Đề tài Toàn cầu hóa và môi trường kinh tế châu Mỹ

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ 1

Nước Mỹ 1

Sơ nét về quá trình toàn cầu hóa ở Mỹ 1

Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì cho nền Kinh tế của Hoa Kỳ? 1

Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì cho nền Kinh tế Hoa Kỳ? 5

Brasil 10

Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì đến nền kinh tế Brasil? 10

Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì đến nền kinh tế Brasil? 12

Quy mô ảnh hưởng của Toàn cầu hóa đến 2 nền Kinh tế 14

GDP 14

Hoạt động xuất – nhập khẩu 17

Một số chỉ tiêu khác 19

SỰ KHÁC BIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ GIỮA MỸ VÀ BRAZIL 20

Giống nhau 20

Khác nhau 20

CHỌN QUỐC GIA, CHỌN NGÀNH VÀ PHƯƠNG THỨC KINH DOANH 29

Lý do lựa chọn ngành da giày tại Brazil 29

Những lưu ý cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Toàn cầu hóa và môi trường kinh tế châu Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Quốc. Một nguy cơ rõ ràng là các hành động phản ứng chống Trung Quốc sẽ chỉ gia tăng khi mà các con số nói trên tăng nhanh và kết quả là sẽ hạn chế quan hệ với các công ty đến từ Trung Hoa đại lục. Một chính sách đóng cửa như vậy sẽ rất bất lợi đối với các công ty Trung Quốc. Nó cũng sẽ là một bi kịch cho cộng đồng Mỹ vì sẽ mất đi nhiều việc làm, sự cải tiến, thuế thu nhập.... Việc ngăn cản sự đóng cửa trong đầu tư song phương sẽ đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi từ hai phía. Quốc hội và Chính phủ Mỹ phải cùng nhau đưa ra một thông điệp rõ ràng có sự đồng thuận của cả hai đảng rằng các nhà đầu tư Trung Quốc được chào đón tại Mỹ, vì sợ rằng các nhà đầu tư này sẽ chuyển hướng vào các quốc gia khác Những sản phẩm của Mỹ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ những sản phẩm nước ngoài Trong môi trường Toàn cầu hóa, nhất là khi tham gia các tổ chức kinh tế thế giới như WTO hay NAFTA… Mỹ được nới lỏng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài hơn, thì ngược lại, bản thân nước Mỹ cũng phải nới lỏng những hàng rào này cho hàng hóa của những nước khác. Niềm tin của người Mỹ vào sự cạnh tranh chính vì vậy trở nên suy yếu. Việc nới lỏng dần các quy định pháp lý về chống độc quyền đã tạo điều kiện cho những con kình ngư sau khi sáp nhập thống trị toàn bộ thị trường. Mà trớ trêu thay, những vụ hợp nhất, sáp nhập này lại vẫn thường được biện minh bằng thuyết “thị trường tự do”. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Mỹ còn làm cho lãi suất và giá cả tại Mỹ thấp hơn mức thông thường, gây ra một làn sóng tiêu dùng hàng hóa một cách ồ ạt, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu. Giờ đây , những chiếc xe hơi của các hãng sản xuất của Mỹ như GM hay Ford sẽ phải cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn với những chếc xe hơi ngoại nhập như Toyota hay Honda của Nhật Bản, xe hơi Hyundai của Hàn quốc,....Hay chiếc điện thoại Motorola hay iPhone của Mỹ cũng phải cạnh tranh với những chiếc điện thoại Nokia của Phần Lan, Samsung của Hàn Quốc, Siemens của Đức. Sự trả đũa về kinh tế của một số quốc gia Nhiều ngành công nghiệp Mỹ và các đại diện của họ trong Quốc hội khẳng định rằng các ngân hàng trung ương ở Đông Á đang sử dụng chứng khoán kho bạc Mỹ để thao túng tỷ giá hối đoái, làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu vào thị trường Mỹ. “Đồng thời, các chính phủ nước ngoài đang thực hiện hoạt động thôn tính, thông qua phối hợp hoặc hành động riêng lẻ, nhằm tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng đô-la”, CRS nhận định. Nhiều chuyên gia e sợ rằng việc các chính phủ nước ngoài nhanh chóng nhượng lại tài sản đầu tư trên nước Mỹ của họ sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Các chính phủ thù địch nước ngoài có thể lôi kéo và vận động rút tiền hàng loạt ra khỏi các thị trường chứng khoán tại Mỹ nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế Mỹ. Hoặc các chính phủ nước ngoài có thể quyết định đầu tư tiền của họ vào nơi khác khi mà giá trị tài sản của họ tại Mỹ bắt đầu suy giảm. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo: Khủng hoảng kinh tế và mất việc làm đã làm cho khoảng cách giàu nghèo của Nước Mỹ vốn rộng nay còn rộng hơn. Thật là một con số đáng kinh ngạc khi trong 20 năm gần đây, chỉ 5% dân số mỹ nắm giữ 60% tài sản quốc gia. Theo báo cáo của Cục điều tra dân số Mỹ, thu nhập bình quân của các gia đình trung lưu ở Mỹ khoảng 50.303 USD/năm. Còn tiêu chuẩn người nghèo ở Mỹ là thu nhập một năm dưới 10.991 USD. Báo cáo công bố ngày 26/10/2011 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết, trong thời gian từ năm 1979-2007, thu nhập của 1% những người giàu nhất nước Mỹ tăng 275% trong khi thu nhập của 20% những người nghèo nhất nước Mỹ chỉ tăng 18%. Mặc dù người Mỹ chấp nhận mức chênh lệch về thu nhập, nhưng họ ngày càng thất vọng khi cảm thấy những người giàu, nhất là giới doanh nhân, được hưởng quá nhiều chính sách ưu ái của chính phủ. Người dân Mỹ trở nên phẫn nộ hơn bao giờ hết khi chính phủ cố gắng bơm tiền để cứu lấy các doanh nghiệp trong khi người dân đang phải sống chật vật trong thời buổi Kinh tế khó khăn. Kéo theo đó là cuộc biểu tình “Chiếm lấy phố Wall” đã tạo nên một làn sóng biểu tình kéo theo ở một số thành phố lớn như London, ToKyo, Melbourne. Brasil: Toàn cầu hóa mang lại cơ hội gì đến nền kinh tế Brasil? Những hàng rào kinh tế được dở bỏ, mở ra những cơ hội thị trường to lớn Toàn cầu hóa phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều liên minh kinh tế quốc tế ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự thành lập các liên minh này nhằm thiết lập quan hệ giữa các nước và quan trọng hơn hết là dở bỏ dần những cản trở trong thương mại. Và để góp phần xúc tiến thương mại của mình, Brasil đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế như WTO, MERCOSUR,G-20, … Brasil là một trong những thành viên tích cực của MERCOSUR - Mục đích của khối này là khuyến khích hợp tác, trao đổi kinh tế, thương mại trong khu vực và giữa MERCOSUR với các khu vực khác (trước hết là với khu vực châu Á-TBD, trong đó có ASEAN). Giữa các nước thành viên thì xóa bỏ các hàng rào thuế quan, hàng hóa trao đổi không bị đánh thuế. Brasil có thế mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với nền kinh tế thị trường phát triển khá đầy đủ, kinh tế mở cửa, Brasil có thế mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc kháng cự tốt với cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng là một lợi thế. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và mức lãi suất thực gần 6% khiến thị trường Brasil trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Brasil là quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất trong số các nước Mỹ La Linh. Vào năm 2008, khu vực Mỹ La tinh và Caribe nhận 142,3 tỷ USD FDI, trong đó Brasil thu hút FDI đạt 45,7 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI tại Brasil đạt 11 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2009. Trong năm 2010, chỉ riêng Trung Quốc đã đầu tư 12,7 tỷ USD vào Brasil. 45% vào khu vực năng lượng; 20% vào ngành công nghiệp khai thác quặng mỏ và 20% vào các hoạt động nông nghiệp của Brasil. Năm 2011, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Brasil Edison Lobao cho biết Trung Quốc muốn cho công ty dầu khí quốc doanh Petrobras của Brasil vay 10 tỷ USD để giúp khai thác các giếng dầu mới có trữ lượng lớn ở vùng biển nước sâu ngoài khơi Rio de Janeiro. Hiện tại, Chính phủ Brasil đang ra sức thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghệ cao như dầu mỏ và công nghệ thông tin. Hãng IBM (Mỹ) đã chọn Brasil làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu mới đầu tiên của họ trong 12 năm qua. Brasil hiện chiếm đến gần 50% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin tại Nam Mỹ. Và một trong những nguyên nhân giúp Brasil thu hút đầu tư công nghệ cao là do đây là nơi có đến gần 200 triệu người tiêu dùng mà đa phần là thích xài hàng công nghệ cao, 89 triệu điện thoại di động đang được sử dụng và bùng nổ nhu cầu về máy tính (chỉ trong 5 năm từ 2005-2010 đã tăng từ 3 triệu đơn vị lên hơn 14 triệu đơn vị). Tăng cường đầu tư ra nước ngoài Nếu chỉ tính từ năm 1990 đến tháng 6/2007, Brasil đã đầu tư ra nước ngoài 31,2 tỷ USD, là nước đầu tư nhiều nhất trong số các nước đang phát triển có đầu tư ra nước ngoài lúc bấy giờ. Brasil là nước có nền công nghiệp phát triển nhất Nam Mỹ, đầu tư ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các nước trong khu vực Nam Mỹ. Ngoài ra dòng đầu tư của Brasil có xu hướng tăng nhanh sang các nước Bắc Mỹ, EU và châu Á, châu Phi. Các ngành đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào năng lượng, thuỷ điện, dầu khí, công nghiệp máy bay,... Thời gian gần đây, khi đồng Real tăng giá khiến Brasil tăng cường đầu tư ra nước ngoài hơn nữa. Vào tháng 4/2011, theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Brasil đã mua 13,4 tỷ USD nợ của chính phủ Mỹ, nhiều hơn bất cứ nước nào khác, và gần gấp đôi lượng mua vào của Trung Quốc. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của Brasil tăng mạnh trong đó Ngân hàng trung ương chiếm 90% do can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn đồng Real lên giá. Một lượng tiền lớn đổ vào đất nước và giảm nợ nước ngoài do ngành nông nghiệp và khai thác mỏ làm tăng đáng kể thặng dư trao đổi. Có thể thấy trong hai thập kỷ rưỡi qua, kể từ khi mở cửa kinh tế, Brasil là một trong những nước sản xuất lớn nhất thế giới nhiều loại ngũ cốc và thịt quan trọng, nhờ tăng cường đầu tư cho công nghệ và quỹ đất nông nghiệp. Một số nông sản thế mạnh mà Brasil dẫn đầu về xuất khẩu: ĐƯỜNG: Brasil hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ sản xuất kỷ lục 40,9 triệu tấn đường mía trong vụ này, chiếm một nửa thị trường đường toàn cầu. CÀ PHÊ: Brasil cũng là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, với sản lượng từ 35 - 55 triệu bao cà phê mỗi năm. Họ kiểm soát tới 30% thị trường cà phê nhân thế giới. NƯỚC CAM: Brasil là nước sản xuất và xuất khẩu nước cam lớn nhất thế giới. THỊT BÒ: Brasil có lượng bò nuôi thương phẩm lớn nhất thế giới, khoảng 200 triệu con. THUỐC LÁ: Brasil là nước sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới Thêm vào đó, Brasil hiện là nước khai thác quặng sắt xếp thứ 2 thế giới và đồng thời Brasil cũng tiên phong về lĩnh vực nghiên cứu thăm dò dầu trong vùng nước sâu. Sự gia nhập của các công ty đa quốc gia từ nước ngoài tạo ra thị trường hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại, giá thấp, thị trường lao động được cải thiện. Như trong thị trường xe ô tô, Brasil đã vượt qua Đức để trở thành thị trường xe hơi lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2010. Tháng 12/2010, hãng xe Fiat của Ý công bố sẽ mở nhà máy thứ 2 tại Brasil, tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ USD trong kế hoạch đầu tư 5,9 tỷ USD vào Brasil trong 3 năm tới. Hãng xe Hyundai của Hàn Quốc và Chery của Trung Quốc cũng đang mở nhà máy tại Brasil. Tại Brasil, thương hiệu Fiat được ưa chuộng hàng đầu, chiếm đến 23% tổng doanh số bán xe tại Brasil. Thương hiệu Volkswagen cũng cạnh tranh tốt với 22,7%. Về phía các hãng xe trong nước của Brasil, mới đây, hãng xe Brasil đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra thị trường siêu xe mới nhất Rossin-Bertin Vorax có thể cạnh tranh ngang ngửa với những tên tuổi lớn như Ferrari, Lamborghini hay Porsche của nước ngoài. Để tạo được thị phần của mình trong thị trường , hãng xe Cherry của Trung Quốc bắt đầu bán xe giá rẻ nhất ở Brasil với mức giá 22.990 real (tương đương 14.590 USD). Vào tháng 10/2011 Nhà sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản xây dựng một nhà máy mới tại Brasil với số vốn đầu tư 1,42 tỉ USD để sản xuất xe hơi cỡ nhỏ tiết kiệm nhiên liệu. Nhà máy này giúp tạo ra thêm hơn 2.000 việc làm trực tiếp cho người lao động Brasil. Mức sống của người dân được cải thiện Vì hàng nhập khẩu rẻ hơn trong bối cảnh đồng Real tăng giá. Tính từ cuối năm 2008 đến 26/7/2011, giá trị đồng Real đã tăng 48% so với USD. Người dân Brasil có thể vung tay mua sắm các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, thoải mái du lịch ra nước ngoài. Toàn cầu hóa gây ra những thách thức gì đến nền kinh tế Brasil? Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài: Khi các tập đoàn nước ngoài mà vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã đạt mức cao bước vào đầu tư tại Brasil, họ có thể sử dụng biện pháp mang tính “thanh toán”. Như trường hợp Lincoln Electric-nhà sản xuất thiết bị hàn số 1 thế giới, với tham vọng muốn thâu tóm và chiếm lĩnh thị phần của Brasil, năm 2008 đã thâu tóm công ty Brastak ở Brasil để mở rộng khả năng cung cấp các sản phẩm Brasilg. Với một tốc độ phát triển đầy mong đợi, Brasil được coi là vùng đất hứa của các hãng sản xuất ô tô. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát được các nhãn hiệu ô tô mới đến từ Châu Á. Tình hình này buộc Chính phủ Brasil đã bắt đầu áp mức thuế 30% đối với tất cả ôtô không đạt tỷ lệ nội địa hóa ít nhất 65% hoặc không được sản xuất ở khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, việc làm này của Chính phủ đang làm gia tăng sực bất bình của các hãng xe nước ngoài tại Brasil, nhất là 4 “ông lớn” General Motors, Volkswagen, Fiat và Ford, vì nó mang tính bảo hộ. Do hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên những cuộc khủng hoảng bên ngoài nước sẽ gây ảnh hưởng cho nền kinh tế trong nước. Toàn cầu hóa là mối dây liên kết hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ toàn cầu. Thế nên, nếu những khủng hoảng đột ngột nổ ra, thì có thể gây ra tác hại dây chuyền.  Như trong giai đoạn từ năm 1981 đến 1990, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ Quốc tế và khủng hoảng nợ trong nước, tăng trưởng bình quân năm GDP Brasil chỉ đạt 1,7%, GDP bình quân đầu người xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng âm đạt 0,3%. Vào năm 2009, theo báo cáo của Viện Địa lý và Thống kê Brasil (BGSI), dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003 Brasil lâm vào suy thoái kinh tế, với tổng giá trị GDP quý I/09 đạt 684,6 tỷ real (352,8 tỷ USD), giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2008, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1998. Và phải kể đến ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu trong thời gian gần đây đã gây ra suy giảm doanh số bán lẻ ở Brasil, vào tháng 10/2011 Chính phủ Brasil cho thấy, doanh thu bán lẻ ở nước này trong tháng 8 đã giảm mạnh sau nhiều tháng tăng cao. Trong tháng 9, doanh số thị trường xe hơi của Brasil giảm 5% so với tháng trước đó, đồng thời nhiều hãng ôtô lớn cũng quyết định sản xuất chậm lại. Một số chuyên gia kinh tế đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Brasil năm nay xuống còn 3% từ mức dự báo 5% trước đó. Đồng Real tăng giá trong thời gian gần đây đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà xuất khẩu trong nước. Nhà xuất khẩu trong nước thu về rất ít các đơn đặt hàng. Có thể nói việc đồng Real tăng giá gây áp lực rất lớn lên cán cân thương mại, khiến thặng dư thương mại trong 10 tháng đầu năm nay giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái - giảm xuống 34,38 tỷ USD. Đầu năm 2009 đến nay, đồng real của Brasil đã tăng giá hơn 48% so với đồng đôla Mỹ, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lại lên giá không đáng kể. Điều này khiến cho hàng hóa Brasil mất sức cạnh tranh, trở nên đắt đỏ hơn nhiều tại thị trường Mỹ so với hàng hóa Trung Quốc. Nhà đầu tư rút chân khi có trục trặc Khi nhà đầu tư rút vốn có thể gây ra tình trạng một lượng lớn lao động thất nghiệp, các ngành có nguy cơ sản xuất ngưng trệ, hàng hóa không thể tự túc được, nền kinh tế sẽ càng rơi xuống đáy tiêu điều. Thời gian gần đây ,vào tháng 2/2011, nhà đầu tư đã rút hơn 7 tỷ USD khỏi quỹ đầu tư chứng khoán tại các thị trường mới nổi. Nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư rút tiền chính là bất ổn Trung Đông và lạm phát giá thực phẩm cao khiến người ta lo lắng về tình hình bất ổn kinh tế. Thêm vào đó các nhà đầu tư cho thấy sự lo lắng của mình trước sức tăng trưởng quá “ nóng” của của các nền kinh tế mới nổi , trong đó có Brasil. Quy mô ảnh hưởng của Toàn cầu hóa đến 2 nền Kinh tế: Hoa Kỳ và Brasil, hai nền kinh tế cũng như hai nền dân chủ lớn nhất ở nửa bán cầu Tây đã tạo được một trong những mối quan hệ kinh tế và thương mại lớn nhất trên thế giới thông qua toàn cầu hóa. Brasil là 10 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Hàng hóa và dịch vụ của Mỹ xuất khẩu sang Brasil trong năm 2010 được ước tính nhiều hơn 50 tỷ USD. Còn nhiều điều để nói hơn nữa về mối quan hệ kinh tế giữa 2 quốc gia này nhưng trước hết chúng ta phải đi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến nền kinh tế của từng quốc gia trước. GDP: Từ năm 1870, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới và năm 2010 họ kết thúc với con số 14.660 tỉ USD cùng với mục tiêu năm 2011 sẽ rời xa mốc 15000 tỉ USD. Chỉ trong vòng 6 năm (2005-2010), quy mô kinh tế của Mỹ đã tăng 2350 tỉ USD (tương đương 19,09%). Hoa Kỳ giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy không cao nhưng rất ổn định. Theo dự báo của The Conference Board, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến của Hoa Kỳ thời kỳ 2010 – 2015 sẽ ở mức 2,1%, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới 0,4%. Liên kết chặt chẽ như thế nên nền kinh tế của Mỹ và nền kinh tế thế giới cũng không thể tránh khỏi những quy luật tất yếu của kinh tế - khủng hoảng. Chúng ta nhìn sơ lược qua biểu đồ tăng trưởng GDP của Mỹ từ năm 2007 đến nay: Tăng trưởng GDP trung bình năm của Hoa Kỳ trước năm 2007 vào khoảng 2,8-3%/năm. Thế nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã đánh gục cả nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới, tăng trưởng GDP đã giảm từ 2,9% xuống 1,1% năm 2008 và cực điểm là vào năm 2009: giảm 2,6%. Tuy nhiên, với các chuyên gia phân tích kinh tế hàng đầu thế giới, Chính phủ Mỹ đã kịp thời bơm tiền vào để kích thích, hâm nóng lại nền kinh tế đi cùng với những chính sách khác và kết quả thật đáng ngưỡng mộ - tăng trưởng 2,9% vào năm 2010. Theo các chuyên gia phân tích, yếu tố tạo nên đà tăng trưởng GDP mạnh là do có sự tăng trưởng trong chi tiêu tiêu dùng và xuất khẩu. Chi tiêu của các hộ gia đình, lĩnh vực chiếm 70% nền kinh tế, có mức tăng trưởng 4,4% so với năm 2009. Khoản chi vào hàng hóa lâu bền, như ôtô và đồ dùng gia đình của các hộ gia đình cũng tăng 21,6%. Giá trị xuất khẩu của Mỹ trong quý cuối năm 2010 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009, trong khi đó, giá trị nhập khẩu giảm 15,5%. GDP bình quân đầu người của Mỹ cũng ở mức rất cao: 47.284$ - xếp thứ 7 trên thế giới. Chỉ tính trong giai đoạn 2005 – 2010, GDP bình quân đầu người đã tăng 1,1346 lần. GDP bình quân cũng là một trong những cơ sở để xác định chi tiêu của người dân, chính vì thế, các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế luôn quan tâm đến chỉ tiêu này. Cũng theo dự báo, giá trị của chỉ số này vào năm 2015 sẽ là 55.361,15$ - tăng 1,1708 lần so với năm 2010 – một con số không hề nhỏ so với quy mô của Hoa Kỳ. Hiện nay, 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Trung Quốc và Mexico. Brasil nếu chỉ so trong khu vực Nam Mỹ thì vị thế cũng không khác gì mấy so với Mỹ. Nền kinh tế của nó chỉ xếp sau nền Kinh tế Mỹ ở nửa bán cầu Tây và đứng thứ 7 trên toàn thế giới. Quy mô kinh tế năm 2010 đạt mức 2.170 tỉ USD. Chỉ trong giai đoạn 2005-2010, “chiếc bánh” này đã tăng chóng mặt đến 41,41%. Brasil là môt quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm ổn định và cao trên thế giới. Với mức độ tăng trưởng mạnh mẽ như thế, chúng ta cũng không mấy bất ngờ khi có thông tin dự đoán Brasil sẽ nằm trong top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới. (ước đạt 3.103 tỉ USD vào năm 2015) Không để Brasil đứng ngoài cuộc, khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng làm Brasil có những thời điểm cực kỳ khó khăn. Năm 2008 tuy không gây tác động mạnh nhưng nó cũng đã manh nha đe dọa đến nền kinh tế đứng đầu khu vực Mỹ Latinh này và cuối cùng, kết thúc năm 2009 với mức giảm 0.2%. Tuy nhiên, với “cái nền" sẵn có từ trước cùng với những hoạch định chiến lược của chính phủ, nền kinh tế Brasil đã nhanh chóng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trở lại 7,5%/năm – vượt xa Mỹ, Nhật, Đức. Không thể không nhắc đến GDP bình quân tại quốc gia này. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt mức 11.272,96$, tăng 1,31 lần so với năm 2005. Cứ theo đà tăng như vậy, ước tính đến năm 2015, con số này sẽ chạm đến 14.328,54$. Hoạt động XNK: Trong năm 2010, giá trị XK ở Hoa Kỳ đạt mốc 1300 tỉ USD trong khi NK lên đến 1900 tỉ USD. Cán cân thương mại thâm hụt đến 634,9 tỷ USD. Danh mục cũng như tỷ lệ hàng xuất khẩu năm 2010 hầu như không thay đổi nhiều. Có sự gia tăng ở các ngành vật tư công nghiệp và vật liệu; hàng tiêu dùng, thực phẩm (đồ ăn + thức uống), và một số hàng hóa khác. Giảm nhẹ xảy ra ở ngành ô tô và hàng hóa vốn. Các đối tác chiến lược trong lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ cũng là các “đại gia” trên thế giới: Canada - 13,2%, Mexico - 8,3%, Trung Quốc - 4,3% và Nhật Bản - 3,3%. Đối với nhập khẩu, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chiếm 4,9%, vật tư công nghiệp 32,9% (chỉ tính riêng dầu thô chiếm đến 8,2%), hàng hóa vốn 30,4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận động cơ xe, máy móc văn phòng, điện máy móc), hàng tiêu dùng 31,8% (xe ô tô, quần áo, thuốc men, đồ nội thất, đồ chơi). Một số đối tác nhập khẩu chiến lược: Trung Quốc - 15,4%, Canada – 11,6%, Mexico – 9,1%, Nhật Bản - 4,9% và Đức 3,7%. Xét về cán cân thương mại thì Brasil ở cực đối lập so với Mỹ. Với chính sách mà người đứng đầu Cơ quan Thương mại của Brasil phát ngôn “Tất cả là để hỗ trợ xuất khẩu” - cán cân thường ở trạng thái thặng dư. Trong năm 2009, lúc Brasil cảm thấy đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong suốt 25 năm qua - xuất khẩu giảm 23% và nhập khẩu 26% so với năm trước. Các thông tin về xuất khẩu đã tăng trở lại mức trước khủng hoảng (32% với giá trị 201,9 tỉ USD) trong năm 2010, nhưng cùng với đó là thông tin tốc độ nhập khẩu đang tăng trưởng nhanh hơn (42% - 181,6 tỉ USD) làm thu hẹp mức thặng dư của cán cân thương mại. Kết thúc năm 2010 với cán cân XNK dương 20,3 tỉ USD cũng là một nỗ lực lớn của Brasil. Để có thể tiếp tục phát huy thế mạnh của quốc gia, các cơ quan chức năng của Brasil cũng đã tuyên bố sẽ có biện pháp kết hợp: kìm chế và làm giảm lãi suất thực trong nước với việc cho phép điều chỉnh tỷ lệ lạm phát từ 4,5% lên 6%. Các mặt hàng xuất khẩu chính là thiết bị vận tải, quặng sắt, giày dép, nông sản (cà phê, đậu tương,…), ô tô, phụ tùng ô tô, máy móc. Brasil chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu về mía thô và đường tinh luyện, chịu trách nhiệm cung cấp 80% nước cam và đây cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu đậu tương. Có nguồn dự trữ quặng sắt và mangan lớn, vừa bảo đảm việc cung cấp nguyên vật liệu trong nước vừa là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Về nhập khẩu, Brasil chủ yếu nhập máy móc, điện và thiết bị vận tải, các sản phẩm hóa học, một phần các linh kiện ô tô và điện tử. Các đối tác quan trọng của Brasil có thể kể đến: Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Venezuela và Argentina. Một số chỉ tiêu khác: Tỷ giá ngoại tệ: Mỹ: USD/GBP: 0,6388 (2010), 0,6494 (2009), 0,5302 (2008), 0,4993 (2007) USD/CAD: 1,0346 (2010), 1,1431 (2009), 1,0364 (2008), 1,0724 (2007) USD/CNY: 6,7852 (2010), 6,8314 (2009), 6,9385 (2008), 7,61 (2007) USD/EUR: 0,755 (2010), 0,7198 (2009), 0,6827 (2008), 0,7345 (2007) USD/JPY : 1,0346 (2010), 1,1548 (2009), 1,0364 (2008), 1,0724 (2007) Brazil: USD/BAL 1,77 (2010), 2 (năm 2009), 1,8644 (2008), 1,85 (2007) , 2,18 (2006) Tỷ lệ thất nghiệp: Quốc gia 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hoa Kỳ (%) 4,2 4 5,8 6 5,5 5,1 4,8 4,6 7,2 9,3 9,7 Brazil (%) 7,5 7,1 6,4 12,3 11,5 9,8 9,6 9,3 7,9 8,1 7 Nợ công Quốc gia 2004 2005 2007 2009 2010 Hoa Kỳ (%GDP) 65 64,7 60,8 53,5 58,9 Brazil (%GDP) 52 51,6 45,1 59,5 60,8 Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: Quốc gia 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hoa Kỳ (%) 2,4 5,6 -3,7 -0,4 0,3 4,4 3,2 4,2 -1,7 -2 -5,5 3,3 Brazil (%) -2,6 6,9 1 2,3 0,4 6 3,4 3,2 4,9 4,3 -5,5 11,5 II. Sự khác biệt về môi trường Kinh tế của Mỹ và Brasil: Trong xu hướng toàn cầu hóa, Brasil và Mỹ đều bị tác động, môi trường kinh tế 2 nước này đều bị ảnh hưởng toàn cầu hóa. Giống nhau: Mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội sau, còn gọi là mô hình chữ U ngược được áp dụng ở đa số các nước theo tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Canada, Nhật Bản, theo sau đó là Brasil, Mehico...Cùng với sự tăng trưởng gia tăng thì sự bất bình đẳng cũng gia tăng, chỉ khi nào nền kinh tế đạt được mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng thì lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm. Khác nhau: Brasil Mỹ Lực lượng lao động: Đa phần người Brasil là gốc người Bồ Đào Nha, người nhập cư Ý. Ngoài ra còn có người da đen con cháu người Châu Phi, Châu Á nhập cư trở thành bộ phận người lai lớn. Brasil là nước có thu hút người nhập cư lớn hằng năm chính vì vậy nên lực lượng lao động cũng khá đông đảo và đa dạng. 103, 6 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ  66%, nông nghiệp 20%, công nghiệp 14%  (2010). Tỉ lệ thất nghiệp 7% (2010). Chính sách nhập khẩu: Ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ, EU, Nhật Bản. Brasil cũng khuyến khích quá trình liên minh kinh tế khu vực Nam Mỹ đặc biệt MERCOSUR, ngoài ra Brasil còn mở rộng quan hệ mua bán với các thị trường mới nổi như Trung Quốc , Ấn Độ, Cộng hòa Nam Phi... GDP theo cơ cấu: (2010) Nông nghiệp: 6,1% Công nghiệp: 26,4% Dịch vụ: 67,5% Công nghiệp: hàng dệt và các hàng tiêu dùng khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc, thiết bị. Nông nghiệp : là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê và bột cam nhiều nhất thế giới, xuất khẩu đậu nành đứng thứ 2 thế giới; các sản phẩm khác: gạo, bắp, mía, ca cao; thịt bò; sản xuất thực phẩm đủ dùng, trừ lúa mì. Xuất khẩu. 199,7  Tỷ USD (2010). Mặt hàng xuất khẩu: phương tiện vận chuyển, quặng sắt, đậu nành; giày dép, cà phê, linh kiện xe hơi. Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà lan 5,39%, Đức 4,5%. Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010). Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu thô, linh kiện ô tô, đồ điện tử. Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%,  Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%; Đức 7,65%,  Nhật 4,3% Lực lượng lao động luôn tăng trưởng liên tục, đa số là người dân nhập cư, tuy nhiên lực lượng lao động được chú t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToàn cầu hóa và môi trường kinh tế châu Mỹ.doc
Tài liệu liên quan