Đề tài Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in

Sau khi đăng những trích đoạn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, toà soạn đã nhận được nhiều thư phản hồi của độc giả bày tỏ sự xúc động mạnh mẽ. Những người làm báo Tuổi trẻ đã cảm nhận được một làn sóng yêu thích nhật ký chiến tranh trong công chúng, đặc biệt là độc giả trẻ. Đó chính là môi trường truyền thông thuận lợi khi tiến hành chiến dịch truyền thông này. Một yếu tố ngoại lực khác đó là truyền thống văn hoá nước ta. NB Bùi Thanh tin rằng: từ trước đến nay chúng ta đều quan tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khích lệ những người trẻ tuổi cống hiến tài năng cho đất nước. Vì thế, chắc chắn chiến dịch truyền thông này sẽ tạo được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của toàn xã hội.

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tự tin bước vào tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Cũng có những ý kiến cho rằng, Tuổi trẻ đã bỏ lỡ cơ hội khi không mở chiến dịch ngay sau khi trích đăng nhật ký của Nguyễn Văn Thạc. Tuy nhiên, cũng có các ý kiến khác khẳng định, thời điểm đó chưa “chín muồi”. BTV Cù Mai Công, người phụ trách diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta chia sẻ: “Ở nhật ký Nguyễn Văn Thạc, dù đoán trước sẽ có phản hồi nhưng không ngờ lại nhiều đến thế, Tuổi trẻ đã ít nhiều để lỡ cơ hội khi chưa mở diễn đàn kịp. Tuy nhiên, thời điểm ấy, tình hình cũng chưa chín muồi khi chưa có bài viết gắn với hiện tại. Nếu mở diễn đàn vào lúc này, có khả năng sẽ bị sa vào tự hào quá khứ. Niềm tự hào chỉ có giá trị thiết thực khi nó tạo ra động lực trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, tập nhật ký của anh Thạc rất hay nhưng do là nhật ký của một tân binh...nên chưa có cái khốc liệt từng ngày, từng giờ của cuộc chiến tranh và độ giằng xé nội tâm cụ thể chưa mạnh mẽ như ở nhật ký của chị Trâm.” 2.1.4. Xây dựng mục tiêu “Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng và yêu cầu cụ thể của các hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định.” [8, tr.234] Thành công của một chiến dịch cũng được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Trong bản Thuyết trình Tác giả- tác phẩm dự Giải Báo chí Toàn quốc năm 2005 với tác phẩm Chiến dịch thông tin, tuyên truyền-vận động Mãi mãi tuổi 20 – Tuổi 20 của chúng ta, ban biên tập báo Tuổi trẻ nêu ra 3 mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Giáo dục truyền thống tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh đã biết, dám đồng hành ước mơ, khát vọng cống hiến của mình với ước mơ, khát vọng độc lập tự do của đất nước, dân tộc... Mục tiêu 2: Đồng thời khơi gợi giới trẻ Việt Nam hôm nay cũng biết, cũng dám đồng hành ước mơ, khát vọng của mình với vận hội, thời cơ đất nước hôm nay. Mục tiêu 3: Nhắc lại truyền thống, lịch sử nhưng trên tinh thần “Khép lại quá khứ, mở ra tương lai”; không kích động hằn thù mà nhằm mục tiêu hoà bình – hoà giải – hoà hợp dân tộc trên tinh thần nhân văn Việt Nam – cả trong thời chiến lẫn thời bình. 2.1.5. Xác định các hoạt động để thực hiện mục tiêu và các chỉ số đánh giá Sau khi xây dựng mục tiêu, toà soạn phải xác định được các hoạt động sẽ tổ chức để hoàn thành mục tiêu đó. Với chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, báo Tuổi trẻ có phác thảo sơ bộ các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do sự phát triển của sự kiện, đòi hỏi của độc giả và nhạy bén của toà soạn mà nảy sinh thêm những hoạt động không nằm trong kế hoạch ban đầu nhưng cũng đều nhằm phục vụ các mục tiêu đề ra. Mục tiêu đầu tiên mà Tuổi trẻ kỳ vọng ở chiến dịch truyền thông này chính là giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng quá khứ, trân trọng sự hy sinh và cống hiến của thế hệ cha vì độc lập, tự do của dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay cần những hình mẫu thực sự, những tấm gương bằng xương bằng thịt, những câu chuyện được viết bằng chính sự thật cuộc đời của những người trẻ tuổi trong chiến tranh. Chính vì thế, Tuổi trẻ lựa chọn hoạt động đầu tiên để giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay là trích đăng hai tập nhật ký của anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thuỳ Trâm. Những dòng nhật ký giản dị và chân thành của anh Thạc, chị Trâm chất chứa biết bao tâm sự của những người con trai, con gái tuổi 20 thời kỳ kháng chiến. Họ có một gia đình êm ấm, có người yêu, anh Thạc đang học đại học, còn chị Trâm đã là bác sỹ. Nhưng họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhẹ nhàng ở Hà Nội để ra chiến trường, để thực hiện khát vọng bảo vệ Tổ quốc, để được chiến đấu vì độc lập dân tộc. Và sự thực là sau khi đọc những trích đoạn này, rất nhiều bạn đọc trẻ đã thấu hiểu hơn, đã nhận thức rõ ràng hơn về sự cống hiến của tuổi trẻ Việt nam thời kháng chiến. “Tôi cũng tin rằng tất cả những người mang balô vào chiến trường những năm tháng ấy đều... đã sống, chiến đấu và yêu và rồi hy sinh nhưng không mất đi để 35 năm sau chúng ta được gặp lại.” [1, 6-8-2005, tr.8]. Thông qua đó, mục tiêu giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua những câu chuyện lịch sử được kể bởi những chứng nhân lịch sử cũng đồng thời được thực hiện. Mục tiêu thứ hai mà Tuổi trẻ đề ra khi tổ chức chiến dịch truyền thông này là khơi gợi trong thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay niềm tự hào dân tộc, tinh thần cống hiến, dám ước mơ và đồng hành ước mơ của mình với vận hội và thời cơ của đất nước hôm nay. Để thực hiện mục tiêu này, trước tiên Tuổi trẻ “tung” ra bài phỏng vấn TS. Vũ Minh Khương của Đại học Harvard (Mỹ) mang tên Cơ hội của Thánh Gióng trên báo ra ngày 19-7-2005. Trong bài trả lời phỏng vấn này, TS. Vũ Minh Khương đã ví những người trẻ tuổi hôm nay là những “Thánh Gióng” chỉ chờ có lệnh vua ban là vụt đứng lên: “Tôi đã cảm nhận thấy một điều lớn hơn, đó là ngọn lửa sôi sục vươn lên trong nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây là nguồn năng lượng cực lớn của đất nước. Tuy nhiên, họ đang tản mạn, lúng túng và bị kìm nén. Tôi cho rằng đó là những đứa trẻ còi cọc chưa biết nói, biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng. Nhưng nếu vua gọi đến thì đó là những Thánh Gióng.” [1, 19-7-2005, tr.3]. Tiếp đó, diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta ra đời đúng như kế hoạch của toà soạn nhằm khơi gợi tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ. Không ai muốn làm “những đứa trẻ còi cọc không biết nói, biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng” cả, ai cũng muốn trở thành “Thánh Gióng”. Trong đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ, báo Tuổi trẻ còn dựng một bức tường Tuổi 20, tôi ước để các bạn trẻ có thể viết lên đó những mơ ước của mình. Ước mơ là những điều sâu kín, nhưng những người làm báo Tuổi trẻ đã khéo léo động viên những người trẻ tuổi dám ước mơ và dám nói lên ước mơ của mình trước cộng đồng. Để thực hiện mục tiêu thứ ba: “nhắc lại truyền thống, lịch sử trên tinh thần “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”... nhằm mục tiêu hoà bình-hoà giải-hoà hợp dân tộc trên tinh thần nhân văn Việt Nam” [7, tr.1], báo Tuổi trẻ cũng có các hoạt động, bài viết cụ thể. Ngay trong kế hoạch, ban biên tập đã phân công BTV Thuý Nga “đặt hàng” các cây bút, các nhân vật để phát triển thêm tuyến bài sau khi đăng nhật ký. Đáng chú ý là các bức thư của anh em Fred và Rob gửi cho gia đình chị Thuỳ Trâm và báo Tuổi trẻ trích đăng. Những bức thư đó thể hiện sự ngưỡng mộ của những cựu sỹ quan quân đội Mỹ với người bác sỹ ở bên kia chiến tuyến. Với họ, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chính là “một cây cầu bắc qua dòng sông cay đắng”. “Tại sao người phải giết người thay vì có thể trở thành anh em nếu như đó không phải là vì chiến tranh? Thuỳ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Gia đình Thuỳ đã chấp nhận tôi, một người đã từng là kẻ thù. Việc làm này cho thấy điều gì về lòng tốt của gia đình Thuỳ Trâm và những con người Việt Nam?” [1, 3-8-2005, tr.8] Một hoạt động lớn, thể hiện bằng tuyến bài rất quan trọng của chiến dịch này viết về việc cử PV Uyên Ly sang Mỹ tìm gặp người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu- thượng sỹ quân đội Sài Gòn năm xưa. Tuổi trẻ xác định phải tìm bằng được ông Hiếu để viết nốt “cái kết có hậu” cho câu chuyện. Nó thể hiện tinh thần nhân văn Việt Nam, trân trọng giá trị lịch sử nhưng cũng khoan dung, chìa tay nắm lấy bàn tay với cả những người từng ở bên kia chiến tuyến, đặc biệt đấy lại cũng là người Việt Nam. Cùng với việc xây dựng kế hoạch hoạt động như vậy Tuổi trẻ cũng có chỉ số đánh giá cho một số hoạt động. Đối với diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta, Tuổi trẻ có đưa ra các chỉ số: Số lượng thư, email tham gia diễn đàn; Thành phần độc giả tham gia diễn đàn (theo lứa tuổi và nghề nghiệp); Nội dung tham gia diễn đàn. Với đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ: số lượng khán giả tham gia; số lượng điều ước viết lên Bức tường Tuổi 20, tôi ước, bàn tay chia sẻ trong đêm hội; số lượng tin nhắn gửi đến tham gia chương trình. Đối với bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, các chỉ số được đưa ra là số tiền quyên góp được. 2.1.6. Thiết kế thông điệp Với một chiến dịch truyền thông lớn với nhiều hoạt động và được tổ chức trong khoảng thời gian vài tháng như chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm, việc xác định thông điệp chính xuyên suốt là điều không thể thiếu. Thông điệp mà Tuổi trẻ muốn gửi tới các độc giả thông qua chiến dịch truyền thông này là: Tuổi trẻ phải luôn biết hướng tới những điều cao cả, luôn luôn mơ ước những điều thánh thiện và sẵn sàng hiến dâng vì những ước mơ ấy, vì đất nước, vì nhân dân. Đó không phải là chuyện của ngày hôm qua, của thế hệ anh Thạc, chị Trâm mà còn kéo dài mãi đến hôm nay và mai sau. Tự hào truyền thống hào hùng của thế hệ cha anh, lịch sử dân tộc trên tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc chứ không kích động hằn thù. Thông điệp này được NB Bùi Thanh-người tổng phụ trách chiến dịch đưa ra và được các PV, BTV trực tiếp thực hiện cụ thể hoá thành các thông điệp cụ thể tuỳ theo từng hoạt động. Mỗi hoạt động cụ thể trong chiến dịch đều chuyển tải những thông điệp cụ thể nhưng tất cả đều bám sát nội dung của thông điệp chính. Thông qua các trích đoạn của hai cuốn nhật ký, những người biên tập muốn gửi tới độc giả hai tấm gương của thế hệ trẻ thời chiến, lãng mạn nhưng đầy lý tưởng sống, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc. Bài phỏng vấn TS. Vũ Minh Khương và diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta chính là sự kết nối giữa truyền thống với hiện tại để thấy rằng sự hy sinh và cống hiến cho Tổ quốc “không phải là chuyện của ngày hôm qua, của thế hệ anh Thạc, chị Trâm mà còn kéo dài mãi đến hôm nay và mai sau”. Đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ cũng là dịp để các bạn trẻ thể hiện ước mơ, hoài bão của mình. Hành trình đi tìm người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu đã thể hiện tinh thần hoà giải, hoà hợp dân tộc. Kể cả cách dùng từ của PV cũng cho thấy điều này. Trên trang báo không hề xuất hiện chữ “lính Nguỵ” mà được thay thế bằng cụm từ “người lính ở bên kia chiến tuyến”. Một chi tiết nhỏ đó cũng thể hiện tinh thần nhân văn, rất thích hợp với thông điệp mà toà soạn muốn chuyển tải tới độc giả. Chính sự thống nhất và xuyên suốt của thông điệp chính trên toàn bộ các hoạt động của chiến dịch đã góp phần tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ bởi độc giả hiểu thông điệp một cách nhất quán và đa số độc giả hiểu giống nhau, tạo nên hiệu ứng dây chuyền cho chiến dịch. Phân công phóng viên, biên tập viên thực hiện Việc lựa chọn và phân công PV, BTV thực hiện ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của một chiến dịch truyền thông. Tuỳ thuộc vào năng lực, sở trường và điều kiện của từng người mà toà soạn phải có sự phân công hợp lý. Trong chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ đã có sự phân công rõ ràng với từng PV, BTV thực hiện những hoạt động của chiến dịch như sau: STT Hoạt động PV, BTV phụ trách Lý do phân công 1. Tổng phụ trách NB Bùi Thanh Có kinh nghiệm tổng phụ trách 2 chiến dịch truyền thông trước đó 2 -Biên tập, lựa chọn các trích đoạn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi - Đặt hàng một số cây bút viết bài về 2 nhật ký BTV Thuý Nga - Rất am hiểu về sách Là BTV kỳ cựu của mục Hồ sơ Có quan hệ với nhiều nhà văn, nhà phê bình 3 Biên tập, lựa chọn các trích đoạn Nhật ký Đặng Thùy Trâm (NKĐTT) PV Thu Hà PV Văn hoá văn nghệ Rất am hiểu về sách Được chính những người thực hiện NKĐTT đưa xem bản thảo nhờ góp ý 4 Về Đức Phổ gặp các nhân chứng lịch sử tìm hiểu ngày cuối cùng của chị Thuỳ Trâm PV Hàng Chức Nguyên Là người Quảng Ngãi, thấu hiểu cách sống, suy nghĩ của người dân ở đây. 5 Tổ chức diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta BTV Cù Mai Công BTV trang Nhịp sống trẻ, gắn bó với độc giả trẻ, hiểu độc giả trẻ. Có kinh nghiệm tổ chức diễn đàn trên báo 6 Thành lập và duy trì quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm Phó Tổng biên tập Vũ Văn Bình và Ban công tác Bạn đọc - Chuyên phụ trách các công việc liên quan tới bạn đọc 7 Tổ chức chương trình giao lưu, ca nhạc Ngọn lửa Tuổi trẻ BTV Lưu Đình Triều - Có quan hệ với Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình VN (VTV) - Có kinh nghiệm phối hợp với VTV tổ chức Đêm trắng năm 2004 8 Hành trình sang Mỹ cùng gia đình chị Thùy Trâm và tìm thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu PV Uyên Ly - Có quen biết từ trước với gia đình chị Trâm Hiểu biết về sách Trình độ tiếng Anh tốt 2.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động trung tâm trong chiến dịch truyền thông Trong bản thuyết trình dự giải báo chí Toàn quốc năm 2005, ban biên tập báo Tuổi trẻ chia chiến dịch truyền thông về nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm làm 5 bước “thông tin-vận động tập trung”. Đó là: Biên tập, trích đăng liên tiếp hai tập nhật ký; Mở diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta; Mở đợt vận động xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm; Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ; Cử PV sang Mỹ để cùng gia đình Thuỳ Trâm và tìm thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu. Dưới đây, xin được phân tích chiến dịch truyền thông này theo 5 bước như vậy. Theo kết quả khảo sát từ 237 phiếu thăm dò độc giả báo Tuổi trẻ về sự yêu thích đối với các hoạt động trong chiến dịch truyền thông này thì phong trào gây quỹ ủng hộ bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm đuợc quan tâm nhất với 158 phiếu, tiếp đến là diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta 100 phiếu, 93 người yêu thích các bài viết về hành trình sang Mỹ của PV Uyên Ly, 87 bạn đọc thích các trích đoạn hai cuốn nhật ký và đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ được 46 độc giả quan tâm. (Hình 5) Hình 5: Sự yêu thích của độc giả đối với từng hoạt động trong chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm trên Tuổi trẻ 2.2.1. Biên tập, trích đăng nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm Sau khi ban biên tập quyết định trích đăng nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, việc lựa chọn và biên tập các trích đoạn được giao cho BTV Thuý Nga. PV Thu Hà thì nhận trách nhiệm biên tập các trích đoạn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Theo khảo sát của chúng tôi đối với 237 độc giả Tuổi trẻ thì 205 người cho rằng những trích đoạn trên mục Hồ sơ của Tuổi trẻ là những đoạn hay nhất, xúc động nhất của hai cuốn nhật ký, giúp độc giả hiểu tâm hồn, tính cách và tinh thần anh dũng của hai liệt sỹ. Nhật ký là thể loại ít được đăng tải trên báo chí, lại không mang tính thời sự, ít tính báo chí nên việc trích đăng như thế nào cũng phải tính toán rất kỹ. Mỗi cuốn nhật ký dày hàng mấy trăm trang, và các sự kiện diễn ra đều đều theo tuyến tính thời gian. Cái khó của người biên tập là phải lựa chọn ra những trích đoạn đặc sắc nhất, dẫn dắt thành câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn độc giả theo từng kỳ. Điều này đòi hỏi người biên tập phải có kỹ thuật và nghệ thuật thu hút độc giả. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi dài hàng trăm trang được chọn đăng thành bốn kỳ và một kỳ đăng thư anh Thạc gửi bạn gái. Lúc đầu ban biên tập cũng rất lo lắng bởi mục Hồ sơ thường đăng các phóng sự hoặc hồ sơ hấp dẫn còn nhật ký của anh Thạc lại là những cảm xúc trữ tình chứ không có cốt truyện, không có xung đột. Vì vậy, BTV Thuý Nga phải suy nghĩ sắp xếp làm sao cho mỗi kỳ báo thành một câu chuyện và các kỳ phải nối tiếp với nhau bằng các lời rao. Những lời rao này vừa phải đảm bảo tính trung thực nhưng vẫn phải hấp dẫn, gợi hứng thú cho độc giả. Có một chi tiết mà BTV Thuý Nga đặc biệt chú ý trong lời tựa cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi: nhà văn Đặng Vương Hưng viết về dự cảm của anh Thạc về ngày 30-4-1975. Theo chị, đây là một chi tiết bất ngờ, gây xúc động sâu xa và có giá trị linh thiêng. Đã ba, bốn lần anh Thạc hẹn chị Như Anh, bạn gái anh, gặp lại vào ngày 30-4-1975 nhưng đều trong những bức thư anh gửi chị chứ không hề có trong nhật ký. Vì thế BTV Thúy Nga đã chủ động xin phép ông Đặng Vương Hưng cho trích đăng cả những bức thư anh Thạc gửi chị Như Anh mà trong đó có những “lời hẹn hò lớn lao” về ngày gặp lại. Còn PV Thu Hà cho biết: “Nếu để ý sẽ thấy các trích đoạn nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không được đăng theo trình tự ngày tháng mà tôi lựa chọn theo công việc và tâm trạng của chị.” Có thể nhận thấy rằng, 7 kỳ trích đăng, mỗi kỳ lại mang đến cho người đọc một trạng thái cảm xúc khác nhau, một hiểu biết khác nhau về tính cách, con người của liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Chỉ với 7 kỳ ít ỏi, nhưng chân dung một người bác sỹ tận tuỵ và nghiêm túc, một người công sản kiên trung, một thanh niên say sưa với lý tưởng cách mạng đã được phác thảo rõ nét. Và cả sự khốc liệt của cuộc chiến cũng hiện lên rất rõ qua từng câu chữ. Ba kỳ đầu tiên thể hiện rất rõ tính chất công việc của chị Trâm, sự tận tuỵ và tinh thần trách nhiệm và y đức của một người bác sỹ, đặc biệt trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Ba kỳ tiếp theo thiên về cuộc sống riêng tư và đời sống nội tâm của chị Thuỳ Trâm. Kỳ cuối mang tên Những trang nhật ký cuối cùng kể lại những ngày chị Trâm cùng ba cán bộ bệnh xá ở lại chăm sóc các thương binh nặng vì điểm này đã bị lộ và mọi người đã tìm điểm khác thay thế. Lòng dũng cảm và đức hy sinh của chị thể hiện rất rõ trong những trang nhật ký cuối cùng này. Theo khảo sát với 237 độc giả Tuổi trẻ thì chỉ có 32 người cho rằng những trích đoạn đăng trên Tuổi trẻ chưa phải những đoạn hay nhất, xúc động nhất của hai tập nhật ký. Những độc giả còn lại đều khẳng định các trích đoạn “hay, xúc động” (81 phiếu), “giúp người đọc cảm nhận tinh thần dũng cảm của hai liệt sỹ” (124 phiếu) và “giúp nguời đọc hiểu tâm hồn, tính cách hai liệt sỹ” (118 phiếu). 2.2.2. Tổ chức diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta Ngay từ khi phác thảo chiến dịch truyền thông về hai cuốn nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm, ban biên tập báo Tuổi trẻ đã xác định sẽ mở một diễn đàn dành cho bạn đọc trao đổi, bày tỏ suy nghĩ ngay sau khi khởi đăng trích đoạn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được một vài kỳ. Cùng lúc ấy, bài phỏng vấn TS Vũ Minh Khương được đăng tải trên chuyên mục Trò chuyện đầu tuần (số ngày 19-7-2005) có thể coi đã gây “xôn xao dư luận” vì những luận điểm về “Thánh Gióng” thời hiện đại và “cơ hội của Thánh Gióng” trong thời đổi mới. ”Thánh Gióng thời nay là hoài bão và khát vọng lớn của toàn dân tộc... Cần khơi dậy, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên hùng cường, giàu mạnh ở mỗi công dân. Hiện thực lịch sử và lý thuyết đều chứng minh chỉ có sức mạnh tinh thần mới làm nên kỳ tích.” [1, 19-7-2005, tr.3]. Sự gặp nhau giữa lý tưởng cống hiến của thế hệ anh Thạc, chị Trâm với những suy nghĩ về hoài bão và khát khao của tuổi 20 hôm nay của TS Vũ Minh Khương đã tạo nên tác động cộng hưởng, gây xúc động mạnh mẽ cho độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ. Sáng ngày 19-7-2005, ban biên tập quyết định mở diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta thì buổi chiều cùng ngày toà soạn nhận được thư của đông đảo độc giả “đề nghị Tuổi trẻ mở một diễn đàn rộng rãi cho thế hệ trẻ chúng tôi trao đổi” [1, 20-7-2005, tr.8]. Mở diễn đàn lúc này, Tuổi trẻ muốn kết nối những giá trị truyền thống với hiện đại, bắc cầu từ lý tưởng của thanh niên thời chiến sang khát vọng của thế hệ trẻ thời bình. Sau 52 số báo liên tục đăng tải các ý kiến trên diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta, Tuổi trẻ đã tổng kết như sau: - Diễn đàn đã đăng tải: gần 90 ý kiến; 11 tin, 4/14 ca khúc, 5/45 bài thơ, 2 ghi chép giao lưu trực tuyến. (trên Tuổi trẻ Online); 4 ghi nhận sinh hoạt của giới trẻ quanh diễn đàn; 5 ý kiến phát biểu (của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, bí thư Trung ương Đoàn Lê Mạnh Hùng, bí thư Trung ương Đoàn Đoàn Văn Thái, Phó chủ tịch UBND.TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, phó bí thư Thành đoàn TP.HCM Trần Trọng Tuấn). Tính đến hết ngày 9-9-2005, Diễn đàn nhận được hơn 1100 thư, email (hơn 600 email và hơn 500 thư viết tay) tham gia. Trong hơn 1100 thư, email tham gia, về tuổi, phân rất đều từ 15 đến hơn 70 tuổi (nhỏ nhất là một HS lớp 3 và lớn tuổi nhất là trên 80 tuổi). Về công việc, nghề nghiệp, thành phần: SVHS (trong nước và du HS) khoảng 34%; trí thức, người có công ăn việc làm ổn định: 30%; bạn trẻ nông thôn, thanh niên bình thường: 10%; bậc PH, GV: 10%; nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xó hội: 5%; bạn trẻ nhập cư không phải là SVHS: 3-4%; : bạn trẻ VN ở nước ngoài: 3%; y, bác sĩ: 1%; bạn trẻ lỡ lầm: 1%; bộ đội, công an, hài quan, chiến sĩ Mùa hè xanh… 3-5%. Theo những người tổ chức diễn đàn thì tiêu chí lựa chọn các ý kiến đăng tải trên diễn đàn là những ý kiến đó thực sự muốn xây dựng đất nước trong tự hào truyền thống và khát khao vươn lên tụt hậu, đói nghèo của đất nước hôm nay, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, trình độ, chính kiến, trong hay ngoài nước... Tất cả đều có một điểm chung là vì con người Việt Nam và nhân văn Việt Nam. Trên thực tế thì gần 90 ý kiến được chọn đăng cũng thể hiện rất rõ quan điểm này. Diễn đàn trên mỗi số lại được tổ chức theo cụm chủ đề, thành phần tham gia. Tổ chức diễn đàn như vậy rất hợp lý bởi nó đảm bảo tính logic, khiến cho độc giả dễ theo dõi, dễ tiếp cận hơn. Các ý kiến trên những diễn đàn số ngày 20-7-2005, 23-7-2005, 27-7-2005, 25-8-2005... đều tập trung bày tỏ sự xúc động mãnh liệt của những bạn trẻ tuổi 20 hôm nay khi đọc những dòng nhật ký của các anh, các chị tuổi 20 ngày ấy. Trong nhiều số báo khác như số ngày 25-7-2005, 5-8-2005, 23-8-2005..., các bạn trẻ đã nhìn lại tuổi 20 của chính mình, soi vào tấm gương anh Thạc, chị Trâm để vươn tới những ước mơ, hoài bão đẹp của tuổi trẻ hôm nay. Diễn đàn số ngày 27-5-2005 gồm 5 ý kiến thể hiện sự bức xúc trước thực trạng một số bạn trẻ hiện nay rơi vào lối sống hưởng thụ, tệ nạn, không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và đất nước. Nhiều bạn trẻ còn bày tỏ sự bức xúc vì cái nhìn không đúng của người lớn tuổi về giới trẻ, về sự kìm kẹp “Thánh Gióng không được giỏi hơn trưởng phòng”... Đồng thời, rất nhiều du học sinh lên tiếng đòi hỏi có cơ chế rõ ràng, hợp lý để các sinh viên du học về Việt Nam yên tâm học xong quay về góp tay xây dựng đất nước trên số 28-7-2005, 3-8-2005... Một số y bác sỹ bày tỏ lòng cảm phục trước tài năng và y đức cao cả của bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm và tự thấy phải phấn đấu để trở thành một thầy thuốc tận tâm như chị (số ngày 24-8-2005). Các bậc phụ huynh cũng chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ đi trước, đồng thời coi anh Thạc, chị Trâm như những hình mẫu để giáo dục con cái trên số 6-8-2005. Xen giữa các ý kiến đóng góp cho diễn đàn là những bài thơ, bài hát về anh Thạc, chị Trâm, về khát vọng tuổi 20 của thế hệ trẻ. Những tác phẩm này đã làm “mềm hoá” diễn đàn và tạo ra những khoảng lặng cần thiết 2.2.3. Vận động xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm Thành lập quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm là một hoạt động không có trong kế hoạch ban đầu của Tuổi trẻ khi bắt tay vào thực hiện chiến dịch truyền thông này. Trên số báo ngày 23-7-2005, vài ngày sau khi Tuổi trẻ khởi đăng một số trích đoạn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, trong mục Sự kiện & Dư luận, độc giả Nguyễn Văn Sơn viết: “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau tiết kiệm, đóng góp mỗi người một chút thì sẽ đủ để xây dựng một bệnh viện tại nơi chị Trâm đã chiến đấu và hy sinh. Tôi nghĩ báo Tuổi trẻ nên đứng ra phát động để độc giả cả nước có cơ hội đóng góp xây dựng bệnh viện mang tên chị, để nói như anh bạn người Mỹ Fred: “Bác sỹ trâm tiếp tục sự nghiệp y tế của mình ngay cả khi chị đã chết đi, tiếp tục chăm sóc đồng bào mình bằng chính câu chuyện của chị.” [1, 23-7-2005, tr.5]. Hai ngày sau, toà soạn tiếp tục nhận được thư của nhiều độc giả bày tỏ mong muốn được đóng góp xây dựng một bệnh xá mang tên người bác sỹ anh hùng. Ngay khi nhận được “mệnh lệnh” của bạn đọc, ban biên tập Tuổi trẻ đã lập tức họp bàn và quyết định giao cho Ban Công tác Bạn đọc và Phó Tổng biên tập Vũ Văn Bình trực tiếp triển khai phát động quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thùy Trâm. Toà soạn gửi đến độc giả một lá thư kêu gọi: “Ban biên tập báo Tuổi trẻ chính thức phát động đợt vận động xây dựng một công trình y tế tại Đức Phổ (Quảng Ngãi), một công trình của bạn đọc hướng về một vùng đất, một con người không thể nào quên. Rất mong bạn đọc báo Tuổi trẻ cùng chung tay góp sức, biến ước mơ của liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm thành sự thật...” [1, 26-7-2005, tr.1] Ban biên tập định hướng rằng song song với việc đăng danh sách các nhà hảo tâm hàng ngày, Tuổi trẻ còn chú trọng thông tin một cách cụ thể để độc giả thấy món tiền ủng hộ đã quý, nhưng tấm lòng của người ủng hộ còn quý hơn rất nhiều. Thay vì thông báo: ông A đóng góp số tiền X, bà B đóng góp số tiền Y thì Tuổi trẻ đưa những tin vắn, trong đó còn có những suy nghĩ, những tình cảm của độc giả được gửi kèm theo số tiền ủng hộ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đóng góp. Khi nào bệnh xã được khởi công... tạp chí Vạn Xuân sẽ kêu gọi bà con Việt kiều đóng góp dụng cụ y tế hoặc thuốc tây...” [1,10-8-2005, tr.5]. “Ngày 4-9, ông Nam Hồng đã gọi điện nhờ phóng viên Tuổi trẻ đến nhà nhận giúp ông 200.000 đồng góp vào công trình bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm. Mặc dù tuổi cao, bị liệt và rất khó đi lại nhưng ông Hồng đã bỏ công sưu tầm đầy đủ các tin, bài liên quan đến liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm đăng trên báo Tuổi trẻ.” [1, 6-9-2005, tr.5]. “Bệnh viện Chợ Rẫy mong muốn được cùng báo Tuổi trẻ đồng hành trong việc duy trì hoạt động của bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm” [1, 26-8-2005, tr.5] Còn rất nhiều thông tin tương tự như thế được đăng tải liên tục trên trang Bạn đọc & Tuổi trẻ. Ngoài ra, Tuổi trẻ còn đưa tin về nhiều bác sỹ, bệnh viện đóng góp trang thiết bị y tế c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van da xong cua Lan Huong HVBC[1].doc