I. KHÁI QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẤU HOÁ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG,VIỆC LÀM VIỆT NAM
1. Khái quát chung về tác động của toàn cầu hoá
1.1. Khái niệm về toàn cấu hoá
1.2. Nhận xét chung về tác động của toàn cầu hoá đến lao động ,việc làm thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.Tổng quan về tác động của toàn cầu hoá đối với một số vấn đề lớn trên thị trường lao động Việt Nam.
2.1. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề việc làm
2.2. Tác động của toàn cấu hoá đối với vấn đề nguồn nhân lực
2.3. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề quan hệ lao động.
II.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Thực trạng về vấn đề việc làm đối với lao động Việt Nan trong bối cảnh toàn cầu hoá
1.1.FDI và vấn đề việc làm
1.2. Tham gia các định chế thương mại khu vực, toàn cầu và ảnh hưởng tới việc làm: Tham gia AFTA, APEC và các hiệp định thương mại khác
1.3. Biến động lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
1.3.1Biến động lao động trong khu vực doanh nghiệp dưới tác động của toàn cầu hóa
1.3.2. Vấn đề thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
2.Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa
2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với quá trình chuyển giao công nghệ
2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
2.3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta
2.4.Những bất cập trong việc phát triển nguồn nhân lực VN đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa
III.GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp
+) Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành
mạnh trong toàn xã hội
+)Lựa chọn công nghệ ngoại nhập thích hợp
+) Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
+) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả
năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các quá trình tự do hoá
thương mại.
2.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
+)Đào tạo nhân lực cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.
+)Đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải
cách lao động ở nông thôn
+)Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động
+)Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực
3.Giải pháp về chính sách lao động và giải quyết các vấn đề xã hội của LĐ
+)Hoàn thiện chính sách lao động
+)Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội của lao động
IV.KẾT LUẬN
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13511 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cạnh tranh chưa cao của lực lượng lao động Việt Nam tiếp tục là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi chúng ta phải có những cố gắng lớn hơn trong chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.
2.3. Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề quan hệ lao động
Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế cơ chế quan hệ lao động mới được hình thành. Trong đó, cơ chế thoả ước lao động tập thể (cộng đồng hiệp ước) và hợp đồng lao động nguyên tắc cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động cam kết thực hiện quan hệ lao động. Thoả ước lao động tập thể và hợp động lao động được sử dụng rộng rãi trong quan hệ lao động tại các nước kinh tế thị trường trên thế giới, là căn cứ để bảo vệ người lao động và người sử dụng lao động trước pháp luật có sự tham gia của đại diện Công đoàn, Nghiệp đoàn.Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh quan hệ lao động thông qua Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật lao động. Cơ chế quan hệ lao động mới bao hàm việc trao quyền tự chủ hoàn toàn cho người sử dụng lao động trong tuyển dụng, sử dụng, trả lương (trảcông) và kết thúc hợp đồng đối với người lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật lao động, bảo vệ các lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động. Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế với sự phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp, quan hệ lao động có những đặc trưng riêng. Đó là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp FDI. Nhà nước đã có một số quy định riêng đối với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp loại này; đặc biệt là về tiền lương tối thiểu, cổ phần của các cổ đông, các quyền lợi vật chất khác của người lao động... Phù hợp với quan hệ lao động mới, quyền đình công của người lao động được luật pháp lao động quy định. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động mang tính phổ biến của các nước trên thế giới được hình thành (hệ thống hoà giải lao động, toà án lao động...). Chính sách mở cửa, tự do hoá có các nội dung chính là loại bỏ dần các hàng rào nhân tạo cản trở sự giao lưu quốc tế như hạn chế dần sự độc quyền của nhà nước trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép nước ngoài đầu tư kinh doanh một cách ít hạn chế nhất, thực hiện cạnh tranh tự do, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hạ thấp và bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Hiện nay, ngày càng có nhiều chính phủ chuyển sang chính sách tự do hoá, mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách này đã tạo ra một môi trường thông thoáng hơn bao giờ hết cho sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Chính sách tự do hoá đã tạo điều kiện cho việc khai thác các công nghệ mới ở các thị trường có quy mô toàn cầu ở mọi nơi trên thếgiới. Nhiều nước đã mạnh dạn dựa nhiều hơn vào các thị trường quốc tếnhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của mình. Quá trình tự do hoá hiện đang tập trung vào lĩnh vực đầu tư và thương mại của WTO đang đóng một vai trò chủ đạo trong quá trình này.
II.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
1.Thực trạng về vấn đề việc làm đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
Có những nhân tố của toàn cầu hoá góp phần làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong điều kiện của Việt Nam, nhưng rất nhiều nhân tố hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến thị trường lao động nước ta, tạo thêm nhiều việc làm hơn.
1.1.FDI và vấn đề tạo việc làm
Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm của thập kỷ 70 trong thế kỷ trước có đến 40 triệu việc làm trực tiếp do FDI tạo ra, con số này trong các năm thập kỷ 80 là 65 triệu việc làm và thập kỷ 90 là 70-75 triệu việc làm.Đối với nước ta, dòng chảy của FDI (chủ yếu là từ các Công ty xuyên quốc gia) là bộ phận vốn đầu tư quan trọng trong tạo việc làm. Vốn FDI hàng năm giai đoạn 2001-2008 trong tổng vốn đầu tư cơ bản của toàn xã hội.
Bảng 1:Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ năm 2001 dến 2008
Đơn vị tính:%
Thành phần kinh tế
Năm
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế nước ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2001
100
59,8
22,6
17,6
2002
100
57,3
25,3
17,4
2003
100
52,9
31,1
16,0
2004
100
48,1
37,7
14,2
2005
100
47,1
38,0
14,9
2006
100
45,7
38,1
16,2
2007
100
37,2
38,5
24,3
2008
100
28,6
40,0
31,4
Nguồn: Lao động đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế năm 2008- TCTK
Số việc làm do khu vực FDI tạo ra chiếm tỷ trọng không lớn nhưng là việc làm có mức đầu tư cao. Suất đầu tư bình quân / chỗ làm việc khu vực FDI là 663,4 triệu đồng, trong khi suất đầu tư/ chỗ làm việc bình quân của toàn bộ nền kinh tế khoảng 39,3 triệu đồng, công nghiệp quốc doanh 50 triệu đồng, tiểu thủ công nghiệp 10 triệu đồng, nông lâm ngư nghiệp 14 triệu đồng, dịch vụ 27 triệu đồng. Mức đầu tư/ chỗ làm cao của khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý, năng suất và hiệu quả của việc làm.
Bảng 2: Lao động chuyên môn kỹ thuật trong khu vực FDI
Đơn vị tính: Nghìn người
Loại lao động
2004
2005
2006
2007
2008
Công nhân kỹ thuật
159,3
174.64
194.7
199.8
222.5
Trung học chuyên nghiệp
17,55
19.24
21.45
22.9
25.27
Cao đẳng, đại học trở lên
39,69
43.51
48.51
50.21
54.75
Nguồn: Cơ cấu lao động đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế
Số việc làm gián tiếp như: Cung cấp dịch vụ, gia công và đại lý tiêu thụ sản phẩm... do khu vực FDI tạo ra cao hơn nhiều so với số việc làm trực tiếp do khu vực này tạo ra. Nếu chỉ lấy tỷ lệ việc làm trực tiếp – việc làm gián tiếp thấp nhất như kết quả khảo sát là 1/1,97 thì tổng số việc làm gián tiếp theo phương pháp suy rộng do các dự án FDI tạo ra tính đến năm 2008 đã là 1674.1 nghìn việc làm. Ngoài ra, khu vực FDI còn tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn liên quan đến sản xuất nguyên vật liệu như: Trồng mía, trồng cây lấy gỗ, nuôi trồng thuỷ sản... Dưới động tác của FDI, các ngành công nghiệp xuất khẩu, ngành sử dụng nhiều lao động đã thu hút được nhiều lao động. Công nghệ thông tin: dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế, công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây. Tính đến tháng 3/2009 công nghệ thông tin và điện tử đã thu hút được 926 triệu USD FDI. Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin các năm 1991-1993 hầu như chưa đáng kể. Từ 1994 trở lại đây, quy mô lao động của lĩnh vực công nghệ thông tin tăng nhanh. Năm 2008 đã có trên 35 nghìn người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hàng năm thu hút thêm hàng nghìn lao động.
1.2. Tham gia các định chế thương mại khu vực, toàn cầu và ảnh hưởng tới
việc làm: Tham gia AFTA, APEC và các hiệp định thươngmại khác
Tham gia AFTA (khu vực thương mại tự do ASEAN)
Việt nam là một thành viên của ASEAN đã cam kết thực hiện lịch trình CEPT (chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN), tự do hoá hầu như hoàn toàn mậu dịch qua lại trong nội bộ khối với việc xoá bỏ hàng rào phi thuế và giảm thuế nhập khẩu xuống 0 – 5% vào năm 2006.Các năm 1996 – 2002 kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN chiếm tỷ trọng 25 – 26% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của nền kinh tế. Danh mục giảm thuế quan của Việt Nam các năm 1996-2002 bao gồm 15nhóm sản phẩm: Dầu thực phẩm, thực vật, ximăng, hoá chất, dược phẩm, phân bón, chất dẻo, sản phẩm cao xu, sản phẩm da, bột giấy, hàng dệt, đồgốm – thuỷ tinh, đồng thỏi, hàng điện tử, đồ gỗ – song mây, đá quí-đồ trang sức. Ngoài ra còn có các danh mục sản phẩm tạo miễn trừ trong các năm của kế hoạch CEPT. Các danh mục nhậy cảm của hàng nông sản chưa chế biến đưa vào 3 danh mục khác nhau là: Danh mục giảm thuế, danh mục tạm thời chưa giảm thuế và danh mục nhậy cảm của nông sản chưa chế biến.
Đến năm 2002, Việt Nam đã chuyển 5.550 dòng thuế vào IL (ban hành theo Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 và Nghị định số 53/2002/NĐ-CP ngày 13/5/2002) (gọi tắt là Danh mục CEPT 2002), chiếm 85% trên tổng số 6.523 dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu (Danh mục Thuế quan Hài hòa Chung ASEAN – (AHTN) là 8.770 dòng). Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006; trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%. với mức thuế suất từ 0 đến 20%, trong đó có khoảng 2/3 có mức thuế suất từ 0 đến 5%. Nhóm này đến năm 2006 sẽ giảm mức thuế xuống 0 - 5%. Nhóm thứ hai, là danh mục loại trừ tạm thời gồm 755 dòng thuế (theo AHTN là 1.415 dòng thuế) sẽ chuyển sang danh mục cắt giảm IL từ 01/7/2003, các dòng thuế có mức thuế cao sẽ đưa xuống 20% và giảm dần xuống 0 - 5% vào năm 2006. Danh mục này bao gồm các nhóm hàng dầu thực vật, bánh kẹo, rau quả chế biến, clinker, xi măng, thiết bị vệ sinh, giấy báo, giấy in, giấy vệ sinh, hóa chất, mỹ phẩm, kính xây dựng, điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép,... Nhóm thứ ba, là danh mục nhạy cảm gồm hàng nông sản chưa chế biến, chủ yếu cần bảo hộ cao, như thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc gạo lức, đường mía.... Nhóm này có 53 dòng thuế (theo AHTN là 89 dòng thuế) bắt đầu giảm thuế từ 01/01/2004 và kết thúc vào 01/01/2013 với mức thuế cuối cùng là 0 - 5%. Riêng mặt hàng đường sẽ kết thúc vào 01/01/2010. Nhóm thứ tư, là danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm các sản phẩm không cam kết trong AFTA vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ học. Việt Nam cũng đưa vào một số mặt hàng cần bảo hộ cao hơn như ô-tô, xe máy nguyên chiếc có dung tích dưới 250cc. Nhóm này có 158 dòng thuế (AHTN là 415 dòng). Như vậy, lộ trình cắt giảm theo danh mục phải cắt giảm ngay IL và danh mục loại trừ tạm thời, lộ trình của Việt Nam chậm hơn sáu nước thành viên cũ là ba năm. Hai nhóm nhạy cảm và loại trừ hoàn toàn thời gian dài hơn, đến năm 2010 hoặc 2015.Các sản phẩm mà ASEAN có lợi thế là những sản phẩm mà Việt Nam đang sử dụng các biện pháp phi thuế quan để khôngs chế, tạo thu nhập như: Phân bón urê của Inđônêxia, xe máy của Thái Lan, ô tô Malaixia, hàng điện tử của Singapore. Do đó trong các năm qua, tham gia CEPT có tác động tích cực đáng kể đối với sản xuất kinh doanh của nước ta, nước ta được hưởng ưu đãi thuế một số mặt hàng xuất khẩu vào các nước ASEAN. Các ưu đãi thuế đã có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất kinh doanh và việc làm. Việc giảm thuế sẽ làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.mở ra các khu công nghiệp và các khu chế xuất.chính vì vậy sẽ tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Tham gia APEC:
Việc tham gia APEC là thuận lợi đối với Việt Nam để tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nắm bắt các yêu cầu về chất lượng hàng hoá của các nước thành viên, thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nước APEC là đối tác chủ yếu về kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam với 80% kim ngạch ngoại thương,75% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, APEC còn là nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các chương trình hành động của APEC (đặc biệt là chương trình hợp tác Khoa học và Công nghệ hướng tới thế kỷ XXI) rất thiết thực đối với Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ môi trường...cơ chế hoạt động của “Hội đồng cố vấn kinh doanh” của APEC phù hợp với tình hình phát triển doanh nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, vì mới gia nhập APEC nên ảnh hưởng của việc tham gia APEC đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và tác động đến biến động việc làm là chưa nhiều. Kế hoạch của APEC thực hiện các chương trình giảm thuế mang tính chất tự nguyện nhưng đều hướng tới đích là giảm thuế xuống mức không quá 10% và triệt tiêu các hàng rào phi thuế quan, tự do hoá hoàn toàn thương mại vào năm 2020. Do đó, các tác động tích cực và tác động ngược chiều của gia nhập APEC đối với việc làm trong tương lai phụ thuộc vào sự lựa chọn chương trình tự do hoá thương mại với các nước APEC.
Tham gia các hiệp định thương mại khác:
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
Hiệp định thương mại được ký kết ngày 14/7/2000 và được cơ quan lập pháp hai nước thông qua, có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 là Hiệp định vượt ngoài tầm quan hệ song phương. Bởi vì ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ có phạm vi toàn cầu, Mỹ là nước có kim ngạch nhập khẩu hàng năm trên 1100 tỷ USD và có tiềm năng xuất khẩu công nghệ hiện đại thuộc loại bậc nhất thế giới. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ tạo điều kiện cho cho Việt Nam mở rộng thương mại với Mỹ nhờ áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) .Trong 11 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ là 10213704 nghìn usd, tốc đột tăng này đã tác động tích cực đối với việc làm. Một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ gia tăng nhanh như: thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép, quần áo, khoáng sản... đã tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động. Tiềm năng thịtrường Mỹ đối với xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và tạo việc làm của Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Mỹ, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.Ví dụ như sựkiện Mỹ hạn chế xuất khẩu cá tra, cá basa trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng tới công ăn việc làm của 15 nghìn hộ gia đình nuôi cá da trơn Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian dài (có hộ đã thiệt hại đến gần 1 tỷ đồng) là một ví dụ về yêu cầu chuẩn bị tốt để thực hiện Hiệp định.Qua đó có thể thấy rằng mặc dù các Hiệp định thương mại đã được ký kết nhưng các trở ngại ngắn hạn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Tối huệ quốc trong quan hệ thương mại song phương.
Việt Nam được 69 nước đối sử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với các nhóm mặt hàng nhất định. Trong đó, bao gồm cả các nước có nền kinh tế lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga, Canada, CHLB Đức... Đồng thời có 8 nước dành cho Việt Nam đối sử ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại Brunei, Inđônêxia, Lào, Malaisia, Myamar, Philippine, Singapore, Thái Lan. Các đối sử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại song phương đã góp phần tạo điều kiện cho nước ta hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong khi đó, hàng rào thuế và phi thuế quan của nước ta vẫn duy trì ở mức khá cao, một số chủng loại hàng hoá của các nước này nhập khẩu vào nước ta không đáng kể, nên thời gian qua các.Hiệp định thương mại song phương có tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động.
1.3. Biến động lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
kinh tế
1.3.1. Biến động lao động trong khu vực doanh nghiệp dưới tác động của toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá kinh tế có tác động nhất định đến biên độ dao động của lao động trong các doanh nghiệp.Có sự chênh lệch giữa nam và nữ về số lượng và trình độ chuyên môn.Báo cáo thống kê gần nhất của Tổng cục Thống kê (đầu năm 2008), dân số nước ta có khoảng 86,3 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,9%. Tính riêng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, cả nước có khoảng 44,1 triệu lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có gần 21,1 triệu lao động là nữ (chiếm 47,8%).Theo số liệu một cuộc điều tra về lao động - việc làm năm 2007 cho thấy, lao động nữ tham gia vào thị trường lao động sớm hơn nam giới, nhưng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn phụ nữ khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, thậm chí nhiều người chỉ tốt nghiệp tiểu học, không tiếp tục học lên mà tham gia ngay vào thị trường lao động. Đa số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực: dệt, may, da giày (78,5%); chế biến lương thực, thực phẩm (66,8%); sành, sứ, thủy tinh (59,2%). Nhìn chung, lao động phổ thông nữ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (62,9%), sau đó đến các doanh nghiệp tư nhân (62,6%) và doanh nghiệp nhà nước là 49,1%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thấp hơn so với nam giới.
Bảng 3: Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007
Đơn vị:%
Lao động phổ thông
CNKT không có bằng
CNKT có bằng
Trung cấp
Cao đẳng, đại học
Chung
100
100
100
100
100
Lao động nữ
55,59
38,1
30,1
47,5
41,2
Lao động nam
44.41
61.9
69.9
52.5
58.8
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
- Tình trạng có việc làm của lao động nữ cũng kém hơn so với lao động nam, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp ở thành thị cũng cao hơn mức chung của cả nước. Năm 2007, cả nước có trên 2,5 triệu lao động thiếu việc làm, trong đó nữ chiếm 51%. Lao động thiếu việc làm chủ yếutập trung ở nông thôn (88,87%) - khu vực lao động nữ chiếm số lượng lớn.
Bảng 4 . Tình trạng việc làm của lao động nữ (đơn vị %)
Thất nghiệp thành thị
Thất nghiệp nông thôn
Chung cả nước
4,6
1,7
Lao động nữ
5,2
2,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê (năm 2008)
Trong khu vực có quan hệ lao động, phụ nữ chỉ chiếm 40% số việc làm được trả lương và chiếm tỷ lệ thấp trong ngành nghề bậc cao (quản lý, chuyên môn ky thuật), chiếm tỷ lệ cao trong nghề bậc trung và nghề bậc thấp.Biến động lao động trong các doanh nghiệp xảy cũng có nguyên nhân từquá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản phẩm, chuyên môn hoá sản xuất, đổi mới chất lượng lao động.
1.3.2. Vấn đề thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá
Quá trình đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm , năng xuất lao động và khả năng cạnh tranh làm cho một bộ phận lao động bị thất nghiệp. Chỉ tính trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, lao động dôi dư do nguyên nhân người lao động không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ chiếm tới 30,41% tổng số lao động dôi dư. Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73%. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008
Thất nghiệp do doanh nghiệp bị phá sản: Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hiện tượng có doanh nghiệp bị phá sản là chuyện bình thường.Sự phá sản của một bộ phận doanh nghiệp dẫn đến hậu quả là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn mở cửa nền kinh tế đã có 1344 doanh nghiệp (20% doanh nghiệp) bị phá sản trong tổng số 6720 doanh nghiệp đã đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tượng doanh nghiệp bị phá sản trong khu vực ngoài quốc doanh cũng không còn hiếm.Nhà nước Việt Nam đã ban hành luật phá sản doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản.Toàn cầu hoá kinh tế đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế: hiện tượng thất nghiệp do phá sản, giải thể doanh nghiệp là hiện tượng có tính quy luật.
Thất nghiệp của lao động không kỹ năng: Trong các khu vực FDI, khu công nghệ cao, các ngành nghề, lĩnh vực mới thường sử dụng công nghệ hiện đại, mức đầu tư chỗ làm việc lớn, năng xuất lao động cao.Các ngành, lĩnh vực này sử dụng phần lớn lao động có kỹ năng, do đó có tác động đến thu hẹp việc làm của lao động không kỹ năng, khả năng thất nghiệp cao nghiêng về lao động không có kỹ năng.
2.Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá và quá trình hội nhập có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, làm thay đổi nhận thức và phát huy khả năng sáng tạo cũng như mở rộng các cơ hội lựa chọn cho con người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những tác động không thuận cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện nền kinh tếchuyển đổi mà tỷ trọng nông nghiệp còn cao.
2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với quá trình
chuyển giao công nghệ
Song song với sự phát triển các ngành nghề mới và nâng cấp công nghệ trong nền kinh tế dưới tác động của toàn cầu hoá, thì sự đổi mới chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ, xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật, lắp đặt và vận hành, bảo trì công nghệ, tổ chức sán xuất cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.Trong khu vực FDI, các ngành nghề mới phát triển như: Công nghệ thông tin, sản xuất xe máy, ô tô, điện tử, viễn thông... đã tiếp nhận công nghệ ngoại nhập với quy mô lớn hơn các ngành kinh tế khác, đồng thời cũng là những ngành có nhu cầu lớn sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao.
Bảng 5: Sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
của các loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp
FDI
Doanh
nghiệp
Nhà nước
Doanh
nghiệp
ngoài quốc doanh
Văn phòng đại
diện nước ngoài
Lao động
phổ thông
19.8
25,7
39,2
1.5
Công nhân kỹ
thuật, sơ cấp
59,0
49.1
44.5
16.9
Trung
cấp
6.5
11.7
8.2
30.9
Cao đẳng, đại
học trở lên
14.7
13.5
8.1
50.7
Tổng
số
100
100
100
100
Nguồn: Nguồn:Điều tra lao động - việc làm năm 2008 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội
Kết quả điều tra phần nào cho thấy, khu vực FDI có nhu cầu cao sử dụng công nhân kỹ thuật (59%) và lao động cao đẳng và Đại học trở lên (14,7%). Theo tỷ lệ này thì năm 2008 nhu cầu sử dụng thêm lao động chuyên môn kỹ thuật của khu vực FDI là: Công nhân kỹ thuật là 20,06 nghìn người, trung học chuyên nghiệp 2,21 nghìn người , cao đẳng và đại học trở lên 4,99 nghìn người. Hội việc làm tại T.p Hồ Chí Minh và Đồng Nai tháng 7 và 8/ 2009 cho thấy nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (trong đó có một tỷ lệ lớn là doanh nghiệp FDI) là rất lớn. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp T.p Hồ Chí Minh: Lao động phổ thông 14,4%, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 65,0 %, cao đẳng và đại học 20,6%; tại Đồng Nai: lao động phổ thông 32,0%, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 45,4%, cao đẳng và đại học 22,6%. Ngoài ra, nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật trong các ngành công nghệ cao và một số loại hình dịch vụ đã thúc đẩy phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các ngành này có sự khác biệt so với các ngành khác.
Bảng 6: Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và dịch vụ
Đơn vị tính: %
Công nghệ
Thông tin
Khoa học, công nghệ
Thông tin
Liên lạc
Tài chính, Tín dụng
Làm việc trong các
tổ chức Quốc tế
Lao động
phổ thông
0
16.2
10
8.5
6.2
Công nhân kỹ
thuật, sơ cấp
28.22
22.5
61
28.1
6.3
Trung
cấp
20.4
15.5
22.7
21.4
25
Cao đẳng, đại
học trở lên
51.38
45.8
20.5
42.0
62.5
Tổng số
100
100
100
100
100
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2008 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội
Phần lớn làm việc trong các ngành này là lao động có kỹ năng và kỹ năng cao. Lao động làm việc trong các ngành công nghệ cao và các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng phục vụ cao đòi hỏi phải có sự đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và tri thức hiện đại, theo tiêu chuẩn lao động của các nước phát triển , phù hợp với công nghệ áp dụng, đặc biệt là trong điều kiện phát triển mạnh của các ngành công nghệ cao.
2.2.Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các doanh nghiệp rất chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ. Các doanh nghiệp coi chất lượng lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất để năng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và tỷ lệ lao động được đào tạo lại trong các doanh nghiệp FDI cao hơn tỷ lệ chung của tất cả các loại hình doanh nghiệp là 14,42% so với 10,69%:Các doanh nghiệp FDI chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động rất lớn. Thí dụ, tại các công ty ở Bình Dương, đểgửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài bình quân công ty bỏ ra 3000 USD/ người, đào tạo trong nước 1500 USD / người; Công ty VIDAMCO là liên doanh giữa công ty Daewoo (Hàn Quốc) và một công ty ô tô của Bộ Quốc Phòng đi vào hoạt động từ 1995 đến nay đã gửi 25% tổng số kỹ sư và cán bộ đi đào ở Hàn Quốc và hơn 35% số công nhân được thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25919.doc