểm tra cần đồng bộ, ăn khớp nhịp nhàng và phù hợp với kế hoạch, chủ đề của năm học.
Lên kế hoạch kiểm tra cả một năm học, tháng, tuần thật chi tiết: Nội dung công việc và tên giáo viên, thời gian tiến hành và các đề mục cụ thể ở các loại kế hoạch năm, tháng, tuần, bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch, có thể thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và treo ở văn phòng nhà trường, vào vị trí dễ theo dõi.
2.6.2. Các bước tổ chức kiểm tra tiến hành
*Xây dựng lực lượng kiểm tra
*Phân cấp trong kiểm tra
*Xây dựng chế độ kiểm tra
*Chỉ đạo kiểm tra
*Tổng kết và điều chỉnh kiểm tra
II. Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên năm học 2009-2010
Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường tiểu học N’Trang Lơng có 3 phân hiệu: Điểm chính ở Buôn ÊaYông A; điểm lẻ 1 ở Buôn ÊaYông B; điểm lẻ 2 ở Thôn Thạch Lũ. Học sinh phần lớn là con em nông dân và đại đa số là học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Có 4 dân tộc cùng học tại trường là: Êđê, Tày, Nùng, Kinh nên ngôn ngữ bất đồng. Địa bàn của trường chủ yếu ở 5 thôn, buôn đó là: Buôn ÊaYông A, Buôn ÊaYông B, Buôn Gha Mah, Thôn ÊaWi và Thôn Thạch Lũ.
Tổng diện tích của trường: 13 567m2; chia ra như sau:
+Điểm chính: 8 468 m2 diện tích sử dụng: 651,7m2
+Điểm lẻ 1: 2 243m2 diện tích sử dụng: 510 m2
+Điểm lẻ 2: 2 856m2 diện tích sử dụng: 360m2
Tổng diện tích chia đều bình quân trên mỗi học sinh là trên 21m2.
1.1. Về cơ sở vật chất
Năm học 2009-2010 trường có 27 phòng; trong đó có 9 phòng kiên cố, còn lại là bán kiên cố; mượn 4 phòng để sử dụng làm phòng hội họp, văn phòng làm việc, phòng thư viện và 1 phòng thiết bị. Phòng học và bàn ghế học sinh không đủ để tổ chức cho 100% lớp học 7-8buổi/tuần, có 135 bộ bàn ghế đạt chuẩn.
1.2. Về Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL, GV, NV)
Tổng số CB, GV, NV: 46 người; trong đó CBQL: 03 người; có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng, có 38 giáo viên; trong đó: giáo viên Âm nhạc: 02; trong đó có 01 giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội, GV Mỹ thuật: 02; Phụ trách công tác PCXM của toàn xã: 01, nhân viên có: 05 người; trong đó: 01 kế toán; 01 thư viện; 01 thiết bị; 01 văn thư và 01 bảo vệ hợp đồng trong biên chế. Toàn trường có tuổi đời từ 20 đến 51, có 42/46 người đã có gia đình.
1.3.Về công tác vận động học sinh
Năm học 2009-2010 trường đã vận động được 510 em đến trường với 25 lớp, trong đó nữ: 245; dân tộc: 399em, được chia ra các khối như sau:
Khối lớp
Số lớp
Tổng số học sinh
Học sinh dân tộc
Nữ
Nữ dân tộc
Một
5
100
80
48
40
Hai
5
89
74
52
43
Ba
5
105
76
38
28
Bốn
5
111
94
55
49
Năm
5
105
75
52
38
Tổng
25
510
399
245
198
a.Thuận lợi
Trong những năm học qua, trường đã được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dận xã ÊaYông và Phòng giáo dục cấp 15 máy vi tính cho học sinh, 35 bộ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh. Đặc biệt là sự quan tâm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện đã giúp đỡ, tạo nguồn kinh phí xây dựng, tu sửa nâng cấp 08 phòng học 02 điểm chính Buôn ÊaYông A.
Địa điểm nơi trường đóng phù hợp cố định lâu dài, có chiều hướng tốt cho phát triển xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thuận lợi cho học sinh tham gia học tập chuyên cần và đúng giờ.
Tất cả CB, GV, NV đều có tư tưởng chính trị vững vàng. Phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tinh thần đoàn kết cao, có ý chí phấn đấu vươn lên, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, chấp hành tốt các cuộc vận động của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cuộc vận động mang tính xã hội lớn khác của các cấp.
Có 10 giáo viên giỏi cấp huyện rải đều ở các khối, đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào thi đua “hai tốt” của nhà trường, hầu hết GV luôn quan tâm đến tình hình học tập và sinh hoạt của học sinh lớp mình, thường xuyên liên lạc, gặp gỡ với phụ huynh học sinh về học tập và rèn luyện của các em. Có ban đại diện Cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực, trách nhiệm, hoạt động hội đạt hiệu quả cao.
Có chi bộ Đảng sinh hoạt độc lập, luôn chỉ đạo sáng suốt mọi hoạt động của nhà trường và các đoàn thể. Có chi đoàn thanh niên hoạt động sôi nổi. Công tác đội thiếu niên tiền phong ược xác định thiết thực, tổ chức nhiều nội dung phong trào hoạt động rất ý nghĩa. Năm 2009 phát triển đến 18 đảng viên, đều là những tấm gương sáng có tâm huyết với nghề nghiệp giáo dục của địa phương.
Học sinh ngoan, lễ phép, tích cực trong các phong trào thi đua như: thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động trò chơi dân gian, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào rèn vở sạch chữ đẹp và các phong của đoàn, đội, sao nhi đồng, như: công tác Trần Quốc Toản, nuôi heo đất,…
b. Khó khăn
Nhận thức của nhân dân trong việc chăm lo học tập của con em còn hạn chế, chưa định hướng tương lai cho con em mình, vẫn còn quan niệm là chỉ cần cho con biết vài “cái chữ” thôi là đủ. Việc nhận thức về công tác xã hội hoá giáo dục chưa đồng đều, một phần do tư tưởng ỉ lại Nhà nước.
Ý thức học tập của học sinh chưa cao, thường hay nghỉ học mùa vụ càphê, mùa gặt,…phụ giúp gia đình và theo gia đình đi làm ăn kiếm sống nay đây mai đó dẫn đến tình trạng ở lại lớp. Một số em do ngại bạn bè vì không trang lứa nên dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng.
Công tác xã hội hoá giáo dục, chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Do đặc thù của trường được bảo tồn từ trước năm 1990 nên hiện nay trường có đến 13 phòng ngói xuống cấp trầm trọng, 139 bộ bàn ghế đã mục; chưa có phòng chức năng, nhà hiệu bộ; chưa đủ bàn ghế chuẩn cho học sinh, phòng học 2buổi/ngày; chưa có cổng trường, tường rào, sân chơi, bãi tập cho học sinh ở phân hiệu Thạch Lũ; chưa có sân bãi tập thể dục cho học sinh ở điểm chính Buôn ÊaYông A, văn phòng, phòng hội họp, phòng thư viện- thiết bị chưa có, còn phải mượn phòng học.
Chất lượng học tập của học sinh chưa thật sự vững chắc, vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp chưa đảm bảo, chỉ đạt trên 73%.
Hoạt động của đoàn thể, chuyên môn thực sự chưa được nghiêm túc và đồng bộ để thúc đẩy mọi hoạt động chung trong nhà trường. Một số giáo viên tuy công tác giảng dạy đã lâu năm nhưng tư tưởng, ý thức còn mang nặng tính chủ nghĩa trung bình, ít học hỏi rèn luyện, ngại tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học mới để nâng cao chuyên môn nghiệp vu, một số giáo viên trẻ cũng rất nhiệt trong giảng dạy nhưng kinh nghiệm dạy học tốt vẫn còn hạn chế.
2. Biện pháp tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
Đầu năm học Hiệu trưởng triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp, chủ đề của năm học và đặc biệt chú trọng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn lồng ghép với biên chế từng học kỳ. Kế hoạch kiểm tra, ban kiểm tra và các tổ chức khác được công khai trong buổi họp Hội đồng sư phạm vào cuối tháng 5 năm 2009 chuẩn bị bước vào năm học mới, sau đó tiếp tục thống nhất một lần nữa trong đại hội công nhân viên chức ngày 20 tháng 10 năm 2009 và đề ra cam kết thực hiện các nội dung như sau:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc vận động theo chủ đề năm học và các phong trào phát động thi đua “Hai tốt” của trường và ngành.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và sửa đổi lối làm việc. Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Tham gia nhiệt tình tháng khuyến học, thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông.
- Nghiêm túc thực hiện chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 13/4/2007 và công văn số 319/CV-HU ngày 23/4/2009 về tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị 11/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp. Đến lớp muộn quá 5 phút hoặc về sớm sẽ chịu hành vi sử phạt từ khiển trách trở lên (nếu không có lý do chính đáng hoặc không báo cáo kịp thời cho nhà trường). - 100% CB, GV, NV thực hiện nghiêm túc ngày công lên lớp, hội họp. Không xét thi đua cuối năm đối với Cán bộ, giáo viên, nhân viên vắng họp khi không có lý do chính đáng hoặc có lý do từ 3-4 lần.
- 100% CB, GV, có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp trường trở lên. 100% giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học ít nhất 2 cái/năm. Xây dựng góc học tập của lớp. Thực hiện nghiêm túc công tác giảng dạy lớp học 2buổi/ngày. Thành lập được đội cồng chiêng măng non và hát dân ca, tập luyện cho học sinh trò chơi dân gian và các hoạt động ngoại khoá. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình hiếu học, gia đình văn hoá, xây dựng tốt khối đại đoàn kết nội bộ, xây dựng trường học đạt đơn vị văn hoá. Không khiếu kiện vượt cấp, sai sự thật, phát ngôn thiếu chính xác. Thực hiện dự giờ thực chất, cấm mượn sổ giáo án hoặc sổ dự giờ đồng nghiệp để sao chép. Tuyệt đối không có tình trạng soạn bài trên lớp, lên lớp không có giáo án hoặc không có đồ dùng dạy học.
- Trừ điểm thi đua của GV đối với các lớp xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau (tuỳ theo mức độ để tiến hành xử lý). Tuyệt đối không để tình trạng học snh bỏ học giữa chừng, trừ điểm thi đua đối với giáo viên có học sinh bỏ học giữa chừng nếu không có lý do chính đáng. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thực hiện đúng văn hoá công sở theo công văn 129/2007 ngày 02/8/2007 của thủ tướng Chính phủ. Các ngày lễ Nam mặc Veston, áo sơ mi; nữ mặc quần áo dài hoặc đồ truyền thống, đeo thẻ công chức khi lên lớp hoặc ngày lễ.
- Khuyến khích giáo viên biết sử dụng máy chiếu trong soạn giảng. Soạn giáo án điện tử, vitính nhưng chỉ được phép với những GV có chứng chỉ.
- Hạ điểm thi đua đối với GV để tình trạng học sinh bôi bẩn hoặc vẽ bậy lên tường, lên bàn; không có đủ dụng cụ trực nhật và bình chứa nước uống cho học sinh. Chịu hình thức từ cảnh cáo trở lên đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, nhà trường đề nghị Phòng giáo dục chuyển công tác trường khác.
- 100% CB, GV, NV thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010.
Hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên được cụ thể theo từng học kỳ, tháng, tuần, lồng ghép với các mặt hoạt động khác của kế hoạch nhà trường thực hiện chuyên đề, phân công cụ thể tất cả từng giáo viên .
Kế hoạch năm thiết kế theo mẫu sau:
Thời gian
Đối tượng kiểm tra
Nội dung kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
Lực lượng kiểm tra
Ghi chú
Tháng 9
Tháng 10
................
................
Kế hoạch kiểm tra theo tháng:
Tuần
Tháng
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Ghi chú
9
10
..............
Kế hoạch kiểm tra tháng được đưa vào đầu việc của kiểm tra toàn năm, trong đó ghi đầu nội dung công việc, đối tượng kiểm tra, thời gian tiến hành từng tuần.
Thứ tự
Thứ
Nội dung kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
Lực lượng kiểm tra
Ghi chú
(thứ tự tiết)
1
Hai
..........
..........
2
Ba
..........
............
Trong kế hoạch cần nêu công việc chung rồi triển khai một số nội dung trong kế hoạch: Mỗi giáo viên dạy 3tiết/học kỳ (có phiếu đánh giá tiết dạy); thực hiện tham gia sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, sinh hoạt dưới cờ (bắt buộc đối với giáo viên chủ nhiệm); dự họp hội đồng đầy đủ; khi nghỉ phải có lý do và làm đơn xin phép cụ thể hơn là ghi tên giáo viên dạy thay, sau khi nghỉ giáo viên phải có kế hoạch dạy bù các bài còn chậm; soạn giáo án đầy đủ và kịp thời theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định điều 27 Điều lệ trường tiểu học; trong ý 01 điều 31 Điều lệ trường tiểu học về việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, chấm, trả bài cho học sinh…; thực hiện trả bài học sinh chậm nhất là 1 tuần, tích cực trong việc thực hành thí nghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, khoa học và sáng tạo.
Khoảng đến giữa tháng 9, tiến hành ra quyết định kiểm tra toàn diện giáo viên và tiến hành kiểm tra khoảng 50% tổng số giáo viên toàn trường chủ yếu là trong học kỳ I và vào tuần 3 của tháng 1, cả tháng 2 trong học kỳ II, sắp xếp một cách tương đồng giữa các khối lớp. Trong kế hoạch phân công ghi cụ thể tên giáo viên, nội dung công việc, thời gian kiểm tra, tuần nào, tên bài dạy, tiết chương trình, tên giáo viên sẽ dự tiết đó. Vấn đề này thống nhất trong tổ để công việc kiểm tra dễ dàng hơn, trôi chảy hơn. Lịch phân công được dán lên vị trí dễ nhìn để giáo viên tiện theo dõi và thực hiện nghiêm túc, giao cho văn thư sao gửi về các tổ khối trưởng chuyên môn một bản để tổ chuyên môn kịp thời nhắc nhở và giúp đỡ thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ phân công.
Đối tượng cần kiểm tra đầu tiên là những giáo viên năm trước chuyên môn chưa vững và một số giáo viên mới ra trường, rồi tiếp đến là những giáo viên giỏi huyện. Để nhằm đánh giá khách quan và hiệu quả hơn tôi đã chỉ đạo các tổ thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức, cụ thể như:
2.1. Thực hiện tổ chức kiểm tra
a. Xây dựng cơ chế kiểm tra: Tôi sử dụng cơ chế hỗn hợp để kết hợp hai cơ chế kiểm tra trực tiếp (hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng kiểm tra giáo viên) với cơ chế kiểm tra gián tiếp (tổ khối trưởng kiểm tra giáo viên).
Trong cơ chế kiểm tra trực tiếp thì ban giám hiệu nhà trường trực tiếp kiểm tra giáo viên nhất là đối với một số giáo viên chuyên môn chưa vững vàng, chưa đạt yêu cầu về việc thực hiện quy chế chuyên môn hoặc khi tổ khối trưởng có yêu cầu ban lãnh đạo kiểm tra.
Trong cơ chế kiểm tra gián tiếp: tổ khối trưởng lên kế hoạch kiểm tra giáo viên theo chỉ đạo của chuyên môn nhà trường để tạo điều kiện tốt cho sự chuyển hoá kiểm tra thành tự kiểm tra khi lãnh đạo chưa có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện đó của tổ trưởng chuyên môn, có đôi lúc hiệu quả kiểm tra của cơ chế này còn chưa cao, vì một số tổ trưởng kinh nghiệm còn hạn chế. Chính vì thế, nên mỗi khi trong tổ chuyên môn có giáo viên thao giảng tôi đã cùng tham gia dự giờ. Từ đó nhằm bồi dưỡng trực tiếp cho họ kinh nghiệm nghiệp vụ kiểm tra giáo viên.
b. Xây dựng lực lượng kiểm tra: Muốn cho công tác kiểm tra đạt được kết quả tốt, người Hiệu trưởng phải xây dựng được lực lượng kiểm ta hợp lý, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ ràng quyền hạn ngay từ đầu năm học, luôn thu hút và lôi cuốn nhiều thành viên làm tốt việc kiểm tra.
Trước khi thành lập ban kiểm tra, hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch đầu năm để tiếp thu ý kiến đề xuất của thành viên và thông qua nguyên tắc kiểm tra, thành lập ban kiểm tra gồm các thành phần sau:
STT
Họ và tên
Chức vụ
Công việc
Phân công
Ghi chú
1
H’ Yer Knul
Hiệu trưởng
Trưởng ban
Tổ trưởng
2
Nguyễn Thị Vích
PHTchuyên môn
Phó ban
Tổ trưởng
3
Phạm Mạnh Quân
PHT PTCSVC
Phó ban
Tổ trưởng
4
Nguyến Thị Chính
CT Công đoàn
Uỷ viên
Tổ phó
5
Khương Thị Chung
Khối trưởng khối 1
Uỷ viên
Tổ phó
6
Bùi Thị Mai
Khối trưởng khối 2
Uỷ viên
Tổ phó
7
Phan Thị Thuỷ
Khối trưởng khối 3
Uỷ viên
Tổ phó
8
Trần Thị Hạnh
Khối trưởng khối 4
Uỷ viên
Tổ phó
9
Nguyễn Thị Hồng
Khối trưởng khối 5
Uỷ viên
Tổ phó
10
Nhâm Thanh Hương
Giáo viên giỏi
Uỷ viên
Thư ký
11
Nguyễn Thị Thu Hà
Giáo viên giỏi
Uỷ viên
Tổ phó
12
Trần Thị Hoa
Giáo viên giỏi
Uỷ viên
Tổ phó
Lực lượng kiểm tra gồm nhiều thành phần nhằm đảm bảo tính khoa học, phong phú, phát huy tính dân chủ, tích cực nhằm mang tính quần chúng trở thành một bộ phận hoạt động quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên. Sau đó, tiến hành tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên, cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, các bước hoạt động kiểm tra một cách đồng bộ và chính xác khi đánh giá năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của giáo viên qua các tiết dự giờ chủ yếu là do từng thành viên trong ban phụ trách nhưng cũng có đôi lúc chưa nghiêm khắc vẫn còn mang tính bao che hoặc nhẹ tay trong việc cho điểm, xếp loại so với mức độ đạt được tiết dạy đó của giáo viên. Do vậy, bản thân tôi rất tâm đắc và không hời hợt trong hoạt động này, thường xuyên giám sát việc thực hiện của từng thành viên. Vận dụng linh hoạt các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng kiểm tra hoặc chế độ bồi dưỡng khác, đồng thời tôi có tham mưu với cấp trên để có chế độ khen thưởng cho những thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ và phê bình thẳng thắn những thành viên chưa thực hiện tốt công tác này.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh thì việc thực hiện quy chế chuyên môn là một trong những việc rất quan trọng, có vai trò quyết định mọi sự thành công trong nhà trường, nên tôi thường xuyên nắm bắt thông tin và làm công tác kiểm tra đối với việc thực hiện của tổ trưởng chuyên môn các khối, ngoài ra cần nắm thêm thông tin từ Phó hiệu trưởng để từ đó xác định đúng trình độ của đội ngũ giáo viên đồng thời nắm được tâm tư nguyện vọng của họ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Thiết nghĩ, đây cũng là cơ sở để người Hiệu trưởng có cái nhìn đúng đắn về chất lượng đội ngũ để từ đó đặt ra những mục tiêu khả thi cho kế hoạch sau này.
2.2. Xây dựng chuẩn kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
Khi xây dựng chuẩn việc kiểm tra nhiệm vụ thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, người quản lý phải căn cứ vào:
+Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học; Quyết định số 04/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/2/2008 của Bộ Giáo dịc và Đào tạo quy định về việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học.
+Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 về việc hướng thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
+ Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
+Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Dùng để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên. Chuẩn kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên được xây dựng một cách cụ thể và khoa học.
Để cho việc kiểm tra được dễ dàng, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng tổ chức họp các tổ khối trưởng chuyên môn để bàn về các tiêu chí chấm điểm xếp loại các tiết dạy đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó tổ chuyên môn về phổ biến cho các thành viên trong buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ.
Đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên thực hiện theo phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học kèm theo công văn số: 10358/BGDĐT-GDTH, ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xếp loại giỏi phải được tính từ 18 điểm trở lên; khá từ 15 điểm đến 17,5 điểm; trung bình từ 10 điểm đến 14,5điểm,… Sau đó lấy điểm trung bình của 3 tiết dạy để tính điểm xếp loại thi đua, nếu giáo viên dạy thiếu tiết thì sẽ mất rất nhiều điểm.
Căn cứ vào kết quả giáo viên tự xét chấm điểm sau đó tổ xét và cuối cùng là hội đồng thi đua của nhà trường xét, đánh giá để công nhận và xếp loại giáo viên.
Giáo viên phải đảm bảo ngày giờ công, đảm bảo chế độ cho điểm, kiểm tra, chấm bài đúng quy định. Khi có tình trạng học sinh nghỉ trong tiết kiểm tra học kỳ hoặc giữa kỳ thì phải báo ngay cho bộ phận chuyên môn nhà trường đồng thời tổ chức cho học sinh đó kiểm tra lại, nếu học sinh không thực hiện nghiêm túc thì giáo viên sẽ cho điểm 0 vào cột kiểm tra đó rồi thông báo với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh đó để phụ huynh kịp thời quán xuyến, nhắc nhở con em họ.
*Về hồ sơ sổ sách tất cả giáo viên phải có đủ loại sổ theo quy định như: giáo án, sổ điểm cá nhân, đăng ký bài dạy, sổ ghi chép hội họp, sổ chủ nhiệm, lịch báo giảng, sổ nghiệp vụ.
Ghi điểm học sinh trong sổ gọi tên ghi điểm, giáo viên phải đảm bảo cho học sinh đủ cột điểm kiểm tra theo phân phối chương trình đối với những môn đánh giá bằng điểm số và những môn nhận xét bằng định tính đúng theo thônng tư 32/2009/BGDĐT ngày 27/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá cho điểm học sinh, thống nhất ghi điểm vào sổ cuối mỗi tháng để tránh tình trạng tẩy xoá.
Xây dựng các tiêu chí thực hiện giảng dạy đúng, đủ chương trình theo Bộ Giáo dục quy định và ban hành, làm đồ dùng dạt học, tham gia các hoạt động ngoại khoá; sự tiến bộ của học sinh so với khi giáo viên mới nhận lớp. Giao khoán sĩ số học sinh, tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ lớp đối với GVCN lớp. Bàn giao chất lượng học sinh đầu năm giữa các lớp (lớp dưới lên lớp trên). Tăng cường trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm tối thiểu học sinh lưu ban và tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, không để tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Tích cực tổ chức phong trào giữ vở sạch, chữ đẹp trong học sinh và viết chữ đẹp đối với giáo viên. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Khuyến khích học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. Chỉ đạo soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò. Khuyến khích những GV biết sử dụng máy đèn chiếu, láp tóp trong giảng dạy. Động viên GV tham gia thi GV dạy giỏi huyện, thi đọc diễn cảm GV.
Phối hợp với hai phó hiệu trưởng dự giờ đột xuất giáo viên nhưng báo trước một tiết, từ đó nắm rõ hơn tình hình giảng dạy của giáo viên và giáo viên sẽ quan tâm hơn việc sử dụng đồ dùng dạy học và mọi điều kiện cho tiết dạy luôn chủ động để tạo cho họ có thói quen thao tác tốt các bước dạy nhuần nhuyễn.
Thực hiện nghiêm túc chấm điểm giáo viên ở nội dung về kỹ năng trong phiếu dự giờ về việc sử dụng đồ dùng dạy học kích thích được tính tích cực, sáng tạo, tiết dạy hiệu quả cao.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng chuẩn bản dự thảo đó, Hiệu trưởng đưa ra trong cuộc họp hội đồng để thảo luận, góp ý xây dựng và thống nhất thực hiện. Giao cho tổ trưởng các tổ thực hiện quy chế đó, sinh hoạt chuyên môn một tháng 2 lần. Cuối mỗi tuần Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng tiến hành kiểm tra sổ báo giảng khối mình phụ trách, cuối tháng kiểm tra sổ điểm, có nhận xét, đánh giá, ký tên, đóng dấu.
Mọi nội dung xây dựng chuẩn của Hiệu trưởng đã đánh bật được ý thức trách nhiệm của nhiều đối tượng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu đạt được các chuẩn đó ở mức cao nhất để nâng cao chất lượng dạy và học.
2.3. Xây dựng chế độ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
Bước đầu xây dựng chế độ kiểm tra trong đó qui định: thể thức, giờ giấc làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ trong năm học.
Phân công lực lượng kiểm tra cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận, từng thành viên trong lực lượng kiểm tra để dễ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, giờ giấc ra vào lớp, ngày công của giáo viên, ghi rõ tên giáo viên đi muộn giờ hay về sớm hoặc không lên lớp, nộp về cho Hiệu trưởng kết quả sổ theo dõi. Trong buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường Hiệu trưởng thông qua lại ý kiến ghi chép sổ theo dõi của tổ kiểm tra, nhắc nhở, cảnh cáo đối với giáo viên vi phạm lần 1; phê bình và viết bản tự kiểm điểm đối với giáo viên vi phạm lần 2 nếu lý do không chính đáng; không xếp loại thi đua đối với giáo viên vi phạm từ 3 lần trở lên trong một năm học. Có thể kiểm tra đột xuất sổ sách của Phó hiệu trưởng, tổ khối trưởng chuyên môn.
Để nâng cao chất lượng kiểm tra giáo án của giáo viên được tốt hơn, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, quy định chất lượng mỗi bài soạn đối với từng loại bài, quy định không sử dụng giáo án cũ. Tổ chức tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, cung cấp những tài liệu tham khảo, mua sắm các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, chỉ đạo các thành viên trong ban kiểm tra nắm rõ để thực hiện và có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã hội trong và ngoài nhà trường để có sự ủng hộ về kinh phí bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra, góp phần kích thích tính tích cực và phát huy cao hiệu quả trong công tác kiểm tra của nhà trường.
2.4. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn đối với giáo viên
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra và xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong đó có kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao tay nghề.
Tổ chức bồi dưỡng công tác kiểm tra nội bộ trường học cho tất cả các thành viên nắm rõ nguyên tắc và ý nghĩa của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra với nội dung cụ thể đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Tổ chức huấn luyện cán bộ và nhân viên thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra.
*Công tác kiểm tra được tiến hành với các nội dung sau:
-Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạchgiảng dạy và giáo dục;
-Kiểm tra hồ sơ sở sách theo quy định;
-Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp;
-Kiểm tra lịch báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.doc