Đề tài Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư

Giải thích hoạt động của quỹ dựa trên cơ sở giá chứng chỉ đầu tư của quỹ trong thời kỳ đó, phân tích theo phân tăng trưởng vốn lẫn việc phân phối lợi nhuận của quỹ.

Đánh giá thị trường mà quỹ đầu tư trong giai đoạn báo cáo bao gồm cả mức sinh lợi trên các khoản đầu tư của thị trường.

Dự đoán xu hướng phát triển của thị trường mà quỹ đang đầu tư và các chiến lược mà quỹ dự kiến sử dụng thích ứng với môi trường đã phân tích.

Những thay đổi đặc biệt về phân phối thu nhập hoặc việc phân phối thêm thu nhập trong thời kỳ báo cáo. Ảnh hưởng của phân phối thu nhập và các khoản phân phối thêm tới giá trị tài sản ròng của quỹ trước và sau khi phân phối thu nhập.

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiền nhất định do các nhà đầu tư đóng góp hình thành nên quỹ. Mô hình này thể hiện rõ vai trò của ba bên tham gia vào hoạt động của quỹ: Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và bảo quản, và các nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Ngân hàng giám sát và bảo quản mô hình này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngân hàng bảo quản trong mô hình công ty. Ngoài vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát, bảo quản còn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ các mục tiêu và chính sách đầu tư đã nêu ra. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, bảo quản được thể hiện bằng hợp đồng quản lý giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Người đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành. Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty mà chỉ đơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của quỹ. III. Hoạt động của quỹ đầu tư 1. Huy động vốn 1.1. Phương thức hình thành vốn a. Phương thức phát hành - Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốn hình thành nên quỹ. Tương tự như các công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhận được các cổ phiếu xác nhận số cổ phần của mình sở hữu tại công ty. - Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như các cổ phần của quỹ dạng công ty). Quỹ sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư, xác nhận số đơn vị tương đương với số vốn người đầu tư góp vào quỹ. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầu tư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được giao dịch và chuyển nhượng như cổ phiếu, tuy tiền và nghĩa vụ của người hưởng lợi (người nắm giữ chứng chỉ đầu tư) có một số khác biệt so với các cổ động trong mô hình quỹ dạng công ty. b. Định giá ban đầu Việc định giá cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định. Đối với các quỹ theo mô hình công ty, việc định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức bảo đảm hoặc các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định giá. Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư quỹ. Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tài liệu...) được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được. c. Phương thức chào bán Về cơ bản, có hai phương thức chào bán: chào bán qua các tổ chức bảo lãnh và do quỹ trực tiếp chào bán. - Chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành: Phương thức phổ biến nhất để bán cổ phần của các quỹ đầu tư theo mô hình công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo phương thức này, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như là người buôn bán và người phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán. Các công ty này đến lượt mình lại bán các cổ phiếu cho công chúng qua các văn phòng chi nhánh của họ. Ngoài ra, các quỹ đầu tư có thể thông qua các đại lý chào bán là ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán hoặc các công ty tài chính để thực hiện việc chào bán. - Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ: Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông qua một trung gian nào. Các quỹ đầu tư dạng hợp đồng do công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức này thông qua hệ thống mạng lưới của công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của ngân hàng giám sát. Ngoài ra, họ giao dịch với các cổ động hiện thời và tiềm năng thông qua thư, điện thoại, mạng lưới ngân hàng, hoặc các văn phòng địa phương của họ. Các quỹ này hấp dẫn các nhà đầu tư trước hết thông qua quảng cáo, thư trực tiếp cũng như bằng những bài diễn văn, các phương tiện quảng cáo hữu hiệu. 1.2. Nội dung cơ bản của bản cáo bạch - Giải thích chi tiết về các mục tiêu đầu tư của quỹ - Mô tả chính sách đầu tư, ví dụ như các loại chứng khoán quỹ có thể được mua, việc phân bổ tiền và tài sản của quỹ vào các khoản đầu tư... - Giới hạn đầu tư hay những hoạt động đầu tư mà quỹ không được tiến hành. Thông thường phần này sẽ xác định mức độ đa dạng hoá danh mục đầu tư của quỹ. - Các chi phí liên quan tới hoạt động giao dịch của nhà đầu tư vào quỹ (người thụ hưởng trong mô hình quỹ dạng hợp đồng hoặc cổ đông của quỹ trong mô hình công ty) - Lịch sử các hoạt động kinh doanh của quỹ dựa trên các số liệu đưa ra như thu nhập trên cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư, việc thay đổi vốn và các tỷ lệ tài chính minh chứng - Phân tích chi tiết các rủi ro đối với người đầu tư khi đầu tư vào quỹ, bao gồm các rủi ro về môi trường kinh doanh nói chung và rủi ro của danh mục đầu tư nói riêng. - Các thông tin liên quan về người quản lý quỹ: Công ty quản lý quỹ hoặc nhà tư vấn đầu tư và các chi phí liên quan phải trả cho công ty quản lý quỹ/ nhà tư vấn. - Các thông tin liên quan tới tổ chức bảo quản tài sản của quỹ, đại lý chuyển nhượng hoặc đại lý phân phối thu nhập (nếu có). - Cách thức phân phối cổ tức và lãi vốn và thông báo về các khoản thuế liên quan tới người đầu tư (nếu có). - Các dịch vụ cung ứng cho người đầu tư như việc giao dịch bằng điện thoại, việc tái đầu tư các khoản lợi nhuận chi trả cho người đầu tư. - Các quỹ do cùng một công ty quản lý quỹ thành lập và quản lý (đối với mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng) 1.3. Giao dịch chứng chỉ đầu tư/cổ phiếu khi quỹ đã hình thành - định giá và chi phí phát hành. - Khái niệm giá trị tài sản ròng của quỹ Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) bằng tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ. Đối với các quỹ đầu tư, giá trị tài sản ròng của quỹ là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở để định giá chào bán cũng như để xác định giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở. - Giao dịch chứng chỉ đầu tư/ cổ phiếu của quỹ sau khi phát hành. Sự khác biệt về cấu trúc vận động của vốn đã đề cập ở trên dẫn đến hai cách thức giao dịch các chứng chỉ đầu tư/ cổ phần của quỹ. Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng ở bất kì mô hình nào, sau khi phát hành, chứng chỉ đầu tư/ cổ phần của quỹ được niêm yết trên thị trường tập trung và giao dịch như bất kì loại cổ phiếu niêm yết nào. Chính vì vậy, giá của chứng chỉ đầu tư/ cổ phần do cung cầu trên thị trường điều tiết và có khuynh hướng xa rời giá trị tài sản ròng. Giá của chứng chỉ đầu tư của quỹ đóng có thể giao dịch trên mức giá trị tài sản ròng và có thể giao dịch tại mức giá chiết khấu, tức là tại mức thấp hơn giá trị tài sản ròng. Đối với các quỹ đầu tư dạng mở, sau khi phát hành, chứng chỉ đầu tư/cổ phần của quỹ được phát hành thêm và mua lại tại chính công ty quản lý quỹ hoặc thông qua các đại lý của công ty. Giá chứng chỉ đầu tư/cổ phiếu của quỹ mở luôn gắn với giá trị tài sản ròng của quỹ. - Định giá NAV (chứng chỉ/cổ phần) = NAV (quỹ) Tổng số chứng chỉ/cổ phần đang lưu hành Giá chào bán (P0) = NAV/chứng chỉ + chi phí bán Tỷ lệ phí chào bán (%) = NAV – P0 P0 Nếu tỷ lệ phí chào bán được xác định trước trong các bản cáo bạch của quỹ, có thể tính được giá chào bán theo công thức sau: P0 = NAV 100% - Tỷ lệ phí chào bán Giá mua vào = NAV/chứng chỉ – chi phí mua lại 1.4. Cơ chế vay và cho vay vốn của quỹ Rất ít các quỹ có các khoản vay lớn vì Luật pháp các nước thường không cho phép. Thực tế cho thấy một số quỹ, ví dụ như quỹ cổ phiếu tăng trưởng linh hoạt, đôi lúc lại sử dụng các khoản tiền vay mượn để cố gắng thổi phồng các khoản lãi vốn khi thị trường đi xuống. Đồng thời với chi phí vay, được phản ánh bằng lãi suất ngắn hạn duy trì hợp lý làm cho danh mục đầu tư hoạt động vẫn tốt. Tuy nhiên, đây là một con dao hai lưỡi mà có thể thổi phồng các khoản lỗ. Các quỹ có hệ số đòn bẩy cao thường được xếp vào hạng các quỹ hoạt động kém nhất trong các thị trường đang đi xuống. Việc bán lại chứng chỉ đầu tư hay cổ phần của các quỹ mở có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề thông thường khi giá rơi xuống. Một quỹ hay sử dụng đòn bẩy thường mang theo các rủi ro lớn hơn. Khi biện pháp đòn bẩy được sử dụng, NAV thường có chiều hướng lên xuống rất nhanh. Vì vậy, luật pháp các nước thường chỉ cho phép quỹ vay tiền từ các ngân hàng. Do vậy, các danh mục đầu tư đòn bẩy chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn. Các quỹ này cũng bị giới hạn về số lượng vay nợ tức là phải khống chế hệ số đòn bẩy. Nếu giá trị của danh mục đầu tư tăng thì mọi điều đều đúng và tỷ lệ tài sản trên khoản vay tăng lên. Nhưng nếu giá trị tài sản giảm, quỹ đó cũng phải ngay lập tức giảm các khoản vay ngân hàng xuống. Điều này có thể được nhà quản lý phải bán cổ phiếu ép giá. Tuy nhiên, quỹ này cũng phải thanh toán lãi suất trên khoản vay bằng tiền rút từ khoản lợi nhuận của quỹ. Chi phí lãi suất được tách ra riêng biệt từ chi phí hoạt động trên dòng bổ sung trong bảng phân tích từng loại cổ phiếu. Đòn bẩy đặc biệt khó khăn khi tỷ lệ lãi suất tăng lên hoặc khi giá chứng khoán giảm xuống, mà thường thì hai vấn đề này xảy ra cùng nhau. Tuy nhiên, sẽ là điều bất bình thường đối với bất kỳ quỹ nào để vay đến tận mức giới hạn. Nhiều quỹ thường chỉ vay các khoản vay nhỏ để giúp nhà quản lý thực hiện việc mua lại mà không cần phải bán các cổ phiếu đang sở hữu. 2. Mục tiêu đầu tư - việc xác lập danh mục đầu tư của quỹ 2.1. Lựa chọn mục tiêu đầu tư của quỹ Bất kỳ quỹ nào cũng nhằm đạt được mục tiêu ban đầu như sau: - Thu nhập: Nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức. - Lãi vốn: làm tăng giá trị của các nguồn vốn ban đầu thông qua việc đánh giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ. - Thu nhập và lãi vốn: Sự kết hợp của cả hai yếu tố trên . Nhiều quỹ cũng đặt ra mục tiêu duy trì và bảo toàn vốn như là mục tiêu cũ. Về cơ bản, mỗi mục tiêu đều có lối thoát của nó và các nhà đầu tư cũng vậy. Điều này thực sự rất khó để có thể tìm ra được một quỹ cổ phiếu mà cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu thu nhập cao và lãi vốn thu nhập được. Nếu bạn muốn tiềm năng tăng trưởng tối đa thì bạn sẽ phải từ bỏ mục đích thu nhập. Ví dụ khác, một danh mụcđầu tư ổn định nhất sẽ chỉ đầu tư vào các trái phiếu chính phủ, nhưng nó không có tiềm năng tăng trưởng và kém về mặt cổ tức so với các quỹ đầu tư các khoản thu nhập rủi ro hơn thường tập trung vào các chứng khoán như trái phiếu chất lượng thấp, kém. Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng của mình, trên cơ sở đó có thể thiết lập danh mục đầu tư, đạt mục tiêu đề ra. Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào các quỹ theo khả năng và mức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ. Tên gọi của các quỹ thể hiện mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ. Các loại quỹ thường gặp là: Quỹ tăng trưởng Các quỹ trong lĩnh vực nhìn chung kém ổn định hơn các quỹ nói trên. Như tên gọi của nó đã hàm ý, các danh mục đầu tư tăng trưởng nắm giữ cổ phiếu của các công ty mà khả năng sinh lợi của nó được mong đợi là sẽ tăng cao hơn tỷ lệ trung bình. Các nhà quản lý danh mục đầu tư thường quan tâm nhiều đến việc tăng trưởng vốn hơn là thu nhập cổ tức. Quỹ thu nhập và tăng trưởng Tăng trưởng vốn, thu nhập cổ tức và thậm chí tăng trưởng cổ tức tương lai là các đặc điểm hấp dẫn các nhà quản lý quỹ thu nhập và tăng trưởng. Tuy nhiên, họ thường tập trung chủ yếu vào tiềm năng tăng trưởng vốn. Việc đầu tư này thường tạo ra sự hứng thú cho những người muốn một cái gì đó hơn thu nhập và có lẽ ít giảm giá hơn những cái được đưa ra bởi quỹ tăng trưởng. Danh mục đầu tư này bao gồm cả các công ty tăng trưởng và các cổ phiếu thu nhập với bản báo cáo thanh toán cổ tức tốt. Quỹ thu nhập – cổ phiếu Chiến lược thu nhập cổ phiếu là một loại đầu tư giá trị đặc biệt. Các nhà quản lý này ban đầu thường tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận hàng năm cao hơn mức chuẩn của thị trường chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận của S & P 500. Khi giá một cổ phiếu giảm thì lợi tức hàng năm của nó sẽ tăng. Các quỹ thu nhập, cổ phiếu bao gồm các công ty nguồn lực tự nhiên, tài chính, năng lượng và công nghệ bậc cao. Một số quỹ còn nắm giữ một số lượng lớn chứng khoán chuyển đổi, trái phiếu và các cổ phiếu ưu đãi. Một số công ty trong só các công ty này có thể nhất thời nằm ngoài sự quan tâm của các nhà quản lý quỹ. Các công ty này có thể bị đánh giá thấp khi không đạt được mức lợi tức cao hơn mức lợi tức trung bình. Quỹ cân bằng Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng để đạt được 3 mục tiêu: Thu nhập, tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn. Chúng thực hiện điều này bằng cách đầu tư vào các trái phiếu, các chứng khoán chuyển đổi và có lẽ thêm một vài loại cổ phiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường. Nhìn chung các danh mục đầu tư từ 40% - 60% giá trị quỹ vào trái phiếu. Chúng thường tập trung chú ý vào các chứng khoán được phát hành bởi các công ty chất lượng cao. Quỹ có khả năng chuyển đổi Các chứng khoán có khả năng chuyển đổi là trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi mà có thể được đổi thành một số lượng cổ phiếu thường đã được tính trước của một công ty, theo sự lựa chọn của người nắm giữ. Chứng khoán có khả năng chuyển đổi có nguồn gốc tách ngay từ khi phát hành. Có lúc chúng được coi như là các cổ phiếu thường, nhưng lúc khác chúng lại được coi là trái phiếu. Các chứng khoán này thường đưa ra sự bảo đảm mặt dưới đối với các chứng khoán có thu nhập ổn định và tiềm năng mặt trên của các cổ phiếu. Do tính chất hỗn hợp của trái phiếu chuyển đổi, một quỹ có khả năng chuyển đổi là một cái gì đó tương tự như danh mục đầu tư cân bằng. Nó thường tập trung nhiều hơn vào thu nhập và bảo toàn số vốn so với các khoản đầu tư cổ phiếu điển hình. Quỹ thu nhập – quyền lựa chọn Các quỹ thu nhập – quyền lựa chọn ổn định một cách tương đối thường đầu tư vào các công ty lớn, đang thanh toán cổ tức trong đó các quyền lựa chọn luôn sẵn có. Sau đó, chúng bán các quyền lựa chọn đổi lấy các vị thế cổ phiếu của chúng, thu gom các khoản thu nhập, tiền thưởng trong quá trình này. Những khoản tiền thưởng này, gắn liền với cổ tức của cổ phiếu là kết quả của nguồn thu nhập tốt. Hợp đồng quyền lựa chọn thường có chiều hướng làm giảm bớt sự thua lỗ trong một thị trường đang đi xuống, nhưng cũng hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh trên một thị trường đang lên. Trong suốt thời kỳ thị trường suy giảm, cổ phiếu có thể được các quỹ bán ra với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị hiện tại của nó. Quỹ ngành Các danh mục đầu tư loại này thường tập trung vào các ngành cụ thể hoặc lĩnh vực thị trường chứng khoán. Sự tập trung chủ yếu vào các quỹ ngành - đặc biệt là những khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp đơn lẻ hoặc cổ phiếu của các ngành kim loại quý hiếm – có chiều hướng ngày càng linh hoạt hơn các danh mục đầu tư đa dạng tổng quát. Lợi nhuận của các quỹ này thường không đồng nhất với mức lợi nhuận trung bình của thị trường. Tuy nhiên, các danh mục đầu tư này thường tạo ra nhiều sự hấp dẫn hơn là việc chủ đầu tư vào cổ phiếu của một ngành mà bạn đang quan tâm. Các quỹ này luôn có sự thay đổi bên trong các nhóm lựa chọn đầu tư của chúng và do vậy mà chúng không mang theo rủi ro cụ thể của bất kỳ công ty nào. Quỹ trái phiếu Đối với nhiều người, lĩnh vực về quỹ là cách thức để đầu tư. Những nhà đầu tư nhỏ, cụ thể sẽ hứng thú với một vài ưu điểm với danh mục đầu tư trọn gói so với các tài sản cá nhân. Những thuận lợi bao gồm: - Dễ tiếp cận: thường khó khăn và tốn kém đối với những nhà đầu tư nhỏ để giao dich trực tiếp tại thị trường trái phiếu, loài thị trường luôn đòi hỏi các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chi phí giao dịch cao hơn và tính thanh khoản thấp hơn đối với những người mua và bán ở khối lượng tương đối vừa phải. Để thành công trong việc đầu tư trái phiếu, bạn nên khảo sát kỹ càng những nhà kinh doanh khác nhau để có được mức giá hợp lý. - Tính thanh khoản: bạn dễ dàng rút tiền ra khỏi quỹ mà không bị thiệt về giá cả so với việc bạn bán các trái phiếu đã giao dịch trước ngày đáo hạn. Trường hợp này đặc biệt áp dụng đối với khoản nợ của công ty có lãi suất cao, tính thanh khoản thấp và nhiều đợt phát hành chứng khoán đô thị. Sự chênh lệch kinh doanh có thể càng lớn khi đến thời điểm để bán. - Thu nhập hàng tháng: các quỹ trái phiếu nhìn chung công bố cổ tức hàng tháng. Trái lại, các trái phiếu cá nhân thường thanh toán lãi theo nửa năm. Những người nghỉ hưu có thể đặc biệt đánh giá cao sự phân phối theo tháng đối với các khoản đầu tư của họ khi có thu nhập bổ sung. - Dễ tái đầu tư: các quỹ trái phiếu đưa ra việc tái đầu tư thuận tiện đối với các cổ tức và các khoản phân phối về vốn, thậm chí đối với một lượng tiền ít ỏi. Điều này cho phép sự phối hợp hiệu quả hơn để có thể tạo ra thu nhập lâu dài. - Sự quản lý chuyên nghiệp: Lãi suất dao động và các nhân tố khác tạo nên chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu mạo hiểm. Thu nhập cao thường do sự quản lý danh mục đầu tư năng động. Những nhà quản lý giỏi có thể ứng phó với các cơ hội ở một thị trường thu nhập cố định và bắt đầu triển khai thực hiện. Họ cũng có thể bán tháo các chứng khoán phát hành có chất lượng thấp khi mà mức rủi ro của chúng tăng tới mức không thể chấp nhận. Vì lẽ đó, các quỹ trái phiếu thường có ý nghĩa hơn các tài sản cá nhân. - Sự đa dạng hoá: Nếu một quỹ tương hỗ nắm giữ nhiều hơn hàng trăm trái phiếu, nó sẽ giúp các cổ đông phòng ngừa rủi ro tín dụng nhiều hơn so với việc nắm giữ trạng thái của một hay một vài trái phiếu đó. Những khía cạnh này có thể đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư trong một phạm vi nhất định. 2.2. Phân bổ tài sản và hình thành danh mục đầu tư của quỹ Phân bổ tài sản có nghĩa là phân chia tiền của quỹ vào “các rổ” đầu tư, mỗi rổ nhằm đạt được mục tiêu cụ thể riêng biệt hoặc toàn bộ các yêu cầu sinh lợi từ danh mục đầu tư. Khi chia số tiền của quỹ vào từng loại tài sản khác nhau, người quản lý đầu tư có thể tính toán cân đối giữa giá trị của danh mục đầu tư cũng như mức độ sinh lợi của từng loại chứng khoán cấu thành. Vì vậy, việc phân bổ tài sản của quỹ, hình thành nên danh mục đầu tư của quỹ là một khâu quan trọng sau khi quỹ đã hình thành và chuẩn bị tiến hành hoạt động đầu tư. Việc phân bổ tài sản sẽ góp phần quan trọng vào tối ưu hoá danh mục đầu tư và tối ưu hoá mức sinh lợi từ các khoản đầu tư. Công ty quản lý quỹ là người nắm rất rõ kỹ thuật phân bổ tài sản. Việc nắm bắt được các rủi ro và quyết định phân bổ tài sản có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro từng khoản đầu tư cũng như toàn bộ danh mục đầu tư của quỹ. Các khoản đầu tư đều có mức độ rủi ro nhất định. Ví dụ như giá cổ phiếu thường biến động trong thời gian ngắn hạn, nhưng nếu tính về thu nhập dài hạn thì lại tương đối phù hợp và tương đối cao. Tín phiếu kho bạc có mức sinh lợi tương đối ổn định và phù hợp nhưng lại có rủi ro liên quan đến sức mua của đồng tiền sau một thời gian do ảnh hưởng của lạm phát. Khi đã tiến hành phân bổ tài sản, nhà quản lý đầu tư của quỹ có thể đánh giá các khoản đầu tư và khả năng sinh lợi của chúng. 3. Chi phí liên quan tới hoạt động Có ba loại chi phí cơ bản liên quan tới hoạt động cảu các quỹ. ở đây chỉ đề cập tới các khoản chi phí cho từng hoạt động của quỹ sau khi quỹ đã hình thành và tiến hành hoạt động đầu tư. Các chi phí liên quan tới việc phát hành và mua lại chứng chỉ đầu tư/cổ phần của quỹ đã đề cập ở trên là: 3.1. Phí liên quan tới hoạt động đầu tư - Phí môi giới được các công ty quản lý quỹ trả cho người môi giới. - Phí tư vấn đầu tư - Phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ - Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn thuế (nếu có) - Phí trả các tổ chức định giá các khoản đàu tư của quỹ 3.2. Chi phí quản lý và điều hành bao gồm phí và thưởng cho người quản lý cũng như các chi phí khác nhau trong điều hành quỹ, phí giám sát Chi phí điều hành và quản lý hoạt động thường xuyên xuất hiện như là một phần của tỷ lệ chi phí. Phí quản lý, một loại phí thông dụng đối với tất cả các danh mục đầu tư, được các công ty tư vấn thanh toán cho các nhà phân tích chứng khoán và các chức năng quản lý danh mục đầu tư mà họ thực hiện. Khoản phí này nhìn chung dao động từ khoảng 0,4% đến 1% một năm. Với 1%, chi phí quản lý danh mục đầu tư khoảng 10 triệu đôla cho một danh mục đầu tư có giá trị 1 tỷ đô la. Trong nhiều trường hợp, các nhà tư vấn phải công bố rằng quỹ đang có kế hoạch giảm phí vì tài sản tăng lên. Ví dụ, quỹ tăng trưởng ABC có một khoản phí quản lý hoạt động là 0,7% đối với 100 triệu đôla tài sản đầu tiên, 0,6% cho 400 triệu đôla tài sản tiếp theo và 0,5% cho số tài sản vượt quá 500 triệu đôla. 3.3. Các chi phí quản lý hành chính khác - Phí lập báo cáo - Phí kiểm toán - Phí cho các dịch vụ pháp lý - Phí thay đổi các quy định của hợp đồng tín thác theo yêu cầu của cổ đông (nếu có) - Phí tổ chức đại hội cổ đông hoặc đại hội các nhà đầu tư của quỹ Nhiều công ty giới hạn tỷ lệ chi phí của họ, thông thường vì mục đích cạnh tranh. Ví dụ, nhà tư vấn có thể hoàn trả lại quỹ các khoản phí vượt trội để duy trì tỷ lệ phí tối đa là 1%. Điều này có thể được hoàn tất bằng cách điều chỉnh phí tư vấn. Thông tin chi tiết sẽ được báo cáo trong bản cáo bạch và trong bản báo cáo hoạt động nửa năm và một năm. Việc giới hạn tỷ lệ chi phí thường xảy ra ở các quỹ nhỏ, mới và có thể là mang tính chất tạm thời. 4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư 4.1. Tổng thu nhập Có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận của một quỹ cổ phiếu là: - Cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng: Khoản thu nhập đầu tư bao gồm cổ tức và lãi suất thu được từ danh mục đầu tư của quỹ khấu trừ đi chi phí - Phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận. Các khoản thu nhập ròng được thừa nhận được hiểu là các khoản đầu tư đã quyết toán xong có lãi (hoặc bị lỗ) - Sự tăng (hoặc giảm) ròng trong giá trị tài sản ròng. Sự thay đổi của NAV phản ánh sự tăng hoặc giảm trong giá trị các khoản đầu tư vào cổ phiếu mà quỹ đang nắm giữ. Ngoài ra, nó cũng bao gồm các khoản thu nhập ròng được thừa nhận hoặc thu nhập ròng từ các khoản đầu tư chưa chia cho các nhà đầu tư. Tính toán tổng thu nhập Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ tốt hay không. TR = Số tiền phân chia + sự thay đổi trong NAV NAV tại thời điểm đầu kỳ Ví dụ: Mỗi một cổ phiếu của quỹ XYZ không tính phí, được mua vào ngày 01 tháng 01 năm 1992 tại mức NAV bằng 8,2đô la, có một khoản phân phối lãi vốn bằng 0,7 đô la và tổng phân phối thu nhập là 0,1 đô la. NAV vào thời điểm cuối năm là 8,5 đôla. Tổng lợi nhuận năm 1992 là 13,41% được tính như sau: TR = 0.70 + 0.10 + 8.50 – 8.20 = 13.41% 8.20 Bản thân tổng lợi nhuận là 13.41% không nói lên điều gì, con số này cần phải được phân tích dựa trên cơ sở so sánh với các dữ liệu khác. Vì vậy, vấn đề này sẽ được phản ánh cụ thể tại phần sau của chương này. 4.2. Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong tỷ lệ chi phí này. Bởi vì tỷ lệ chi phí có thể thay đổi nên tốt hơn hết là tính giá trị bình quân cho khoản thời gian từ 3 đến 5 năm về trước. Tuỳ theo danh mục đầu tư, tỷ lệ chi phí có thể khác nhau từ 0,5% đến trên 5%. Những tỷ lệ chi phí thấp nhất thường thấy ở các quỹ chỉ số là các quỹ thực hiện chiến lược mua và nắm giữ thụ động các loại chứng khoán giống như những chứng khoán có trong chỉ số bình quân phổ biến nào đó, ví dụ chỉ sô sS&P 500. Các quỹ nhỏ và tăng trưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là các quỹ phải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất. Nói chung, tất cả các tỷ lệ chi phí thấp hơn 1% đều được coi là thấp. Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn hơn – là những quỹ thu được lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô bởi vỉ chi phí quản lý và các chi phí khác của chúng được trải rộng cho một cơ sở tài sản lớn hơn. Các quỹ đầu tư trên thị trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí lớn hơn một cách đáng kể so với các danh mục đầu tư trong thị trường nội địa do chi phí nghiên cứuvà các chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế. Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ đầu tư chứng khoán thu nhập ổn định. Khi đánh giá tỷ lệ chi phí, cần so sánh tỷ lệ chi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô. 4.3. Tỷ lệ thu nhập Tỷ lệ thu nhập được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Con số này không có tầm quan trọng như tổng lợi nhuận bởi vì tổng lợi nhuận là một thước đo trọn vẹn về hoạt động trong khi tỷ lệ này chỉ tập trung vào thu nhập. Tỷ lệ này cũng tương tự như lợi suất cổ tức khi đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ phiếu phổ thông. 4.4. Tỷ lệ doanh thu Tỷ lệ này do tổng giá trị giao dịch (mua và bán) do công ty quản lý quỹ tiến hành đối với quỹ. Tỷ lệ này được xác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0209.doc
Tài liệu liên quan