CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN 1
1.1 Lí thuyết về logistics và giao nhận 1
1.2 Tìm hiểu chung về hoạt động nhập khẩu 2
1.2.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu 2
1.2.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu 2
1.2.3 Các hình thức nhập khẩu 3
1.2.4 Các chứng từ cần thiết trong hoạt động nhập khẩu 4
1.2.4.2 Chứng từ vận tải 5
1.2.4.3 Chứng từ về bảo hiểm 6
1.2.4.4 Chứng từ về hải quan 6
1.3 Tìm hiểu chung về hoạt động xuất khẩu 6
1.3.1 Khái niệm 6
1.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 7
1.3.3 Các hình thức xuất khẩu 8
1.3.4 Các chứng từ cần có trong hoạt động xuất khẩu 10
1.4 Tìm hiểu chung về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu 11
1.4.1 Cơ sở lý luận về thủ tục hải quan điện tử 11
1.4.2 Cơ sở lý thuyết chung về thủ tục hải quan điện tử 13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCHENKER VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS HÀNG TẤM TẢN NHIỆT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SCHENKER VIỆT NAM 16
2.1 Khái quát về công ty TNHH Schenker Việt Nam 16
2.1.1 Thông tin cơ bản về công ty 16
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Schenker Việt Nam 16
2.1.3 Nhiệm vụ mục tiêu và phạm vi hoạt động 17
2.1.4 Chức năng các phòng ban 19
2.1.5 Tình hình nhân sự 21
2.1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 21
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thực hiện dịch vụ logistics hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty trách nhiệm hữu hạn Schenker Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận đơn CNBJS0000013493 cước trả sau tức là khách hàng GE Renewable Energy sẽ thanh toán nên khi nhận được chứng từ thì phải kiểm tra debit note, credit note để biết khách hàng phải trả bao nhiêu tiền cước.
Bước 3: Theo dõi lịch tàu, cập nhật lịch tàu trên hệ thống và thông báo lại cho khách hàng nếu có sự thay đổi
Có hai cách kiểm tra lịch tàu:
Lên website hãng tàu kiểm tra dự kiến tàu đến (ETA) nhưng phương pháp này không đáng tin cậy vì ETA có thể thay đổi nhưng hãng tàu không cập nhật vào Website hãng tàu.
Gọi điện trực tiếp đến văn phòng đại diện của hãng tàu tại Hải Phòng để kiểm tra ETA. Số điện thoại của văn phòng Matine Connections Vietnam là 84.313.250106. Kiểm tra trực tiếp với nhân viên hãng tàu sẽ nắm bắt cụ thể hơn ETA.
Công việc này rất quan trọng vì trường hợp tàu về rồi mà mình không nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu mà mình không khai được EMNF, không gửi được giấy báo hàng đến cho khách. Khi đó tất cả các chi phí liên quan đến việc phát sinh lỗi này thì nhân viên hàng nhập sẽ chịu trách nhiệm như phí khai EMNF muộn, phí lưu container, phí lưu bãi
Bước 4: Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu
Nhân viên hàng nhập của Schenker sẽ theo dõi lịch tàu và báo cho khách hàng khi tàu cập cảng hoàn thành xếp dỡ hàng và phát lệnh giao hàng. Nhân viên hiện trường của Schenker Hải Phòng sẽ tiến hành đổi Delivery Order – Lệnh giao hàng tại đại lý của hãng tàu ASL tại Hải Phòng là Marine Connections VietNam phòng 810, tầng 8 tòa nhà TD Plaza. Khi đến đổi lệnh phải mang theo các giấy tờ như:
Giấy giới thiệu của công ty
Surrendered Bill của ASL
Khi đổi lấy lệnh giao hàng, Schenker Hải Phòng sẽ đóng các khoản phí Local charges được Marine Connections thu, thay cho người nhận hàng gồm:
Phí chứng từ Doc fee
Phí xếp dỡ THC
Phí lưu container Demurrage
Phí mất cân bằng container CIC
Trong khi nhân viên hiện trường được bộ phận kế toán công ty ứng trước các khoản tiền và đóng xong các loại phí kể trên cũng như tiến hành đóng phí bảo trì cơ sở hạ tầng cho container hàng nhập tại điểm thu phí.
Bước 5: Thông quan hàng hóa
Sơ đồ 2.3: Quy trình thông quan hàng nhập khẩu
( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 5.1: Chuẩn bị chứng từ làm thủ tục Hải quan cho lô hàng
Bộ hồ sơ cho lô hàng nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai Hải quan điện tử ( Phụ lục 12)
+ Hợp đồng thương mại ( Hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng)
+ Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice)
+ Vận đơn đường biển ( Bill of lading)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin) (nếu có)
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có)
+ Giấy báo hàng đến ( Notice document)
Bước 5.2: Thực hiện khai báo hải quan điện tử
Sau khi kiểm tra tính xác thực của bộ chứng từ, doanh nghiệp sẽ tiến hành khai và lập tờ khai hải quan nhập khẩu dựa vào các thông tin trên chứng từ theo đúng các tiêu chí và khuôn mẫu chuẩn qua phần mềm khai báo hải quan điện từ ECUS5-VNACCS rồi gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan.
Quy trình thực hiện khai báo Hải quan điện tử như sau:
Bước 5.2.1: Sau khi đăng nhập hệ thống. Từ giao diện chính của chương trình, vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu/Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)” như hình ảnh sau đây.
Hình 2.8: Menu “Tờ khai xuất nhập khẩu/Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”
( Nguồn: Internet)
Khi đó màn hình tờ khai nhập khẩu hiện ra như sau:
Hình 2.9: Tờ khai nhập khẩu
( Nguồn: Internet)
• Nhập thông tin cơ bản của tờ khai :
Hình 2.10: Thông tin cơ bản của tờ khai nhập khẩu
( Nguồn: Internet)
Tiến hành nhập lần lượt thông tin vào các ô tiêu chí của tờ khai. Những ô tiêu chí màu xám, người khai Hải quan không cần nhập mà những ô dữ liệu này do Hải quan trả về hoặc chương trình thiết lập sẵn. Đối với các ô có dấu sao, người khai Hải quan bắt buộc nhập chính xác điền đầy đủ theo các thông tin đã được nhận trên bộ chứng từ.
-Mã loại hình: Là hình thức của hàng hóa được nhập khẩu về: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất với mã là E11.
-Cơ quan Hải quan: Khi lựa chọn tên chi cục Hải quan thì mã cơ quan Hải quan cũng được tự động cập nhật: Chi cục Hải quan Khu chế xuất- Khu công nghiệp Hải Phòng (KCX-KCNHP).
• Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu
Nhập vào thông tin người nhập khẩu, đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.
Hình 2.11: Đơn vị xuất nhập khẩu
( Nguồn: Internet)
-Người nhập khẩu:
+ Mã (mã số thuế): 0101442678;
+ Tên công ty: Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn GE tại Hải Phòng;
+ Địa chỉ: Lô H1-H6 và F13A, F13B, F14, F15 Khu Công nghiệp Nomura, Hải Phòng;
+ Điện thoại: 0313266044.
- Người ủy thác nhập khẩu: Để trống
- Người xuất khẩu:
+ Tên công ty: XINXIANG YUXIN WINDPOWER EQUIPMENT ENGINEERING CO., LTD;
+ Địa chỉ: CHINA;
+ Mã nước: CN (Trung Quốc).
- Người ủy thác xuất khẩu: Để trống.
• Thông tin vận đơn
Hình 2.12: Thông tin vận đơn
( Nguồn: Internet)
+ Số vận đơn: CNBJS0000013493;
+ Số lượng kiện: 7 PK (Kiện);
+ Tổng trọng lượng hàng (Gross): 3.115 KGM (Kilogam);
+ Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 03TGS05 Nam Hải Đình Vũ;
+ Phương tiện vận chuyển: Nhập mã 9999, tên phương tiện là HANSA LANGELAND 1703W.
Ngày hàng đến: 08/04/2017;
Địa điểm dỡ hàng: Đình Vũ Nam Hải (mã VNDNH);
Địa điểm xếp hàng: QINGDAO (mã CNTAO);
• Hoá đơn thương mại
Hình 2.13: Hóa đơn thương mại
( Nguồn: Internet)
Phân loại hình thức hóa đơn: chọn Hóa đơn thương mại với mã A;
Mã phân loại giá hóa đơn: A
Số hóa đơn: YXFDCI1710;
Ngày phát hành: 21/03/2017;
Phương thức thanh toán: TTR;
Điều kiện giá hóa đơn: FCA;
Mã đồng tiền của hóa đơn: USD;
Tổng trị giá hóa đơn: 22.260,00.
Danh sách hàng
Hình 2.14 : Danh sách hàng hóa nhập khẩu
( Nguồn: Internet)
Tên hàng (mô tả chi tiết): màn hình sẽ hiển thị cửa sổ “Thông tin hàng” tờ khai như sau:
Hình 2.15 : Thông tin hàng hóa
( Nguồn: Internet)
Tên hàng (mô tả chi tiết): Đế tản nhiệt bằng nhôm cho máy biến áp (107*92*124cm). Hàng mới 100%;
Mã nước xuất xứ: CHINA;
Mã số hàng hóa (mã HS): 85049031;
Số lượng: 280 tấm (PCE);
Trị giá hóa đơn: 22.260;
Đơn giá hóa đơn: 79,5 USD/PCE;
Trị giá tính thuế: 519.133.832 VND;
Thuế và thu khác: 0%.
Ấn nút Ghi để hoàn tất.
Bước 5.2.3: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
Sau khi đã nhập xong thông tin cho tờ khai, ghi lại và chọn mã nghiệp vụ 2. Khai trước thông tin tờ khai (IDA) để gửi thông tin.
Người khai Hải quan tiến hành khai báo và chọn chữ kí số từ danh sách.
Hình 2.16: Nhập mã Pin của chữ kí số
( Nguồn: Internet)
Hệ thống trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm: các thông tin về thuế được tự động tính, các thông tin còn thiếu.
Hình 2.17: Thông tin tờ khai nhập khẩu đã đăng kí
( Nguồn: Internet)
Doanh nghiệp kiểm tra lại một lần nữa các thông tin xem có chính xác chưa. Sau khi kiểm tra kĩ, nhân viên chứng từ chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 5.2.4: Đăng kí chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (IDC)
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về, người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ 3. Khai chính thức tờ khai (IDC)
Việc khai báo được thực hiện bằng Tên và mật khẩu của công ty TNHH Schenker Việt Nam. Nếu không có lỗi xảy ra, hệ thống hải quan sẽ trả về số tờ khai là 101344780340 với mã số hàng hóa đại diện tờ khai là 8504, ngày khai báo 07/04/2017.
Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa.
Hình 2.18: Kết quả đăng kí tờ khai chính thức
( Nguồn: Internet)
Bước 5.2.5: Lấy kết quả phân luồng, thông quan
Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” để nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai. Trong trường hợp này lô hàng rơi vào luồng vàng.
Hình 2.19: Kết quả phân luồng, thông quan
( Nguồn: Internet)
Bước 5.3: Truyền dữ liệu khai báo, chờ xét duyệt phân luồng của cơ quan Hải quan
Hệ thống của cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận , kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai của doanh nghiệp khai báo. Doanh nghiệp chờ đợi phản hồi của cơ quan Hải quan : Xảy ra một trong hai trường hợp sau:
+Trường hợp 1: Không chấp nhận đăng kí tờ khai: Cơ quan Hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết thông qua hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan điện tử và kèm nêu rõ lý do. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện tờ khai.
+Trường hợp 2: Chấp nhận đăng kí tờ khai : Nếu hồ sơ đăng kí của doanh nghiệp đủ điều kiện thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải quan. Nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì Hải quan sẽ nhập các dữ liệu vào Hệ thống xử lý dữ liệu Hải quan điện tử để đối chiếu, xử lý sau đó sẽ cấp về cho doanh nghiệp số tờ khai hải quan điện tử, thực hiện xét duyệt phân luồng rồi sau đó phản hồi thông tin về cho doanh nghiệp về lệnh hình thức, mức độ xét duyệt ( gồm 3 hình thức theo các cấp độ khác nhau 1,2,3 tương ứng là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ)
Dựa trên các thông tin phản hồi phân luồng của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp tiến hành in tờ khai Hải quan từ hệ thống, ký và đóng dấu xác nhận rồi làm các thủ tục tiếp theo:
Trường hợp 1: Kết quả phân luồng xanh
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ luồng xanh về các tiêu chí của tờ khai, nội dung khai, số lượng các chứng từ kèm theo. Hàng hóa của doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết bao gồm cả hồ sơ giấy cùng việc kiểm tra thực tế. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan. Doanh nghiệp mang tờ khai Hải quan điện tử đến Đội giám sát chi cục hải quan cửa khẩu để làm các thủ tục thông quan thực hiện các thủ tục để lấy hàng ở kho, bãi.
Trường hợp 2: Kết quả phân luồng vàng
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ Hải quan đến Đội thông quan chi cục Hải quan điện tử để xuất trình. Cơ quan Hải quan kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ Hải quan cùng chứng từ đi kèm bao gồm: Nội dung hồ sơ Hải quan, số lượng chủng loại hồ sơ, kiểm tra việc doanh nghiệp có đảm bảo việc tuân thủ các chính sách về xuất khẩu, nhập khẩu, các chính sách về thuế như trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, giải quyết các tình trạng xét miễn thuế hay giảm thuế và các quy định pháp luật. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng, xuất xứ hàng, điều kiện đóng gói, hun trùng,
Sau khi kiểm tra chi tiết đối chứng, cơ quan hải quan in phiếu kiểm tra hồ sơ giấy rồi giao cho doanh nghiệp 01 bản. Chi cục Hải quan điện tử xét duyệt thông quan trên hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử. Doanh nghiệp mang tờ khai Hải quan điện tử đến Đội giám sát chi cục hải quan cửa khẩu để làm các thủ tục thông quan thực hiện các thủ tục để lấy hàng ở kho, bãi như trường hợp luồng xanh.
Trường hợp 3: Kết quả phân luồng đỏ
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ Hải quan đến Đội thông quan chi cục Hải quan điện tử để xuất trình. Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồ sơ Hải quan để kiểm tra chi tiết sau khi yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung các điều kiện của hồ sơ để đảm bảo các điều kiện hợp lệ. Nếu đồng ý các sửa đổi bổ sung của doanh nghiệp thì ghi kết quả xác nhận là chấp nhận, nếu không đồng ý ghi không chấp nhận rồi in phiếu kiểm tra chứng từ giấy, kí, đóng dấu xác nhận vào tờ khai bổ sung.
Doanh nghiệp chuyển tiếp đến Đội thủ tục chi cục Hải quan cửa khẩu tiếp tục tiến hành kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa , đối chứng với các mục khai của tờ khai Hải quan cùng các chứng từ đi kèm như tên hàng, mã hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, đóng gói, xuất xứ,Kiểm tra mẫu theo tỷ lệ nhất định, nếu phát hiện có vi phạm tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Cán bộ Hải quan kiểm hóa xong xác nhận vào hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử, in phiếu kết quả kết luận kiểm tra thực tế và in, kí tên đóng dấu xác nhận vào ô Cán bộ kiểm hóa trên tờ khai Hải quan sau đó giao doanh nghiệp 01 bản. Chi cục Hải quan điện tử sẽ dựa vào các căn cứ kết quả kiểm tra của chi cục Hải quan cửa khẩu để xét duyệt thông quan trên hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử. Doanh nghiệp mang tờ khai đến Đội giám sát chi cục Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Bước 5.4: Duyệt thông quan: Nhận tờ khai có dấu thông quan
Sau khi tờ khai được thông quan với mã kiểm tra là 2 – Luồng vàng thì nhân viên hàng nhập của Schenker sẽ tiến hành in Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hay còn gọi lại mã vạch hải quan của container 20GP chứa lô hàng với số hiệu GVCU2211437, giao cho nhân viên hiện trường để làm thủ tục đổi lệnh, nâng hạ container tại cảng với các thông tin chính như sau:
Chi cục hải quan giám sát phụ trách tờ khai
Tên đơn vị nhập khẩu
Mã số thuế đơn vị nhập khẩu
Số tờ khai hải quan và ngày mở tờ khai
Trạng thái và luồng của tờ khai
Phần thông tin của container gồm: số hiệu container, số chì của hãng tàu, ô ký xác nhận và đóng dấu của hải quan giám sát tại cảng, mã vạch để quét tại hải quan giám sát.
Nhân viên hiện trường của Schenker Hải Phòng sẽ ra cảng dỡ hàng theo như thông tin trên Delivery Order được đổi trước đó tại đại lý của hãng tàu ASL ở đây là cảng Nam Hải Đình Vũ, phải mang các giấy tờ gồm:
Lệnh giao hàng: 1 bản chính và 1 bản sao
Giấy giới thiệu của công ty Schenker
Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực hải quan giám sát và tờ khai lô hàng
Biên lai thu phí cơ sở hạ tầng
Quy trình đổi lệnh tại cảng Nam Hải Đình Vũ như sau:
-Ký hải quan giám sát và giao tờ khai, biên lai thu phí cơ sở hạ tầng, nhân viên hiện trường sẽ nhận lại mã vạch với chữ ký, dấu của cán bộ hải quan có đầy đủ ngày tháng.
-Sang quầy thương vụ của văn phòng cảng, nộp 2 bản của lệnh giao hàng, giấy giới thiệu và danh sách container đủ điều kiện qua khu vực hải quan được ký. Tại đây nhân viên thương vụ của cảng sẽ làm thủ tục và xuất hóa đơn cho các phí liên quan đến nâng hạ và vệ sinh container dựa theo mã số thuế của công ty. Hóa đơn sẽ gồm 2 liên trắng và hồng (nhân viên hiện trường sẽ kiểm tra ký và giao lại liên trắng)
- Nhân viên hiện trường cầm hóa đơn liên hồng qua quầy thu ngân để đóng tiền và nhận dấu của thu ngân, sau đó cầm hóa đơn hồng quay lại quầy thương vụ để nhận lại lệnh nâng, hạ hàng – Phiếu EIR trong đó ghi rõ vị trí cụ thể của container trong bãi, số lệnh giao hàng, tên của nhân viên hiện trường, số hóa đơn liên hồng đã đóng tiền cũng như phần mô tả tình trạng của container để nhân viên hiện trường làm việc với người giao nhận tại bãi để kiểm tra container.
Sau khi đổi lệnh giao hàng để lấy lệnh nâng hạ tại cảng Nam Hải Đình Vũ, nhân viên hiện trường sẽ liên hệ với lái xe tải để điều xe vào bãi làm thủ tục nhận container, khi vào bãi để nhận hàng sẽ phải đem theo bản sao của lệnh giao hàng, lệnh nâng hạ và phiếu cược container bản sao để xác nhận đã hoàn thành các thủ tục đối với hãng tàu cũng như văn phòng cảng. Tại đây nhân viên hiện trường sẽ đại diện cho Schenker để cùng kiểm tra tình trạng container với người giao nhận tại bãi container và ghi vào phiếu EIR phục vụ cho việc kiểm tra vỏ container sau này của đại lý hàng tàu trước khi trả lại cược cho Schenker. Container sẽ được kiểm tra đầy đủ seal niêm phong trước khi được nâng lên xe và đem về kho rút hàng của GE.
Một lần nữa nhân viên hàng nhập kiểm tra thông tin trên giấy báo hàng đến có khớp với thông tin trên HB/L và MB/L.
Sau đấy khai EMNF trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia
Làm giấy báo hàng đến, debit note gửi cho khách hàng.
Bước 5.5: Quyết toán và lưu hồ sơ
-Sau khi hoàn thành bộ chứng từ và hồ sơ Hải quan, doanh nghiệp lưu lại và bàn giao cho bộ phận kế toán của công ty để theo dõi, tạm ứng, công nợ với các đại lý, hạch toán chuyến,Update vào báo cáo sản lượng hàng nhập khẩu theo ngày để tổng hợp vào cuối tháng
-Báo cáo tình hình hàng nhập khẩu của chi nhánh lên tổng công ty.
Bước 6: Cập nhật phí Local charge lên hệ thống Tango và xuất hóa đơn
Local Charge là tất cả các phí mà Schenker Haiphong thu của khách hàng GE. Chi tiết các loại phí này sẽ được nêu rõ ở 2.2.4.2
Hệ thống Tango là hệ thống nội bộ của DB Schenker.
Bước 7: Kế toán xuất hóa đơn sau đó giao liên 2 cho khách hàng và thu tiền thông qua chuyển khoản
2.2.5 Dự tính hiệu quả thực hiện hợp đồng
2.2.5.1 Doanh thu hoạt động nhập khẩu lô hàng tấm tản nhiệt
Chi tiết những khoản chi phí Schenker sẽ thu GE được thể hiện ở debit note số 013493-CNBJS (Xem phụ lục 5)
Tỷ giá hối đoái được sử dụng lấy từ Website www.oanda.com là:
1CNY = 0.14513 USD
1USD = 23080.4 VND vào ngày 31/3/2017
Trong bảng mô tả chi tiết chi phí thì bảy loại phí đầu tiên là các chi phí Schenker Việt Nam thu hộ Schenker Trung Quốc. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu về Hải Phòng được thể hiện từ 13 loại phí còn lại được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3: Doanh thu từ nhập khẩu tấm tản nhiệt
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
STT
LOCAL CHARGES AT HAIPHONG
Số lượng
Đơn vị tính
Đơn giá
(USD)
Thành tiền (VND)
8
Phí lệnh giao hàng (DO fee)
1
HB/L
30
692.412
9
Phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC fee)
1
20’ GP
91
2.100.316
10
Phí cân bằng Container (CIC fee)
1
20’ GP
77
1.777.191
11
Phí nâng hạ (LOLO fee)
1
20’ GP
45
1.038.618
12
Phí vận chuyển nội địa (Trucking fee)
1
20’ GP
85
1.961.834
13
Phí handing
1
20’ GP
35
807.814
14
Phí E-manifest
1
HB/L
8
184.643
15
Phí vệ sinh container
1
20’ GP
8
184.643
16
Phí freight collect finance
1
HB/L
25
577.010
17
Phí lưu container (DEM fee)
1
20’ GP
38.94
898.732
18
Cước đường bộ
1
HB/L
6.07
140.000
19
Phụ phí cơ sở hạ tầng
1
CONT
10.83
250.000
20
Phí vệ sinh công nghiệp
1
CONT
7.15
165.000
TỔNG
466.99
10.778.213
Chi tiết các chi phí trong bảng được lấy trong phụ lục 5. Số thứ tự của các chi phí theo như thứ tự trong debit note.
Phí D/O viết tắt của chữ Delivery Order fee hay còn gọi là phí lệnh giao hàng, phí này phát sinh khi hàng cập cảng đến và hãng tàu/forwarder làm D/O lệnh giao hàng để consignee mang D/O này ra cảng xuất trình với hải quan để lấy hàng. Trong lô hàng này Schenker thu phí D/O có giá 30 USD cho một HB/L.
Phụ phí THC ( Terminal Handing Charge) là khoản phụ phí xếp dỡ hàng hóa thu theo mỗi container được tính vào Local Charges để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ bãi container ra cầu tàu Đối với container 20 feet của lô hàng tấm tản nhiệt thì 1 container 20 feet Schenker sẽ thu 91 USD
Phụ phí CIC (Container imbalance Charge)- phụ phí chuyển vỏ rỗng. Đây là một hình thức phụ phí cước biển mà các hang tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lương lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đối với container 20 feet của lô hàng tấm tản nhiệt thì 1 container 20 feet Schenker sẽ thu 77 USD.
Phí nâng hạ (LOLO fee) là phí nâng, hạ container bằng cần cẩu. Đối với container 20 feet của lô hàng tấm tản nhiệt thì 1 container 20 feet Schenker sẽ thu 45 USD.
Phí vận chuyển nội địa (Trucking fee) là phí vận chuyển nội địa từ cảng về kho của mình. Đối với container 20 feet của lô hàng tấm tản nhiệt thì 1 container 20 feet Schenker sẽ thu 85 USD
Phí handling fee là 1 loại phí tổn vì hãng tàu hoặc forwarder lập ra thu của shipper hoặc consignee nhằm mục tiêu bù đắp phí tổn chịu trách nhiệm về lô hàng của doanh nghiệp. Trong lô hàng này Schenker thu phí handling có giá 35 USD cho một container 20 feet.
Phí E-manifest là phí khai hải quan điện tử mà Schenker sẽ tiến hành khai trên trang Cổng thông tin một cửa quốc gia. Một HB/L thì Schenker sẽ thu 8 USD.
Phí vệ sinh container là chi phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả container rỗng. Một container 20 feet thì Schenker sẽ thu 8 USD cho phí vệ sinh container.
Phí freight collect finance là chi phí Schenker tiến hành thu GE nhằm bù đắp các phí tổn về tỷ suất. Thỏa thuận ở đầu xuất là CNY , ở Việt Nam là VNĐ và USD không thể tránh khỏi các hao hụt khi chuyển đổi tỷ giá. Một container 20 feet thì Schenker sẽ thu 8 USD cho phí vệ sinh container. Một container 20 feet thì Schenker sẽ thu 25 USD cho phí freight collect finance.
Phí lưu container (DEM fee) là một loại phí mà khách hàng là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu phải trả cho hãng tàu khi việc lưu container tại cảng vượt quá thời gian quy định. Phí DEM được thể hiện cụ thể ở phụ lục 7 có hóa đơn số 0090119.
Cước đường bộ trong quá trình vận chuyển được thể hiện trong phụ lục 8 có hóa đơn số 0173099 và 0151377.
Phụ phí cơ sở hạ tầng cảng biển chỉ thu ở Hải Phòng đối với container 20 feet là 250.000 VNĐ được thể hiện ở mục lục 4 có hóa đơn số 0074933.
Tổng doanh thu mà Schenker Hải Phòng thu GE là 10.778.213 VNĐ
2.2.5.2 Chi phí hoạt động nhập khẩu lô hàng tấm tản nhiệt
Tất cả các chi phí hoạt động nhập khẩu cho lô hàng tản nhiệt mà Schenker Hải Phòng chi trả trong quá trình tiến hành hoạt động nhập khẩu được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây:
Bốn chi phí bao gồm: Phụ phí xếp dỡ tại cảng dỡ (THC destination fee), phí cân bằng Container (CIC fee), Phí vệ sinh Container, Phí chứng từ mà Schenker trả cho chi nhánh hãng tàu ASEAN SEAS LINE tại Việt Nam được thể hiện trong phụ lục 11.
Các chi phí là: Phí vệ sinh công nghiệp, phí hạ container rỗng & phí nâng container hàng là chi phí mà cảng Đình Vũ thu Schenker Hải Phòng được thể hiện trong phụ lục 9 với số hóa đơn lần lượt là 0133085 và 0133767.
Các chi phí: Phí lưu container (DEM fee), cước đường bộ, phụ phí cơ sở hạ tầng đã giải thích ở mục 2.2.5.1.
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho mỗi lô hàng là 746.550VNĐ được dự tính thông qua phòng Tài chính - Kế toán của công ty.
Bảng 2.4 : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu tấm tản nhiệt
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
STT
Chi phí
Số lượng
Đơn vị tính
Đơn giá
VAT
%
Thành tiền
1
Phụ phí xếp dỡ tại cảng dỡ (THC destination fee)
1
20’ GP
90.25 USD
5
95 USD
2
Phí cân bằng Container (CIC fee)
1
20’ GP
100 USD
5
105,26 USD
3
Phí vệ sinh Container
1
20’ GP
104.500 VNĐ
5
110.000 VNĐ
4
Phí chứng từ (Import doc Fee)
1
B/L
665.000
VNĐ
5
700.000 VNĐ
5
Phí lưu container (DEM fee)
1
20’ GP
853.795 VNĐ
5
898.732 VNĐ
6
Phí vệ sinh công nghiệp
1
CONT
150.000 VNĐ
10
165.000 VNĐ
7
Cước đường bộ
1
HB/L
140.000 VNĐ
0
140.000 VNĐ
8
Phụ phí cơ sở hạ tầng
1
CONT
250.000 VNĐ
0
250.000 VNĐ
9
Phí hạ container rỗng
1
CONT
330.000VNĐ
10
363.000 VNĐ
10
Phí nâng container hàng
1
CONT
460.000VNĐ
10
506.000 VNĐ
11
Chi phí quản lý
1
HB/L
746.550VNĐ
0
746.550VNĐ
TỔNG
8.501.812,9 VNĐ
2.2.5.3 Kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu lô hàng tấm tản nhiệt
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí = 10.778.213 – 7.754.812,9 = 2.276.850,1 (VNĐ).
2.2.6 Đánh giá khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng
2.2.6.1 Thuận lợi
Như chúng ta có thể thấy được qua quá trình kể từ khi đàm phán. giao kết đến lúc thực hiện hợp đồng cung cấp Dịch vụ logistics cho lô hàng tấm tản nhiệt Schenker đã tận dụng được ưu thế về tính liên kết giữa các chi nhánh ở quốc gia xuất khẩu (Trung Quốc) và quốc gia nhập khẩu (Việt Nam). Qua đó giúp cho việc tổ chức hoạt động logistics được thống nhất và đồng bộ nhanh chóng từ khâu chuyển hàng ra cảng xếp cho đến giám sát lịch tàu chạy. Bên cạnh thì các khoản chi phí được chi ra cũng sẽ được thống nhất một cách rõ ràng và được liệt kê dựa theo khu vực chi nhánh phụ trách để khách hàng nắm rõ được các chi phí sẽ phải nộp cho từng chi nhánh. và nộp cho việc gì.
Cùng với việc phát hành HB/L dưới danh nghĩa Schenker Ocean ghi tên người gửi hàng và người nhận hàng đều là chi nhánh của Schenker China và Schenker Vietnam thì góp phần giúp cho việc phối hợp gửi và lấy hàng một cách nhanh chóng. Đặc biệt việc chuyển giao các chứng từ kèm thông tin cần thiết với Shipping Alert cho Schenker Việt Nam cũng tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch tiếp nhận lô hàng một cách hiệu quả nhất.
2.2.6.2 Khó khăn
Lô hàng tấm tản nhiệt là mặt hàng máy móc kỹ thuật nên khi được đưa và hệ thống hải quan điện tử của Tổng cục Hải Quan thì được đưa vào luồng vàng và tuy đã được thông quan nhưng vẫn được hải quan lưu ý vì chủ trương hạn nhập máy móc. chi tiết kỹ thuật cũ đã qua sử dụng.
Công tác làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng còn phát sinh nhiều khoản tiền tiêu cực không nằm trong chi phí thực cho nhân viên cảng cũng như nhân viên hải quan để quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm một phần lợi nhuận của công ty và dễ gây ra hiện tượng hư hỏng đối với các nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ này, nếu họ không trung thực sẽ kê khai khoản phí này nhiều hơn so với số tiền thực sự họ đã chi mà việc này rất khó kiểm soát.
Nhân viên chứng từ vẫn mắc sai sót và chậm trễ, thông tin trên bộ chứng từ đôi lúc không trùng khớp, thiếu chính xác, mất thời gian và chi phí cho việc điều chỉnh những thông tin sai lệch.
2.2.7 Đề xuất một số giải pháp
2.2.7.1 Giải pháp hoàn thiện quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng
Về việc đàm phán ký kết hợp đồng, do đối tác của doanh nghiệp từ trước tới nay là các đối tác quen thuộc nện hợp đồng của doanh nghiệp thường mang tính hình thức, nhưng hiện nay doanh nghiệp mở rộng thêm các đối tác mới, do đó mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến cả nội dung và hình thức của hợp đồng để đảm tính chặt chẽ và hợp lệ với quy định của hợp đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_to_chuc_thuc_hien_dich_vu_logistics_hang_hoa_xuat_nha.docx