MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Giới hạn đề tài
5. Đóng góp mới
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.
2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9900 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tố hữu – người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đèn”. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. “Mới bảy mươi sao đã gọi là già”. Bút pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Phẩm chất nội tâm vốn có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một tiếng đờn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá, chột nưa. Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở thế thuận. Tuy vậy, Tố Hữu vẫn lấy niềm tin, lấy kinh nghiệm cuộc sống của đời mình mà nhìn hiện tại “Nắng tự lòng ta cứ ấm dần”. Dù có phải làm lại tự đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn cảnh. Trong cái bình đạm của giọng thơ,có sức rắn lại của ý chí “ Ta lại đi, như từ ấy ra đi – Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại”.
Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên tiến của thời đại cách mạng, lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn thơ Tố Hữu thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, của Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ đối với ông là phương tiện để phục vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn ông là nỗi niềm người chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm, phương thức xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng bàn về cách mạng, bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp chung.
2.3 CON ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu hay nhất khi cảm hứng thơ kết hợp được một cách tự nhiên ba chủ đề sau:
Ngợi ca lý tưởng cách mạng
Diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa
Thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thủy.
Trong thơ Tố Hữu, ba chủ đề nói trên, thật ra vẫn có cơ sở thống nhất ở lí tưởng cộng sản. Bởi vì niềm vui trong thơ Tố Hữu không phải gì khác là niềm tin ở lý tưởng ấy, thể hiện cụ thể trong quan hệ với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với Bác Hồ, với đồng chí, đồng bào, với nguyên tắc, với những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Cho nên danh hiệu phù hợp với Tố Hữu một cách tổng quát nhất vẫn là: Nhà thơ của lý tưởng cộng sản.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tố Hữu đã đề từ cho tập thơ đầu của mình như thế. Và nhân vật của ông, từ Lênin, Bác Hồ, anh bộ đội, anh giải phóng quân, mẹ Tơm, mẹ Suốt, chị Lý, anh Trỗi đến em Lượm, em Hòa,… đều mang “mặt trời chân lý” ấy trong tim, và được xem là “Những con người như chân lý sinh ra”.
Trong những ngày đen tối dưới ách thực dân, thơ ông đem lẽ sống đến cho những thanh niên đang hoang mang trước ngã ba đường. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông lại muốn trở thành ý thức về lẽ sống của toàn Đảng, toàn dân trên mỗi chặng đường lịch sử.
Đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ này (Từ ấy) không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.
Đến giai đoạn Việt Bắc, lý tưởng không phải là đối tượng thể hiện trực tiếp. Nó được vận dụng như là quan điểm tiếp cận, đánh giá và khái quát hiện thực. Cảnh tượng vĩ đại của toàn dân đứng lên giết giặc đập mạnh vào cảm quan thẩm mỹ của ông. Cái tôi của nhà thơ muốn ẩn mình sau những nhân vật quần chúng cách mạng đi vào thơ ông từ hiện thực. Thế giới nghệ thuật của ông trở thành hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quê hương đất nước đứng lên giết giặc, trước hết trên địa bàn chiến khu Việt Bắc.
Từ cuối giai đoạn Việt Bắc, những khái quát nghệ thuật của Tố Hữu về hiện thực lịch sử ngày càng vướn tới ý nghĩa rộng lớn hơn, đồng thời cái tôi của thi sĩ cũng xuất hiện trở lại một cách đậm nét trong thế giới hình tượng của mình:
- Tôi chạy trên miền Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân…
- Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười...
Nhưng cái tôi Tố Hữu trong Từ ấy và cái tôi Tố Hữu trong những tập thơ sau này không hoàn toàn là một.
Ở Từ ấy, người thi sĩ trẻ tuổi chỉ muốn đại diện cho chính cái cá nhân cá thể của mình. Xét về phương diện này, nó nằm trong phạm trù của cái tôi thơ mới.
Thế hiện tính cá thể, cái tôi Tố Hữu trong Từ ấy có những nét riêng rất đáng yêu.
Này đây, dáng điệu vừa hiên ngang, vừa non nớt của cậu học sinh trường Quốc học Huế mới giác ngộ cách mạng :
Ta nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi !
Và đây, niềm vui say cuống nhiệt, có một cái gì như là thái độ buông thả không muốn tự kiềm chế của nhà thơ trong không khí Huế tháng Tám :
Chừ đây Huế, Huế ơi ! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc !
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc
Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta ?
Ta hát huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh?
Nhực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời…
Cái tôi của Tố Hữu từ cuối tập Việt Bắc, nhất là từ Gió lộng trở đi, không còn như vậy nữa. Nó hầu như mất hẳn cái riêng để trở thành cái ta của Đảng, của dân tộc. Nó tự đặt mình trên đỉnh cao của thời đại, trò chuyện với lịch sử, với nhân loại ( Bài ca mùa xuân 1961, Chào xuân 67, v.v..). Nhà thơ tự xem mình là trường hợp tiêu biểu của mối quan hệ giữa Đảng, cuộc sống và thơ (“Làm bí thư hoài có bí… thơ? – Rằng: Thơ với Đảng nặng duyên tơ” và “Nghề bí thư đâu chuyện giấy tờ? – Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ”,…). Và ông tin chắc đây là một mối lương duyên bền chặt. Nhưng chính ông chứ không phải ai khác, từ Ra trận trở đi, đã làm cho mối tình ấy nhiều lúc trở nên lỏng lẻo. Nhiều bài thơ của ông, nhất là những bài thơ xuân (Chào xuân 67, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bài ca xuân 71,v.v..) muốn trở thành một thứ thơ đường lối, thơ huấn thị, vừa ồn ào, vừa khô khan, nặng “giấy tờ” mà ít chất sống thực tế.
Tố Hữu trước hết là một nhà cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông đã “dành riêng cho Đảng phần nhiều”. Đảng yêu cầu ông trước hết phải nhằm vào đại chúng mà tuyên truyền vận động cách mạng. Ý thức về đối tượng ấy đã ảnh hưởng sâu sắc tới phương hướng phát triển của phong cách nghệ thuật của ông. Đại chúng là nơi kết tinh sâu sắc và bền vững nhất những truyền thống tinh thần dân tộc. Thơ ông dễ đi vào đại chúng cũng vì có tính dân tộc đậm đà. Người ta thường nói về màu sắc Việt Nam trong thế giới hình tượng của ông từ phong cảnh đất nước tới những con người, đặc biệt là hình tượng Bác Hồ, những bà mẹ, anh bộ đội,… Bút pháp vẽ cảnh, vẽ người cũng có một cái gì đó rất Việt Nam: màu sắc tươi sáng mà dịu dàng, loáng thoáng mấy nét chấm phá thanh thoát và tài hoa, không thiên về tả hình xác của thế giới, mà muốn truyền được linh hồn của cảnh vật:
Nhớ Người những sớm tinh sương
Ung dung trên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
Đọc Tố Hữu,thấy như có một thứ ánh sáng riêng tỏa chiếu vào phong cảnh của thơ ông, có khi là ánh trăng trong trẻo dịu dàng (“Rừng thu trăng đọi hòa bình”). Nhưng thường thì là ánh sáng mặt trời, ánh nắng. Có đôi lần nó là cái nắng chói gắt mùa hạ (Từ ấy, Dưới trưa). Nhưng Tố Hữu thích nhất ánh nắng ấm áp trẻ trung những buổi sớm mùa xuân và cái nắng vàng rực rỡ trong gió thu lồng lộng. Cái ánh nắng trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng đẹp, cũng vui và trìu mến biết bao: “Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát”, “Cành đào đầu hè rung rinh quả ngọt – Nắng soi sương giọt long lanh”, “Ngoài này nắng đỏ cành cam – Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa”,… Có nghĩ đến những mùa mưa dầm dề sùi sụt của Huế quê ông (Nguyễn Tuân gọi Huế là “mùa sùi sụt”) mới thấy quý cái nắng trong thơ ông.
Nhưng sức mạnh thẩm mỹ trội nhất trong thơ Tố Hữu có lẽ là ở tính nhạc rất giàu của nó. Chất dân tộc sâu đậm nhất ở đấy chăng? Nhiều câu thơ của Tố Hữu đọc lên cứ thấy réo rắt âm hưởng của câu thơ Truyện Kiều, câu thơ Chinh phụ ngâm. Có khi lại là cái giọng mộc mạc đằm thắm của ca dao. Sáng tạo tài năng nhất của Tố Hữu, nhìn chung, không ở những từ ngữ mới lạ, những so sánh tân kỳ, mà ở những hòa phối âm thanh nhịp điệu có sức diễn tả độc đáo. Có những phối âm có thể nói là khó có thể đạt hơn được:
Thác, bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Đọc mấy câu thơ trong bài Mẹ Tơm, lắng nghe như có âm hưởng dội về của tiếng sóng biển từng đợt đổ tràn vào bãi cát rồi lại rút ra xa mãi:
Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi? …
Có khi âm nhạc lại phối hợp với vũ đạo:
Ơi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng chẳng ngỡ ngàng…
Cố nhiên thơ dùng nhạc bên ngoài cốt để tạo nên nhạc bên trong. Đọc thơ Tố Hữu cứ thấy có cái gì như muốn ca lên, hát lên và ngân nga mãi trong lòng mình. Hình như trong thơ ông, nhạc bên trong càng vang dội khi nhạc bên ngoài chỉ khẽ bấm vào những tiếng tơ trầm.
Thành công của thơ Tố Hữu, xét đến cùng là do sự gặp gỡ may mắn giữa dòng thơ tuyên truyền chính trị của những người cộng sản với một tài năng thực sự, một thi sĩ thực sự, khiến cho người nói như Sóng Hồng, “thơ chính trị” cũng có thể là “thơ trăm phần trăm như các thơ khác”.
Thơ chính trị, thơ vô sản, nên dân tộc hóa, đại chúng hóa là con đường nghệ thuật tất yếu. Cũng tất yếu thiên về tính truyền thống hơn là tính hiện đại. Và cấu tứ trên một bình diện nghĩa để chủ đề được truyền đạt rõ ràng với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nông. Là thơ chính trị nên hầu như không nói đến tình riêng, đến chuyện đời tư, chuyện cá nhân, và phải gắn bó chặt chẽ với đường lối chính sách của Đảng trên từng bước đi cụ thể của cách mạng. Về mặt này, thơ Tố Hữu nhiều khi không tránh khỏi phải trả giá cho những sự thiếu thống nhất nào đó giữa chính trị và chân lý đời sống, giữa ý chí, ước mơ và hiện thực. Đây là trường hợp mà cảm hứng lãng mạn bay bổng và đầy dự báo chính trị của thi sĩ tuy có thể rất chân thật nhưng thiếu cơ sở nhận thức chính xác đối với hiện thực và chưa bắt rễ được sâu vào những nhọc nhằn, đau đớn, những bất hạnh còn nặng nề trong đời sống nhân dân.
Nhược điểm này thực ra chẳng phải là của riêng Tố Hữu. Chẳng qua là vì Tố Hữu chủ yếu chỉ làm thơ chính trị nên nhược điểm ấy đã lộ ra rõ hơn mà thôi.
Nhìn chung, thơ Tố Hữu, từ bài đầu tiên đến tập cuối cùng (Máu và Hoa) đều được sáng tác trong cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa. Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của “cái thời lãng mạn” (Nguyễn Khải) trên đất nước ta.
2.4 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA CÁC TẬP THƠ
2.4.1 Tập thơ Từ ấy
Quần chúng trong những bài thơ đầu của Tố Hữu chưa phải là quần chúng cách mạng, nhưng đó là quần chúng của cách mạng, và được thể hiện với mục đích khẳng định lý tưởng và con đường cách mạng. Rồi từ trong đám quần chúng ấy, chúng ta thấy xuất hiện một bà má Hậu Giang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Cuối cùng, quần chúng lao khổ, bị đè bẹp dưới ách sưu thuế của bọn xâm lược, sẵn sàng đứng lên đánh đuổi Tây Nhật trong thời kỳ mặt trận Việt Minh, thời kỳ tiền khởi nghĩa, đã được thơ ca trả lại lời ăn nói cảm nghĩ của mình:
Chém cha ba đứa đánh phu,
Choa đói choa rét, bay thù gì choa?
Bay coi Tây Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà bà con ?
Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trả đòn cho coi !
Tiếng hát trên đê.
Cùng với một số chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã góp phần cất lên tiếng nói của Đảng trong lãnh vực thơ ca. Từ ấy trước hết là hồi chuông đánh thức, một tiếng gọi lên đường :
Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi !
Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi ?
Dậy lên thanh niên.
Từ ấy lay động mọi người với những chân lý thật giản đơn mà thật ghê gớm :
Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống...
Không ! không thể sống như bầy hành khất !
Hãy đứng dậy.
Từ ấy là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát nhận đường, chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, một cuộc sống xứng đáng trong độc lập, tự do. Từ ấy có cái hăm hở của người từ bóng tối đến với ánh sáng chói chang, nóng lòng muốn chọc thủng đêm dày còn bao quanh mọi người, muốn kêu to lên cái lẽ sống đang tràn ngập tâm hồn mình :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời trân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tố Hữu cũng có lần tâm sự là trong Từ ấy còn nghe “những tiếng kêu gọi ồn ào”. Ngay tên các bài thơ cũng có ý nghĩa hô hào, kêu gọi: Đi đi em, Hãy đứng dậy, Liên hiệp lại, Giờ quyết định, Tranh đấu, Dậy lên thanh niên, Quyết hy sinh, Dậy mà đi… nói cho công bình cảm giác ồn ào chỉ là cái cá biệt. Điều cần suy nghĩ là nhà thơ cũng chỉ “kêu to” lúc bấy giờ thôi, còn sau này, thơ anh thích nhỏ nhẹ thầm thì. Phải chẳng lúc bấy giờ thiên hạ phần đông đang còn giữa cơn mê, hay cố tình giả ngơ giả điếc, nên không thể không kêu to nên? Là lời kêu gọi trực tiếp, Từ ấy không ngại đi vào giảng giải, hùng biện:
Khóc là nhục, rên, hèn,van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm…
Liên hiệp lại
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Dậy mà đi
Và chính là những lời kêu gọi hùng hồn, thúc giục đó xuất phát từ chân lý và chính nghĩa sáng ngời, từ một trái tim chân thành, sôi nổi nên có sức thuyết phục tự nhiên từ bên trong. Tố Hữu đã sống mãnh liệt với các chân lý ấy nên dù có đi vào chính luận, thuyết minh vẫn giữ cho nó có được cái nồng nàn, lôi cuốn, đặc biệt gần gũi với tuổi trẻ.
Từ ấy chính là nỗi niềm bồng bột, sôi trào, thường thấy ở thưở ban đầu: thuở ban đầu của Cách mạng và của tuổi đời. Từ ấy là tiếng nói của tuổi trẻ, đến với tuổi trẻ, về phía nhà thơ cũng như của quần chúng:
Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão
Gân đang căng và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!...
Trăng trối
Nhiều bài thơ Từ ấy nhằm vào những chàng trai, những cô gái mà kêu gọi, thúc giục:
Phất ngọn cờ lên, tung bước lên
Với kho hùng khí của thanh niên
Vang lừng mặt trận rung trăm trống
Cách mạng quân ta cướp chính quyền!
Dậy lên thanh niên
Ở Từ ấy chất trẻ trung và chất lãng mạn hòa quyện vào nhau. Khát khao tự do và công lý, phủ định đánh đổ xã hội cũ, khẳng định, xây dựng cái mới, giải phóng và phát huy lực lượng đào núi lấp bể của nhân dân, thực hiện và mở ra những ước mơ cao cả, sự nghiệp kỳ vĩ của cách mạng chính là bao hàm tính chất lãng mạn sâu sắc. Cái lãng mạn của Từ ấy còn là ở thuở ban đầu, nhân sinh quan cách mạng được tiếp thu trước tiên là khía cạnh lãng mạn của nó. Hồi mới giác ngộ, lãng mạn trong mơ ước hoạt động:
Có một tiếng còi xa trong gió rúc…
Tâm tư trong tù
Khi đã bị bắt,lãng mạn trong xiềng xích, trên những bước phát vãng hết nhà lao này đến nhà lao khác:
Tôi của năm nay lại chốn này
Thân đày, xích sắt nặng còng tay
Trên đường theo dấu chân muôn bạn
Gót gỗ hằng quen giẫm bước gai.
Năm xưa
Lãng mạn khi vượt ngục, được trả về với tự do, với trường hoạt động:
Đêm nay pháo nổ giao thừa
Mà người chiến sĩ không nhà còn đi…
Đêm giao thừa
Cuối cùng lãng mạn trong niềm vui Tổng khởi nghĩa, Cách mạng đã toàn thắng:
Ta đi tới, biết đâu là tuyệt đích?
Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người
Đi đi hoài, đi mãi, anh em ơi
Đây cuối đất hay đầu trời chẳng biết !
Vui bất tuyệt
Nhờ ảnh hưởng và sự giáo dục của Đảng, nhờ lao vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, xu hướng tự biểu hiện ấy cũng là một cách biểu hiện hiện thực cách mạng lúc bấy giờ. Rõ ràng là ở Từ ấy, ý thức phục vụ chính trị, nội dung cách mạng là nguồn cảm hứng mới mẻ đã giúp cho phạm vi đề tài được mở rộng rất nhiều bất cứ một nhà thơ lãng mạn nào cũng không đạt tới được.
2.4.2 Tập thơ Việt Bắc
Trong thời kỳ cách mạng chưa thành công, chế độ thực dân còn chà đạp lên đời sống của nhân dân ta, bóp ngẹt tâm hồn của chúng ta, thơ Tố Hữu đã có tác dụng làm ấm lòng người đọc, bồi dưỡng lòng yêu Tổ quốc của quần chúng, khuyến khích người cán bộ nằm trong nhà tù giữ vững khí tiết cách mạng, giữ vững lòng tin đối với tiền đồ vẻ vang của dân tộc. Tập thơ Việt Bắc chủ yếu gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến từ sau thu đông thắng lợi 1947, những bài thơ đã làm ấm lòng chúng ta, nâng cao tình cảm của chúng ta ; và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắng lợi, những bài thơ này cũng đã có tác dụng giáo dục, cổ vũ cán bộ và nhân dân.
Có thể nói chủ đề bao trùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí chiến đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh,vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng, thân mến, nổi bật nhất trong tập thơ Việt Bắc. Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm nhất của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quý mến nhất ấy của thời đại chúng ta.
Đối với anh bộ đội, chỉ “gần nhau là thân thiết”, chỉ “một thoáng lặng nhìn nhau” là “âm thầm thương mến”. Tố Hữu đã tùng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thâm nước, dãi gió nằm sương với anh bộ đội. Nên Tố Hữu là nhà thơ thông cảm mãnh liệt đối với sức lao động ấy một khi nó dốc ra mặt trận đánh đổ quân thù. Xúc động biết bao khi đọc những đoạn thơ Tố Hữu để tình cảm của mình rung lên những nhạc điệu, những ý thơ hùng dũng :
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn !
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm,
Những bàn tay xẻ núi,lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Trong tập thơ Việt Bắc, ngoài hình ảnh anh bộ đội, những hình ảnh bà mẹ, em thiếu nhi, chị phụ nữ cũng nói lên đầy tình mến thương của nhà thơ. Nhưng Tố Hữu tha thiết yêu anh bộ đội, Tố Hữu không muốn tình yêu ấy bị chia sẻ,Tố Hữu muốn đặt tất cả những hình ảnh trong một cảm xúc chung đối với người chiến sĩ. Những bà mẹ trong thơ Tố Hữu là những bà mẹ của chiến sĩ, giản dị như cánh đồng quê, thiết tha yêu con và lại giàu lòng yêu nước. Em thiếu nhi trong thơ Tố Hữu là chiến sĩ nhỏ tuổi, tâm hồn em hồn nhiên, nhưng lòng thấm sâu tình yêu nước, em là những “chú đồng chí nhỏ” làm nhiệm vụ giao thông vượt qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo. Những chị phụ nữ trong thơ Tố Hữu là những chị dân công dù con bế, con bồng “em cũng theo chồng đi phá đường quan”, những chị ngày đêm ra tiền tuyến phục vụ chiến trường. Có những lúc tình cảm Tố Hữu đi ra ngoài biên giới, nhớ tới em bé Triều Tiên, nhân dân Triều Tiên đang anh dũng chiến đấu. Tố Hữu yêu em bé Triều Tiên và em bé Triều Tiên trong thơ Tố Hữu là con người của dân công tải đạn, con người của nữ cứu thương, con của anh bộ đội “Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui”.
Điều làm người đọc thông cảm nhất với hình ảnh những người con yêu quý của nhân dân ta trong thơ Tố Hữu là những hình ảnh gắn chặt với đất nước, dân tộc, quê hương. Đây chính là phần tươi sáng nhất trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta càng tin tưởng nhân dân ta anh hùng, đất nước ta đẹp đẽ, quê hương ta đầm ấm.
Hình ảnh vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình ảnh rộng lớn của đất nước :
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Người chiến sĩ trên chiến trường Tây Bắc :
Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín
Lửa vui từng mái nứa tươi xanh
Và còn cảnh nào đẹp hơn khi chiến sĩ chiến thắng trở về :
Anh về, cối lại vang rừng
Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân.
Anh về, sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...
Em Lượm, em bé giao thông anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ, thi sĩ lặng người trước “một dòng máu tươi”, nhưng em Lượm hy sinh mà em không chết, Tố Hữu đặt em Lượm nằm trên cánh đồng lúa vàng rượi, tượng trưng cho lẽ sống:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
Đất nước và con người, cảnh và người đối với Tố Hữu không thể xa rời, nhưng đất nước tốt đẹp là do con người làm nên, cảnh vật vui tươi cũng là do con người quyết định. Đối với Tố Hữu, cảnh vật đất nước của chúng ta bao giờ cũng vui, cũng tươi, cũng đẹp và cái vui tươi trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng thể hiện một lòng tin vững chắc ở tương lai, vì nhân dân chúng ta chiến đâu ngày nay đã nhìn thấy thắng lợi ngày mai. Tinh thần lạc quan cách mạng tươi sáng ấy xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước và lòng tin tưởng ở quần chúng đã tác động mãnh liệt đến người đọc.
Bài thơ Ta đi tới đã diễn tả nhân dân ta vui sướng, quang cảnh tưng bừng của hòa bình, của thắng lợi vĩ đại sau tám, chín năm kháng chiến. Trong nỗi vui mừng của thi sĩ sáng lên lòng tin tưởng ở thống nhất nước nhà:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ !
Sáng lên sức mạnh của dân tộc ta :
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt !
Cảm xúc của Tố Hữu đối với những con người mới đang được tôi luyện trong chế độ mới này, đối với đất nước, quê hương còn đằm thắm hơn một khi nó được biểu hiện lên như tình yêu vợ chồng, tình mẹ con. Việt Bắc là nơi chôn rau cắt rốn của cách mạng, là căn cứ địa của kháng chiến. Hòa bình trở lại, Chính phủ, Trung ương Đảng về Hà Nội. Mỗi người chúng ta đều nhớ về Việt Bắc, nhớ những bà mẹ, những người chị đã nuôi nấng chúng ta, nhớ anh du kích đã dẫn đường, nhớ núi rừng, nhớ suối, nhớ nương... Nỗi nhớ thương ấy đối với Tố Hữu âu yếm lạ lùng. Trong những nhắn nhủ say tình của bài Việt Bắc, chúng ta không còn phân biệt Việt Bắc và Tố Hữu, tiếng nói của Việt Bắc và của Tố Hữu là của hai người nhưng nó lại nằm trong một người.
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Tố Hữu nhà thơ của chúng ta, đưa tình yêu vào trong thơ để nói lên lòng yêu chân thành đối với Tổ quốc, với đất nước. Tình yêu đối với Tố Hữu cũng như đối với tất cả những người chiến sĩ cách mạng không phải là mục đích, mà nó là động cơ cách mạng. Con người cách mạng là con người cảm xúc nhất, con người biết yêu đằm thắm, và cũng biết cách giữ gìn và bảo vệ tình yêu ấy, tình yêu ấy là động cơ thúc đẩy chúng ta thêm mạnh trên đường chiến đấu bền bỉ và lâu dài.
Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta vẫn còn chưa thỏa mãn. Tuy ca tụng người chiến sĩ cách mạng là Tố Hữu đã ca ngợi nông dân, tình cảm, sức mạnh của người nông dân, những bà mẹ, những người chị, người vợ trong thơ Tố Hữu là những nông dân lao động, nhưng chúng ta muốn những người nông dân lao động sản xuất ở hậu phương có mặt ở trong thơ Tố Hữu. Tuy trong tất cả những bài thơ của Tố Hữu đã nói lên tư tưởng của giai cấp công nhân, đường lối chỉ đạo của Đảng, ca tụng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta muốn hình ảnh Đảng tiên phong của dân tộc, người công nhân được nêu cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Tô Hữu chưa nói lên hộ lòng biết ơn, sức tin tưởng của hàng chục triệu con người Đảng viên và quần chúng đối với Đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Những bài thơ đăng trong tập thơ Việt Bắc đã nói lên những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới, của một thời đại mới, dưới một chế độ mới. Tình yêu thiết tha của Tố Hữu đối với quê hương đất nước, Tổ quốc, lòng tin tưởng vững bền, tinh thần lạc quan cách mạng bao trùm tập thơ của Tố Hữu đã từng kích thích chúng ta trong những năm chiến đấu gay go, gian khổ nhất. Đọc tập thơ Việt Bắc, chúng ta được nuôi dưỡng thêm tinh thần và tình cảm yêu quê hương đó. Về mặt nghệ thuật thì những thành công đó chính là những thành công của chủ nghĩa hiện thực cách mạng, của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng trong thơ.
Tố Hữu là một thi sĩ cộng sản. Tập thơ Việt Bắc trào lên lòng yêu nước nồng thắm, chứng tỏ thêm một nguyên lý : những người cộng sản là những người tha thiết yêu mến Tổ quốc của mình, yêu mến nhân dân của mình, và suốt đời tận tụy đấu tranh cho sự nghiệp của dân tộc.
2.4.3 Tập thơ Gió lộng
Gió lộng trước hết là một tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hòa bình lập lại. Một cái vui đầy sức tự hào của người chiến thắng :
Giáng một trận dập đầu quỷ dữ
Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên.
của người tự mình làm nên chiến thắng :
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!
Việt Nam, dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên Người!
Qua những sóng gió 1956 – 1957, ngày càng ta càng thấy dựng nước cũng là một sự nghiệp gian nan. Tháng 8 – 1958, bài Mùa thu mới có tính chất một bài thơ kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương. Lúc này nhà thơ nhìn rõ:
Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!
Và cũng nhìn rõ một cái gì rất mới, rất kỳ diệu đang hình thành trên đất nước chúng ta:
Yêu biết mấy, nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tố hữu – người mở đầu nền thơ cách mạng việt nam hiện đại.doc