Lời mở đầu. 1
Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động và tiền lương. 3
I. Quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp. 3
1. Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động. 3
2. Cơ sở lý luận chung về tiền lương. 6
II. Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong doanh nghiệp. 19
1. Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương. 19
2. Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động và tiền lương. 20
Phần II: Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt – May Hà Nội. 23
A. Vài nét khái quát về Công ty. 23
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 23
II. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 25
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. 25
2. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. 25
III. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của Công ty. 26
1. Đặc điểm về bộ máy quản lý. 26
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 28
IV. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây. 29
B. Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty. 30
I. Công tác tổ chức quản lý, sử dụng lao động. 30
1.Đặc điểm về lao động. 30
2. Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty. 35
3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty. 37
II. Công tác tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 39
1.Công tác quản lý tiền lương. 39
2 Xác định quỹ tiền lương của đơn vị theo mức lương cấp bậc công việc bình quân và lao động định biên. 39
3. Phương pháp trả lương của Công ty 42
4.Những chi phí tính theo lương cán bộ công nhân viên. 47
III. Những đánh giá chung về tình hình lao động và mức thu nhập của công nhân viên tại Công ty. 49
1.Tình hình lao động. 49
2.Mức thu nhập của công nhân viên. 50
3.Công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động và tiền lương đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 51
Phần III:Một số kiến nghị liên quan đến tình hình lao động và chế độ tiền lương hiện nay của Công ty. 52
I. Một số kiến nghị về tình hình lao động. 52
1. Tăng cường công tác tạo động lực trong lao động. 52
2. Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. 54
II . Một số kiến nghị về chế độ tiền lương của Công ty. 55
1. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc. 55
2.Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học. 57
Kết luận. 60
Tài liệu tham khảo. 61
63 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt - May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỏ sự quan tâm, thăm hỏi, động viên... để tạo dược ấn tượng trong tâm trí người lao động.
Phải đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người lao động như: trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu. Những yếu tố này phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
Phải tăng cường định mức lao động: Định mức lao động là xác định lượng hao phí lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn và chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định, lượng lao động phải được lượng hoá bằng những thông số có độ chính xác và đảm bảo đô tin cậy. Xác định được định mức lao động sẽ xác định được những trách nhiệm và kết quả lao động của mỗi người, là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng phương án tối thiểu hoá chi phí.
Ngoài ra phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tăng cường kỷ luật lao động đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động.
2.2 Các nguyên tắc của việc quản lý, sử dụng tiền lương.
Phải xây dựng được một quy chế trả lương đầy đủ, rõ ràng và thống nhất. Để đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bản quy chế trả lương phải được sự tham gia đóng góp của Ban chấp hành công đoàn và phổ biến công khai đến từng người lao động, đồng thời phải đăng ký với cơ quan giao đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.
Công tác xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo chặt chẽ và có độ chính xác cao để không gây thiệt thòi cho gười lao động cũng như người trả lương. Quỹ tiền lương phải được phân phối trực tiếp cho người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng vào mục đích khác.
Việc trả lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Điều này bắt nguồn từ bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn phải đảm bảo nuôi sống gia đình họ. Không những thế, tiền lương còn phải đủ tích luỹ, tiền lương ngày mai phải cao hơn hôm nay.
Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên cơ sở sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua bản hợp đồng lao động. Chí ít thì mức lương nhận được của người lao động cũng phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Việc trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận cá nhân người lao động, không phân phối bình quân.Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng.
Phần 2
Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt – May Hà Nội.
a. Vài nét khái quát về Công ty.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Dệt – May Hà Nội ( tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội – Xí nghiệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội - Công ty Dệt kim Hà Nội ) có trụ sở đặt tại số 1 Mai Động – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, có tổng diện tích 24 ha, là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp. Trang thiết bị của Công ty đều là từ Italia, Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản...Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm sợi, dệt kim có chất lượng cao.
Ngày 7/4/1978 Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng Unionmatex (CHLB Đức) ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội. Ngày 21/11/1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý. Nhà máy vừa hoạt động sản xuất vừa đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất.
Tháng 6/1990, Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, tên giao dịch là HANOSIMEX.
Tháng 4/1991 Bộ Công nghiệp quyết định tổ chức hoạt động Nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội. Trong gần 5 năm, Nhà máy không ngừng phát triển với quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh. Nhà máy đã sát nhập Nhà máy sợi Vinh, Nhà máy dệt Hà Đông, Nhà máy thêu Đông Mỹ thành các xí nghiệp thành viên.
Tháng 6/1995, Nhà máy được đổi tên thành Công ty dệt Hà Nội và đến tháng 3/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành sản xuất dệt sợi trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên thị trường nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, úc,Thái Lan... Hiện nay, Công ty Dệt May Hà Nội có 9 đơn vị thành viên:
- Tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội gồm:
Nhà máy sợi; Nhà máy May 1, 2; Nhà máy dệt nhuộm; Nhà máy cơ điện; Nhà máy dệt vải DeNim
Tháng 7 năm 2001 có thêm nhà máy may 3. Ngoài ra còn có một số xí nghiệp sản xuất ống giấy, bao bì, nhựa đóng gói tự hạch toán kinh doanh
Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội có Nhà máy may Đông Mỹ
Tại thị xã Hà Đông – Hà Tây có Nhà máy dệt Hà Đông.
Tại thành phố Vinh – Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh
Ngoài ra còn có nhiều cửa hàng thương mại dịch vụ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Năng lực sản xuất của Công ty.
Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150.000 cọc sợi với sản lượng 10.000 tấn/ năm.
Năng lực dệt kim:
Sản phẩm vải các loại là 4.000 tấn / năm.
Sản phẩm may là 8 triệu/năm (trong đó 7 triệu là sản phẩm xuất khẩu )
Sản phẩm khăn bông 1.000 tấn /năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 30 triệu USD/năm.
- Là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp, trong cơ chế thị trường để đứng vững và ngày một phát triển trong nước cũng như trên thị trường quốc tế thì sản phẩm của Công ty phải ngày càng phong phú về chủng loại và mẫu mã.
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm như:
+ Các loại vải đơn và sợi xe có chất lượng cao như: sợi Cotton, Sợi peco, Sợi Pe với chỉ số trung bình (NE ) là: 36/I
+ Các loại dệt kim thành phẩm: Rb, Interlob, single, các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim.
+ Các loại khăn bông, lều du lịch.
Công ty chuyên nhập các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: bông Polyeste, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hoá chất, thuốc nhuộm.
II. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty.
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhà máy sợi, sợi Vinh: chuyên sản xuất sợi cho dệt vải.
Nhà máy dệt nhuộm : sản xuất vải dệt kim (gồm vải mộc và vải thành phẩm đã qua nhuộm).
Nhà máy dệt Hà Đông sản xuất khăn mặt bông, lều, bạt xuất khẩu, may mũ.
Các Nhà máy may: may các sản phẩm may, dệt kim, dệt thoi.
Nhà máy cơ điện: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa hỏng hóc cho cả các dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất ống giấy túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì... Cung cấp điện, nước, khí nén... cho các đơn vị.
2. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và thị trường trong nước cả về chủng loại chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã. Hơn 2/3 chủng loại sản phẩm kiểu cũ đã được chuyển sang loại mới cải tiến như: sợi PeCo, Ne 83/17, sợi Cotton Ne30, Ne 32 Cotton dệt kim, quần áo, khăn... Các sản phẩm được cải tiến đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, tiết kiệm về vật tư cũng như thời gian.
Ngày nay cùng với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của đất nước kéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về may mặc. Do đó tiềm năng phát triển về ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. Đó chính là tiền đề thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm dệt may lại có xu hướng thay đổi. Tỉ lệ sản phẩm có chất lượng cao sẽ tăng lên và ngược lại tỉ lệ tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng thấp sẽ giảm xuống. Do vậy đã đặt cho công ty những thách thức mới đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để dần chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với những sản phẩm dệt may của các công ty khác trong và ngoài nước.
Công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường và từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đồng thời tránh được rủi ro trong kinh doanh. Song, để có thể mở rộng được thị phần của mình trong nước cũng như trên thế giới thì đòi hỏi Công ty phải có chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn phát triển.
III. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của Công ty.
1. Đặc điểm về bộ máy quản lý.
Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ của tập thể lao động. Tổng Giám đốc công ty do Chính phủ bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân cho Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước. Giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty có 4 Phó Tổng giám đốc điều hành do Tổng giám đốc chọn và đề nghị Tổng Công ty dệt may Việt Nam bổ nhiệm. Các bộ phận quản lý cấp giám đốc, phó giám đốc các Nhà máy thành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, y tế, dịch vụ do Tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi đã lấy ý kiến Thường vụ Đảng uỷ, phiếu thăm do tín nhiệm của tập thể cán bộ quản lý.
Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, do Tổng giám đốc quy định và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập – thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Mỗi Nhà máy thuộc Công ty là một đơn vị tổ chức sản xuất. Giám đốc các Nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất, theo phân cấp quản lý của Công ty.
Biểu 1. Sơ đồ tổ chức Công ty Dệt May Hà Nội
Ban CBSX
MN may 3
tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc kiêm đại diện lãnh đạo (QMR)
Phó tổng giám đốc II
Phòng
Ktoán-Tchính
Phó tổng giám đốc III
Phó tổng giám đốc IV
Phòng
Kthuật- Đtư
Nhà máy sợi
Nhà máy dệt
DENIM
Các Nhà máy dệt sợi khác
Phòng
Ktoán-Tchính
Phòng Xuất nhập khẩu
Trung tâm
y tế
Phòng
Đời sống
Phòng
Tchức-Hchính
Trung tâm TN_KTCLSP
MN Dệt nhuộm
MN May1
MN may 2
MN may Đông Mỹ
MN cơ điện
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ta thấy đặc trưng quản lý của Công ty Dệt- May Hà Nội là quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu này chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén, kịp thời, đảm bảo phát huy những ưu điểm của chế độ một thủ trưởngvà thế mạnh của các bộ phận chức năng.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngoài việc kinh doanh để duy trì hoạt động và tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động Công ty còn mở rộng thị trường với các nước khác. Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất của Công ty được trang bị là nhập từ Italia, sản xuất vào những năm 1978-1979, chất lượng máy móc thiết bị chỉ đạt ở mức tương đối.
Do vậy sản phẩm của Công ty mặc dù rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích cỡ với những chỉ số kỹ thuật khác nhau nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà sản xuất được hàng có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu là rất khó khăn. Hiện nay hàng may mặc của Công ty sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước EU, Mỹ => Tỷ lệ xuất khẩu chiếm trên 80% sản phẩm sản xuất ra. Công ty Dệt -May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ hàng hoá. Mặt hàng chính của Công ty là sản phẩm sợi và dệt kim, đây là những sản phẩm mà trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sợi là sản phẩm truyền thống và hiện nay vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty. Loại sản phẩm này rất quan trọng vì nó là nguyên vật liệu đầu vào cho công nghệ dệt vải mà nhu cầu sử dụng vải thường tăng theo mức tăng trưởng của nền kinh tế nên nó đòi hỏi ngày càng có những sản phẩm chất lượng cao. Xác định được nhiệm vụ của mình, Công ty đã quán triệt phương châm sản xuất:
Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch sản xuất mặt hàng đã được ký hợp đồng hoặc chắc chắn được tiêu thụ trên thị trường.
Sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình sẵn có. Do đó sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thường căn cứ kết quả tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để làm tiền đề cho kỳ sau.
Mỗi sản phẩm có một đặc điểm riêng biệt và chiếm vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như trên thị trường. Do vậy việc hiểu rõ đặc điểm sản phẩm và vị trí của nó sẽ giúp cho quá trình quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý.
Song song với sự phát triển sản xuất, thiết bị máy móc hiện nay của Công ty chủ yếu nhập từ Nhật, Đức,ý, Bỉ, nguồn vốn của Công ty cũng không ngừng được củng cố và gia tăng nhanh chóng. Tổng số vốn đầu tư năm 1996 là 7,8 tỷ đồng và năm 2000 đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt vải DENIM, đầu tư năm 2000 là 166 tỷ đồng. Với nguồn vốn lớn Công ty có điều kiện để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
IV. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây.
Công ty Dệt - May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn với nhiều chủng loại, sản phẩm phong phú, đa dạng. Doanh thu hàng năm của Công ty trên 450 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hơn 5.000 cán bộ công nhân viên đồng thời cung cấp các sản phẩm may mặc, dệt kim, các sản phẩm khăn bông, sản phẩm sợi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty hiện nay đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Sau đây là biểu 2 phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Giá trị tổng sản lượng.
Tổng doanh thu.
Nộp ngân sách.
Thu nhập bình quân.
Hệ số lương
Năng suất lao động bình quân
Quỹ lương trích vào giá thành
Kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu.
Lợi nhuận.
1000 đ
1000 đ
1000 đ
đ/ ng/ th
hệ số
đ /ng
đ
1000 USD
1000 USD
đ
400.246
379.306
8.696
812.000
2.45
71.288.797
47.480.702.933
13.479
11.531
1.500.000.000
428.000
434.500
5.548
950.325
2,49
78.125.000
49.473.869.808
13.667
11.901
2.113.697.726
462.000
470.000
4.500
1.213.155
2,55
103.143.033
56.638.159.802
14.900
20.700
2.056.000.000
Qua bảng trên ta thấy về mặt quy mô doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm và cả lợi nhuận cũng vậy. Điều này thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn của Công ty từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự tăng nhanh về doanh thu thì quỹ lương của Công ty cũng ngày càng lớn mạnh. Nhờ vậy thu nhập của người lao động cũng ngày được cải thiện đa dạng là yếu tố quan trọng giúp cho Công ty phát triển hơn.
B. Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty.
I. Công tác tổ chức quản lý, sử dụng lao động.
1.Đặc điểm về lao động.
Công ty Dệt - May Hà Nội mới được xây dựng trong điều kiện kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công nhân vào Công ty được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ văn hoá, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kỹ càng. Lao động nữ chiếm 70% tổng số, số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất 92% và lao động gián tiếp 8%, bao gồm:
Quản lý kinh tế.
Quản lý kỹ thuật.
Nhân viên hành chính.
Nhân viên khác phục vụ cho sản xuất.
Với chủ trương nâng cao chất lượng lao động, Công ty đã thực hiện việc sắp xếp lại bộ máy sản xuất, giảm lao động nên đến năm 2000, Công ty chỉ còn 5008 lao động với trình độ và tay nghề cao. Độ tuổi trung bình của lao động trong Công ty là 27 tuổi. Đó là một thuận lợi lớn cho công ty trong việc phát huy khả năng của người lao động.
Biểu 3: Cơ cấu lao động của Công ty.
Năm
Quản lý
LĐ kỹ thuật
LĐ trực tiếp
Tổng lao động
ĐH
Dưới ĐH
ĐH
Dưới ĐH
ĐH
Dưới ĐH
Nam
Nữ
1998
75
8
215
172
95
4764
1599
3730
1999
79
5
235
118
79
4732
1574
3674
2000
88
50
279
163
83
4345
1455
3553
1.1 Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
Đặc điểm chính về lao động của Công ty là nữ chiếm khoảng 70% tổng số lao động, doanh nghiệp đã được Sở Lao động và Thương binh xã hội xác nhận Công ty Dệt-May Hà Nội đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty đã được đào tạo qua trường lớp về những ngành nghề khác nhau.
Dưới đây là biểu 4: Báo cáo về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
BIểu 4: Báo cáo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.
(Đến ngày 31/10/2000)
Nội dung
Tổng số
Trong đó
Độ tuổi
Nữ
Trên ĐH
ĐH
CĐ
TC
Dưới 30
31-40
41-50
Trên 50
1.Tổng số CB CNV
2.Cán bộ quản lý:
-T GĐ, PTGĐ, CTCĐ, KTT
-Trưởng, phó phòng, Phó CTCĐ
-GĐ Nhà máy thành viên
-Trưởng ca
-Tổ trưởng kỹ thuật nghiệp vụ
-Tổ trưởng sản xuất, phục vụ sản xuất
3.Cán bộ chuyên môn kỹ thuật
-Kế toán tài chính
-Quản trị kinh doanh
-Ngoại thương
-Luật
-Kỹ thuật cơ khí
-Kỹ thuật lạnh thông gió
-Kỹ thuật điện
-Kỹ thuật điện tử, vi tính
Kỹ thuật công nghệ
Sợi
Dệt
Nhuộm
May
4732
288
6
30
9
6
20
199
328
86
54
3
4
13
6
13
8
96
33
21
26
16
3110
149
3
19
3
6
9
101
169
52
32
1
2
2
1
49
16
10
13
10
5
1
1
4
4
1
3
280
87
6
25
8
17
17
193
40
36
3
4
10
6
12
4
60
26
16
14
4
22
3
1
2
19
1
4
12
1
5
6
175
47
3
1
6
3
32
112
46
18
3
20
6
1
7
6
1879
33
1
1
31
116
43
16
2
1
1
3
4
32
4
6
11
11
1783
145
2
7
3
13
110
141
30
27
1
2
5
1
3
1
55
27
13
10
5
1022
85
1
14
6
3
3
53
60
11
11
2
4
3
6
3
6
2
1
3
48
25
3
8
3
3
3
5
11
2
3
1
1
3
1
2
1.2 Công nhân kỹ thuật.
Chất lượng của công nhân kỹ thuật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, điều này đã buộc các doanh nghiệp phải ra sức cạnh tranh với nhau để có được chỗ đứng trên thị trường. Công ty Dệt- May Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật ấy, để hàng hoá của mình được người tiêu dùng chấp nhận thì các vấn đề về giá cả, chất lượng sản phẩm được Công ty rất coi trọng. Vì thế mà chất lượng công nhân kỹ thuật phải được quan tâm đúng mức. Có thể nói đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu 5: Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.( đến 31/10/2000 )
Biểu 5: báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.
(Đến 31/10/2000 )
Nội dung
Tổng số
Trong đó
Độ tuổi
Nữ
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Dưới 30
31-40
41-50
Trên 50
Công nghệ dệt
Công nghệ sợi
Công nghệ nhuộm
Công nghệ may
Bảo toàn bảo dưỡng sợi
Bảo toàn bảo dưỡng dệt
Bảo toàn bảo dưỡng nhuộm
Bảo toàn bảo dưỡng may
Cơ khí
Điện
Lạnh, thông gió, lò hơi.
Vận chuyển, phục vụ khác
151
1213
61
1327
200
63
14
23
51
100
108
805
140
1044
1161
35
1
10
24
13
514
14
351
1
10
92
10
4
2
18
45
41
149
2
56
13
1
24
10
18
79
1
4
1
7
78
270
35
1059
54
1
5
12
13
31
23
149
60
507
20
240
110
10
6
9
17
43
46
429
13
430
6
28
36
51
3
2
21
26
37
224
6
1
2
3
4116
2942
737
203
13
1730
1497
877
12
2. Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty.
2.1. Tuyển chọn lao động.
Trong cơ chế mới này, Công ty đã xác định: “ Để tồn tại và phát triển không những phải có chiến lược sản xuất kinh doanh mà cần phải có chiến lược về lao động.” (Tức là phải xây dựng và phát triển một đội ngũ lao động phù hợp với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng, một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu dài ). Chính vì vậy mà Công ty rất coi trọng chính sách tuyển chọn lao động.
- Trước khi tuyển chọn lao động, Công ty tiến hành thu hút tìm kiếm (tuyển mộ) các ứng cử viên cho Công ty thông qua quảng cáo và qua các tổ chức giáo dục.
- Thông qua quảng cáo là biện pháp đơn giản nhất, Công ty thông báo trên các tờ báo Lao động, báo Nhân dân hay trên các dịch vụ truyền tin. Trong thông báo Công ty thường xuyên nêu những nhiệm vụ chung của công việc và những yếu tố cần thiết như: bằng cấp, tư chất của những người có nhu cầu được làm việc trong Công ty.
- Thông qua tổ chức giáo dục là biện pháp tuyển chọn mà Công ty hay sử dụng nhất. Ngoài việc cử người đến các trường Đại học để tuyển những sinh viên vừa tốt nghiệp, Công ty còn đồng ý cho những sinh viên các trường đến thực tập. Trong quá trình thực tập, Giám đốc cùng những người trực tiếp hướng dẫn thấy sinh viên nào có khả năng phù hợp với công việc thì Công ty sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để sau khi ra trường, sinh viên có thể về Công ty làm việc.
Sau khi tuyển chọn xong, Công ty sẽ tiến hành tuyển chọn lao động thích ứng với từng nhiệm vụ, từng công việc. Quá trình tuyển chọn được Công ty tiến hành một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Công ty yêu cầu những người đến xin việc nộp hồ sơ bao gồm: sơ yếu lý lịch gồm những thông tin: tuổi, giới tính, học vấn, những chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người đến xin việc, và khám sức khoẻ qua hội đồng sức khoẻ của trung tâm y tế Công ty.
Bước tiếp theo là phỏng vấn những người đã vượt qua thử thách ban đầu bằng cách cho các ứng cử viên trả lời những bài kiểm tra, những câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng, về sự thông minh của chính bản thân họ. Đồng thời cũng để đánh giá xem thái độ của họ đối với công việc ra sao.
Công ty thực hiện bước này nhằm mục đích tạo cho người đại diện Công ty và nhân viên tương lai gặp gỡ, tìm hiểu về nhau nhiều hơn, qua đó Công ty sẽ quyết định xem ứng cử viên nào thích hợp với chức vụ, công việc còn trống của Công ty.
Thử việc ( từ 1-6 tháng)
Ký hợp đồng chính thức với người lao động sau thời gian thử việc.
2.2 Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi.
Những người làm việc ở các phòng nghiệp vụ tại văn phòng của Công ty thì làm việc theo giờ hành chính, những người lao động làm việc trực tiếp khác: bảo vệ, lái xe, tạp vụ... làm việc theo ca, tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể. Đối với lao động nữ, nếu có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì sẽ không phải làm việc ban đêm. Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo chế độ Nhà nước quy định, theo lương cấp bậc.
Giờ làm việc của cán bộ công nhân viên áp dụng như sau:
- Đối với khối làm việc theo giờ hành chính sáng từ 7h30 đến 12 h chiều từ 13 h đến 16h30
- Khối theo ca: (công nhân sản xuất sợi, dệt, nhuộm, bảo vệ, nhà ăn)
+ Ca sáng: từ 6 h đến 14 h nghỉ giữa giờ 30phút
+ Ca chiều : từ 14 h đến 22 h, nghỉ giữa giờ 30 phút.
+ Ca đêm : từ 22 h đến 6 h sáng hôm sau, nghỉ giữa giờ 45 phút.
Một năm được nghỉ 8 ngày vào những ngày lễ, tết, quốc khánh theo quy định của Nhà nước.
Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức:
NCCĐ = NL (L + T + NC)
Trong đó:
NCCĐ : ngày làm việc theo chế độ quy định.
NL: số ngày theo lịch trong một năm ( 365 ngày).
L : số ngày nghỉ lễ trong một năm ( 5ngày)
T: số ngày nghỉ tết trong một năm ( 3 ngày)
NC: số ngày nghỉ chủ nhật trong năm ( 53 ngày )
Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thời gian lao động giao cho các đơn vị. Sau 6 tháng, Công ty tổ chức phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của nhà máy thành viên.
Tính toán thời gian làm việc sẽ cho biết những thông tin về quỹ thời gian làm việc có thể và tối đa của doanh nghiệp cũng như của bản thân từng cán bộ công nhân viên trong năm, quý, tháng, tuần, thậm chí là trong ngày. Từ đó có thể so sánh để biết được mức độ sử dụng thời gian thực tế và những nguyên nhân không sử dụng hết thời gian có thể, tối đa. Thời gian làm việc có ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là nguồn lực rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Công ty Dệt- May Hà Nội có trên 600 cán bộ công nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên. trong những năm qua, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật bị giảm nhiều, một phần do việc sáp nhập các đơn vị mới vào Công ty, nhiều cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật không yên tâm công tác đã xin chuyển công tác đi cơ quan khác. Một số cán bộ kỹ thuật của Công ty xin thôi việc, chuyển công tác sang những nơi có thu nhập cao hơn, phần lớn là sang liên doanh. Hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng nhiều do cơ chế thị trường.
Mặc dù biến động như vậy nhưng cho đến nay Công ty vẫn có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với đủ các ngành nghề, nhiều kinh nghiệm đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn và toàn diện trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lí Công ty. Công ty có chính sách duy trì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0497.doc