Sau khi nhận được bộ chứng từ và giấy thông báo hàng đến và đã hoàn thành thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan đăng ký, đại diện doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề để phục vụ tốt công việc nhận hàng:
Thời gian hàng vào kho: thông thường sau khi container dỡ từ tàu lên bãi trung tâm của cảng và chuyển từ bãi trung tâm về bãi làm hàng của kho, đại diện của các bên có liên quan (đại lý hãng tàu, kho) tiến hành cắt seal, mở container, cho hàng vào kho theo từng khu vực cho từng khách hàng cụ thể (consignee). Khoảng thời gian để tiến hành các công việc trên thường phải mất từ hai đến ba ngày. Để biết chính xác thời gian hàng vào kho, đại diện doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp với kho hoặc đại diện hãng tàu để tránh trễ ngày nhận hàng hoặc phải trả xe về khi chưa có hàng.
Số kiện, trọng lượng và số khối của lô hàng đó trên tờ khai để tiến hành phân bổ, sắp xếp xe nhận hàng hợp lý. Nếu không chú ý vấn đề này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí khi điều xe quá lớn hoặc quá nhỏ.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất nhập khẩu hàng tại công ty TNHH Poong In Vina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổng (màu vàng) kẹp thành một bộ trình cho Hải quan cổng, có kèm theo bộ tờ khai chính để đối chiếu. Hải quan ký xác nhận, đóng dấu lên liên màu xanh bộ giấy giao nhận container còn lại ( mỗi container còn 01 bộ 3 liên) trả lại người nhập khẩu cùng với bộ tờ khai chính và giữ lại bộ tờ khai photo. Thanh lý xong.
Giao cho người chuyên chở container các phiếu giao nhận container và yêu cầu chở hàng về kho Công ty (liên xanh đã có ký xác nhận hoàn thành thủ tục thanh lý Hải quan cổng cho bên vận chuyển, khi lấy container cảng giữ lại, liên trắng có bấm giờ vào cảng, còn liên hồng bên vận tải phải giữ lại để đối chiếu tình trạng container khi trả rỗng, khi nhận lại tiền cược).
Khi xe chở container ra cổng phải nộp phiếu giao nhận container lại cho bảo vệ cổng ra, chở hàng về kho.
Hàng thuộc diện miễn kiểm không cần lưu mẫu trước khi thông quan (hàng hóa là các loại phụ liệu trong may mặc như: nhãn vải, nhãn giấy, vải lót, dây bo thun, móc treo…).
Đối với những lô hàng nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế và cũng không lấy mẫu này, quy trình giao nhận diễn ra đơn giản hơn, bao gồm ba bước:
Đối chiếu Manifest.
Làm các buớc thủ tục liên quan tại phòng thương vụ cảng để nhận được phiếu giao nhận container, phiếu nâng hạ container tại bãi.
Thanh lý Hải quan cổng và rút hàng.
Hàng thuộc diện kiểm hóa (kiểm tra thực tế) (tờ khai số 1138/NK/NĐT-GC ngày 10/04/2009) hoặc hàng phải lấy mẫu trước khi thông quan tại Chi cục Hải quan Sóng Thần.
Cũng giống như nhập khẩu hàng miễn kiểm, đối với lô hàng này cũng như các lô hàng kiểm tiếp theo, quy trình nhận hàng như sau:
Đến văn phòng thương vụ cảng đóng tiền cắt seal, nâng hạ container tại bãi, phí lưu bãi (nếu có) và nhận lại phiếu giao nhận container, phiếu nâng hạ container tại bãi và hóa đơn giá trị gia tăng.
Lập biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu.
Trình bộ tờ khai Hải quan còn nguyên niêm phong, biên bản bàn giao vừa lập, phiếu giao nhận container cho Hải quan giám sát bãi mở kiểm tra.
Hải quan giám sát sau khi kiểm tra số container/số seal của hãng tàu, tiến hành niêm seal Hải quan. Nếu có sai sót về seal tàu, đại diện doanh nghiệp phải đến văn phòng điều hành cảng để yêu cầu được cung cấp biên bản sai seal đã được lập bởi đại diện cảng và đại diện tàu, bổ sung biên bản sai seal này cho Hải quan giám sát bãi, Hải quan giám sát bãi sẽ xác nhận lên biên bản này, trả lại cho doanh nghiệp một bản photo và tiến hành niêm seal Hải quan.
Hải quan giám sát ghi số seal Hải quan và ký xác nhận lên biên bản bàn giao, phiếu giao nhận container.
Đối chiếu: nộp bộ hồ sơ vừa hoàn thành giám sát bãi cho phòng đối chiếu. Công chức đối chiếu ký và đóng dấu số hiệu công chức lên phần “xác nhận của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu”, nhận lại bộ hồ sơ.
Tiếp theo, nhân viên nhập khẩu đến văn phòng của đội giám sát để đóng phí mua seal, nộp lại bộ chứng từ bao gồm biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (bản photo), tờ khai và phụ lục photo, một lệnh giao hàng (của hãng tàu và của đại lý), một tờ vận tải đơn (Master B/L, House B/L). Cán bộ Hải quan tại đây ký xác nhận lên phiếu giao nhận container liên màu vàng và trả lại cho đại diện doanh nghiệp cùng với bộ tờ khai chính.
Tiến hành thanh lý cổng: tờ khai và phụ lục tờ khai photo, phiếu giao nhận container (liên vàng), biên bản bàn giao hàng chuyển của khẩu (bản photo) nộp lại cho Hải quan thanh lý, Hải quan xác nhận lên các phiếu giao nhận còn lại và trả lại cho nhân viên nhập khẩu cùng với bộ tờ khai chính, giữ lại bộ tờ khai photo. Thanh lý xong.
Giao các liên còn lại của phiếu giao nhận container cho người vận chuyển và yêu cầu chờ hàng về Chi cục Hải quan Sóng Thần để được kiểm tra thực tế.
Khi container hàng hóa được vận chuyển đến cổng Chi cục Hải quan Sóng Thần thì phải đóng tiền để lấy phiếu điều động công nhân nếu kiểm hóa thủ công, lấy phiếu điều động phương tiện xếp dỡ nếu kiểm hóa hàng nặng. Trình bộ hồ sơ cho Hải quan cổng ký đóng dấu xác nhận đã vào bãi, nộp lại bộ hồ sơ cho phòng kiểm hóa để được phân kiểm (phân cán bộ kiểm hóa).
Liên hệ với công chức được phân kiểm để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Công chức Hải quan sau khi kiểm tra tình trạng của seal tàu và seal Hải quan, cho phép cắt seal, mở container, kiểm tra thực tế hàng hóa theo mức độ được chỉ định.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế đúng như khai báo của doanh nghiệp thì chuyển bộ tờ khai sang bộ phận thu lệ phí Hải quan đóng dấu “đã làm thủ tục Hải quan” và nhận lại tờ khai đã có dấu thông quan.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng với khai báo thì tùy theo mức độ sai phạm mà có bước xử lý thích hợp. Nếu sai lệch nhỏ ở mức vi phạm hành chính về các quy định của Hải quan thì lập biên bản vi phạm và cho giải phóng hàng. Nếu sai sót lớn có dấu hiệu buôn lậu thì phải niêm phong hàng hóa và chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiến hành điều tra. Nếu trường hợp sai sót mà công chức Hải quan và đại diện doanh nghiệp còn đang tranh cãi, chưa có kết quả cuối cùng thì đại diện Hải quan lập phiếu trưng cầu giám định; nếu kết quả giám định giống như khai báo của doanh nghiệp thì phía Hải quan phải chịu chi phí giám định, các chi phí khác liên quan và tiến hành thông quan hàng hóa; nếu kết quả giám định giống với kiểm tra thực tế của Hải quan thì doanh nghiệp phải chịu chi phí giám định và nộp phạt vi phạm hành chính về khai báo Hải quan, sau đó Hải quan tiến hành thông quan giải phóng hàng.
Sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Hải quan kiểm hóa ghi kết quả kiểm tra lên tờ khai, mục 30 phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan và ký tên đóng dấu số hiệu công chức vào mục 32 của tờ khai và tiếp tục chuyển hồ sơ đến bộ phận thu phí để tiến hành thông quan hàng hóa.
Hàng lẻ (LCL- Less than a Container Load)
Hàng lẻ (LCL) là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng phải chịu trách nhiệm đóng hàng ra và dỡ hàng vào container. Trường hợp dùng phương pháp gửi hàng lẻ này là khi hàng hóa không đủ để đóng nguyên một container. Các cách nhận biết hàng lẻ trên chứng từ: trên vận đơn không có số container mà chỉ có số kiện, trọng lượng hàng hóa…, trên giấy thông báo hàng đến góc phải có ghi chú “LCL”.
Sau khi nhận được bộ chứng từ và giấy thông báo hàng đến và đã hoàn thành thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan đăng ký, đại diện doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề để phục vụ tốt công việc nhận hàng:
Thời gian hàng vào kho: thông thường sau khi container dỡ từ tàu lên bãi trung tâm của cảng và chuyển từ bãi trung tâm về bãi làm hàng của kho, đại diện của các bên có liên quan (đại lý hãng tàu, kho) tiến hành cắt seal, mở container, cho hàng vào kho theo từng khu vực cho từng khách hàng cụ thể (consignee). Khoảng thời gian để tiến hành các công việc trên thường phải mất từ hai đến ba ngày. Để biết chính xác thời gian hàng vào kho, đại diện doanh nghiệp phải liên hệ trực tiếp với kho hoặc đại diện hãng tàu để tránh trễ ngày nhận hàng hoặc phải trả xe về khi chưa có hàng.
Số kiện, trọng lượng và số khối của lô hàng đó trên tờ khai để tiến hành phân bổ, sắp xếp xe nhận hàng hợp lý. Nếu không chú ý vấn đề này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí khi điều xe quá lớn hoặc quá nhỏ.
Đối với hàng nhập khẩu miễn kiểm tra nhưng phải lấy mẫu trước khi thông quan:
Đối chiếu lệnh giao hàng tại kho: hồ sơ đối chiếu gồm có tờ khai bản chính và bản photo, đơn xin chuyển cửa khẩu có đóng dấu xin lưu mẫu tại cửa khẩu, lệnh giao hàng bản chính (lệnh giao hàng của đại lý), vận đơn bản sao do đại lý cấp (House B/L). Hải quan đối chiếu sau khi đối chiếu các thông tin trên bộ chứng từ là đúng với các thông tin trên hệ thống Manifest thì ký, đóng dấu xác nhận đã đối chiếu lên lệnh giao hàng, giao lại lệnh giao hàng này cho đại diện doanh nghiệp.
Đại diện doanh nghiệp đem lệnh giao hàng đến phòng thương vụ kho để làm phiếu xuất kho (gồm 4 liên).
Đem phiếu xuất kho trở lại văn phòng Hải quan kho để Hải quan xác nhận bằng cách ký tên, đóng dấu lên phiếu xuất kho đã hoàn thành thủ tục Hải quan tại kho, cho phép đến kho nhận hàng.
Tại kho, trình phiếu xuất kho cho điều độ kho, sau đó điều độ kho giao phiếu xuất kho cho đội xe nâng để tìm hàng và mang ra cửa kho giao cho đại diện doanh nghiệp.
Sau khi nhận hàng, đại diện doanh nghiệp và công chức Hải quan tiến hành lấy mẫu thực tế hàng hóa, lập phiếu lưu mẫu. Công chức Hải quan niêm seal Hải quan, ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và ghi rõ số seal lên phiếu lưu mẫu và mục 37 của tờ khai bản chính và giao lại mẫu cùng tờ khai cho doanh nghiệp tự bảo quản.
Đại diện doanh nghiệp tiến hành kiểm đếm hàng hóa và ký tên xác nhận đã nhận đủ hàng, và yêu cầu đội xe nâng, bốc xếp tại kho bốc hàng lên xe tải. Nhận lại 3 liên của phiếu xuất kho (liên cho Hải quan cổng, cổng ra và khách hàng).
Thanh lý cổng: các chứng từ gồm tờ khai photo và lệnh giao hàng của đại lý (bản chính) và phiếu xuất kho (liên Hải quan cổng) nộp lại cho Hải quan thanh lý, có xuất trình bộ tờ khai chính để đối chiếu. Hải quan thanh lý trả lại bộ tờ khai chính và ký tên, đóng dấu xác nhận lên 2 phiếu xuất kho còn lại và trả cho người nhập khẩu. Thanh lý xong.
Xe đến cổng ra, giao 2 liên phiếu xuất kho cho tài xế xe tải chở hàng về kho của Công ty (một liên giao cho cổng ra và một liên để đi đường).
Đối với hàng thuộc diện kiểm tra thực tế hoặc lưu mẫu tại cửa khẩu đăng ký.
Lập biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu.
Trình bộ hồ sơ còn nguyên niêm phong cho công chức Hải quan kho mở niêm phong. Nhận lại bộ hồ sơ và sắp xếp các chứng từ bao gồm: đơn xin chuyển cửa khẩu, biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu, tờ khai nhập bàn chính và photo, lệnh giao hàng bản chính do đại lý phát hành, vận đơn phụ bản sao và nộp lại cho Hải quan kho. Hải quan kho sau khi kiểm tra, ký tên đóng dấu xác nhận đã đối chiếu lên biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khầu và lệnh giao hàng và giao lại cho đại diện doanh nghiệp.
Đại diện doanh nghiệp đem biên bản bàn giao cùng với lệnh giao hàng trên đến thương vụ kho để làm phiếu xuất kho.
Đem phiếu xuất kho trên nộp lại cho Hải quan kho ký đóng dấu xác nhận lên phiếu xuất kho đã hoàn thành thủ tục Hải quan tại kho và cho phép đến kho nhận hàng.
Trình phiếu xuất kho cho điều độ kho yêu cầu kho giao hàng.
Sau khi kiểm đếm đủ số lượng và xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, ký xác nhận đã nhận đủ hàng lên phiếu xuất kho và nhận lại 3 liên của phiếu xuất kho.
Mời công chức Hải quan kho đến niêm seal phương tiện vận tải; ghi rõ số seal lên biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và ký tên đóng dấu xác nhận vào mục giành cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để bàn giao lô hàng và chứng từ cho đại diện doanh nghiệp chuyển đến địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc Chi cục Hải quan Sóng Thần. Nhận lại bộ chứng từ gốc.
Thanh lý cổng: nộp cho Hải quan cổng phiếu xuất kho, biên bản bàn giao bản photo, tờ khai photo có xuất trình bản chính để đối chiếu. Nhận lại 2 liên của phiếu xuất kho đã có xác nhận của Hải quan cổng và bộ hồ sơ di lý.
Giao các liên còn lại của phiếu xuất kho cho người chuyên chở để chở hàng về địa điểm kiểm tra.
Đến Chi cục Hải quan đăng ký thì các bước thực hiện giống hàng kiểm hóa đối với hàng gửi nguyên container.
Lưu ý: phương tiện vận chuyển phải đạt yêu cầu về niêm seal Hải quan: xe thùng kín, các chốt cửa, các mối tiếp giáp của cửa và thùng phải được hàn kín… sao cho chỗ niêm seal là chỗ mở duy nhất của xe. Trong quá trình vận chuyển doanh nghiệp phải đảm bảo cho phương tiện vận chuyển còn nguyên seal Hải quan cho đến địa điểm kiểm hóa, nếu có tai nạn xảy ra làm rách thùng hoặc đứt seal thì phải giữ nguyên hiện trường và yêu cầu công an địa phương lập biên bản xác nhận tình trạng trên và niêm phong phương tiện vận tải.
Đối với việc nhận hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không.
Nhận hàng gửi bằng đường chuyển phát nhanh qua Công ty Fedex (bưu điện).
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tờ khai Hải quan, đại diện doanh nghiệp đem tờ khai đến Chi cục Hải quan bưu điện (DHL, Fedex…) để nhận hàng trực tiếp, không cần D/O như hàng gửi bằng đường biển hoặc giấy ủy quyền như hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
Bộ chứng từ nhận hàng bao gồm tờ khai bản chính và photo, vận đơn bản photo và giấy giới thiệu.
Sau khi nhận hàng, ký nhận đã nhận đủ hàng, nhận lại tờ khai bản chính cùng với phiếu nhận hàng.
Nếu hàng hóa là vải chính và nhãn chính thì tiến hành thủ tục lưu mẫu theo quy định.
Nộp lại phiếu nhận hàng cho bảo vệ cổng và chở hàng về kho.
Nhận hàng tại sân bay- TCS.
Sau khi nhận được Giấy thông báo hàng đến, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra các thông tin trên giấy thông báo hàng đến (tên người nhập khẩu, số lượng, trọng lượng của hàng hóa, thời gian máy bay hạ cánh…). Doanh nghiệp cử đại diện đến văn phòng đại lý giao nhận Việt Hàn để nhận giấy ủy quyền và bộ chứng từ nhận hàng (phải xuất trình giấy giới thiệu và giấy thông báo hàng đến).
Trước khi nhận hàng, doanh nghiệp phải liên hệ với TCS hoặc đại lý giao nhận để biết thông tin về hàng hóa (máy bay đã đáp chưa, hàng hóa đã được khai thác chưa…).
Đại diện doanh nghiệp đến quầy hướng dẫn trình giấy ủy quyền, HAWB (House Airway Bill) cho nhân viên tại đây. Sau khi xác nhận đại lý đã thanh toán tiền cước vận chuyển đầy đủ và hàng đã được khai thác thì cấp cho đại diện doanh nghiệp số thứ tự để lấy phiếu xuất kho.
Đến số thứ tự của mình, đại diện doanh nghiệp đem giấy ủy quyền, giấy giới thiệu của Công ty (có ghi mã số thuế và số chứng minh nhân dân của đại diện doanh nghiệp) đến thương vụ sân bay. Nhân viên thương vụ sẽ thu tiền lao vụ, phát hành hóa đơn thu tiền và phiếu xuất kho.
Bộ hồ sơ trình Hải quan kho gồm có:
Tờ khai chính, commercial invoice, packing list.
Tờ khai photo,
HAWB: 2 bản chính,
MAWB (Master Airway Bill),
Phiếu xuất kho,
Đơn xin lưu mẫu tại cửa khẩu nhập,
Đơn xin chuyển cửa khẩu và biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (đối với hàng hóa miễn kiểm tra lưu mẫu tại Chi cục Hải quan đăng ký và hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế).
Hải quan kho kiểm tra đối chiếu các thông tin trên các bộ hồ sơ, trả lại HAWB và phiếu xuất kho đã được ký đóng dấu xác nhận.
Đem phiếu xuất kho + HAWB nộp cho kho, nhận phiếu in số thứ tự nhận hàng (trên đó còn bao gồm tên người đại diện, số kiện, trọng lượng …).
Kiểm đếm, nhận hàng, ký xác nhận đã nhận đủ hàng vào phiếu xuất kho. Nếu là hàng phải lưu mẫu thì tiến hành thủ tục lấy mẫu lưu như các hình thức nhận hàng trên. Nhận lại tờ khai bản chính, invoice, packing list.
Giao hàng cho người chuyên chở chở hàng về kho Công ty.
Trường hợp hàng thuộc diện kiểm hóa thì nhận hàng xong, chất hàng lên xe tải, Hải quan kho đến kiểm tra, niêm seal Hải quan và ghi số seal, ký tên đóng dấu số hiệu công chức lên biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và bàn giao hàng hóa và chứng từ cho doanh nghiệp chuyển về Chi cục Hải quan đăng ký để tiến hành kiểm tra như các loại hình nhập khẩu khác.
2.2.2.4 Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Khi hàng hóa nhập về xưởng, tại đây có các thiết bị kiểm tra màu vải, chất liệu vải, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật về sợi (sợi có rút, giãn hay không…)…
Kiểm tra xong phải xác nhận lại cho khách hàng biết. Mục đích của việc xác nhận này là để khách hàng biết màu vải, mẫu vải, số lượng đã gửi, nếu không đúng phải tiến hành gửi lại; ngoài ra còn để tính thời gian chính thức bắt đầu làm hàng cho đến lúc xuất hàng, nếu có giao hàng chậm trễ thì lỗi không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mà do các yếu tố khách quan khác.
2.2.3 Qui trình sản xuất thành phẩm:
2.2.3.1 Chuẩn bị sản xuất:
Sau khi nhận được đơn hàng, nhận được nguyên phụ liệu và các chứng từ hướng dẫn trên, doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm phục vụ cho hợp đồng này.
Trước khi tiến hành tổ chức sản xuất, Công ty phải tiến hành chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu,… để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cụ thể như sau:
Về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: hiện tại Công ty có 2 nhà máy chính và 6 nhà máy vệ tinh, tùy từng nhà máy được phân công sản xuất theo từng khách hàng cụ thể do bên đặt gia công chỉ định giao hàng.
Về máy móc thiết bị do Công ty Poong In Trading cung cấp để sản xuất ra sản phẩm đúng yêu cầu của Công ty. Những máy móc thiết bị này đã được nhập dùng để thực hiện 2 hợp đồng trước.
Về nguyên phụ liệu: toàn bộ nguyên phụ liệu do bên đặt gia công cung cấp. Bên nhận gia công sau khi hoàn tất thủ tục nhập hàng theo hợp đồng thì bộ phận giao nhận hàng đi nhận hàng về kho. Khi nhận nguyên phụ liệu thì thủ kho phải ghi nhận, kiểm tra và đối chiếu với packing list hàng nhận được.
Về mẫu mã, bảng vẽ: do bên đặt gia công cung cấp. Sau khi nhận được mẫu mã và bảng vẽ, nhân viên sản xuất tiến hành:
Vật tư: gửi cho nhân viên bộ phận vật tư toàn bộ số liệu cần thiết cho đơn hàng về chủng loại, mẫu mã, số lượng để đặt mua hoặc sử dụng hàng tồn kho hay phải nhập thế nào cho kịp tiến độ sản xuất.
Kỹ thuật: nắm được các tài liệu chuẩn kỹ thuật, may mẫu để kiểm tra lại và báo định mức nguyên phụ liệu chính xác để lên kế hoạch cân đối kèm theo đơn đạt hàng cùng phối màu lên kế hoạch sản xuất một cách tổng quát.
Lập quy trình công nghệ may: chi tiết hóa từng công đoạn sản xuất để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh, các bản vẽ kỹ thuật, làm rập hoặc khuôn cắt cho tổ cắt… tính toán những công đoạn cắt thích hợp nhằm tiết kiệm vải cắt và phối màu các chi tiết.
Hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật cho tổ cắt, kỹ thuật tiền phương, tổ may, ủi, gấp.
2.2.3.2 Theo dõi sản xuất
Dù đã chuẩn bị đầy đủ rồi mới đưa vào sản xuất nhưng luôn có những phát sinh trong sản xuất vì nhiều lý do (khách hàng thay đổi số kỹ thuật, mất điện đột ngột…) do đó cần phải theo dõi thường xuyên.
Kế hoạch sản xuất phải giao từng ngày cho tổ chuyền dựa trên kế hoạch chung.
Xưởng trưởng phải điều hành đôn đốc sao cho hàng ra nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong khâu may- ủi- hấp- đóng thùng.
Cán bộ mặt hàng lập Packing list và báo ngày giao hàng cho nhân viên tổ đóng thùng đồng thời gửi một bản về cho phòng Shipping của Công ty để làm thủ tục xuất.
2.2.3.3 Quá trình sản xuất trong từng khâu:
Công đoạn cắt:
Trải vải: trước khi trải vải đã có tổ kiểm tra vải vẽ các màu trên cây vải không đồng bộ… để loại hẳn các khuyết tật này ra khỏi sản phẩm. Số lớp vải trải cũng theo quy định tùy thuộc vải mỏng hay dày, theo hàng cao cấp hay thông thường.
Khi trải vải phải thống kê đầu khúc, xem sơ bộ lỗi chỉ hoặc lỗi vải, màu sắc sai lệch…
Kế tiếp là vẽ lại sơ đồ lên vải từ mẫu rập cứng.
Cắt những công đoạn bẳng máy cắt tay và những công đoạn nhỏ có đường vòng thì dùng máy cắt vòng.
Công đoạn may:
Đây là công đoạn quan trọng và thường có tỷ lệ sử dụng lao động và thiết bị cao nhất, chiếm từ 82-83%. Ở công đoạn này có rất nhiều chi tiết nhỏ phức tạp đòi hỏi tay nghề khéo léo như: mổ túi, vô dây kéo, ép chỉ… nhưng cũng có các khâu đơn giản như ráp thân ráp tay.
Công đoạn gấp, ủi:
Là công đoạn làm hoàn chỉnh sản phẩm. Sau khi công đoạn may đã hoàn tất và đã được kiểm tra, sản phẩm này được chuyển sang bộ phận gấp, ủi. Nếu sản phẩm có vết bẩn thì tiến hành tẩy bẩn, việc gấp ủi phải theo yêu cầu của khách hàng và phải được kiểm tra.
Thành phẩm:
Doanh nghiệp là đơn vị chuyên sản xuất hàng xuất khẩu cho những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ với các thương hiệu nổi tiếng như: JC Penney, Macy’s, Kolh’s, Ann Taylor … Thông thường các nhà nhập khẩu này có văn phòng đại diện tại các quốc gia nhận gia công như Việt Nam, vì vậy trước khi chuẩn bị xuất khẩu, doanh nghiệp phải mời đại diện khách hàng đến để kiểm tra chất lượng cuối cùng của hàng hoá để xuất khẩu. Nếu việc kiểm tra hàng đã đạt yêu cầu (passed) thì được cấp giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Inspection/ Shipment Release), nếu hàng không đạt yêu cầu (failed) thì nhà máy phải làm lại hàng hoá cho phù hợp. Các chứng nhận chất lượng này phải được gửi cho các bộ phận kho vận khi gửi hàng (theo phương thức gửi hàng lẻ LCL), phải gửi cho đơn vị vận tải kèm theo bộ chứng từ gửi hàng (Shipping Documents). Sau khi giao hàng cho bộ phận giao nhận hoặc người chuyên chở nội địa, trách nhiệm nhà máy xem như hoàn tất và bàn giao lại công việc cho phòng Shipping.
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình sản xuất ở Công ty TNHH Poong In Vina:
Tổ kỹ thuật
Tổ vật tư
Nghiên cứu mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật
May mẫu
Lập quy trình công nghệ
Sơ đồ chi tiết
Mẫu ráp cứng
Kiểm tra nguyên phụ liệu nhập khẩu
Trải vải
Cắt
Ép mex
Đánh số
Các chuyền may theo công nghệ để ra sản phẩm
Gấp ủi
Thành phẩm vô bao
Đóng gói vô thùng theo quy cách
Nhập kho thành phẩm
Xuất kho
2.2.4 Quy trình xuất khẩu thành phẩm
2.2.4.1 Liên hệ hãng tàu hoặc đại lý giao nhận được chỉ định:
Khi hàng chuẩn bị xuất đi, doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu (nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường biển) hoặc đại lý giao nhận (nếu là hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không) do đối tác chỉ định như: Maersk Logistics (Macy’s), APL/UPS (Ann Taylor), NYK (JC Penney)… để cung cấp các chi tiết Booking Note cho hãng tàu/ đại lý giao nhận, hãng tàu/ đại lý giao nhận sẽ thông báo với nhà nhập khẩu những thông tin đó và chờ xác nhận của khách hàng. Sau khi có xác nhận của khách hàng, hãng tàu/ đại lý giao nhận thông báo cho doanh nghiệp Booking Confirmation nếu là hàng lẻ và lệnh cấp container rỗng nếu là hàng đóng nguyên container.
2.2.4.2 Đăng ký định mức, phụ kiện:
Đăng ký bảng định mức xuất khẩu cho từng mã hàng: đây là khâu hết sức quan trọng và không được xảy ra sai sót vì nếu định mức thấp hơn so với thực tế thì lượng nguyên phụ liệu dư doanh nghiệp phải nộp thuế khi thanh lý hợp đồng theo luật định (điểm a2 khoản 5.2 điều 12 Mục I của Thông tư 116/2008/TT-BTC).
Đăng ký phụ kiện hợp đồng gia công: nếu mã hàng xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công là mã hàng mới, chưa đăng ký trong bảng định mức tạm tính và cũng chưa đăng ký trong các bảng phụ kiện hợp đồng cũ nên phải khai báo và đăng ký với cơ quan Hải quan trước khi xuất khẩu (Điểm 1.4 Khoản 1 Điều IV Mục I Thông Tư 116).
Trong bảng đăng ký phụ kiện phải nêu rõ bên đặt gia công chịu trách nhiệm thanh toán cho Công ty trị giá nguyên liệu mua tại Việt Nam trực tiếp vào đơn giá gia công theo phương thức TTR trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày xuất khẩu.
Việc đăng ký phụ kiện và chi tiết vào sổ giống như đăng ký hợp đồng gia công: đăng ký vào sổ tiếp nhận phụ kiện hợp đồng gia công.
Đăng ký nguyên vật liệu do bên nhận gia công tự cung ứng (theo mẫu số 11/HQ2002).
2.2.4.3 Khai báo Hải quan.
Bộ chứng từ khai báo:
Tờ khai Hải quan và phụ lục tờ khai (nếu có) hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính (bản lưu người khai Hải quan và bản lưu Hải quan);
Bản kê chi tiết của lô hàng xuất khẩu: 02 bản chính;
Bản định mức của từng mã hàng có trong lô hàng xuất khẩu (đối với mã hàng chưa đăng ký định mức với Hải quan trước đó): 02 bản chính;
Bản khai nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng (nếu có) tương ứng với lượng sản phẩm gia công trên tờ khai xuất khẩu (mẫu 11/HQ-GC): 02 bản chính;
Giấy chỉ định giao hàng (nếu giao hàng cho bên thứ ba do bên B chỉ định).
Các bước khai Hải quan: giống như đối với nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Lên tờ khai:
Phần I: Mặt trước của tờ khai từ tiêu thức 01 đến tiêu thức 20 là phần dành cho người khai báo Hải quan kê khai (theo tờ khai số 2177/XK/XĐT-GC) bao gồm:
Mục 1: Người xuất khẩu.
Công ty TNHH Poong In Vina Mã số thuế: 3700688524
Khu 3, Uyên Hưng, Huyện Tân Uyên
Bình Dương, Việt Nam (Midcode: VNPOOIN3BIN).
Mục 2: Người nhập khẩu.
Poong In Trading (Korea)
Người nhận hàng
KOHL’S DEPARTMENT STOTES, INC.
N56 W17000 RIDGEWOOD DRIVE, MENOMONEE FALLS
WI153051 U.S.A
Mở rộng: Trường hợp trên người nhập khẩu là KOHL’s Department Stores, Inc. (bên thứ ba do bên B chỉ định bên A giao hàng). Trường hợp này bên A phải có giấy chỉ định giao hàng cho bên thứ ba, vì trong hợp đồng gia công số 03/PI-PT/2008 chỉ đề cập đến hai bên (bên A và bên B) chứ không đề cập đến bên thứ ba. (Điểm 1.2 Điều VII Mục II thông tư 116/TT-BTC ngày 04/12/2008).
Mục 3: Người ủy thác: để trống vì lô hàng này được xuất khẩu trực tiếp.
Mục 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan: để trống.
Mục 5: Loại hình: vì đây là hàng xuất đầu tư gia công được miễn thuế nên ta đánh vào ô không thuê, gia công và đầu tư.
Mục 6: Giấy phép (nếu có)
Số: 481/GP-BD
Ngày: 12/1/2006.
Mục 7: Hợp đồng
Số: 03/PI-PT/08.
Ngày: 11/10/2008. Ngày hết hạn: 11/10/2009.
Mục 8: Nước nhập khẩu:
USA. Ký hiệu là :US. (mã nước cấp ISO)
Mục 9: Cửa khẩu xuất hàng
KV III VICT Ký hiệu : C041.
Mục 10: Điều kiện giao hàng FOB/HCM
Mục 11: Đồng tiền thanh toán.USD Tỷ giá tính thuế:16,000
Mục 12: Phương thức thanh toán. TTR
Mục 13: Tên hàng, quy cách phẩm chất
Vì trên 04 mã hàng nên có phụ lục đính kèm, chỉ lấy một mã hàng ví dụ.
Ví dụ: HTS6110303059; CAT639
Áo thun MH DM29101 (ĐM: 2962)
PO NO.: 5141327
Mục 14: Mã số hàng hóa 6100.90.0000
Bằng 1,376.50 tá
Mục 15: Lượng
16,518
Mục 16: Đơn vị tính
Cái
Mục 17: Đơn giá nguyên tệ 7.93 USD (= 95.16USD/tá).
Mục 18: Trị giá nguyên tệ (kết quả của Lượng x Đơn giá nguyên tệ) =130,987
Tổng cộng: 4.583 kiện GW: 10.590,63.
Trị giá FOB cộng: 225.328,98.
Mục 19: Các chứng từ đi kèm
Đây là mục liệt kê toàn bộ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất nhập khẩu hàng tại công ty tnhh poong in vina.doc