Đề tài Tổ chức sự kiện về kinh tế làng nghề cho sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3

2.1. Phương pháp nghiên cứu 3

2.2. Nguồn dữ liệu 6

3. Bố cục của đề tài 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 7

1 Khái niệm thông tin – thông tin kinh tế làng nghề 7

1.1. Thông tin 7

1.1.1. Khái niệm 7

1.1.2. Cung cấp và xử lý thông tin 7

1.2. Thông tin kinh tế làng nghề 9

1.2.1. Khái niệm kinh tế làng nghề 9

1.2.2. Khái niệm thông tin kinh tế làng nghề (TT KTLN) 9

1.2.3. Đối tượng nhận tin trong hoạt động truyền thông về kinh tế làng nghề 9

2 Hoạt động tổ chức sự kiện nhằm truyền thông TT KTLN tới sinh viên khối ngành kinh tế 9

2.1. Tổ chức sự kiện (event) là một hoạt động truyền thông 9

2.1.1. Hoạt động truyền thông - Hoạt động tổ chức sự kiện 9

2.1.2. Những yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của 1 sự kiện 14

2.2. Tổ chức sự kiện nhằm truyền thông TT KTLN tới đối tượng là sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội là một hoạt động đặc thù 16

CHƯƠNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

1 Kết quả điều tra 18

“Thăm dò ý kiến sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội về mức độ quan tâm và mong muốn truyền thông thông tin làng nghề tới sinh viên” 18

1.1. Mục tiêu nghiên cứu 18

1.2. Thông tin về đối tượng điều tra 18

1.3. Đánh giá về mức độ quan tâm và hiểu biết của sinh viên về kinh tế làng nghề 19

1.4. Mục đích tìm hiểu về kinh tế làng nghề của sinh viên 20

1.5. Đánh giá của sinh viên về các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường 22

1.5.1. Mức độ quan tâm của sinh viên tới các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường 22

1.5.2. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các yếu tố trong một loại hình tổ chức sự kiện cụ thể 24

2 Kết quả điều tra thực nghiệm 29

Hội thảo “Du lịch làng nghề - hướng phát triển cho hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống khu vực Hà Nội” 29

2.1. Mục đích tổ chức thực nghiệm 29

2.2. Đối tượng tham gia thực nghiệm 29

2.3. Thông tin về mô hình thực nghiệm 30

2.3.1. Vài nét về Hội thảo 30

2.3.2. Thông tin truyền thông 31

2.3.2.1. Thông điệp 31

2.3.2.2. Kênh truyền thông 31

2.4. Kết quả thực nghiệm 32

2.4.1. Mục đích tham gia 32

2.4.2. Đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố trong Hội thảo 32

2.4.3. Hiệu quả truyền thông 33

2.4.4. Ý kiến của sinh viên cho các sự kiện tiếp theo truyền thông TT KTLN 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SỰ KIỆN VỀ KINH TẾ LÀNG NGHỀ CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 34

1. Phương án chung 34

2. Đề xuất tổ chức hoạt động “Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long” 35

2.1. Mô tả chương trình - Thông điệp của chương trình 36

2.1.1. Mô tả chương trình 36

2.1.2. Thông điệp của chương trình 37

2.2. Đơn vị tổ chức 37

2.3. Quy tŕnh tổ chức chương tŕnh “ Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội” 38

2.4. Mô tả về kết cấu chương trình “Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội” 39

2.5. Hoạt động truyền thông cho chương trình 45

2.5.1. Mục tiêu truyền thông 45

2.5.2. Kế hoạch truyền thông 46

KẾT LUẬN 50

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức sự kiện về kinh tế làng nghề cho sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức nó, từ đó mới hình thành chủ đề đúng và công tác chuẩn bị mới xác thực. Từ việc xác định ngân sách và mục đích sự kiện, xác định cụ thể được loại hình sự kiện, thành lập Ban tổ chức sự kiện, phân công công việc một cách khoa học, hợp lý để đạt được hiệu quả. Loại hình tổ chức sự kiện quyết định đối tượng khách mời tham dự, chi phối việc lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện và phương thức thực hiện sự kiện. Hệ thống hóa được các hoạt động tổ chức sự kiện (check list), bao gồm: lên kế hoạch thời gian, hệ thống hóa các hoạt động sự kiện do các thành viên trong BTC thực hiện theo chức năng. Từ đó lập thời gian biểu, lịch trình (timeline) cho công tác chuẩn bị. Trong nội dung này, cần chú trọng đến các phương pháp chuẩn bị tổ chức sự kiện, hình dung sự kiện, tạo hình ảnh ấn tượng cho sự kiện, lập kế hoạch phân bổ ngân sách và lịch thanh toán. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hợp lý: địa điểm phải phù hợp với nội dung và đặc điểm loại hình sự kiện Không gian thực hiện sự kiện phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện để các thành viên tham gia hoạt động sự kiện thành công. Không gian thực hiện sự kiện thường có sân khấu và phòng tổ chức sự kiện, sân khấu ngoài trời… Các hoạt động quảng bá cho sự kiện: các hoạt động truyền thông, quảng bá về sự kiện để thu hút đối tượng công chúng mục tiêu bằng các công cụ truyền thông: thông cáo báo chí, quảng cáo, banner, áp phích, phướn, tờ rơi… Kiểm soát được các trường hợp phát sinh: trong khi sự kiện diễn ra, sẽ có những rủi ro, những phát sinh bất ngờ xảy ra do các điều kiện khác quan, chủ quan tác động. Nhà tổ chức sự kiện cần phải có các phương án dự phòng để trong trường hợp rủi ro xảy ra, có thể ứng phó kịp thời. VD: tổ chức sự kiện địa điểm ngoài trời, có thể phát sinh thời tiết xấu, mưa… Các hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm sau sự kiện: Thông thường, Các công việc sau sự kiện ít được chú ý. Tuy nhiên có một nguyên tắc là dù thành công hay không thì công việc sau sự kiện đều vẫn xuất hiện và cần được giải quyết. Công việc sau sự kiện có tác động điều chỉnh, bổ sung thông điệp đã được truyền đạt trong sự kiện. Tổ chức sự kiện nhằm truyền thông TT KTLN tới đối tượng là sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội là một hoạt động đặc thù Mục đích của hoạt động tổ chức sự kiện nhằm truyền thông TT KTLN tới đối tượng là sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội , là cung cấp những thông tin cụ thể về Kinh tế làng nghề đến đối tượng sinh viên, giúp sinh viên tiếp cận được với các giá trị kinh tế, văn hóa của làng nghề truyền thống. Từ đó, tuyên truyền, xây dựng được ý thức, trách nhiệm của sinh viên kinh tế - những người trẻ với việc gìn giữ , bảo tồn và phát triển các giá trị của làng nghề truyền thống. Đặc biệt, trong giai đoạn Kinh tế làng nghề đang gặp phải nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một như hiện nay, sinh viên Kinh tế - những nhà kinh tế tương lai cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong việc phát triển Kinh tế làng nghề. Đối tượng mục tiêu của hoạt động tổ chức sự kiện này là sinh viên khối ngành Kinh tế, là những người trẻ, có kiến thức và nhanh nhạy với việc tiếp thu và nắm bắt thông tin. Hoạt động tổ chức sự kiện nhằm truyền thông TT KTLN là hoạt động xã hội thiên về tính tuyên truyền, giáo dục. Thông qua việc tổ chức các hoạt động sự kiện (hội chợ, triển lãm, cuộc thi…) để giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề kinh tế làng nghề. Vì thế, để tổ chức các hoạt động sự kiện này đòi hỏi sự phối hợp ,làm việc của nhiểu cơ quan, ban ngành, đoàn thể . Nhà tổ chức có thể là các đơn vị trực thuộc trường đại học (Đoàn, Hội sinh viên…) hoặc các đơn vị, tổ chức xã hội như Hiệp hội làng nghề, Sở văn hóa thông tin, Ban thanh niên trường học… hoặc sự phối hợp tổ chức giữa các bên. Do đối tượng mục tiêu của các hoạt động sự kiện là sinh viên với kiến thức và sự nhạy bén, nhưng tâm lý thích cái mới, ghét sự thụ động, nhàm chán. Trong khi đó, các hoạt động tổ chức sự kiện về truyền thông TT KTLN mang nhiều nội dung về tuyên truyền, giáo dục. Do đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động sự kiện cần có sự linh hoạt, đổi mới tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nội dung sự kiện, để tạo hứng thú và kích thích sinh viên chủ động trong quá trình tỉm hiểu thông tin về làng nghề. Chương 2 Báo cáo kết quả nghiên cứu Kết quả điều tra “Thăm dò ý kiến sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội về mức độ quan tâm và mong muốn truyền thông thông tin làng nghề tới sinh viên” Mục tiêu nghiên cứu Hoạt động tổ chức sự kiện là một trong các công cụ truyền thông thông tin khá hiệu quả tới người xem, đặc biệt hoạt động này đã và đang diễn ra khá phổ biến tại các trường đại học vì vậy nhằm truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề bằng cách xây dựng được các chương trình phù hợp với sinh viên và đạt hiệu quả truyền thông cao nhất cần phải : - Thăm dò hiểu biết của sinh viên về làng nghề và kinh tế làng nghề, từ đó có được những kết luận về sự hiểu biết, mức độ quan tâm của sinh viên về kinh tế làng nghề. - Thăm dò tìm hiểu về mức độ quan tâm cũng như những mong muốn của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động tổ chức sự kiện đã diễn ra tại trường, từ đó có các kêt luận để xây dựng các chương trình về kinh tế làng nghề sao cho hấp dẫn người xem nhất. Thông tin về đối tượng điều tra Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khối ngành kinh tế. Cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu 300 phần tử thuộc 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội: Đại học kinh tế quốc dân, Đại học ngoại thương, Học viện tài chính, Đại học thương mại, Học viện ngân hàng. Tỷ lệ chọn số sinh viên phỏng vấn theo bảng 1. Bảng 1 – Thông tin về đối tượng điều tra Số sinh viên chọn phỏng vấn Số sinh viên của trường (tương đối) Kinh tế quốc dân 82 16000 Ngoại thương 51 10000 Học viện tài chính 52 10000 Thương mại 53 10400 Học viện ngân hàng 53 10400 Mục đích của cúng tôi là truyền thông thông tin về làng nghề và đặc biệt là thông tin về kinh tế làng nghề tới sinh viên. Đó là lý do chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là 5 trường thuộc khối ngành kinh tế. Họ là những người năng động, sáng tạo đặc biệt rất quan tâm tới các vấn đề về kinh tế. Nói đến kinh tế Việt Nam thì kinh tế làng nghề là một trong những kiến thức mà sinh viên khối ngành kinh tế nên biết và tìm hiểu. Đánh giá về mức độ quan tâm và hiểu biết của sinh viên về kinh tế làng nghề Để tìm hiểu về mức độ quan tâm, hiểu biết của sinh viên về “kinh tế làng nghề”, chúng ta phân tích bảng số liệu 2 Bảng 2 – Hiểu biết của sinh viên về kinh tế làng nghề Con người Văn hóa Sản phẩm Sản xuất Môi trường lao động Dự án KHĐT-KHPT Khác Số lượng biết (người) 97 110 233 64 69 28 8 Tỷ trọng(%) 32.3 36.7 77.7 21.3 23 9.3 2.7 Nguồn : Số liệu điều tra Theo bảng trên ta có thể thấy số lượng sinh viên biết đến thông tin về kinh tế làng nghề rất nhiều, trong đó 77,7% sinh viên biết thông tin về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thông tin về kinh tế làng nghề. Tiếp đó 36,7% sinh viên biết thông tin về văn hóa, 32,3% sinh viên biết về con người, 23% sinh viên biết về môi trường lao động, 21,3% sinh viên biết thông tin về sản xuất, 9,3% sinh viên biết thông tin về dự án đầu tư-kế hoạch phát triển kinh tế làng nghề và 2,7% biết đến các thông tin khác như: giá cả sản phẩm, các thị trường bán sản phẩm,… Những con số trên cho thấy kiến thức về kinh tế làng nghề của sinh viên chủ yếu là về sản phẩm, những yếu tố còn lại vẫn còn ở mức thấp. Điều này cần được quan tâm khi xây dựng các sự kiện truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề. Biểu đồ 1 – Hiểu biết của sinh viên về Kinh tế làng nghề Mục đích tìm hiểu về kinh tế làng nghề của sinh viên Trong 300 sinh viên được phỏng vấn có 109 (34.3%) người tìm hiểu chuyên sâu về kinh tế làng nghề. Mục đích chủ yếu của họ thể hiện qua bảng 3 Bảng 3 – Mục đích tìm hiểu thông tin về kinh tế làng nghề Phục vụ cho công việc Tìm hiểu kiến thức Khác Số lượng biết (người) 23 80 6 Tỷ trọng (%) 21.1 73.4 5.5 Nguồn : Số liệu điều tra Số lượng sinh viên tìm hiểu kiến thức về kinh tế làng nghề để bổ sung cho kiến thức của mình chiếm 73,4%. Đây là một tỷ lệ lớn, nó cho thấy sinh viên luôn muốn học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách vở học trên trường. Việc tổ chức các chương trình nhằm truyền thông thông tin về kinh tế làng nghê là điều nên làm. Nó sẽ giúp sinh viên tăng thêm kiến thức cho mình đồng thời có các cơ hội tiếp xúc thực tế mà không đơn thuần chỉ là lý thuyết. Biều đồ 2 – Mục đích tìm hiểu về kinh tế làng nghề Đánh giá của sinh viên về các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường Mức độ quan tâm của sinh viên tới các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường Để tìm hiểu mức độ quan tâm của sinh viên tới các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường chúng ta sẽ phân tích bảng số 4 Bảng 4 – Mức độ quan tâm của sinh viên về các hoạt động tổ chức sự kiện tại trường Không quan tâm ít quan tâm Bình thường Quan tâm Rất quan tâm Số lượng (người) 8 35 137 103 17 Tỷ trọng (%) 2.7 11.7 45.7 34.3 5.7 Nguồn : Số liệu điều tra Hoạt động tổ chức sự kiện diễn ra nhiều hơn tại các trường đại học từ mấy năm trở lại đây và ngày nay hoạt động này đang trở nên phổ biến đối với mọi sinh viên. Theo bảng trên ta có thể thấy có tới 34,3% có thái độ quan tâm và 45,7% sinh viên có thái độ bình thường với các chương trình tổ chức tại trường. Mỗi chương trình mang một thông điệp truyền thông, nội dung,…khác nhau nhưng qua những con số phân tích ở trên ta có thể thấy các chương trình đang dần dần thu hút được người quan tâm nhiều hơn. Đó là một dấu hiệu tốt cho sự thành công của chương trình truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề mà chúng tôi sẽ xây dựng và gửi tới sinh viên tới đây. Bi ểu đồ 3 – Mức độ quan tâm của sinh viên tới các sự kiên tổ chức ở trường Trong tổng số 300 sinh viên được hỏi có 233 sinh viên đã từng tham gia chương trình tổ chức sự kiên tại trường. Lý do chủ yếu tham gia chương trình thể hiện qua bảng số 5. Bảng 5 – Lý do tham gia chương trình của sinh viên Nôi dung Khách mời Các tiết mục văn nghệ, giải trí Phần thưởng hấp dẫn Khác Số lượng (người) 161 38 97 35 12 Tỷ trọng (%) 53.7 12.7 32.3 11.7 4 Nguồn : Số liệu điều tra Bảng phân tích số 5 sẽ lưu ý những người tổ chức sự kiện cho sinh viên chú ý hơn tới nội dung chương trình, tiếp đó là các tiết mục văn nghệ giải trí, khách mời, phần thưởng hấp dẫn trong chương trình, để có thể đảm bảo chương trình đạt thành công cao nhất. Có tới 53,7% sinh viên quan tâm tới nội dung chương trình điều này có ý nghĩa khi tổ chức sự kiện truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề thì các thông tin phải đầy đủ, chính xác, phù hợp với sinh viên, có tính thiết thực, nhằm mang lại hiệu quả tiếp nhân thông tin tới sinh viên. Biểu đồ 4 – Lý do sinh viên tham gia sự kiện tổ chức tại trường Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các yếu tố trong một loại hình tổ chức sự kiện cụ thể Dưới đây là 4 loại hình tổ chức sự kiện mà chúng tôi đưa ra nhằm tham dò ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của các yếu tố trong mỗi chương trình.có 8 yếu tố mà chúng tôi đưa ra trong một chương trình bao gồm : nội dung, kỹ thuật, trang trí, MC, khách mời, giải trí, địa điểm và hậu cần. Người trả lời sẽ lần lượt sắp xếp mức độ quan trọng của các yếu tố trong chương trình theo thứ tự từ 1 – 8 với mức 1 là mức quan trọng nhất. Các bảng đánh giá này là căn cứ quan trọng mà chúng tôi sẽ sử dụng trong phần giải pháp của mình khi đưa ra ý tưởng về hoạt động tổ chức sự kiện cho sinh viên. Đối với chương trình là :”Hội thảo chuyên đề”. Chúng ta sẽ cùng xem đánh giá của sinh viên qua bảng 6 Bảng 6 – Mức độ quan trọng của các yếu tố trong hội thảo chuyên đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Tổng (người) Nội dung 229 25 3 5 1 3 2 15 283 Kỹ thuật 3 56 71 46 49 29 18 11 283 Trang trí 6 19 32 40 40 69 53 24 283 MC 5 36 49 56 42 43 37 15 283 Khách mời 26 96 46 34 36 18 18 14 283 Giải trí 4 15 19 33 50 51 53 58 283 Địa điểm 8 32 50 49 38 43 50 13 283 Hậu cần 7 7 11 20 27 27 52 132 283 Nguồn : Số liệu điều tra Với bảng phân tích trên ta có thể thấy nội dung được xem là yếu tố quan trong nhất thu hút được người xem trong một chương trình tổ chức hội thảo, có 229 ý kiến trên tổng số 283 người trả lời (chiếm 80,6%). Điều đó cho thấy để một chương trình hội thảo chuyên đề thành công thì nội dung phải được chú trọng và quan tâm trước nhất. Tiếp đến có 96 ý kiến trong tổng số 283 người trả lời (32%) cho rằng khách mời cần được quan tâm. Khách mời đóng vai trò rất quan trọng trong một chương trình tổ chức hội thảo. Họ là người mang đến kiến thức cho người xem vì vậy đó phải là những người có hiểu biết, uy tín đối với mọi người đặc biệt phong cách của họ trong chương trình cũng tác động tới người xem trong chương trình, họ tạo nên không khí cho buổi chia sẻ. Các yếu tố còn lại có mức độ quan trong sặp xếp theo thứ tự như sau : kỹ thuật, MC, giải trí, trang trí, địa điểm và cuối cùng là hậu cần. Đối với chương trình là :”Tọa đàm”. Chúng ta sẽ cùng xem đánh giá của sinh viên qua bảng 7 Bảng 7 – Mức độ quan trọng của các yếu tố trong tọa đàm Mức1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Tổng (người) Nội dung 147 64 24 14 12 3 11 1 273 Kỹ thuật 6 38 61 63 38 27 26 14 273 Trang trí 10 13 26 31 53 58 49 33 273 MC 24 43 55 55 39 25 23 9 273 Khách mời 70 82 41 21 23 13 15 8 273 Giải trí 3 8 16 27 32 60 65 62 273 Địa điểm 9 21 45 49 46 42 52 9 273 Hậu cần 5 6 8 14 33 42 41 124 273 Nguồn : Số liệu điều tra Với bảng phân tích trên ta có thể thấy nội dung trong tọa đàm cũng được đánh giá là yếu tố quan trong nhất thu hút được người xem trong chương trình, có 147 ý kiến trên tổng số 273 người trả lời (chiếm 49%). Tiếp đến có 82 ý kiến trong tổng số 273 người trả lời (27.3%) cho rằng khách mời cần được quan tâm. Các mức độ quan trọng còn lại được sắp xếp theo thứ tự : kỹ thuật, MC, trang trí, giải trí, địa điểm, hậu cần. Đối với chương trình là : ”Cuộc thi”. Chúng ta sẽ cùng xem đánh giá của sinh viên qua bảng 8 Bảng 8 – Mức độ quan trọng của các yếu tố trong cuộc thi Mức1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Tổng (người) Nội dung 161 39 20 20 7 6 11 12 276 Kỹ thuật 10 50 50 40 55 37 19 15 276 Trang trí 7 27 40 51 53 46 31 21 276 MC 33 53 48 39 32 31 26 14 276 Khách mời 11 35 43 39 40 32 37 39 276 Giải trí 30 37 23 36 37 53 38 22 276 Địa điểm 18 32 35 34 33 41 68 15 276 Hậu cần 4 7 14 15 22 31 48 135 276 Nguồn : Số liệu điều tra Trong hình thức “cuộc thi“ nội dung vẫn được xem là yếu tố quan trong nhất thu hút được người tham gia, có 161 ý kiến trên tổng số 176 người trả lời (chiếm 53.7%). Tiếp đến có 53 ý kiến trong tổng số 176 người trả lời (chiếm 17.7%) cho rằng MC cần được quan tâm. Việc MC được đánh giá quan trọng như vậy đòi hỏi khi tổ chức phải lựa chọn được MC có trình độ nhằm thu hút người xem đồng thời có thể giải thích, giúp người tham gia hiểu rõ hơn về hình thức, nội dung cuộc thi như thế nào. Tiếp đến các yếu tố được sắp xếp theo mức độ quan trọng như sau : Kỹ thuật, trang trí, khách mời, giải trí, địa điểm, hậu cần. Đối với chương trình là : “Hội trơ triển lãm”. Chúng ta sẽ cùng xem đánh giá của sinh viên qua bảng 9 Bảng 9 – Mức độ quan trọng của các yếu tố trong hội trợ triễn lãm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Tổng (người) Nội dung 101 43 47 26 28 20 8 16 289 Kỹ thuật 15 59 43 54 38 34 25 21 289 Trang trí 80 43 55 40 23 21 21 6 289 MC 9 22 31 37 41 52 53 44 289 Khách mời 5 16 19 33 51 53 58 54 289 Giải trí 11 29 35 38 41 57 53 25 289 Địa điểm 54 61 42 34 27 21 37 13 289 Hậu cần 14 16 18 27 38 33 34 109 289 Nguồn : Số liệu điều tra Với chương trình hội chọ triển lãm bảng phân tích trên cho ta thấy nội dung được xem là yếu tố quan trong nhất thu hút được người xem, có 101 ý kiến trên tổng số 289 người trả lời (chiếm 33.7%). Có 61 ý kiến trong tổng số 289 người trả lời (20.3%) cho rằng địa điểm quan trọng thứ 2. Các yếu tố còn lại được sắp xếp theo thứ tự quan trọng như sau : trang trí, kỹ thuật, giải trí, khách mời, MC, hậu cần. Những đánh giá trên của sinh viên sẽ là căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khi tổ chức các sự kiện nhằm truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề tới sinh viên. Kết quả điều tra thực nghiệm Hội thảo “Du lịch làng nghề - hướng phát triển cho hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống khu vực Hà Nội” Mục đích tổ chức thực nghiệm Giới thiệu đến các bạn sinh viên tiềm năng, thực trạng làng nghề; cơ hội và thách thức mà làng nghề đang đối mặt hiện nay. Giúp sinh viên tiếp cận hình thức “Du lịch làng nghề”. Khái quát thực trạng của làng nghề TCMN truyền thống hiện nay, giúp các bạn sinh viên nhận thức được các giá trị văn hóa , kinh tế,truyền thống của làng nghề; từ đó khơi gợi được ý thức bảo tổn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam. Đối tượng tham gia thực nghiệm Số lượng: 70 người Đối tượng sinh viên: Sinh viên năm nhất đến năm ba trường Đại học Kinh tế quốc dân Khách mời giao lưu Ông Lưu Duy Dần – Phó Chủ tịch kiểm Tổng thư ký HHLN Việt Nam Bà Đoàn Thị Hữu Nghị – Tổng Giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng Ông Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề Vạn Phúc Ông Phùng Quang Thắng – Giám đốc công ty Du lịch lữ hành Hà Nội Tourist Thầy Vũ Huy Thông – Giảng viên khoa Marketing – Đại học Kinh tế Quốc dân Khách mời tham gia Giảng viên khoa marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giảng viên Đại học Ngoại Thương, đại diện của một số cơ quan truyền thông (Thanh niên, Tài chính, Sức sống Việt, Tuổi trẻ thủ đô, Đài truyền hình Hà Nội,...) Thông tin về mô hình thực nghiệm : Hội thảo “Du lịch làng nghề - hướng phát triển cho hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống khu vực Hà Nội” tại khoa Marketing trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vài nét về Hội thảo Hội thảo “Du lịch làng nghề - Hướng phát triển cho mặt hàng TCMN của các làng nghề truyền thống” diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 2008 tại hội trường Gác 2 – nhà 5 Đại học Kinh Tế Quốc dân Tuy hội thảo diễn ra vào sáng thứ 2, ngày đầu tuần các bạn phải đi học, nhưng vẫn đã thu hút được một số lượng các bạn sinh viên đến tham gia chương trình. Hội thảo diễn ra từ 8h00 đến 10h30 trong khán phòng được BTC trang trí đậm nét truyền thống của làng nghề: với cửa ra vào chính được thiết kế hình mái đình có ghi chữ “Làng nghề”, không gian trong phòng ấm cúng, trang trọng với những bức tranh mô tả quá trình làm lụa của làng lụa Vạn Phúc; những chiếc lọ gốm bày trên bàn là sản phẩm của làng nghề Bát Tràng thật sự gây ấn tượng với người xem. Nội dung chính của hội thảo gồm 2 phần : Phần 1 : Thực trạng làng nghề Trong phần 1 các bạn sinh viên được lắng nghe các vị khách mời là bác Lưu Duy Dần – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký HHLN Việt Nam, cô Đoàn Thị Hữu Nghị - Tổng Giám đốc tập đoàn Hiệp Hưng và bác Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Vạn Phúc trao đổi trên sân khấu về các vấn đề liên quan đến các giá trị nỏi bật của các sản phẩm TCMN nói riêng và làng nghề nói chung. Đặc biệt, các khách mời trao đổi cụ thể, đi vào thực tiễn làng nghề , các vấn đề liên quan đến thực trạng phát triển kinh tế làng nghề hiện nay; những cơ hội và thách thức cho việc phát triển Làng nghề. Các vị khách mời là những người đang giữ những trọng trách khác nhau: đại diện HHLN, đại diện Doanh Nghiệp và đại diện Làng nghề; trao đổi và thể hiện những ý kiến, góc nhìn khác nhau đã giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về giá trị và thực trạng của vấn đề phát triển kinh tế làng nghề hiện nay Phần 2: Du lịch làng nghề – Hướng phát triển cho hàng TCMN của các làng nghề truyền thống ở phần này, các vị khách mời là bác Lưu Duy dần , anh Phùng Quang Thắng- Giám đốc công ty du lịch lữ hành Hà Nội Tourist và thầy Vũ Huy Thông đã có những trao đổi nhằm làm sánh lộ một sản phẩm mới của ngành Du lịch là “Du lịch làng nghề”. Thực trạng áp dụng mô hình “Du lịch làng nghề hiện nay”, những khó khăn, thách thức và cả cơ hội dành cho nó. Và hơn thế nữa, vai trò của marketing làng nghề, vai trò của “Du lịch làng nghề” trong sự phát triển của kinh tế làng nghề. Bên cạnh việc trao đổi trên sân khấu giữa các khách mời, các bạn sinh viên còn giao lưu, đặt câu hỏi trực tiếp cho các khách mời. Các câu hỏi xung quanh các vấn đề liên quan đên marketing làng nghề và những chính sách, kế hoạch phát triển mô hình “Du lịch làng nghề’ đang và sẽ diễn ra như thế nào được ca các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm. Thông tin truyền thông Thông điệp Sinh viên kinh tế tiếp thu thông tin về làng nghề để thể hiện ý thức, trách nhiệm với phát triển kinh tế làng nghề Kênh truyền thông Kênh trước chương trình: Kênh trực tiếp: sử dụng các công cụ thông báo đến các lớp, bandezoll, phướn, tờ rơi, poster; truyền miệng Kênh trực tuyến: website, forum trường Kinh tế và các trường bạn, blog, yahoo Kênh báo chí: thông cáo báo chí gửi đến báo, đài (báo Thanh Niên, Tiền Phong, Diễn đàn doanh nghiệp, Đài truyền hình Hà Nội, báo tuổi trẻ thủ đô, Tạp chí Tài Chính, Sức Sống Việt) Kênh sau chương trình: Chủ yếu là tin bài trên các báo khách mời và đài Truyền hình Hà Nội đưa tin về việc tổ chức chương trình. Kết quả thực nghiệm Mục đích tham gia Các sinh viên khi tham gia hội thảo, khi tìm hiểu về mục đích tham gia của các bạn, có các mục đích chủ yếu: Tò mò muốn biết có gì (khoảng 60%): đối tượng này bao gồm người nghe mọi người nói về chương trình, hấp dẫn bởi phần thưởng chương trình và người có bạn bè tham gia tổ chức chương trình Thật sự quan tâm đến vấn đề làng nghề (khoàng 30%): Đối tượng này là các bạn sinh viên đang nghiên cứu hoặc tham gia làm việc, tìm hiểu về các vấn đề có liên quan đến làng nghề. Bạn bè rủ đi (khoảng 10%): đối tượng này đến do đi cùng các đối tượng kể trên, hoặc được bạn bè rủ đến. Đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố trong Hội thảo Nội dung: Hầu hết người được hỏi đều cho rằng nôi dung là yếu tố quan trọng nhất trong hội thảo (đối tượng được hỏi là đối tượng chuyên tổ chức chương trình). Khách mời : Khách mời là người truyền tải nội dung hội thảo, thế nên người được hỏi đều đánh giá khách mời rất quan trọng, đặc biệt khách mời tạo nên uy tín và tiếng vang cho chương trình. MC: MC là người kết nối khán giá với khách mời, là một nhân tố quan trọng như khách mời. Trang trí: được đánh giá là khá quan trọng, tuy nhiên trang trí phù hợp với chủ đề giúp mọi người ấn tượng nhiều hơn, cảm nhận về chương trình sẽ tốt hơn Quà tặng: Không quá quan trọng, nhưng lại rất thích và nó là một lý do cho nhiều người đến tham gia chương trình. Kỹ thuật: Quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượngvà nội dung chương trình Hoạt đông truyền thông: diễn ra trước chương trình, để người ta biết đến và quảng bá để thu hút người đến tham gia, rất quan trọng. Hiệu quả truyền thông Đối tượng phỏng vấn trả lời: chủ yếu biết qua truyền miệng. Các kênh khác đối tượng sinh viên ít biết đến. (bandzoll, phướ, tờ rơi chưa phát huy hiệu quả) Đối tượng phỏng vấn khi được hỏi trả lời: ấn tượng với các vị khách mời, lượng thông tin nhiều tuy nhiên không sâu, khiến cho các đối tượng chỉ thấy hay nhưng có những suy nghĩ sâu sắc thì chưa có. ý kiến của sinh viên cho các sự kiện tiếp theo truyền thông TT KTLN Kết hợp tổ chức cuộc thi, hoặc chuỗi các sự kiện (triển lãm, hội thảo,…) gây ấn tượng và thu hút sự quan tâm sâu sắc hơn Các event có thể có nhiều “đất” cho sinh viên trải nghiệm hơn để hiểu sâu hơn Tìm hiểu kỹ nhu cầu và mong muốn của sinh viên, cũng như kiến thức của sinh viên để các buổi hội thảo cung cấp thông tin hợp lý và sâu sắc hơn, ko quá dàn trải Chương 3 Phương án tổ chức sự kiện về kinh tế làng nghề cho sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội Phương án chung Để thực hiện hoạt động trên cần có sự tham gia của các thành phần khác nhau: sinh viên khối ngành kinh tế, đại diện sinh viên, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa, tổ chức chính phủ, phi chính phủ. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, theo định hướng công nghiệp hóa kinh tế nông thôn trong đó có kinh tế làng nghề. Truyền thông TTKTLN mang lại cho sinh viên kinh tế cơ hội hiểu được giá trị kinh tế - văn hóa của sản phẩm các làng nghề trên đất nước. Từ đó, khi ra trường sinh viên kinh tế, trở thành những nhà kinh tế có thể thực hiện công việc kinh doanh, ứng dụng những kiến thức về quản lý, marketing, đầu tư ... vào khu vực kinh tế làng nghề để làm giàu cho bản thân và làm giàu cho đất nước. Các đơn vị chức năng, trung ương đoàn xác định rõ khả năng dẫn dắt và định hướng cho các hoạt động truyền thông chủ đề kinh tế làng nghề cho lớp trẻ nói chung, và cho sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng. Cũng kết hợp với đoàn thanh niên tại các trường đại học để xây dựng vận hành chương trình đạt hiệu quả thiết thực. Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức văn hóa tham gia vào quá trình tư vấn, quảng bá, thu hút,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31930.doc
Tài liệu liên quan