Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO

- Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).

Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời với Ban xem xét công tác xét duyệt. Đầu năm 2002: Việt Nam gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ. 09-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO. 09-06-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO. 12-06-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương. 18-07-2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để Việt Nam gia nhập WTO. 31-05-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ – nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút chót. 3. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO: 3.1. Thương mại hàng hóa (Cam kết về thuế nhập khẩu) Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. - Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. - Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải . - Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. - Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10% . Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản) . Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. - Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9% . - Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay ( 1994 ) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%). Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hoá trong các bảng dưới đây: Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12. Khoáng sản 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Nguồn : Công bố chính thức của Việt Nam Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính TT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) Cam kết với WTO Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời hạn thực hiện (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (t/s bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm - Bia 80 65 35 5 năm - Rượu 65 65 45-50 5-6 năm - Thuốc lá điếu 100 150 135 3 năm - Xì gà 100 150 100 5 năm - Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2 Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu (t/s bình quân) 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (t/s bình quân) 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 4 năm - Phân hóa học (t/s bình quân) 6,5 6,4 2 năm - Giấy (t/s bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hòa 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (t/s bình quân) 37,3 13,7 13,7 Thực hiện ngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may đã có với EU, US) - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe Ôtô con  Nguồn : Công bố chính thức của Việt Nam Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành Hiệp định tự do hoá theo ngành Số dòng thuế T/s MFN (%) T/s cam kết cuối cùng (%) 1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4% 3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết 89 4,2% 2,6% 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0% Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng… Nguồn : Công bố chính thức của Việt Nam 3.2. Cam kết về mở của thị trường dịch vụ - Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. - Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. - Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần. - Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép). - Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt só với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể. - Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. - Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%). - Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO - Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản. 3.3. Thực thi quyền sỡ hữu tri tuệ - Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực được các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hết sức quan tâm. Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Trong những năm đầu gia nhập WTO, quyền SHTT của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi “luật” của WTO. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) - WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống SHTT. Do đó, việc thực thi tốt quyền SHTT là một trong những đòi hỏi hàng đầu của WTO. Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của WTO, WIPO... Hiện nay, VN đã là thành viên của các Điều ước quan trọng như Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Berne về bản quyền...và đặc biệt là Hiệp định Trips. Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp... giữa VN và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền SHTT ở VN. Tuy nhiên, hiện nay, VN chưa có Toà án, cơ quan thực thi chuyên trách quyền SHTT, chưa có được các thẩm phán, công chức thực thi, xử lý chuyên trách các tội phạm, hành vi xâm phạm quyền SHTT... Bên cạnh đó, nhận thức của chính cộng đồng doanh nghiệp đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng mặc dù đã được cải thiện nhưng còn thấp. Theo thống kê của Cục SHTT Việt Nam, số lượng doanh nghiệp VN nộp đơn xác lập các quyền SHTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp nước ngoài. Đơn đăng ký sáng chế chỉ là 9,24%, giải pháp hữu ích là 60,13%, kiểu dáng công nghiệp là 84,32%, nhãn hiệu hàng hoá là 58,12%...Và số lượng văn bằng được cấp, sáng chế chỉ là 4,5%, giải pháp hữu ích là 60%, kiểu dáng là 86%, nhãn hiệu hàng hoá là 53%... Trong khi đó, trên thế giới (ngay trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài), người ta coi SHTT là một yếu tố quan trọng cấu thành giá trị hàng hoá, dịch vụ. Cùng với việc dự báo về một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, số lượng đơn đăng ký quốc tế các đối tượng của quyền SHTT của các tập đoàn, công ty muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở VN sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới. Do đó, vấn đề chính phải là cải thiện nhận thức từ cộng đồng doanh nghiệp VN đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng, đặc biệt là đăng ký xác lập và bảo vệ quyền. 3.3.1. Về bản quyền tác giả: - Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật SHTT 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005. Theo đó, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Trong quá trình đàm phán, trả lời câu hỏi liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, đại diện của Việt Nam nói rằng, Luật SHTT năm 2005 bảo đảm thực hiện điều 3 của Hiệp định TRIPS và điều 3 của Công ước Berne. Theo điều 13 của Luật SHTT công dân của nước thành viên Công ước Berne hoặc WTO sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam. Trong quá trình đàm phán, một số Thành viên có ý kiến cho rằng họ thấy một số cơ quan của Chính phủ Việt Nam sử dụng phần mềm máy tính mà chưa được phép của chủ sở hữu. Họ cũng lưu ý rằng một cơ quan của Chính phủ Việt Nam và một doanh nghiệp Nhà nước đang cung cấp truyền hình cáp không có bản quyền cho khách hàng Việt Nam. Những Thành viên này đề nghị Việt Nam chấm dứt tình trạng này trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực thi nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. Đại diện Việt Nam xác nhận rằng, trước ngày gia nhập, Việt Nam sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp và không vi phạm quyền tác của những phần mềm này; quy định việc mua và quản lý tất cả phần mềm do các cơ quan của Chính phủ sử dụng; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép đến khách hàng của họ. - Về thù lao, nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Chính phủ. Việt Nam lưu ý rằng các tổ chức phát sóng ở Việt Nam do Nhà nước quản lý, hoạt động bằng ngân sách nhà nước, vì vậy chỉ những trường hợp có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào mới phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người xâm phạm có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm. 3.3.2. Về nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ: - Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750 -753 của Bộ Luật Dân sự 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã xác nhận rằng trong quá trình soạn thảo Luật SHTT, Việt Nam đã tham khảo các quy định của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng Liên hiệp Pari và Đại hội đồng của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thông qua vào tháng 9/1999. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS và khoản 1 Điều 6 bis Công ước Pari. 3.3.3. Về chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa: - Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750-753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Việt Nam lưu ý một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. - Bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý Việt Nam. - Đại diện Việt Nam cho rằng Luật SHTT năm 2005 đã bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và nước ngoài phù hợp với Hiệp định TRIPS. Theo đó, các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên sẽ được áp dụng trong trường hợp có xung đột. 3.3.4. Kiểu dáng công nghiệp: - Pháp luật hiện hành của VN phù hợp với các yêu cầu của Điều 26.1 Hiệp định TRIPS. VN lưu ý, mặc dù các quy định liên quan không được diễn đạt giống hệt như lời văn của Hiệp định TRIPS nhưng các quy định của các Điều 123.1(a), 124.2 và 126.1 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng đã bao hàm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng “về cơ bản là bản sao” của kiểu dáng được bảo hộ. - Thời hạn bảo hộ ban đầu đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn-có hiệu lực từ ngày đăng ký - và có thể được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. 3..3.5. Sáng chế: - Sáng chế có tính mới đối với thế giới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750 đến 753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Đặc biệt, đối tượng không phải bảo hộ theo Hiệp định TRIPS vẫn được bảo hộ tại VN. - Sáng chế có tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng công nghiệp - thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường - có thể được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Thời hạn hiệu lực của những Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích tương ứng là 20 và 10 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày cấp. 3.3.6. Bảo hộ giống cây trồng: - Các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới theo các tiêu chuẩn của UPOV. Các điều kiện bảo hộ được áp dụng cho giống cây trồng theo quy định tại các Điều từ 158 đến 162 của Luật SHTT năm 2005 hoàn toàn tương thích với các điều kiện bảo hộ quy định tại các Điều từ 5 đến 9 của UPOV, bao gồm tính mới, tính khách biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. - Thời hạn bảo hộ quyền của người tạo giống là 25 năm đối với cây thân gỗ và cây nho và 20 năm đối với các giống cây trồng khác kể từ ngày các quyền được xác lập. Không mở rộng quyền của người tạo giống đối với sản phẩm thu hoạch hoặc sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sản phẩm thu hoạch được từ việc sử dụng trái phép vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ. 3.3.7. Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Đại diện VN khẳng định thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ theo các Điều 4.4, 6.3 (a) và Phần III của Luật SHTT 2005. 3.3.8. Các yêu cầu đối với thông tin bí mật, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm: - Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. - Đại diện VN xác nhận rằng Chính phủ VN sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT kể từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào. 3.4. Hoạt động đầu tư: Minh bạch hóa chính sách đầu tư/ kinh doanh: - Việt Nam không có cam kết tổng thể về chính sách đầu tư mà chỉ có nghĩa vụ minh bạch hóa vấn đề này. Trong báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, ngoài việc mô tả hiện trạng chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư , Việt Nam khẳng định một số nguyên tắc sau: Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm..., trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Danh mục lĩnh vực đầu tư/ kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư/ kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chòng chéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung, hoặc loại bỏ. - Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực/ ngành nghề cấm đầu tư/ kinh doanh hoặc đầu tư / kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch hóa, nghĩa vụ theo hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ. Ý kiến của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các danh mục này trong quá trình soạn thảo sẽ được công khai hóa phù hợp với Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cam kết về điều kiện và thủ tục cấp phép Việt Nam bảo đảm áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên tắc không tạo ra các rào cản độc lập về tiếp cận thị trường; cụ thể là: - Thủ tục và điều kiện cấp phép phải được công bố trước khi có hiệu lực và phải xác định rõ thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp phép. - Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và quyết định việc cấp phép trong thời hạn đã xác định nêu trên. - Lệ phí xét hồ sơ xin cấp phép không được tạo ra một rào cản độc lập về tiếp cận thị trường. - Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ xin cấp phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo tình trạng hồ sơ và phải cho biết hồ sơ đó đã đầy đủ hay chưa; hồ sơ được coi là đầy đủ khi đã điền đủ các thông tin phải cung cấp theo quy định, nếu có yêu cầu bổ sung thông tin, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo không chậm trễ cho người nộp hồ sơ và phải nêu rõ những thông tin cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ; người nộp hồ sơ phải có cơ hội để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. - Trường hợp không được cấp phép, người nộp hồ sơ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp phép. - Trường hợp hồ sơ cần phê duyệt, người nộp hồ sơ phải được thông báo không chậm trễ bằng văn bản sau khi hồ sơ đó đã được phê duyệt. - Khi bị từ chối cấp phép, người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ mới để sửa đổi các điều kiện chưa đáp ứng yêu cầu cấp phép đã nêu trong hồ sơ đã nộp trước đó; - Trường hợp cần kiểm tra để cấp phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền phải ấn định trong thời gian hợp lý. Cam kết mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dịch vụ Việt Nam đã cam kết mở cửa 11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụ theo quy định của WTO, gồm: Các dịch vụ kinh doanh; Các dịch vụ thông tin ( chuyển phát, viễn thông, nghe nhìn); Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan; Dịch vụ phân phối ( bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhường quyền thương mại); Các dịch vụ giáo dục ( giáo dục phổ thông cơ sở, giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác); Các dịch vụ môi trường ( xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đánh giá tác động môi trường); Các dịch vụ tài chính ( bảo hiểm, ngân hàng , chứng khoán); Các dịch vụ y tế ( bệnh viện, nha khoa, và khám bệnh); Các dịch vụ du lịch ( nhà hàng, khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ hội và thách thức của việt nam khi thực hiện các hiệp định wto.doc
Tài liệu liên quan