Hiện nay học sinh ở một số trường THCS khi thực hành tiết Listen học sinh chưa phát triển được kĩ năng Listening và chưa nhận định được yêu cầu , nội dung của bài Listen .
Từ những cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu , từ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề , nắm được những nguyên tắc có tính chỉ đạo của việc dạy bài Listen , tôi lấy đó làm căn cứ để “Tổ chức soạn giảng các bước cho hoạt động Pre – listening trong mỗi kiểu bài Listen của chương trình Tiếng Anh 8”
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức soạn giảng các bước cho hoạt động Pre - Listening trong mỗi kiểu bài Listen của chương trình Tiếng Anh 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết thao giảng ,các tiết dự giờ kiểm tra sư phạm .
c) Cách tiến hành :
Tham khảo qua một số tiết dạy dự giờ và đánh giá chất lượng giảng dạy. Tổ chức dạy các tiết thao giảng để kịp thời chỉnh sửa bổ sung hoặc đưa ra một số hình thức tổ chức mới giúp học sinh định hướng sáng tạo và giúp học sinh dễ dàng nhận ra cách để ghi nhận trong tiết học bài “Listen”.
3/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm :
a) Mục đích :
Tổng kết các kinh nghiệm thành công về việc vận dụng những kinh nghiệm tổ chức có hiệu qua ûở hoạt động “Pre –listening” trong tiết dạy bài “Listen”
b) Đối tượng :
Kinh nghiệm của giáo viên ,sau khi thực hiện tiết dạy tốt , các tiết hội giảng ở trường .Xin dự giờ học hỏi ,tham khảo ý kiến ở một số trường trong huyện
c) Cách tiến hành :
- Dự giờ , tổ chức dạy các tiết thao giảng.
- Vận dụng những kiến thức đã thành công tiếp tục trãi nghiệm ra diện rộng
- Khái quát thành lí luận những kinh nghiệm thành công và đối chiếu kết quả.
VIII/ GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU :
- Giới hạn vấn đề : Cách tổ chức soạn giảng các bước cho hoạt động “Pre-listening” trong mỗi kiểu bài “Listen” của chương trình Tiếng Anh 8
- Giới hạn đối tượng : Học sinh lớp 8 trường Trung Học Cơ Sở TânTây
- Giới hạn không gian : Huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang, chủ yếu là học sinh trường Trung Học Cơ Sở Tân Tây
- Giới hạn thời gian : Dù nội dung đề tài đã được nghiên cứu từ hai năm qua nhưng tôi quyết định hoàn tất đề tài vào cuối tháng 12 năm 2006.
IX/ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU :
- Từ 01 -10 -2005 đến 15 -12 -2005 : Chọn để tài
- Từ 16 - 02 - 2006 đến 15 -3 -2006 : Đọc và tham khảo các tài liệu có liên quan
- Từ 01- 4 - 2006 đến 30- 4 - 2006 : Tổng kết lại kết quả việc áp dụng những nghiên cứu của đề tài và rút ra bài học kinh nghiệm .
- Từ 10 - 5 -2006 đến 30 -7 -2006 : Viết nháp đề tài .
- Từ 01 -9 - 2006 đến 30- 10 -2006 : Hoàn thành bản nháp .
- Từ 01- 11 -2006 đến 30 - 12- 2006 :Hoàn tất đề tài .
- Ngày 10 – 01 – 2007 : Nộp đề tài .
X/ TRIỂN VỌNG CỦA SẢN PHẨM :
Khi trình bài đề tài nghiên cứu khoa học này tôi mong rằng các biện pháp của đề tài sẽ góp phần cải thiện kĩ năng “Listening” của học sinh .Giúp học sinh yêu thích tiết học “Listen” hơn và nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao hơn trong các kì thi có phần “Listening”
XI/ DỰ KIẾN DÀN Ý CÔNG TRÌNH :
A . Phần mở đầu :
I. Lí do chọn đề tài .
II. Mục đích tổng kết kinh nghiệm .
III. Nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm .
IV. Khách thể tổng kết .
V . Đối tượng tổng kết .
VI. Đối tượng khảo sát .
VII. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
VIII. Giới thiệu nghiên cứu .
I X. Tổ chức nghiên cứu .
X . Triển vọng của sản phẩm .
B . Phần kết quả nghiên cứu.
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề được nghiên cứu .
1/Tình hình vấn đề được nghiên cứu .
2/ Cơ sở khoa học của vấn đề được nghiên cứu .
Chương II: Thực trạng của vấn đề được nghiên cứu.
1/ Giới thiệu đặc điểm tình hình.
2/ Nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.
3/ Nguyên nhân của vấn đề được nghiên cứu.
Chương III: Các tổ chức hoạt động .
Những căn cứ đề ra các hoạt động .
Mô tả nhũng hoạt động đã thực hiện .
Kết quả của những hoạt động
Bài học kinh nghiệm
C . Kết luận .
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1/ Tình hình vấn đề nghiên cứu .
- Giúp học sinh phát huy được kĩ năng “Listening”. Trong nhiều năm qua vấn đề phát triển kĩ năng “Listening” vẫn là vấn đề nan giải không những đối với giáo viên mà còn là nỗi quan tâm lo lắng nhất của học sinh và các bậc phụ huynh , nhất là đội ngũ thi học sinh giỏi.
- Thực tế giảng dạy các năm qua cho thấy, học sinh còn yếu và rất “sợ”bộ môn Listen ở tiết học ngoại ngữ . Vậy học sinh yếu là do đâu ? Do chương trình? Do phương pháp dạy của giáo viên? Hay do cách học của học sinh?
- Vì thế làm thế nào để học sinh thành công trong hoạt động White-listening và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Đề tài mà tôi nghiên cứu hôm nay không ngoài mục đích là giải quyết vấn đề này.
2/ Cơ sỏ khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Tổ chức hoạt động “Pre-listening” trong tiết dạy bài Listen có hiệu quả là một yếu tố hết sức quan trọng để đạt được kết quả như mong muốn ở hoạt động While –listening.
- Mỗi tiết Listen của từng Unit, mỗi một bài đều có đặc thù riêng của nó. Do vậy khi thiết kế một tiết dạy “Pre –listening” giáo viên phải lựa chọn hoạt động cho phù hợp với nội dung để cung cấp kiến thức và phát triển kĩ năng “Listening” cho từng chủ điểm phù hợp , logic , nhằm phát huy tốt kĩ năng nghe của học sinh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.
1/ Giới thiệu quan điểm tình hình:
Xét về chương trình của bộ môn Listen trong tiết học Tiếng Anh lớp 8, về cơ sở vật chất về tập thể hội đồng sư phạm , tổ chuyên môn của trường … có những thuận lợi và khó khăn sau.
a/ Thuận lợi :
- Về chương trình :nội dung bài Listen thực tế và gần gũi với học sinh.
- Cơ sở vật chất khang trang . Các trang thiết bị tương đối đầy đủ .
- Ban giám hiệu thông cảm, lắng nghe và quan tâm sâu sát đến từng giáo viên về mọi mặt nhất là chuyên môn , có biện pháp giúp đỡ, và chỉ đạo kịp thời .
- Tập thể giáo viên nhiệt tình giúp đỡ nhau để trao dồi kiến thức nâng cao tay nghề , tạo khối đoàn kết trong tập thể hội đồng sư phạm , cùng hướng tới mục tiêu duy nhất là “Tất cả vì học sinh thân yêu” .
- Tổ chuyên môn nhiệt tình giúp đỡ nâng cao tay nghề và chất luợng bộ môn .
b/ Khó khăn :
- Chương trình cải cách , thay sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều . Sử dụng phối hợp nhiều kĩ năng . Trong đó kĩ năng Listening cũng là một trong những kĩ năng không thể thiếu được . Mà chất lượng làm bài và phát triển kĩ năng Listening chưa cao ,chưa đạt được yêu cầu như mong muốn .
- Vẫn còn một số gia đình khó khăn , học sinh không có điều kiện để trao dồi thêm kĩ năng Listening ở nhà , vì thế việc phát triển kĩ năng còn nhiều hạn chế. Từ đo ùhọc sinh dần dần rất sợ bộ môn .Vậy làm thế nào để học sinh làm quen với bộ môn Listen , cảm thấy nhẹ nhàng và hứng thú hơn khi học bộ môn này . Đó chính là vấn đề mà chúng ta đang tìm cách giải đáp .
2/ Nhiệm vụ chủ yếu của đề tài :
Từ những đặc điểm tình hình nêu trên , tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ thực hiện được các nhiệm vụ :
+ Cung cấp thêm các họat động chung để soạn giảng “pre - listening” trong tiết dạy bài Listen.
+ Góp phần nâng cao và phát triển kĩ năng Listening cho học sinh nhất là học sinh khối 8
3/ Nguyên nhân của vấn đề được nghiên cứu :
I/ Giảng dạy :
- Giáo viên dạy với tinh thần trách nhiệm , luôn lấy học sinh làm trung tâm . Luôn tìm hiểu và đưa ra những câu hỏi gợi mở, giúp học sinh kịp thời nắm bắt đưọc nội dung và phát triển kĩ năng của bộ môn .
- Trong giờ dạy “ pre – listening” giáo viên cần thể hiện rõ được nội dung yêu cầu , những vấn đề sẽ được tìm hiểu trong bài Listen . Đôi khi thủ thuật phần Pre- listening kết hợp chưa chặc chẽ làm cho học sinh không định hướng được nội dung yêu cầu và thiếu tập trung ở bài Listen .
] Phương pháp giảng dạy :
+ Phương pháp chính là giảng dạy và sử dụng một số thủ thuật cần thiết ở hoạt động Pre listening .Giúp học sinh hoàn thành nội dung bài While – listening dễ dàng hơn và nắm bắt được mục tiêu của tiết học .
+ Tùy theo kiểu bài Listen mà tổ chức hoạt động Pre – listening khác nhau . Kết hợp nhiều phương pháp , gợi mở , tạo sự tò mò và kích thích sự tư duy của học sinh phát huy tính tự chủ và niềm đam mê học hỏi của học sinh .
] Sử dụng đồ dùng dạy học :
Sử dụng đồ dùng dạy học linh hoạt theo từng kiểu bài , và vận dụng một cách triệt để và có hiệu quả .
Về nội dung của hoạt động Pre – listening :
- Thông qua các hoạt động Pre – listening giúp học sinh vận dụng và thực hiện phần While – listening tương đối có hiệu quả . Bên cạnh đó học sinh dần dần định hướng được mục đích yêu cầu của từng kiểu bài Listen
- Kết hợp nhiều phương pháp sao cho học sinh hoạt động tích cực , Khuyến khích học sinh suy nghĩ . Tổ chức từng công đoạn rõ ràng giúp học sinh hiểu và cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi bước vào bài Listen .
CHƯƠNG III: CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ Những căn cứ đề ra các hoạt động .
Xét về kĩ năng thực hành , chỉ có ở chương trình lớp 8 – 9 học sinh mới thật sự có một tiết Listen riêng biệt . Vì vậy trước khi trình bài những hoạt động Pre – listening cho từng kiểu bài Listen , tôi nghĩ ta cần nắm lại một số vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo cho việc dạy bài Listen ở lớp 8 và 9
a/ Học sinh phải chủ động , tích cực hoạt động trong quá trình thực hiện hoạt động Pre - listening .
Học sinh là trung tâm của quá trình học , các em phải thật sự làm chủ quá trình hình thành phát triển kĩ năng . Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức , dẫn dắt học sinh làm việc .Để thực hiện được yêu cầu trên , điều khó nhất là việc giáo viên tổ chức hoạt động Pre – listening có tính khoa học , logich tạo sự hứng thú cho học sinh để chuẩn bị vào hoạt động While – listening .
b/ Phải coi trọng yêu cầu thực hành trong suốt quá trình học tập .
Đây là tiết thực hành kĩ năng Listening . Mỗi đơn vị bài đều có một tiết học Listen , đó là một trong 4 kĩ năng quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ .
c/ Giúp học sinh định hướng và nắm được một số thông tin cần thiết trong bài Listen .
Hiện nay học sinh ở một số trường THCS khi thực hành tiết Listen học sinh chưa phát triển được kĩ năng Listening và chưa nhận định được yêu cầu , nội dung của bài Listen .
Từ những cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu , từ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề , nắm được những nguyên tắc có tính chỉ đạo của việc dạy bài Listen , tôi lấy đó làm căn cứ để “Tổ chức soạn giảng các bước cho hoạt động Pre – listening trong mỗi kiểu bài Listen của chương trình Tiếng Anh 8”
2/ Mô tả những hoạt động theo từng kiểu bài Listen khác nhau :
Ưu điểm của những hoạt động theo từng kiểu bài Listen là :
+ Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động ngay từ thời gian đầu của quá trình luyện kĩ năng Listening
+ Lớp tích cực hoạt động
+ Tạo sự hứng thú và tự tin cho học sinh trong quá trình thực hành bài Listen
+ Học sinh làm quen với từng kiểu bài , giúp các em sẵn sàng đối phó với bất kì kiểu bài Listen nào mà học sinh gặp phải sau này .
+ Tuy cách soạn này có vất vả hơn , học sinh làm việc nhiều hơn,nhưng bù lại học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn trong quá trình rèn luyện kĩ năng Listening .
Mặt khác , để một tiết dạy Listen thành công và đạt hiệu quả cao thì phải đầu tư khâu quan trọng nhất đó là hoạt động Pre – listening theo từng kiểu bài . Hoạt động này quyết định thời gian và chất lượng , quyết định sự thành công hay thất bại của tiết dạy bài Listen .
T Ơ chương trình Anh Văn 8 mặc dù mục đìch yêu cầu của mỗi bài Listen có khác nhau . Nhưng kiểu bài thì giống nhau ở một số bài .
Sau đây là những hoạt động ở mỗi kiểu bài Listen .
A) Theo kiểu bài “ listen and check the right information or item” (nghe và kiểm tra lại thông tin đã được dự đoán theo sự hiểu biết của học sinh )
VÍ DỤ : Ở bài Listen của Unit 3 , Unit 10 , Unit 13 . Mục đích chumg của các bài này là yêu cầu học sinh nghe để kiểm tra lại kiến thức sau phần đọc hiểu và đoán nội dung . Ở kiểu bài này giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động nhằm kích thích học sinh đọc hiểu và đoán thông tin theo sự hiểu biết trước khi bắt đầu vào phần While – listening .
Step1: Pre – teach Vocabulary :
Giáo viên cho nghĩa của một số từ mới có liên quan đến nội dung bài Listen .Ở thủ thuật này giúp học sinh biết thêm nghĩa của từ để đọc hiểu và đoán nội dung của bài Listen theo sự hiểu biết của từng cá nhân.
Step 2 : Set the scene .
Giáo viên gợi ý một số câu hỏi gợi mở giúp học sinh đoán nội dung của bài Listen
Step 3: Guessing :
Ở hoạt dộng này giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ và đoán tương đối chính xác dựa vào sự hiểu biết của bản thân .
- Tôi đã vận dụng ba bước này để soạn giảng phần Pre -listening cho kiểu bài “ listen and check the right information or item” Điển hình ở Unit 3 , Unit 10 , Unit 13 trong chương trình Tiếng Anh 8 được tổ chức phần Pre – listening cùng chung các hoạt động .
- Phần Pre – listening của bài Listen trong Unit 10 trang 91 là một trong ba bài tôi tâm đắc nhất và tôi cảm thấy thành công sau tiết dạy trên lớp .
X Mục đích chung của bài là yêu cầu học sinh nghe để kiểm tra lại dự đoán của học sinh về cách làm phân xanh .
Để học sinh thực hiện bài Listen thành công ,tôi đã thực hiện theo 3 bước (3 steps)
Step 1: Pre – teach Vocabulary .
Giáo viên cho nghĩa của một số từ :
- Compost heap : đống phân .
- tea leaves : lá chè (trà ) .
- egg – shells : vỏ trứng .
- moisture : độ ẩm .
- condensation : sự ngưng tụ .
Với những từ vựng này giúp học sinh có thể đoán được cách làm phân xanh , và tạo cho học sinh có thêm sự tự tin bước vào bài Listen .
Step 2 : Set the scene .
Giáo viên hỏi một số câu hỏi gợi mở :
- Do you know how the compost is made ?
- What was it made from ?
Với những câu hỏi gợi mở này , học sinh có thể hiểu được yêu cầu của bài và chọn lọc ra các nguyên liệu để làm phân xanh .
Chia lớp thành 4 nhóm : Đại diện mỗi nhóm ghi dự đoán cách làm Step 3 : Guessing
phân xanh lên bảng . Sau đó nghe bài Listen để kiểm tra lại kết quả dự đoán .
T Ở những hoạt động này không những vận dụng cho chương trình Tiếng Anh 8 mà còn sử dụng rộng rãi ở các khối. Bên cạnh đó có thể tạo cho học sinh thói quen thực hiện bài Listen trong quá trình rèn luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ .
B) Đối với kiểu bài “Listen and fill in the missing word” ( Nghe và điền vào từ bỏ trống )
Ví dụ : ở bài Listen của Unit 6 – Unit 8 – Unit 15 .
Mục đích chung của các bài này là học sinh nghe và hoàn thành chỗ để trống .Đòi hỏi học sinh phải nghe chính xác từng câu từng từ . Nhưng đối với học sinh vùng nông thôn thì yêu cầu này quá cao , học sinh không thể nghe và hoàn thành hết những từ bỏ trống . Sau khi thăm dò ý kiến ở một số trường THCS trong Huyện thì trung bình sau 3 lần nghe : Học sinh khá giỏi chỉ nghe và điền được khoảng 50% ,so ra kết quả còn quá thấp so với yêu cầu .
Vì vậy sau quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra một giải pháp cho kiểu bài
“ Listen and fill in the missing word” đối với học sinh ở lớp tôi đang dạy .Kết quả đạt được khá thành công , sau 3 lần nghe đối với học sinh khá giỏi điền vào tương đối chính xác , đối với học sinh trung bình – yếu hoàn thành trên 50%.
Ở mỗi phần Pre –listening chỉ dành thời gian 10 đến 15 phút . Đối với kiểu bài này giáo viên có thể tổ chức theo các bước sau .
Step1 : Set the scene.
Giới thiệu cho học sinh biết yêu cầu của bài Listen , vì đây là một trong những giai đoạn quan trọng để giúp học sinh định hướng được yêu cầu của đề bài.
Step 2 : Give some cue words .
Tùy theo lượng từ ở bài ít hay nhiều , giáo viên có thể đưa ra hàng loạt từ gợi ý , có thể là nhiều hơn lượng từ yêu cầu .
Ở họat động này giúp học sinh có thể thực hiện được bài Listen dễ dàng hơn .
Step3 : Guessing .
Giáo viên cho học sinh lặp lại các từ gợi ý, và đoán nghĩa để hoàn thành bài Listen . Ở hoạt động này giúp học sinh có thêm niềm tin bắt đầu vào bài Listen
] Sau đây là hoạt động của phần Pre – listening ở Unit 6 : Listen page 56 Tôi đã vận dụng các hoạt động này cho chính các lớp mình đang dạy , và kết quả đạt được khá thành công .
Mục đích chung của bài : Nghe để hoàn thành bài hát , và yêu cầu của bài Listen là học sinh phải nghe chính xác từng câu từng từ . Để học sinh có thể đạt được kết quả như mong muốn , phần Pre – listening được tổ chức theo các bước sau :
Step1: Set the scene .
In our today’s lesson , we will listen to an English Song :
Chilren of our land (1)
Let’s sing for ( 2 )
Let’s sing for ( 3 )
Let’s sing for the ( 4 ) between ( 5 ) and ( 6 )
Oh , children ( 7 ) our land , unite,
Chidren of the ( 8 ) hold hands .
Let’s ( 9 ) our love from ( 10 ) to place .
Let’s shout ( 11 ) loud ,
Let’s make a (12 ),
Oh , children of the ( 13 ) hold hands.
Step2 : Give the cue words .
Peace world of love
Place Right north
Out show
Stand south unite world
Với những từ gợi ý , học sinh có thể chọn lọc lại các từ để hoàn thành bài Listen . Điều này giúp học sinh thực hiện được bài Listen thành công hơn.
Step 3: Guessing .
Mục đích là giúp học sinh định hướng được một số từ có thể hoàn thành bài Listen .Nhờ vậy học sinh tăng thêm niềm tin và sự tò mò nhằm chinh phục được bản thân.
- Học sinh thảo luận theo 4 nhóm và dự đoán các từ để hoàn thành bài hát .
- Đại diện 4 nhóm ghi dự đoán lên bảng .
Group 1 Group 2 Group 3 Group 4
…. … … …
- Học sinh nghe bài hát để kiểm tra lại.
F Kết quả sau bài Listen đa số học sinh có thể hát được bài hát và học sinh rất phấn khởi với kết quả đạt được .
C ) Đối với kiểu bài “ Matching the words with signs in the picture”
Mục đích chung của kiểu bài này là sau bài học , học sinh có thể mô tả lại những trình tự về nội dung của bài vừa được nghe .
Yêu cầu của bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được từ , phải tư duy và chú ý nhiều trong quá trình nghe . Để giúp học sinh nghe, ghi nhận nhanh và đầy đủ , tôi đã đưa ra một giải pháp cho lớp của mình đang dạy và học sinh vận dụng khá thành công .
Đối với kiểu bài này phần Pre – listening được tổ chức theo 3 buớc (3 steps)
Step1: Pre teach Vocabulary.
Mục đích của phần này là giúp học sinh biết được nghĩa của một số từ mới để thực hành và tiếp xúc bài Listen dễ dàng hơn .
Step 2: Set the scene .
Yêu cầu học sinh nhìn tranh và tìm hiểu nội dung yêu cầu . Phần hoạt động này giúp học sinh khám phá ra được mục đích chính của bài Listen
Step 3 : Matching .
Hướng dẫn học sinh cách trình bài trước khi thực hành bài listen . Vì trong quá trình học sinh nghe đòi hỏi học sinh phải vừa nghe vừa ghi lại những yêu cầu của bài , học sinh sẽ không ghi đầy đủ được các từ . Sau đây là giải pháp mà tôi đã nghiên cứu và đưa ra vận dụng cho lớp tho kiểu bài Matching ở phần Pre – listening .
Đầu tiên giáo viên đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 10 theo nội dung bài Listen, sau đó cho mỗi từ chỉ vật sẽ tương ứng với một mẫu tự A , B , C or D .Trong quá trình nghe học sinh chỉ cần ghi ngắn gọn và không mất thời gian .
Bài Listen của Unit 9 page 82 ,tôi đã vận để soạn giảng phần Pre listening theo các bước như trên và tôi cảm thấy rất hài lòng với kết quả đạt được .
Mục đích chung : yêu cầu học sinh nghe miêu tả bức tranh với những hoạt động ở bệnh viện . Sau đó kết hợp từ tương ứng với tranh theo thứ tự được sắp xếp trong bài Listen :
Hoạt động Pre – listening được tiến hành theo các bước sau:
Step 1 : Pre teach Vocabulary .
- stretcher (n) : cái cáng đẩy
- crutch (n) : cái nạng
- wheelchair (n) : xe lăn
- scale (n) : cái cân
- eye chart (n) ; bảng đo thị lực
] Check up : slap the board .
Trong hoạt động này học sinh có thể gọi tên các vật trong tranh bằng tiếng Anh .
Step 2 : Set the scene .
Look at the picture and call the names of things in English .
Ở hoạt động này học sinh có thể nhận dạng được các vật mà học sinh sẽ được nghe trong bài Listen .
Step 3 : Matching
Giáo viên hướng dẫn học sing cách ghi trong quá trình thực hành bài nghe :
Correct order things
1 A eye chart
2 B scale
3 C stretcher
4 D ambulance
5 E wheelchair
6 F crutches
Giáo viên yêu cầu trong quá trình nghe , học sinh chỉ cần ghi ngắn gọn
Ví dụ : 1 - D , 2 – A , …
- Mục đích của hoạt động là giúp học sinh tập trung nghe nội dung của bài và khi đó chỉ cần ghi ngắn gọn , không mất thời gian mà mang lại hiệu quả như mong muốn .
] Khi tổ chức hoạt động Pre – listening trong tiết dạy bài Listen , nó không những góp phần cho tiết dạy thành công mà còn giúp học có thói quen vận dụng theo từng kiểu bài nghe khác nhau .Nhất là trong các bài thi hoặc kiểm tra .
D) Trong chương trình Tiếng Anh 8 kiểu bài “ Nghe để rút ra ý chính trong nội dung bài hoặc tìm ra ý sai giữa bài nghe và bài tập trong Sách Giáo Khoa” ở Unit 2 Unit 4 ,Unit 14 . Đây cũng là một trong nhũng kiểu bài nghe khó nhưng khá phổ biến .
Mục đích chính : yêu cầu học sinh nghe và hiểu được nội dung của cuộc đối thoại hoặc nội dung của đoạn văn . Nó đòi hỏi học sinh sự tư duy và linh động trong quá trình nghe . Đối với học sinh ở vùng nông thôn , học sinh không thể tự chủ để có thể hiểu được toàn bộ nội dung của bài Listen . Vì vậy ở kiểu bài này giáo viên cần phải có sự chuẩn bị trong hoạt động Pre – listening . Vậy giáo viên sẽ tổ chức như thế nào để học sinh mình đạt được kết quả cao . Và đó cũng chính là câu hỏi mà chúng ta phải tìm ra giải pháp . Sau quá trình thăm dò ý kiến ở một số giáo viên và các tiết dự giờ , tôi đã tìm ra giải pháp cho kiểu bài này và đã vận dụng cho lớp mình đang dạy :
Sau đây là các bước trong hoạt động Pre – listening theo kiểu bài “ Nghe để rút ra ý chính trong bài hoặc tìm ra ý sai giữa bài nghe và bài tập trong Sách Giáo Khoa”
Step1 : Set the scene .
Giúp học sinh dịnh hướng được yêu cầu của bài Listen .
Step 2: The cue .
Giáo viên gợi ý cho học sinh một số câu có liên quan đến nội dung bài Listen , Đối với kiểu bài nghe đoạn văn để tìm ra ý chính , giáo viên có thể gợi ý bằng cách : cho học sinh chọn True / False để tìm ra câu đúng nhất
Đối với kiểu bài nghe đoạn văn để sữa lại ý sai so với nội dung của bài : Để thực hành dễ dàng hơn, thì giáo viên có thể gợi ý bằng cách gạch dưới một số từ hoặc cụm từ có thể là đúng và cũng có thể là sai , điều này giúp học sinh tập trung nhiều hơn với yêu cầu của bài .
Step 3 : Guessing .
Học sinh đọc và đoán nội dung của bài ,điều này giúp học sinh tự tin hơn trước khi bắt đầu vào bài Listen.
Bài Listen – Unit14 page 133 , tôi đã vận dụng và tổ chức hoạt động Pre – listening theo các bước như trên và kết quả đạt được khá thành công .
Step1 : Set the scene .
We will hear a conversation about the trip to Queensland , listen to the tape and find out and correct the mistakes in the advertisement.
Step 2 : The cue .
Correct the mistakes with underlined words.
Do you want a quiet , relaxing vacation ?
Look no further than beautiful southern Queensland . Stay right on the beach
A B
at the Coconut Palm Inn . Take guided tours throu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức soạn giảng các bước cho hoạt động Pre - listening trong mỗi kiểu bài Listen của chương trình Tiếng Anh 8.doc